Liêu Thái
tiểu sử &  tác phẩm 

Sinh 1976 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Từng theo học Đại học Luật tại Tp. HCM. Lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề, và viết. Hiện sống tại Điện Minh với mẹ và bà ngoại già.

tác phẩm

Thằng nâu  (thơ) 
Người đàn bà nâu đẻ ra cây tràm nâu / mùa ngọc linh xuôi về cửa đại / lũ xương rồng mọc dại / chiều sông lu mân mấn mây trời // Nâu nằm mơ phố thị / phố gọng bừa qua cửa kính nhà xe / thằng nâu buồn tình nhìn phố / chửi tràn hơi đụ moá Sài Gòn...

Những bào thai lịch sử  (thơ) 
[Chủ đề: “Phơi Mình Đề Thơ Đòi Tự Do”] ... có những thứ không nên tồn tại / như chính tôi cùng tứ chi của tôi chẳng hạn // có những thứ không nên tồn tại / như những bóng ma trong đám xác cà-phê chằng hạn // có những thứ không nên tồn tại / như sự suy nghĩ và bước đi tự do...

Nghĩa của ‘phán rơm’ và ông phán rơm Trần Mạnh Hảo  (đối thoại) 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Đó là gì nếu không gọi là phê bình phán rơm, một kiểu nấp bóng để đánh một đòn mà được lợi cả bên này lẫn bên kia?! Tôi cũng xin nhắc thêm, lối viết phê bình cũng như phản biện của ông Trần Mạnh Hảo thường là không đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, đi lòng vòng, cà kê dê ngỗng...

Trần Mạnh Hảo – từ đánh tráo khái niệm đến nhầm lẫn khái niệm  (đối thoại) 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Trong bài viết “Sự dễ dãi không làm nên giá trị thi ca” của tác giả Trần Mạnh Hảo, đăng tại trannhuong.com, có một số ý sau đây làm tôi hết sức bất ngờ cho sự hiểu và viết của ông Hảo. Ở sự hiểu của ông, chỉ với riêng bài viết của tôi cũng có lắm vấn đề để bàn, và sự viết của ông thì miễn bàn, vì nó xuất phát từ sự hiểu...

Trần Mạnh Hảo – một kiểu ‘phán rơm’ trong phê bình văn học  (đối thoại) 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Nếu ông không phân tích, chứng minh một cách cụ thể, có khoa học những gì ông nêu ra thì e rằng lâu nay ông đã bịp độc giả, lừa mị họ bằng thứ ngôn ngữ rỗng tuếch, đao to búa lớn… Ông đã rơi vào loại phê bình võ đoán, phán rơm...

trò chơi [1]  (thơ) 
... tôi ngắt đi cái mũi của mình / rồi cái miệng / sau đó là cái đầu / nhưng chưa thể ngắt đi cái bụng / vì nó chứa quá nhiều thứ tôi bắt buộc phải chứa / không còn lựa chọn nào cho tôi / kỉ niệm như một miếng giấy rách / bọn trẻ dùng làm diều / ướt sũng mưa và máu tuổi thơ...

Liêu Thái: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Liêu Thái: ... Cứ mỗi dịp tháng Tư về, vườn nhà tôi thi thoảng nghe chó sủa đêm rồi lại tru, mẹ tôi bảo đó là chó sủa ma. Và mẹ tôi cũng nói rằng còn quá nhiều oan hồn uẩn tử, âm khí quá nặng, nên tháng Tư về, song hành với tiếng reo hò chiến thắng là tiếng chó tru đêm đầy rẫy trên quê hương. Và, đâu đó trong góc khuất cuộc đời, những oan hồn đang thở dài nhìn hiện tình đất nước, nhìn những người bạn năm nào giờ đang lưu lạc… Cứ như thế, đất nước vật vờ trong nhịp buồn tháng Tư – tháng Oan Hồn... (...)

Meet and greet CÁNH ĐỒNG BẤT NHÂN của Lê Vĩnh Tài (phần III)  (sổ tay) 
... Trên phương diện ngôn ngữ, có thể nói CÁNH ĐỒNG BẤT NHÂN là một trường độc thoại mà trong đó tác giả đã chọn nhiều điểm đứng khác nhau để nhìn về một sự việc. Và cũng chính từ những điểm nhìn khác nhau đó, đối tượng quan sát trở nên đa chiều, đa diện... (...)

Phỏng vấn Hùng Vương 18: Lịch sử được viết từ những thằng có hai hòn rưỡi dái!  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thưa cụ, hôm nay là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, cụ cao tuổi, cụ không vào thắp nhang sao còn ngồi ngoài sân nắng như thế này? Cụ đi với con cháu? | À, à, ta ngồi chơi chút, đang nghĩ về cái lễ cúng ta...

Meet and greet CÁNH ĐỒNG BẤT NHÂN của Lê Vĩnh Tài (phần II)  (sổ tay) 
... Xét về mặt lịch sử, tiến trình dân chủ của một dân tộc, thì sự kiện Tiên Lãng – Đoàn Văn Vươn lại là dấu mốc lịch sử đáng nhớ về thái độ đấu tranh dân chủ cho bản thân, và thông qua đó, gióng lên tiếng nói đòi công bằng, đòi dân chủ, đòi quyền lợi chính đáng của một con người trong tiến trình nhân loại, đặc biệt là hồi chuông báo động này được gióng lên từ một góc khuất, từ ngoại ô, từ nơi hẻo lánh của một đất nước chưa kịp mở cửa... (...)

Meet and greet CÁNH ĐỒNG BẤT NHÂN của Lê Vĩnh Tài (phần I)  (sổ tay) 
... Cái nhìn hoàn toàn mới nữa là khác, nó phản ánh tinh thần phản tư, thông qua giọng điệu giễu nhại và đầy phản biện, nó thể hiện nỗi bất bình của người nghệ sĩ trước thực trạng xã hội, mà cái thực trạng này rõ là có nguyên nhân, phát xuất từ sự trí trá, gian manh của giai cấp lãnh đạo, của tư bản đỏ, nó cũng cho thấy độ mục ruỗng của cái xã hội anh ta đang sống... (...)

Những con kiến trong tranh  (thơ) 
... những con kiến bé mùa xuân / tha những giấc mơ sau cơn ngủ dài trong hòm thuỷ tinh / nọc chủ nghĩa và mật lý tưởng không thể ăn cứu đói / ăn nốt lá cờ / khi rác trở thành quí hiếm / và những cỗ máy di động sản xuất ra tinh dịch / hồi sinh xác chết...

Hoa xương và chim cú  (thơ) 
... Mùa xuân / Mùa xuân / Mùa xuân / Cú mèo gọi hồn / Những bóng ma chìa tay về tương lai / Những cành xương long đong sương trắng / Những cành đào đơm nụ vong ơn / Những ý nghĩ cụt đầu đêm thác loạn...

Ở ngã tư bọc bông  (thơ) 
chỗ ngã tư / bùng binh bọc bông / nhiều người đi qua như bóng / và nhiều người gánh gồng // những đứa trẻ không biết mùi rạ / tập tọ đồng dao trên vỉa hè / bài của lửa và tội ác / tội ác màu đỏ chói / xuyên ngực trẻ lạnh xanh...

Phỏng vấn một cụm từ  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cụm từ này đang rất hot, nhưng không dễ nhận ra nó, từ từ nha, nó nói là chuyện nó nói, thật đấy, nó thành thật, nhưng tin nó như thế nào thì là chuyện hên xui và thuộc về sức mạnh cá nhân cũng như thế lực phe nhóm... À há! Nó tên là Phản Động...

Phỏng vấn một tượng đài  (đối thoại) 
[CHUYỆN TƯỢNG ĐÀI] ... Giá như các ông cứ gọi tui là tượng đài ngay từ đầu, đừng thêm chữ “mẹ” vào thì hay thật là hay! Đằng này bắt tui gánh thêm chữ “mẹ” này, nó vô duyên và giả dối vô cùng! Đừng bao giờ nói chuyện tri ân ở đây, đói thì cứ ăn, khát thì cứ uống, muốn chấm mút thì cứ xây tượng đài. Việt Nam có biết bao nhiêu bà mẹ đói khổ, những tượng đài của họ là bữa cơm, là con cá kho, là cái áo ấm, chứ không phải là cục đá tổ tướng và mấy cái câu sáo rỗng...

Lũ chúng ta còn gì?  (thơ) 
Y nói về sự vĩ đại / Những con lợn trong chuồng bắt đầu phát đồng ca / Người mù bán chổi mò mẫm con đường cứu đói / Những con chim trốn vào bụi gai / Chúa trên thập giá bắt đầu chảy máu... // Một buổi sáng người tù ngã xuống / Những nén nhang rừng rú tiễn hồn ông / Bầy cá thia lia bảy màu chảy nước mắt...

Khi bao cao su đi vào lịch sử  (thơ) 
Một buổi sáng, buồn và nhớ giang hồ / Mất tên trong giang hồ đã lâu dù ngày nào cũng bị giang hồ dày vò thân xác / Bao cao su muốn được ngồi tù / Bao cao su muốn làm nên lịch sử / Nhưng các anh công an hiền và dễ thương quá, liêm khiết và trong sáng quá / Hơn nữa, trong con mắt của bao cao su, các anh công an là một biểu tượng của sức mạnh và tình yêu...

biển và đảo  (thơ) 
... quê hương là cái thúng rách / chứa linh hồn những con mực khô / vẽ nhiều màu sắc / khi máu chúng ta đang dần chuyển màu xanh // biển và đảo / những cục xương còn mắc kẹt trong hàm cá mập / giấc mơ teo dần / ai đó vừa phát ra tiếng chửi thề trong giấc mơ...

Mùa này sắp là mùa mưa  (thơ) 
... chúng ta đã thở bằng hơi thở tự do của loài vong thân / chúng ta đã se sắt trong cái không gian ngột ngạt này / linh hồn chúng ta là những sợi lông đuôi ngựa / vút lên tiếng kêu của máu / vút lên tiếng cười của cát...

Chuyện có thật 100%  (đối thoại) 
[CHUYỆN DÂN CHỦ] ... Allô, allô! / để chuẩn bị và đón nhận tinh / thần bầu cử hội / đồng nhân dân ba / cấp / bà con sẽ được hướng dẫn bỏ phiếu khi chúng tui đưa ra danh sách / nếu bữa đó bà con bỏ cho cô Tr. / thì sẽ được một bữa nhậu / vì nhà cô Tr. là quán nhậu bình dân, rẻ, ngon và bổ dưỡng...

thức ăn của đảng vật  (thơ) 
chúng ta ăn thật nhiều sao và chúng ta phát sáng / những người lớn đã nói thế / khi trẻ con mở tròn mắt nhìn vào những lỗ thông gió // chúng ta ăn thật nhiều thịt / mỗi con bò mang nỗi buồn loài bị chăn dắt / mỗi con heo mang nỗi buồn loài súc sinh / mỗi con chó mang nỗi buồn loài sủa đêm / mỗi con gà mang nỗi buồn loài gáy khản / và cứ thế...

Rừng  (thơ) 
... những con chim rừng bay vào lồng và hót vang tiếng ca lồng sắt / thằng bạn mơ hồ buồn vì rừng đã mất / những cánh rừng rượu mọc dài phố thị / rừng ho lao rừng hãm hiếp vô luân...

Đại hội XI  (thơ) 
người bạn gửi cho tôi dòng tin nhắn / không ra nội dung / chữ trổ dài một bông lúa / trên cánh đồng sóng mùa ăng-ten đổ / những con chim sẻ tuổi thơ bật tiếng / hát về dòng sông thóc dưới đường chân trời / và mẹ của chúng đã uống rượu say trên cột buồm // tin nhắn xoáy vào mưa...

Nghĩ về chữ “tặc” – Quốc tặc  (đối thoại) 
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Thêm một lần tienve.org, talawas.org, thongluan.org, danchimviet.org, x-cafevn.org... đánh tiếng cảnh báo hoặc thông báo mình bị “kẻ lạ” đánh phá trong lúc này, cũng có nghĩa là thêm một lần cho bạn tin chắc, khỏi phải hoài nghi gì nữa... Tin chắc rằng mình đang sống trong một đất nước mang đại nạn quốc tặc...

Một đống rác bên đời hiu quạnh  (ký sự / tường thuật) 
... Anh cười chua chát: Ngồi đây mới thấy cái đống rác bên đời hiu quạnh, mới thấy cái đống rác đang ăn thịt lũ trẻ, thấy thiên hạ kéo nhau thay đổi chỗ nằm và thấy cái chính quyền này đang ăn nốt phần thịt còn lại trong cửa mình một con đàn bà, thấy luôn cả quân ác ôn đang vuốt ve như thế nào để nó phát rên, hay ra phết chú em ạ! Nói xong anh thở dài, tợp một ngụm rượu rồi chép miệng khà... Tôi im lặng... (...)

Tại Sơn Hà Nguy Biến  (ký sự / tường thuật) 
... “Người ăn mày này là cháu nội của chí sĩ Trần Quí Cáp. Bây giờ như vậy đó, cuộc đời dâu bể, không biết đâu mà lần!” Anh Thảo lắc đầu nói khi người ăn mày đi khuất. Tôi ngạc nhiên nhìn anh Hưng. Anh Hưng gật đầu xác nhận: “Ông này học rất giỏi, trước đây hình như làm phi công cho nhà nước Cộng hoà, sau 1975 đến giờ là ra thân tàn vậy đó. Gặp ai cũng nói tiếng Anh và xin hai ngàn rồi chắp tay lạy tạ, thật là buồn!” Tôi nói chuyện thêm một chút rồi tạm biệt hai người ra về. Sau này tìm hiểu thêm, tôi được biết chính xác là người đàn ông ăn mày đó tên Trần Văn Hảo (dấu hỏi), hay còn gọi là phi công Trần Văn Hào (dấu huyền), là cháu nội chí sĩ Trần Quí Cáp... (...)

Nhậu: 85% uống nỗi nhục và nước mắt — 15% uống máu dân  (ký sự / tường thuật) 
“... Thôi, hy vọng vào lớp trẻ vậy. Thực ra, uống rượu, sẵn em nói là đang viết bài về nhậu và đại hội Đảng thì anh nói luôn, cũng có nhiều cách uống, kiểu uống lắm, 85% uống rượu bằng nước mắt và tủi nhục, 15% uống rượu bằng máu dân. Rồi em sẽ hiểu, anh sẽ dắt em đi nhậu vài lần để mà viết...” Câu nói của anh Hoán làm tôi có suy nghĩ rất lạ... (...)

Mắt chó  (truyện / tuỳ bút) 
... Trên ngôi mộ thầy N. có đặt tấm bia ghi: Phần mộ của Thầy N. mắt chó, người đã nhìn ra những hồn ma và hiệp thông họ với con người, một công trình vĩ đại trên một đất nước vĩ đại mà chỉ có những ai mang đôi mắt chó vĩ đại mới có đủ công lực thực hiện tâm huyết này. Cho một cuộc cách mạng vĩ đại mang tên Mắt Chó... Và những dòng chữ này thường được đổi màu liên tục sau mỗi tuần... (...)

mắm thơ  (thơ) 
... những con mắm khoả thân trong lịch sử / làm no nê chân dung trẻ thơ / những câu thơ bốc lên từ mắm / những câu thơ xoáy sâu vào óc / não điện trường nhuộm màu cá cơm / một lũ thơ lúc nhúc dòi trong hũ mắm / một lũ thơ báng bổ vào tụng ca / sắc mắm đã ăn lậm vào huyết quản / chúng mình cùng hô to mắm vĩ đại mắm muôn năm...

Mừng Đại hội mười hai... con giáp  (thơ) 
... buổi sáng tẩy ruột bước ra đường / y đang nhai ngấu nghiến một miếng bả chó / đã được tẩy rửa bởi men nước bạn trong giấc mơ / y trải một lá cờ lành mạnh / và nằm lên đó như một vũ công / sắp bước vào màn trình diễn / những con chó vây quanh y / vì bọn chúng cũng thèm bả một cách đau đớn...

chiêm bao  (thơ) 
nằm thấy mình trơ trọi dưới đường hầm / bà mẹ già não nùng lột vỏ chiếc bánh nếp / thức quà quê của người mẹ cam khổ / có tiếng sáo diều thúc giục cánh đồng xương / những khúc xương trổ hoa đời cát dại / những khúc xương ngoi đời mây cuồng ca...

nửa mùa  (thơ) 
... ngày mai những con chó trong công viên này / sẽ đẻ thêm một bầy con nữa / để làm gì nhỉ / để sục sạo chiếc nồi lý lịch sắp lên men / và lại đẻ thêm loài chó con bụng chứa thức ăn và bàn thờ / ô hay / chúng mình làm chó tự bao giờ...

màu thuốc đỏ và trứng cá hồng  (thơ) 
màu đỏ mơ chồng trên cái bóng đỏ chiếc quan tài / năm ấy người ta chờ nhiều màu đỏ trên xe / và tôi cũng như mọi đứa trẻ khác / vẫy tay chào những người lính trở về từ campuchia / họ bắt đầu làm tôi sợ mỗi khi đi qua những quán nhậu / họ quát tháo và chửi thề / tôi chiêm bao thấy miệng họ đầy máu / và những khúc xương của họ nằm rải rác trong thư viện trường học / cô giáo tôi mặc áo dài trắng / quần cô dính đỏ mà cô không hay biết / tôi lơ mơ nóng đầu hóc óc và nghĩ về màu đỏ chiếc quan tài / màu đỏ chở trên các xe / màu thuốc đỏ / một bài ca rất đỏ tôi đứng hát mỗi sớm mai / dưới bóng cờ...

Chiều điên thằng bạn lịch sử  (thơ) 
... lão nói rằng không có thứ gì làm cho lão khoái chí bằng ăn một cái thai / nhất là những bào thai lịch sử / và sau đó ăn nốt những con chuột... | ... hắn kêu gào đòi rượu / và đòi ăn cái bào thai của lão cán bộ hưu non / nhưng bị từ chối vì lão không còn khả năng thụ thai / hắn đành ăn tạm cơm nguội với mắm cà / và cố gắng viết ra những trang lịch sử / ngao ngao mùi mắm cà / trong giấc mơ hắn đã sinh ra/ từ chiếc bình trong phòng bảo tàng được xếp hàng tưởng niệm chiến tranh thần thánh...

 (thơ) 
.... ca dao ca dao vút trời lông bông / thông thốc gió tự do cơn ho vỡ ngực / màu cần lao đọng lại trên môi / màu cần lao hú gọi tên tôi / một lũ mảnh vỡ trên sắc máu hoàng cung mùa lễ hội / đất nước trổ dài cơn đau / đất nước ăn ngốn những đùm nhau... / giấc mơ chết yểu trong bồn cầu chưa kịp dội... / mình rủ nhau về đâu... | lũ mặt nạ nhìn trộm qua ô cửa phố / hình nhân chuyển động nhong nheo mưa hạ câm // hãy câm hãy câm hãy câm / chúng ta nhuộm màu câm và ý niệm tanh / não chứa nhiều xác chết...

Bài cho Chát  (thơ) 
... mỗi sớm mai cà phê bông giấy gặp bạn bè / và tán chuyện khi cái chết đang từ từ gặm nhấm / đất nước mang hình cái chết / một đám chữ máu viết trên bảng đen / về trò chơi bắn bi bằng hộp sọ / phát ra tiếng kêu từa tựa tiếng người...

Chuyện kể của người tử tế ở Thăng Bình  (ký sự / tường thuật) 
... Cách đây không lâu, trong một dịp chúng tôi đi viếng và thắp nhang nhà của Cụ Huỳnh Thúc Kháng, đường đi khá xa, băng qua một con đèo nhỏ, mấy đoạn đường cô thôn cổ lũy, khi về đến Tam Kì thì đã gần mười giờ tối, mệt. Máy điện thoại của Đợi rung báo tin nhắn. Đợi đọc tin và cho tôi biết là có một người bạn chưa từng gặp mặt muốn mời chúng tôi đến nhà chơi. Khuya rồi, chắc là phải về, tôi nói vậy. Đợi đồng ý. Nhưng đi được một đoạn, thì người bạn thân của Đợi lại nhắn tin bảo rằng người này (người lúc nãy) muốn mời chúng tôi đến nhà chơi... (...)

Bài cho Tháng Tư [4]  (thơ) 
[BA MƯƠI LĂM NĂM SAU 30/4] ... Người mẹ thắp một nén nhang trên bờ biển vắng / bà khấn vái điều gì không rõ / nơi lũ còng gió trói chân vào lòng nước / những giọt mắt lăn trầm trên gương mặt già nua // Người mẹ mang cơm ra bãi cát mỗi chiều / bà lẩm nhẩm điều gì không rõ / những đứa con cùng về ngồi ăn cơm / trong cơn loạn trí của người mẹ già cô độc...

Bài cho Tháng Tư [3]  (thơ) 
[BA MƯƠI LĂM NĂM SAU 30/4] ... và cứ thế lũ chim hót sau vườn / theo ngày buồn khi đứa bé bắt đầu nghe tiếng chim với giấc mơ lồng sắt / căn nhà thêm rụn rã bởi tiếng chân mang tai ương và nỗi sợ / khi đứa bé lớn lên / những gương mặt người đã khảm vào vết dấu chiêm bao mọc nhiều lông lá / nơi bóng tối bức tường kí ức cất lên thanh âm na ná giọng người...

Bài cho Tháng Tư [2]  (thơ) 
[BA MƯƠI LĂM NĂM SAU 30/4] ... Những tháng tư cứa mình vào gió / Rung lên lời chung nguyện vàng xanh / Bên rừng buồn trầm ngâm đếm tuổi / Võng đồi thiêng hay hộp gỗ viên thành // Tháng tư xanh tiếng khóc người mẹ / Tháng tư vàng người vợ thiên di / Tháng tư đỏ não từ sóng điện / Tháng tư đen chung cục hoang vu // Tháng tư tháng tư buồn reo theo gió / Oan khiên linh hồn mất căn nhà xưa / Năm với tháng lặm dằm trí nhớ / Chạy miệt mài ngựa khóc đêm mưa...

Bài cho Tháng Tư  (thơ) 
[BA MƯƠI LĂM NĂM SAU 30/4] ... tháng tư cúng những hồn ma u uẩn / gió và rác bay vàng giấy / hoá sông tro chảy vào lòng tháng cũ / người ta ngắt những đoá hoa vừa chớm trên đồng / lũ chim tự do hộc một bầy âm cuối / rơi rụng mùa chiêm bao / trong bụi duối dại / cơn mưa hoá hiện bóng ma không nhà...

Bài thơ mừng đại lễ ngàn năm Thăng Long  (thơ) 
Chị em ơi! / Phát động phong trào trăm hoa đua nở / Có cuốc dùng cuốc có xẻng dùng xẻng có mác dùng mác có rượu dùng rượu có quần dùng quần / Vậy thì xin hân hạnh thông báo đến chị em gái điếm – cũng là thành phần mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, chị em không thể làm ngơ, không thể bất hiếu với tiền nhân...

Mèo hoang  (truyện / tuỳ bút) 
... Trong những lúc nói nhảm, bà bảo rằng bà nhìn thấy một con mèo cái rất lạ, nó hay vào phòng của bà và kêu gào. Bà nhìn thấy trong mắt nó một mặt trời đỏ rực như máu. Bà sợ quá và xua nó, nó chạy về phía ngôi mộ cổ. Mỗi bước nhảy của nó lại phát ra tiếng nhạc, nghe hùng tráng như quốc ca... Và bà khóc... (...)

Lương... Lương... Lương...  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Cái điều làm cho người nhà giáo bây giờ trăn trở lại phần lớn rơi vào chữ lương thực chứ không phải chữ lương tri. Dường như chữ ấy đã bị một loài sâu nào đó nấp trong tâm hồn gặm nhấm dần dà khiến họ mất khả năng điều chỉnh lương tri hoặc giả vì một thứ sâu ngoại căn nào đó đang âm ỉ công phá não bộ khiến lương tri bị xén mất mà không hay biết...

Chúng ta không thể ngu ngốc thêm nữa  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Đã đến lúc người Việt Nam tỉnh thức hơn bao giờ hết, trong một trăm năm, hay một ngàn năm, có thể có rất nhiều chế độ đi qua lịch sử dân tộc. Nhưng lãnh thổ, lãnh hải của một quốc gia thì muôn đời không thể co giãn, thay đổi. Bây giờ là lúc người Việt hơn bao giờ hết, kêu gọi lòng yêu nước của chính mình và lòng yêu nước của cộng đồng. Chúng ta không thể ngu mãi được! Chúng ta không thể ngu ngốc thêm nữa!...

Về chữ “CẤM” đối với người Việt  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ & CHÍNH TRỊ] ... Điều đáng sợ nhất chính là ở chỗ người Việt đã trở nên mất đề kháng với sự cấm đoán, họ mất khả năng dị ứng với chữ “CẤM” và xem nó như một phần cuộc sống của mình!...

Hương  (thơ) 
nơi góc khuất của hĩm / tôi nhìn thấy mặt trời trổ bông điên điển xanh / nỗi xanh của loài thú cô đơn dưới nắng Sài Gòn // tôi huyễn hồ yêu và đọc tên mình bằng những kí tự ma / tôi sợ đánh mất mùi trên vai áo / em hỏi tôi về những người yêu nước bị bắt / tôi nói rằng em đừng bao giờ rời xa con đường đã chọn / vì nơi đáy mặt cảm cô đơn mọc lên loài hoa khác, / không loã lồ / không đồng loã những cơn động hớn phe nhóm / và em cứ đi...

lạy trời  (thơ) 
tối hôm qua / tao nhìn thấy mày trên truyền hình / mặt mày láng bóng / nụ cười của mày vẫn còn chút gì đó bần bần / của những ngày rúc rừng và đói / mày cười trông rất tươi / nhưng dường như phía sau nụ cười của mày quá nhiều sự chết / nên tao gọi đó là nụ cười bán nước...

Những người điên  (thơ) 
... và những mùa hoa chấy rận trổ đều nơi đầu tổ quốc / mỗi cột mốc trí nhớ là một vết loét / âm ỉ đau những người điên // họ cúi xuống vùng trời khuất mặt / họ nhặt lên những trái tim rỉ máu / họ nhảy múa quanh bức tượng người râu dài / họ phong thánh và trét lên mặt tượng đầy cứt / họ hùng hồn tuyên bố lý trí đỉnh cao nhân loại / họ làm phép những pháp đình quạ đen / và nghêu ngao về sự cởi mở của loài sứa dại / và đi...

Những người bạn  (thơ) 
[Tường niệm nhà thơ Nguyễn Trung Bình (1968-2009)] ... ghi dấu ngày cuối năm / bạn tôi đi vào đất / đứa con trai cầm một cành hoa trắng / nhẹ nhàng đặt lên nắp quan tài // gió cuối năm sông dài / phố thổi hoài bụi đỏ / có người già đắp tiếng khóc / có người đàn bà che mặt bằng một mối tình khác / mùa trở trời cây khô...

Tết (theo điệu hip hop)  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nè “Sống chiến đấu lao động và học tập noi gương Bác Hồ vĩ đại” Yeah! Nè “Toàn Đảng toàn dân quyết tâm xây dựng đời sống mới thắng lợi mới” Yeah! Nè “Đảng là niềm tin của nhân dân” Yeah! Nè “Dân không có Đảng như cá không có nước” Yeah! Nè “Mừng Đảng đón xuân” Yeah! Nè… Nè… Nè… nè nè nè … Nè… Nè… Nè… Yeah Yeah Yeah!...

Bài thơ [tổng kết năm con chuột] làm sớ Táo quân bằng hình ảnh Việt Nam – Đất nước – Con người  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có đôi khi tôi thấy không có đất nước nào quái dị hơn Việt Nam, một đất nước hơn 85 triệu dân, trong đó có ít nhất cũng 81% xóa mù chữ, và đội ngũ trí thức chiếm 21% - một con số không quá nhỏ! Vậy mà tất cả bị thao túng, bị điều khiển một cách mù mờ, lọ mọ bởi khoảng 4%...

Những ám thị phố trong thơ Châu  (tiểu luận / nhận định) 
... Phải chăng những ám thị phố, những giấc mơ rạn nứt, những hình hài vụn vỡ của đời sống qua lăng kính tuổi trẻ, những con đường nhì nhằng nơi tâm thức một người cầm bút thế hệ sinh sau 1975 — một thế hệ tưởng như như đã được “bảo hộ” trong độc lập, tự do và sáng tạo — đã phản ánh được ít nhiều những xung lực bị dồn nén, bị thất thoát trong quá trình trượt ngã của lịch sử và cá nhân?!... (...)

Vài điều ngẫm ngợi cuối năm con Chuột trước khi đổi thành Trâu  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những ngày cuối năm 2008 đang từ từ trôi qua mái nhà, những người dân nghèo vẫn đang héo ruột vì chuyện cơm áo gạo tiền mùa giáp tết, và câu chuyện vẫn phải bỏ dở như một công trình đang được thi công nằm chình ình giữa phố trước bao con mắt cam chịu và hoài nghi...

Nghịch lý của hiển nhiên và hiển nhiên của nghịch lý — chuyện buồn [cười] trên quê hương...  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Cứ sau mỗi trận bão, người dân quê rơi vào khó khăn, nhà cửa, tài sản hư hại, người chết..., thì chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh tưng bừng như mở hội, cờ đỏ sao vàng bay phất phới... Vì sao?...

Trạng thái (1)  (thơ) 
y là gã lang thang cùng bầy xương cá / những chiều tối êm êm trôi cùng cái bóng của y trên chương trình truyền hình đưa tin buổi tiếp kiến lịch sử / y hay nằm chiêm bao thấy bà nội mình thèm ăn những món lạ như đất sét, hải đảo và cột mốc cắm sọ người...

Những thằng ngợm da vàng  (thơ) 
... chữ nghĩa sợm sực khoai mì / những cái đầu chứa cứt vĩ nhân / bước đi nặng nề trên buổi chiều thế hệ / bụng ong ỏng thức ăn thừa lịch sử / chân ngập ngừng dòm ngó tương lai / làm sao để mày được vỡ tung trong nỗi buồn của một thằng người biết thở...

Những con chữ  (thơ) 
những con chữ mọc lên từ đám bụi chiều rạ ẩm // đi mon men theo lối chân trâu không hạn định chiêm bao tung toé lớp hạt mầm cựa mình bóng tối nhen nhuốm nhiều ý nghĩ bạo lực về đường chân trời bị đánh cắp trên bàn tay số phận...

Những ý nghĩ chết non  (thơ) 
... những bào thai mở tròn xoe mắt ếch nhìn căn phòng / nơi bảo tàng thế hệ có dán khẩu hiệu tuyên xưng về sự không dối trá / lũ dơi đen bay loạn xạ tìm mồi trong bóng tối vô tri nung nồng xú khí / chúng mình là những chiếc bào thai non / được nuôi dưỡng bằng dung dịch bảo tàng lịch sử / không được sống và cũng không được chết...

Không màu  (thơ) 
... đừng hỏi nhiều về tự do và tình yêu / những con chim đã chết khi vừa cất tiếng hát / ban mai râm ran cô đơn lạc điệu / mặt đất trầm trầm khúc hát cầu siêu...

Chúng mình sống như vật  (thơ) 
... họ sẽ trưng bày chúng mình trong cuộc triển lãm tượng súc vật quốc gia cho chúng mình ăn nhiều thứ trước ống kính xa lạ / giá bán chúng mình được niêm phong cẩn thận / coi như là một bí mật quốc gia nhân danh truyền thống và lòng tự trọng của mầm non nghĩa địa xào cấu hợm hờ...

Bước  (thơ) 
... em chưa quen nỗi buồn / nỗi buồn như sợi dây lưng quần hết hạn / như cô gái điếm mơ tuổi trăng tròn nhìn vào mặt khách / như thằng người nộm mơ bay chim trời / hơi thở đầy lông lá...

Mặt trời  (thơ) 
... tương lai như người già răng rụng / khoen khoải nướu tròn kèn lá mưng bão tượng / ru êm êm thở dài kinh rạch vắt tay / ta làm cái quạt gió / quay tròn đều mê ly...

Tự do  (thơ) 
đứa bé ngã bên trời ca dao / thân của nó màu rắn biển / những người lớn đã dạy nó cách chết / bằng sữa tươi...

Đoản mạch  (thơ) 
tháng sáu @ đen như một con chó ghẻ / giấc mơ phân trần ám mùa gió chướng / thổi kèn lá vít vu âm hưởng bóng đêm tuổi thơ lá dựng / tôi lần mò bước vào tôi...

 (thơ) 
... chỉ có lũ chó sủa đêm mới hiểu được ý nghĩa phê bình trong bóng tối / chỉ có con gà què mới thấu được chân bươi / tôi nói gì vậy nhỉ / giấc ngủ như con trâu đực thèm nước mái nhà...

Bẫy  (truyện / tuỳ bút) 
... Ngọ sực nhớ là mình đã quỳ và chắp tay cầu nguyện trong lúc không còn mảnh vải nào trên người. Ngoài kia tiếng cười và tiếng chim kêu hốt hoảng lọt qua cửa sổ, dội vào bốn bức tường, xối xả, chảy dọc cơ thể nàng như mưa tháng sáu... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021