Nhiều tác giả
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Một con chim hoạ mi đã hót lên ở quảng trường Berkeley | Chim sơn ca  (thơ) 
[CA TỪ] ... Có thể em đúng, có thể em sai / Nhưng em sẵn sàng nhất định thề rằng / Khi anh xoay lại và mỉm cười với em / Một con chim hoạ mi đã hót lên ở quảng trường Berkeley... | ... Chim sơn ca ơi, / em có bao giờ thấy một thung lũng xanh biếc với mùa xuân / nơi trái tim tôi có thể lang thang du hành / qua những bóng tối và những cơn mưa / để đến một lối đi đầy hoa nở... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]

Nhà thơ nói về thơ [I]  (tiểu luận / nhận định) 
... Các bạn biết đấy, tôi sinh ra rồi sẽ chết đi, tôi hiện hữu, tôi có lương tâm của tôi, tôi có bản thể của tôi, chính tôi. Tôi ở đây với vũ trụ này. Có lẽ có một đấng Thượng Đế; có lẽ không có đấng Thượng Đế nào cả. Đây là thân phận của tôi, thân phận làm người của tôi. Thơ nhắc nhở cho độc giả về điều đó... [Hoàng Ngọc-Tuấn trích dịch] (...)

THƠ DA ĐEN  (thơ) 
5 bài thơ của Naomi Long Madgett, Ray Durem, Lucille Clifton và Langston Hughes... Trên đường tìm tự do / đã đi đến mức này / tôi sẽ không quay lại... | ... Một ước mơ bị trì hoãn sẽ ra sao? / Nó có héo khô / như trái nho dưới mặt trời? / hoặc sưng tấy lên / rồi tươm mủ?... [Chân Phương tuyển dịch]

Hài cú Hạ  (thơ) 
30 bài hài cú về mùa Hạ từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 do Nguyễn Đăng Thường chọn và dịch sang Việt ngữ...

Rimbaud hậu-Rimbaud [trích]  (tiểu luận / nhận định) 
... Rimbaud, là lời trong suốt. Là ngọn triều nôn nóng và dường như được sáng chế cho bạn khi bạn lãnh nhận nó trong mắt. Rimbaud, là nụ cười ngoài khơi, là sự đam mê của những từ trong thanh quản của bạn... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

56 tục ngữ Ý  (thơ) 
56 câu tục ngữ Ý, Đinh Linh dịch sang tiếng Việt, có kèm băng thu âm giọng đọc của chính dịch giả...

Hài cú Xuân [3]  (thơ) 
42 bài hài cú về mùa Xuân từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 do Nguyễn Đăng Thường chọn và dịch sang Việt ngữ...

Hài cú Xuân [2]  (thơ) 
29 bài hài cú về mùa Xuân từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 do Nguyễn Đăng Thường chọn và dịch sang Việt ngữ...

Hài cú Xuân  (thơ) 
29 bài hài cú về mùa Xuân từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 do Nguyễn Đăng Thường chọn và dịch sang Việt ngữ...

Lần đầu gặp Borges  (truyện / tuỳ bút) 
[14.06.1986 - 14.06.2006: tưởng niệm 20 năm ngày mất JORGE LUIS BORGES] Hồi ký của Graham Greene, Alberto Moravia, Herbert A. Simon, Abraham Pais, Paul Theroux, Francis King, và Herbert Mitgang, về lần đầu gặp Jorge Luis Borges. [Dana Cook sưu tầm / Hoàng Ngọc-Tuấn chuyển ngữ] (...)

THƠ ĐÔNG ĐỨC: VÀ HAI VẦN NHỚ NHUNG [II]  (thơ) 
Tuyển tập thơ gồm bảy mươi lăm bài thơ của mười bảy nhà thơ tiêu biểu của Cộng hoà Dân chủ Đức. Tuyển tập này được đăng thành 2 kỳ. Kỳ II gồm ba mươi ba bài thơ của bảy nhà thơ. [Bản dịch Thủy Trúc & Diễm Châu — với lời tựa của Thủy Trúc]

THƠ ĐÔNG ĐỨC: VÀ HAI VẦN NHỚ NHUNG [I]  (thơ) 
Tuyển tập thơ gồm bảy mươi lăm bài thơ của mười bảy nhà thơ tiêu biểu của Cộng hoà Dân chủ Đức. Tuyển tập này được đăng thành 2 kỳ. Kỳ I gồm bốn mươi hai bài thơ của mười nhà thơ. [Bản dịch Thủy Trúc & Diễm Châu — với lời tựa của Thủy Trúc]

Vài nét về thơ Biểu hiện Đức (II)  (thơ) 
Chùm thơ của 25 thi sĩ thuộc trường phái Biểu hiện (Expressionism) đầu thế kỷ 20, lần đầu tiên được giới thiệu đến độc giả Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Diễm Châu. Chùm thơ này được đăng thành hai kỳ. Kỳ II gồm 30 bài thơ của 14 thi sĩ.

HAI SỰ KIỆN NGÔN NGỮ (thơ tập thể)  (thơ) 
Hai "bài thơ" được sáng tác bởi các thành viên nguyên thuỷ của phái Siêu Thực. Bài thứ nhất của một tập thể 7 người: Louis Aragon, Georges Sadoul, Benjamin Péret, Suzanne Muzard, Yves Tanguy, André Breton và Pierre Unik. Bài thứ nhì của Suzanne Muzard và André Breton. Cả hai bài đều là kết quả thú vị của những trò chơi đầy ngẫu nhiên... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]

Văn học hậu-đổi mới tại Việt Nam, nhìn từ Pháp  (tiểu luận / nhận định) 
... Hình thức lại trở thành vấn đề có tính chất thời sự và cuộc săn đuổi nghệ thuật lại dấn sâu vào vùng đất màu mỡ của ngôn từ... (...)

Vài nét về thơ Biểu hiện Đức (I)  (thơ) 
Chùm thơ của 25 thi sĩ thuộc trường phái Biểu hiện (Expressionism) đầu thế kỷ 20, lần đầu tiên được giới thiệu đến độc giả Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Diễm Châu. Chùm thơ này được đăng thành hai kỳ. Kỳ I gồm 34 bài thơ của 11 thi sĩ.

BA MƯƠI HAI NHÀ THƠ TÂY-BAN-NHA [V]  (thơ) 
Tập thơ cho độc giả một cái nhìn tổng quát về dòng thơ Tây-ban-nha trải qua năm thế hệ, từ Juan Ramón Jimenez (1881-1958) đến Luisa Castro (1966~). Nhà thơ Diễm Châu sưu tập và dịch. Tập thơ được đăng trên Tiền Vệ thành 5 kỳ liên tục.

BA MƯƠI HAI NHÀ THƠ TÂY-BAN-NHA [IV]  (thơ) 
Tập thơ cho độc giả một cái nhìn tổng quát về dòng thơ Tây-ban-nha trải qua năm thế hệ, từ Juan Ramón Jimenez (1881-1958) đến Luisa Castro (1966~). Nhà thơ Diễm Châu sưu tập và dịch. Tập thơ được đăng trên Tiền Vệ thành 5 kỳ liên tục.

BA MƯƠI HAI NHÀ THƠ TÂY-BAN-NHA [III]  (thơ) 
Tập thơ cho độc giả một cái nhìn tổng quát về dòng thơ Tây-ban-nha trải qua năm thế hệ, từ Juan Ramón Jimenez (1881-1958) đến Luisa Castro (1966~). Nhà thơ Diễm Châu sưu tập và dịch. Tập thơ được đăng trên Tiền Vệ thành 5 kỳ liên tục.

BA MƯƠI HAI NHÀ THƠ TÂY-BAN-NHA [II]  (thơ) 
Tập thơ cho độc giả một cái nhìn tổng quát về dòng thơ Tây-ban-nha trải qua năm thế hệ, từ Juan Ramón Jimenez (1881-1958) đến Luisa Castro (1966~). Nhà thơ Diễm Châu sưu tập và dịch. Tập thơ được đăng trên Tiền Vệ thành 5 kỳ liên tục.

BA MƯƠI HAI NHÀ THƠ TÂY-BAN-NHA [I]  (thơ) 
Tập thơ cho độc giả một cái nhìn tổng quát về dòng thơ Tây-ban-nha trải qua năm thế hệ, từ Juan Ramón Jimenez (1881-1958) đến Luisa Castro (1966~). Nhà thơ Diễm Châu sưu tập và dịch. Tập thơ được đăng trên Tiền Vệ thành 5 kỳ liên tục.

Những ý tưởng về hội hoạ  (nhận định mỹ thuật) 
Ý tưởng của ba hoạ sĩ Jasper Johns, Robert Rauschenberg, và Andy Warhol. (Hoàng Ngọc-Tuấn sưu tầm và dịch) (...)

THƠ PALESTINE HIỆN ĐẠI [II]: và chúng tôi, chúng tôi yêu sự sống đến tột cùng  (thơ) 
Tuyển tập thơ Palestine hiện đại, bao gồm tác phẩm của nhiều thế hệ thi sĩ trải dài theo thế kỷ 20, lần đầu được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Thủy Trúc. Tuyển tập gồm 67 bài, được đăng thành hai kỳ liên tục. Kỳ II gồm 41 bài, của các nhà thơ Salim Jabrane (1942~), Mohammed Al-A’Sad (1944~), Mourid Al-Barghouti (1944~), Mojammed Al-Qissi (1944~), Ahmad Dahbour (1946~), Khayri Mansour (1946~), Racim Al-Madhoun (1949~), Zakaria Mohammed (1951~), Ibrahim Nasrallah (1954~), Ghassane Zaqtane (1954~), Mohammed Hamza Ghanaïm (1955~), và Yousouf Abdelaziz (1956~)...

THƠ PALESTINE HIỆN ĐẠI [I]: và chúng tôi, chúng tôi yêu sự sống đến tột cùng  (thơ) 
Tuyển tập thơ Palestine hiện đại, bao gồm tác phẩm của nhiều thế hệ thi sĩ trải dài theo thế kỷ 20, lần đầu được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Thủy Trúc. Tuyển tập gồm 67 bài, được đăng thành hai kỳ liên tục. Kỳ I gồm 26 bài, của các nhà thơ Fadwa Touqane (1917~), Jabra Ibrahim Jabra (1920~), Salma Khadra Al-Jayyoussi (1926~), Mou’in Bsissou (1927~), Tawfiq Zayyad (1932~), Rachid Housaïn (1936~), Samih Al-Qassim (1939~), và Mahmoud Darwich (1941~)...

Hai nhà thơ Bun-ga-ri  (thơ) 
Aleksandr Banderov (1933~) và Tsanko Lalev (1962~) — hai nhà thơ Bun-ga-ri đương đại — lần đầu tiên được giới thiệu đến độc giả Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Diễm Châu...

Năm bài tình thi Ru-ma-ni  (thơ) 
Năm bài tình thi trích trong tuyển tập Florilegiu de dragoste của các tác giả Ru-ma-ni thuộc nhiều chính kiến khác nhau, lần đầu tiên được giới thiệu đến độc giả Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Diễm Châu...

NƠI HÀNH TINH CHAI CỨNG NÀY  (thơ) 
«Đây là những bài ca của các ca sĩ, và cũng là những bài thơ của các nhà thơ. Họ là những nhà thơ nhưng cũng là những ca sĩ hay người soạn nhạc. Đến từ Đông Âu xưa, thơ của họ là những tiếng hát lang thang trên trái đất. Một trái đất đôi khi đã tỏ ra khá khắc nghiệt. Nhưng biết làm sao đây khi giấc mơ đã trở thành lẽ sống của họ?» Nhà thơ Diễm Châu dịch những bài này «để tưởng niệm một ca sĩ Việt-nam đã thất bại trên đường tìm về biển và sau cùng đã chết bên biển...»

Hai mươi nhà thơ Ba-lan hôm nay [16-20]  (thơ) 
Sau khi đã giới thiệu trên Tiền Vệ một loạt những khuôn mặt lừng lẫy trong thi ca Ba-lan đương đại, nhà thơ Diễm Châu khởi sự giới thiệu hai mươi nhà thơ «trẻ» hơn, nhằm cống hiến bạn đọc một cái nhìn «chim bay» về Thơ Ba-lan trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay. Tác phẩm của hai mươi nhà thơ được đăng thành bốn đợt trên Tiền Vệ. Đây là đợt cuối cùng, gồm năm nhà thơ: MARCIN SENDECKI, ARTUR SZLOSAREK, PAWEŁ MARCINKIEWICZ, TOMASZ TITKOW, và JERZY JARNIEWICZ.

Hai mươi nhà thơ Ba-lan hôm nay [11-15]  (thơ) 
Sau khi đã giới thiệu trên Tiền Vệ một loạt những khuôn mặt lừng lẫy trong thi ca Ba-lan đương đại, nhà thơ Diễm Châu khởi sự giới thiệu hai mươi nhà thơ «trẻ» hơn, nhằm cống hiến bạn đọc một cái nhìn «chim bay» về Thơ Ba-lan trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay. Đợt thứ ba gồm năm nhà thơ: WŁODZIMIERZ PAWLAK, MARCIN ŚWIETLICKI, KRZYSZTOF KOEHLER, JACEK PODSIADŁO, và MARZENA BRODA. Những nhà thơ còn lại sẽ đến với bạn đọc vào ngày mai (10.10.2004).

Hai mươi nhà thơ Ba-lan hôm nay [6-10]  (thơ) 
Sau khi đã giới thiệu trên Tiền Vệ một loạt những khuôn mặt lừng lẫy trong thi ca Ba-lan đương đại, nhà thơ Diễm Châu khởi sự giới thiệu hai mươi nhà thơ «trẻ» hơn, nhằm cống hiến bạn đọc một cái nhìn «chim bay» về Thơ Ba-lan trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay. Đợt thứ nhì gồm năm nhà thơ: JAN POLKOWSKI, URSZULA BENKA, KATARZYNA BORUŃ, MARIA KORUSIEWICZ, và RYSZARD GRZYB. Những nhà thơ còn lại sẽ liên tục đến với bạn đọc trong những ngày tới.

Hai mươi nhà thơ Ba-lan hôm nay [1-5]  (thơ) 
Sau khi đã giới thiệu trên Tiền Vệ một loạt những khuôn mặt lừng lẫy trong thi ca Ba-lan đương đại, nhà thơ Diễm Châu khởi sự giới thiệu hai mươi nhà thơ «trẻ» hơn, nhằm cống hiến bạn đọc một cái nhìn «chim bay» về Thơ Ba-lan trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay. Đợt đầu tiên gồm năm nhà thơ: KRYSTINA LARS, GRZEGORZ MUSIAŁ, ALEKSANDER JUREWICZ, ANNA CZEKANOWICZ, và BRONISŁAW MAJ. Những nhà thơ còn lại sẽ liên tục đến với bạn đọc trong những ngày tới.

TƯỞNG NIỆM PAUL CELAN (1920-1970)  (thơ) 
Ngày 12 tháng Năm 1970, Celan được chôn cất ở nghĩa trang Thiais, bên ngoài Paris. Tiền Vệ xin trân trọng gửi đến độc giả một số bài tưởng niệm Celan của Yehuda Amichai, Leonard Nolens, Michel Raus và Diễm Châu...

On Lê Thành Nhơn  (nhận định mỹ thuật) 
[An article from the book entitled Lê Thành Nhơn, edited by Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn and Tôn Thất Quỳnh-Du, published by VIET Journal, Victoria, Australia, 2002.] Lê Thành Nhơn conveys through his creative works a strong message of peace and harmony - peace with oneself and with others, and harmony amongst human beings as well as with the environment. (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021