Phạm Quang Tuấn
tiểu sử &  tác phẩm 

Khúc tác gia và nhạc sĩ tây ban cầm. Hiện sống tại Sydney, Australia.

tác phẩm

Có cần phải thông cảm cho ông Phạm Văn Đồng?  (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... Những lý lẽ ông Cao Huy Thuần đưa ra để bào chữa cho Phạm Văn Đồng không đóng góp được gì cho cuộc tranh đấu vô cùng gay go để tháo gỡ hậu quả tai hại của Công hàm này. Công hàm PVĐ không phải là bản án tử hình, nhưng ít ra nó cũng là một lưỡi gươm Damocles đủ sắc để chặt cụt cánh tay pháp lý của Việt Nam...

Góp ý về một bản góp ý về Hiến pháp  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & NHÂN CÁCH] ... Có ai có thể ngờ hai nhà khoa học nổi tiếng, từng được đào tạo và hiện đang phục vụ trong những đại học lớn của Tây phương, nơi mà truyền thống tự do ngôn luận và tư tưởng được coi là mục tiêu tối thượng, lại lên tiếng ủng hộ sự bịt miệng cả một nước 90 triệu dân! Nếu những lời viết về Điều 4 của hai GS Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn được dịch ra tiếng Anh và quảng bá trên thế giới, liệu các lãnh đạo đại học, các đồng nghiệp và thậm chí các sinh viên của hai GS sẽ nghĩ gì về họ?...

Nói thêm về tần suất lỗi/mập mờ của bài phê bình của Linh Hương  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Phê bình mà chỉ chê sai chứ không chỉ ra thế nào là đúng thì có thể được chấp nhận ở tiệm phở, và chắc là luôn luôn được chấp nhận ở bàn nhậu, nhưng nếu một bài phê bình kiểu đó gửi cho một tập san tiếng Anh thì tức khắc sẽ bị vứt vào sọt rác...

Tần suất lỗi/mập mờ của bài phê bình của Linh Hương không hề nhỏ chút nào!  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Phê bình thì phải rõ ràng và chính xác. Chỉ ra tám lỗi mà người phê bình đã phạm bốn lỗi hay mập mờ. Tần suất lỗi/mập mờ của bài phê bình Dương Tường của Linh Hương không hề nhỏ chút nào!...

Tóm tắt vài con số về vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang  (đối thoại) 
[QUYỀN LỰC & TỘI ÁC] ... Nói tóm lại đây là một sự bất công khủng khiếp, một vụ cướp ngày trắng trợn. Chẳng khác nào dân da trắng cướp đất của da đỏ, da đen ở Mỹ, Úc cách đây vài thế kỷ. Tuy nhiên, hồi đó các chính phủ Mỹ, Úc (Anh) không đồng lõa, thậm chí chủ mưu ăn cướp một cách trắng trợn như ta thấy trong bản thông cáo của chính quyền Hưng Yên...

Trí thức: quan điểm chính thống và quan điểm thông thường  (đối thoại) 
[TRÍ THỨC] ... Người ta có thể đóng góp cho xã hội theo nhiều cách: như một nhà từ thiện, như một nhà chuyên môn, như một chiến sĩ, như một nghệ sĩ, như một trí thức. Những cách đó rất khác nhau. Cách nào cũng đáng quý, nhưng ở trong tình trạng xã hội chính trị Việt Nam hiện nay thì cách đóng góp theo cách của một trí thức chân chính đặc biệt đáng ngưỡng phục, vì nó khó khăn, nguy hiểm và cực kỳ cấp thiết...

Những cái mùi quen thuộc  (đối thoại) 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Đọc bài của ông Đào Hiếu phê bình Ngô Bảo Châu, tôi cảm thấy một cái mùi gì quen quen, thum thủm. À đúng rồi, đó là mùi của câu: “Yêu nước tức là yêu chủ nghĩa xã hội”. Có điều, nó đã biến thành “Yêu nước tức là yêu Cù Huy Hà Vũ”. Hèn chi, ngửi thấy liền...

Phim Đường Kiến có phải là tác phẩm ăn cắp không?  (đối thoại) 
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] ... Thực ra, việc chuyển tác phẩm của người khác từ một thể loại này sang một thể loại khác là một chuyện rất thường. Có thể nói đại đa số tác phẩm nghệ thuật là lấy ý từ một tác phẩm khác. Việc này chỉ có thể gọi là “ăn cắp” nếu lấy ý chính mà không ghi rõ xuất xứ... Phim Đường Kiến không có vấn đề này vì xuất xứ đã ghi đầy đủ...

Thắc mắc về những thư của ông Hà Minh Thành  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ & CUỘC SỐNG] ... Đưa ra thắc mắc này, dĩ nhiên, không có nghĩa là tôi không đồng ý với những ý chính trong hai lá thư của ông “Hà Minh Thành”, hoặc cho rằng ông có ý xấu gì đó. Những chuyện ông viết về cách hành xử của người Nhật có thể là có thật và không có gì trái ngược với những gì tôi biết về người Nhật. Nếu những lá thư của ông là động cơ để người Việt theo gương người Nhật và tự sửa mình thì rất tuyệt vời...

Chửi những kẻ gian lận là đúng, nhưng ta đừng nên chửi lây nghề xử lý rác  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & BÁO CHÍ] ... Theo quan niệm thời nay, một công ty xử lý rác, tự nó, không có gì kém danh giá hơn một công ty làm computer hay xuất bản sách báo văn học. Chửi những kẻ gian lận là đúng, nhưng ta đừng nên chửi lây nghề xử lý rác hay khinh bỉ những người đổ rác, gánh phân...

Màu tím hoa sim và màu xanh của tóc  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM HỮU LOAN (1916-2010)] Màu tím hoa sim là một trong những bài thơ tiếng Việt rất nổi tiếng, đã có ba nhạc sĩ (Dũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng) phổ thành những bản nhạc rất thịnh hành. Năm 2004, công ty Vitek làm một cú PR đẹp mắt khi họ mua bản quyền từ tác giả Hữu Loan với giá 100 triệu đồng. Tuy bài thơ nổi tiếng như vậy, nhưng theo tôi, nó đã bị mọi người... hiểu sai!... (...)

“Khóc Tây Tạng”: Hời chính là người Chăm  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Xin cảm ơn độc giả Đinh Nhã Lan đã chỉ ra một điều rất hiển nhiên nhưng khó thấy đối với người Việt. Inrasara viết: “...lạt ma / ma hời / hời ơi / có ai khóc tây tạng không / còn ai khóc tây tạng không...” Hời chính là người Chăm...

Lại lẩm cẩm cục gạch của Bác  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Kỹ sư, bác sĩ rất sợ bị kiện vì tội malpractice và tư vấn bậy gây thiệt hại cho khách. Viết xong bài về cục gạch của Bác tôi chợt toát mồ hôi: lỡ có độc giả nào đọc xong rồi xài cách đó và bị tai nạn thì mình có thể bị kiện không? Úc sắp tới mùa đông, kinh tế khó khăn, thất nghiệp tràn lan, cúm heo hăm dọa, cục gạch trở nên hấp dẫn...

Về cục gạch của Bác  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Tình cờ (!) đọc bài về cái hottie (hot water bottle) của Nguyễn Ðăng Thường, tôi nhớ lại một kỷ niệm nho nhỏ à la Trần Dân Tiên, thời mới du học New Zealand (1960s). Trời lạnh, hà tiện không mua hottie...

Câu hỏi về nhạc enka  (đối thoại) 
[ÂM NHẠC] ... Vậy bảo enka là “nhạc sến” thì sai – thực ra, nó tương đương với ca khúc tình cảm tân nhạc phổ thông của Việt Nam thời tiền chiến và của miền Nam trước 75, mà sau này bị gọi là “nhạc vàng”...

Về việc Nguyễn Hưng Quốc lại bị cấm vào Việt Nam  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nhưng họ đã lầm to! Câu chuyện về Nguyễn Hưng Quốc bị cấm nhập cảnh một lần nữa bùng nổ trên khắp các trang hải ngoại, lớn nhỏ, người Việt hải ngoại không ai mà không biết. Trên BBC và các trang khác có thống kê, chuyện Nguyễn Hưng Quốc được truy cập nhiều nhất nhì. Tin đó lan tràn khắp các báo chí in ấn, không người Việt hải ngoại nào không biết, không bàn tán...

Dân chủ, văn minh và tolerance  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tolerance là một điều kiện tối cần của dân chủ, vì không có nó thì dân chủ chỉ là một thứ dân chủ giả hiệu, bầy đàn, số đông đàn áp thiểu số, kiểu “dân chủ” của những tòa án đấu tố thời cải cách ruộng đất, những pogroms, hay của một số cộng hòa Hồi giáo như Iran...

Độc tài... móm răng  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Không ai ngớ ngẩn mà so sánh khả năng áp bức của những người Việt hải ngoại cực đoan với khả năng áp bức của chính quyền trong nước. Cái đáng so sánh là lối suy nghĩ, hành xử của hai bên. Nhìn vào lối suy nghĩ và hành xử này, tất phải nghĩ rằng nếu có được những phương tiện của nhà cầm quyền trong nước, họ sẽ không ngần ngại sử dụng chúng y như vậy...

Họa phẩm Lý Tống  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lý Tống không phải là một “anh hùng đơn độc” mà là một khuôn mặt của một lực lượng độc tài tư tưởng. Lực lượng này dùng đủ mọi thủ đoạn hèn kém hay thô bạo để tiêu diệt tự do phát biểu của những người bất đồng ý kiến, nhất là người cầm bút và các nghệ sĩ khác, và chăm chú vào việc kềm chế và tiêu diệt những lối suy nghĩ mới của giới trẻ...

From the horse’s mouth  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] ... Trong một bản thảo cũ của cuốn tiểu thuyết, có câu sau đây: ‘Jay Gatsby!’ anh kêu lên bằng một giọng sang sảng, ‘Coi kìa great Jay Gatsby! Thiên hạ sẽ nói vậy, đợi mà coi. Ta chỉ mới ba mươi hai tuổi thôi mà.’ Câu này bị xóa đi khỏi bản cuối nhưng hẳn tác giả đã nghĩ đến nó khi đặt tên cho cuốn truyện. Không hiểu Gatsby có ý gì?...

Hiểu sao cũng được  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] ... Riêng tôi, xin phép gọi cái ước mơ của Gatsby là “dễ thương” và “đáng thương” chứ không “tuyệt vời” hay “vĩ đại”, và người dễ/đáng thương không phải là đại gia Gatsby mà là chàng thanh niên James Gatz...

Magnifique là tuyệt vời?  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] ... Còn nhiều nghĩa khác (kể cả đẹp, hay, tuyệt vời) nhưng hẳn ai cũng thấy nghĩa này (nghĩa nguyên thủy) tả lối sống xa hoa hào phóng của Gatsby và Trimalchio rất sát. Đúng nghĩa “đại gia”!...

Great và Vĩ đại là hai từ phản nghĩa!  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] ... Có thể nói là trong cuộc đối thoại về The Great Gatsby có hai quan điểm đối nghịch, tạm gọi là A và B... Ý nghĩ của tôi là: dù là quan điểm A đúng hay quan điểm B đúng, thì dịch The Great Gatsby thành Gatsby vĩ đại cũng không ổn! Nếu A đúng, thì dịch vậy sẽ làm sự châm biếm trở thành sự sùng bái. Còn nếu B đúng thì ngược lại, khi đọc Gatsby vĩ đại người Việt Nam sẽ liên tưởng ngay đến “Bác Hồ vĩ đại” và sẽ “hiểu lầm” là tác giả mỉa mai Gatsby!...

Dịch sách bằng... từ điển  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] Từ điển dịch great là vĩ đại là chuyện ai cũng biết. Tuy nhiên, như tôi đã nói, muốn hiểu đúng không phải là chỉ cần tra từ điển mà còn phải hiểu rõ tư duy, văn hóa của người viết. Một chữ có thể có những hàm ý khác nhau tùy theo cách dùng, mà người mới bập bẹ học tiếng nước ngoài không nắm bắt được...

Great là vĩ đại?  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] Những từ thông dụng lại thường là những từ khó dịch và dễ lầm nhất. Chữ great mà ta hay dịch là vĩ đại thì cũng đúng, nhưng cách dùng chữ great/vĩ đại của người Việt và người Mỹ khác hẳn nhau, vì tư duy của hai dân tộc khác nhau...

Chat với luật Sở Hữu Trí Tuệ  (nhận định âm nhạc) 
... Trong một nước pháp trị, khi luật mà ngu như lừa thì phải thay đổi nó chứ không thể để đó rồi sử dụng tuỳ tiện... (...)

Moon & You của jazzy Dạ Lam  (nhận định âm nhạc) 
Khác với những CD thông thường của Việt Nam — với giai điệu, hòa âm và ca sĩ do những nghệ sĩ khác nhau đảm nhiệm —, trong CD này cả ba vai trò đều do tác giả đảm nhiệm (tuy phần hòa âm có sự cộng tác của Phương Nam). Chỉ riêng điểm này cũng là điểm mới lạ đặc sắc đối với nhạc Việt Nam.. (...)

Chiều hoang  (ca khúc) 
Ca khúc mới của Phạm Quang Tuấn, ca từ phỏng theo thơ của Cát Biển, được trình bày qua giọng ca của Lệ Mai và phần đệm guitar của chính tác giả.

Giấc ngủ  (ca khúc) 
Ca khúc mới của Phạm Quang Tuấn, ca từ phỏng theo thơ của Khiêm Lê Trung, được trình bày qua giọng ca của Lệ Mai và phần đệm guitar của chính tác giả.

Một cái nhìn về âm nhạc Việt Nam hải ngoại  (nhận định âm nhạc) 
[...] cái mới của nhạc hải ngoại là ở cảm quan mở rộng và tinh thần bạo dạn khai phá của người làm nhạc. Chỉ riêng việc đánh đổ thành kiến "văn hóa Việt Nam thì phải cổ, phải truyền thống, cái gì mới tức là văn hoá Tây phương hay là lai căng" đã là một đóng góp đáng kể cho nghệ thuật Việt Nam. Một nền nghệ thuật lành mạnh thì không thể sợ cái mới. (...)

Bàn về lục bát và ca khúc Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
...Lục bát thường được coi là quốc hồn quốc túy của Việt Nam, nhưng theo tôi nó tượng trưng và biểu hiện những khuynh hướng bảo thủ của dân tộc. (...)

Ðoản khúc mưa  (ca khúc) 

Màu khói  (ca khúc) 

Mai  (ca khúc) 

Lý quạ kêu  (nhạc hòa tấu) 

Cảm khúc 3  (nhạc độc tấu) 

Cảm khúc 2  (nhạc độc tấu) 

Cảm khúc 1  (nhạc độc tấu) 

Dạ khúc  (ca khúc) 

Lệ đá xanh  (ca khúc) 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021