Cao Thanh Phương Nghi
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Vết thương  (truyện / tuỳ bút) 
... Bà nhổm dậy, chồm ra khỏi ghế để nhìn cho rõ. Rồi bà trầm ngâm ngồi phịch xuống. Bà đã hiểu. Bà đã hiểu vì sao người đàn ông ấy đứng niễng về bên trái, xách cái cặp bên tay trái, kẹp xấp báo bên tay trái và đứng dựa cột đèn cũng bên tay trái để ưu ái một sự tự do hoàn toàn cho phía tay mặt... (...)

Những người thích chơi diều  (truyện / tuỳ bút) 
... Gió chạy rần rật trên những ngọn dừa. Sóng đập vào bờ làm nát nhừ những cái vỏ sò vỏ ốc. Em bắt tay làm loa gọi lớn: “Chị gì ơi... Chị gì ơ...ơ...ơi...” Cô gái không nghe. Cô rượt theo con diều, xiêm áo phần phật trong gió biển. Em rượt theo cô ấy mê mải, mồm uống không biết bao nhiêu là ngụm gió. Rồi bất thần... ôi... chị biết không... cô ấy từ từ bốc thẳng lên không, cô ấy bay theo con diều... (...)

Thư trả lời bạn Nguyễn Vũ Đam San  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Những câu bạn hỏi thật tình tôi không biết trả lời thế nào. Tôi không phải là người nghiên cứu chuyên sâu về thơ nên câu hỏi “Thế nào thì gọi là thơ” cũng là thắc mắc của tôi nữa. Trong những gì mà tôi đọc được người ta phân tích rất nhiều nhưng chung cuộc vẫn không ngã ngũ. Bởi vậy...

Tiếp lời bài viết “Thế nào thì gọi là thơ?” của Phan Quỳnh Trâm  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Tôi xin phép đưa ra một ý kiến nhỏ. Khi tôi hỏi thơ là gì, thì một người nói: “Có thể hiểu rất đơn giản. Thơ là những hình ảnh và những hình ảnh ấy tạo nên cảm xúc. Đó là thơ.”

Chuyện con vẹt  (truyện / tuỳ bút) 
... “Đồ chó.” Con vẹt khiếp đảm thụt lùi. Nó chưa bao giờ chứng kiến chủ nó trong trạng thái điên cuồng như vậy. Nó run lẩy bẩy, rúm ró như bị thương. Hai mỏ nó lập bập, mếu máo lặp lại một cách yếu ớt: “Đồ chó.” ... (...)

Vai người điên  (truyện / tuỳ bút) 
... Như những diễn viên phụ khác, nàng bước ra khỏi nhà hát, băng ngang đám đông mà không ai nhìn thấy, lẩn rất nhanh vào bóng tối như con ốc ma rút vào vỏ, thoắt cái đã biến mất trong bụi lùm nào. Đêm tối mênh mông. Những cái vỏ ốc xù xì, lấm lem bùn đất, tròn tròn, lăn lăn, lẫn lộn với hằng hà sa số những hòn sỏi hòn đá vô danh rải rác khắp nơi trên mặt đất khôn cùng... (...)

Nơi bậc cửa  (truyện / tuỳ bút) 
... Mắt nàng mở trao tráo. Hình như trên tờ nhật trình nổi lên những dấu giày? Phải vậy chăng? Nàng nhìn vào khoảng không trống rỗng trước mắt và làm như nàng “thấy”, “thấy” một người bước lại gần nàng, chạm vào vai nàng, băng xuyên qua người nàng rồi lướt đi mất hút về cái phía sang sáng ở đầu hành lang bên kia... (...)

Khu rừng lạ  (truyện / tuỳ bút) 
... Thu dõi theo bóng người lạ rẽ xuống con đường không một dấu chân người. Cái áo trên vai phơ phất nhẹ nhàng theo chân bước. Nàng không nhớ mình đã đi bộ bao lâu để tới bìa rừng và lái xe về nhà như thế nào. Tất cả những gì còn đọng trong tâm trí Thu là những cái cây im lìm trong ấy, là ký ức về người bạn thuở thiếu thời, là vang bóng của một người yêu đã chết và một người lạ nàng còn chưa biết tên. Thu lấy trong túi ra một cục giấy tròn vo nhỏ xíu như hạt đậu đã nhầu nát, vuốt phẳng phiu và bâng khuâng một mình. Đó là cái vé vào cửa ở chỗ khu rừng... (...)

Ở giữa sự huyền bí của mỗi người  (truyện / tuỳ bút) 
... Ngày đó tôi chỉ nhìn thấy sự huyền bí nằm ở những cái tàn nhang không gãy. Sau này lớn lên tôi hiểu là sự huyền bí không nằm ở đó. Đã có những ẩn tình gì được giấu che dưới cái gọi là tình tri ngộ theo lời kể sơ sài của người con gái đó và đủ mạnh để người ta vói qua được cả bức tường âm dương cách trở?... (...)

Cuộc thi của những người trưởng thành  (truyện / tuỳ bút) 
Một tờ báo nọ nhân được sự tài trợ của các mạnh thường quân đã đứng ra tổ chức một cuộc thi viết rầm rộ cho độc giả bốn phương. Đề bài được nêu ra như sau: “Hãy hồi tưởng lại những việc đã xảy ra trong đời và mô tả một tình huống mà qua đó bạn cảm thấy mình trưởng thành, mình vừa bước qua khỏi cái ngạch cửa của đứa trẻ thơ để trở thành người lớn.” Đề tài hấp dẫn đấy chứ. Giải thưởng lại rôm rả lắm đây... mời viết, mời viết... (...)

Mê chữ  (truyện / tuỳ bút) 
... Tính đến hôm nay thì người đàn ông mê chữ đã đọc sách theo kiểu đó được đúng bốn chục năm. Ông được đưa vào bệnh viện. Một vị bác sĩ đến xem xét cho ông rất kỹ lưỡng. Bác sĩ nói từ tốn: “Ông sẽ mãi mãi liệt giường không đi đứng được nếu không lấy số chữ trong đầu ra. Sức chứa trong đầu ông đã quá tải.” Người bệnh rên rỉ: “Trời ơi. Đó là tất cả gia tài sự sản của tôi trong bao nhiêu năm nay. Bây giờ lấy ra. Lấy ra rồi tôi để số chữ ấy ở đâu?...” ... (...)

Chợ Ngã Năm ngày tháng đó...  (truyện / tuỳ bút) 
... Chiếc ghe đi chầm chậm. Những lá tre khô rơi nghiêng ngả... Anh quay nhìn mũi đất. Anh chẳng còn thấy gì. Anh tưởng tượng người con gái ấy trở về bên cái chái cũ, nhóm bếp lửa, nấu nồi cơm. Ngoài cửa sổ là những lá tre khô. Nghiêng ngả. Vật vờ... Cô ấy có hát bài hát này không? Một chiếc lá rơi bên đời khô / Em nghe ngày muộn đã qua giờ / Tóc tơ đã hết thêu thùa sống / Em khép ngực chìm trôi ước mơ... (...)

Người không thể ngủ một mình  (truyện / tuỳ bút) 
... Chị nằm thoi thóp, tóc buông trắng xoá bềnh bồng như cước, má hõm sâu, môi khe khẽ động. Tôi đem vào một cái ghế bố kê sát giường chị. Tôi vừa khóc vừa nói: “Tối nay em ngủ trong này với chị.” Lạ thay, lần đầu tiên người đàn bà ấy không hề mừng rỡ. Chị cố gom hết sức tàn lực tận mỉm một nụ cười sau chót: “Em về đi. Chị ngủ một mình được. Chị không còn sợ gì nữa. Coi như nằm trên thuyền độc mộc. Nước trôi. Thuyền trôi. Nhấp nhô. Lờ lững. Những cụm rong bập bềnh xanh ngắt. Trời trong... Nước trong... Em về đi. Chị ngủ một mình được. Chị hết sợ rồi.” ... (...)

Những tấm bưu thiếp  (truyện / tuỳ bút) 
... Những tấm bưu thiếp biết thân phận mình. Nó cam đành đứng yên trong xó chờ một ánh mắt phớt ngang hờ hững, một bàn tay nhấc lên đặt xuống, hoặc cùng lắm là đón nhận vài ba cái đập đập bằng chổi lông gà cho sạch bụi của bà chủ già có cặp mắt man dại như mắt sói. Lần này người khách đường xa tên Nhi — có lẽ cũng không theo kịp thời đại vi tính — không cầm lên đặt xuống mà chọn lấy một xấp đem tới quầy. Cô hỏi bà chủ: “Bà có tem không? Cho tôi mua mười con tem, mười tấm bưu thiếp.” ... (...)

Mưa đêm  (truyện / tuỳ bút) 
... Tơ đứng lên, ngồi xuống, rồi lại đứng lên nhìn ra ngoài trời. Tại sao mình phải đi. Ở lại thì đã sao? Mưa nhiều thế này. Đi làm gì? Tơ định tháo găng ra thì nghe tiếng thắng xe ngoài cửa. Tơ bàng hoàng. Tiếng giày quẹt quẹt lên tấm chà chân ngoài ngạch cửa, tiếng chìa khoá xoay một vòng rắc rắc. Một người đàn ông cao to bước vào có cái mặt cù không cười. Anh ta vuốt nước mưa trên mặt hỏi: “Chuẩn bị xong hết chưa?”... (...)

Bến phà - bến bắc - bến đò  (truyện / tuỳ bút) 
... Vạch thời gian để tìm lại một tâm tình chẳng khác nào sục sạo trong lùm cây bụi cỏ để tìm một chiếc dép đánh rơi hồi năm nảo năm nao. Trong một bài báo nghe đâu có chuyện người ta chế ra cái máy chụp được những hình ảnh trong quá khứ, chụp được cả chân dung Chúa Giê-Su. Mà thôi. Năm mươi năm đã trôi qua. Hơi hướm một lần qua sông tản mất tự đời nào. Tóc người thi sĩ đã bạc. Dòng nước ngày xưa đã bạc. Bài thơ ngày nào ông kê giấy lên lòng bàn tay viết hí hoáy trong đêm đen mù mịt nay giạt về đâu?... (...)

Mùa xuân có về bao giờ đâu  (truyện / tuỳ bút) 
... Đó không phải là ý nghĩ của tôi. Tôi mượn của người khác, của một ông bạn già. Tôi không hiểu tác giả câu trên đã nhìn ra điều ấy và viết xuống giấy vào lúc nào. Có thể ông đã thấy, đã nghiệm ra trong một sáng đầy gió của buổi đầu năm, lúc gồng lưng đạp xe qua dốc cầu tanh hôi rác rưởi, nơi trú ngụ của hàng trăm con người tả tơi lam lũ, hay lúc ông hớt hơ hớt hải phát hiện chiếc xe đạp của mình không cánh mà bay, hay cái lúc ông đang vừa trùm mền vừa run lẩy bẩy vì sốt rét, nhìn ra thềm nhà... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021