Hoàng Thuỵ Anh
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Nguyễn Lãm Thắng và sự sống được nuôi bằng cái chết  (tiểu luận / nhận định) 
... Từ việc mổ xẻ cái chết của chính mình, nhà thơ phản chiếu hiện thực của thế giới này. Đứng trong cảnh thực để nhìn đời thực có lẽ chưa thể khái quát hết, vì thế, Nguyễn Lãm Thắng đứng trong cõi âm, phóng mình vào cõi âm mà chiếu ra mới thấy hết từng lớp màn sương bao phủ của thế thái nhân tình. Nhờ vị thế ấy, thơ anh trở nên ma quái, hun hút những hố sâu của sự liên tưởng... (...)

Thế giới MÀU  (tiểu luận / nhận định) 
... Màu là một sân chơi của Hoàng Vũ Thuật. Ở đây, không phải là sự va chạm của các sắc màu, mà là màu của “nghiệm”. “Nghiệm” chính mình và nghiệm cõi thế. Sự giãn nở, va đập của các con chữ làm Màu thêm sinh động bởi cái tình của người-thơ. Vì vậy, không có cách giải mã nào là độc sáng khi thơ ẩn chứa những mạch ngầm nổi loạn bên trong... (...)

Thế giới và những lát cắt siêu thực: thơ Trương Đăng Dung  (tiểu luận / nhận định) 
... Thế giới trong thơ Trương Đăng Dung được biểu hiện một cách phi lý từ chốn này sang chốn khác, từ thời gian này sang thời gian khác. Mỗi sự kiện là mỗi lát cắt thế giới. Lắp ghép. Những lát cắt hội tụ, báo hiệu một sự đổ vỡ, suy kiệt đang cận kề. Nhưng tất cả đều nhất quán trong ngôi nhà thơ của Trương Đăng Dung. Thế giới nghệ thuật thơ của Trương Đăng Dung chính là một thông điệp cho con người. Con người sống trong thế giới phi lý, con người cần có ý thức về bản chất đời sống, ý thức sự giới hạn để sống có ý nghĩa hơn, nhân bản hơn, vì con người hơn... (...)

THÁP NGHIÊNG với trò chơi ẩn dụ  (tiểu luận / nhận định) 
Một bài thơ có sức sống, ám ảnh bền bỉ ở trong lòng người đọc hay không tuỳ thuộc vào việc sử dụng ẩn dụ. Hoàng Vũ Thuật đã tạo được ấn tượng mạnh với bạn đọc khi sử dụng nhiều ẩn dụ trong tập thơ Tháp nghiêng. Hoàng Vũ Thuật như đang lôi kéo người đọc vào “địa đạo” ẩn dụ... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021