Thuận
tiểu sử &  tác phẩm 

Sống tại Pháp.

Tác phẩm chính:
Made in Vietnam (tiểu thuyết)
Chinatown (tiểu thuyết)
Paris Mười Một tháng Tám (tiểu thuyết)
VânVy (tiểu thuyết)
Thang máy Sài Gòn (tiểu thuyết)
T mất tích (tiểu thuyết)
Tháng Tư vô lý (tiểu thuyết)

tác phẩm

CHỈ CÒN 4 NGÀY LÀ HẾT THÁNG TƯ [chương IV/4]  (tiểu thuyết) 
... Cô nghĩ thế và cô suýt òa khóc, bao nhiêu nước mắt dồn lại vì từ khi hắn bước vào căn phòng này cô chưa khóc lần nào, rồi cô lại tự nhủ hắn có thể ra đi, nhưng thèm muốn của hắn thì phải ở lại, đúng thế, hắn phải để lại thèm muốn trong căn phòng này, và cô thật sự muốn điều đó. Và cô nhỏm dậy. Và cô trườn lên người hắn, đưa lưỡi liếm 4 chiếc răng cửa của hắn, môi của hắn, cằm của hắn, cổ của hắn, vai của hắn, ngực của hắn, bụng của hắn, bụng dưới của hắn. Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư... (...)

CHỈ CÒN 4 NGÀY LÀ HẾT THÁNG TƯ [chương IV/3]  (tiểu thuyết) 
... Cán bộ y tế chửi thề 4 câu, rút 4 cái muỗng nhôm be bét máu quăng xuống bàn, chùi bàn tay be bét máu vào khăn rồi ném cái khăn be bét máu cho nàng. Cán bộ y tế nhổ 4 bãi nước miếng. Nàng cầm lấy cái khăn be bét máu, ấp vào cửa mình Ân, mặc quần lại cho Ân, cạy miệng Ân nhét vào 4 cục kẹo bạc hà tìm được trong túi xách tay. Mắt nàng mờ đi trong 4 hàng nước mắt... (...)

CHỈ CÒN 4 NGÀY LÀ HẾT THÁNG TƯ [chương IV/2]  (tiểu thuyết) 
... Nàng vừa làm vừa quệt 4 hàng nước mắt. Nàng sẽ còn khóc 4 tiếng sau đó khi cán bộ y tế tìm cách lấy cái thai chết ra khỏi bụng Ân bằng 4 cái muỗng nhôm vẫn dùng để ăn hủ tiếu. Nàng sẽ còn nhớ hết đời 4 tiếng gầm gừ giữa cổ họng của Ân, 44 tiếng nghiến răng ken két của cán bộ y tế và 444 tiếng soàn soạt như nạo cùi dừa tươi ở chợ Bà Chiểu... (...)

CHỈ CÒN 4 NGÀY LÀ HẾT THÁNG TƯ [chương IV/1]  (tiểu thuyết) 
Cả Tòng lẫn Diệu Tư không bao giờ biết rằng ngày hôm ấy, một ngày tháng Tư, 4 hàng nước mắt Ân lao ra đường. Đường Trần Hưng Đạo xe chạy 4 làn, 4 ông xe lam không kịp chửi thề, 4 anh xích-lô máy không kịp chửi thề, 4 chị hon-đa không kịp chửi thề, 4 đoàn người lốc nhốc xe đạp đằng sau cũng không ai kịp chửi thề... (...)

CHỈ CÒN 4 NGÀY LÀ HẾT THÁNG TƯ [chương I/4]  (tiểu thuyết) 
... Khách sạn không phải ở California mà ở Sài Gòn, đường Đồng Khởi. Cô ôm lấy cổ hắn và cô nhìn vào mắt hắn và mắt cô có 4 vằn nâu. Hắn nghĩ là cô sắp nói với hắn 4 từ nào đó rất quan trọng. Hắn nín thở và hắn đợi. Cuối cùng cô nói. Giọng cô thì thào. Cô nói cô nghĩ là hắn không biết Đồng Khởi có nghĩa là gì. Hắn hẫng 4 giây và hắn gật đầu. Đồng khởi lên rồi mất tự do. Cô nói và cô phá lên cười 4 tiếng... (...)

CHỈ CÒN 4 NGÀY LÀ HẾT THÁNG TƯ [chương I/3]  (tiểu thuyết) 
... Cuối ngày thứ 4, nàng và Ân ngồi viết bản tự kiểm điểm. 4 ngày 4 đêm thì xong 4 bản tự kiểm điểm giống nhau như 4 chị em sinh tư. Sau này, trong các giấc mơ của nàng vẫn nhào lộn như bươm bướm 4 bản tự kiểm điểm lần đầu tiên trong đời, viết bằng mực xanh dương trên giấy kẻ 4 ly ố vàng, dưới cùng là 4 lời nhận xét cũng giống nhau như 4 chị em sinh tư của các tổ trưởng các tổ công tác đặc biệt: thiếu tinh thần giai cấp, yếu đấu tranh vô sản, chưa tự giác cao độ, cần hết sức theo dõi... (...)

CHỈ CÒN 4 NGÀY LÀ HẾT THÁNG TƯ [chương I/2]  (tiểu thuyết) 
... 4 tháng sau tháng Tư, Ân và nàng trở thành đoàn viên cùng 44 sinh viên của khoa và 444 sinh viên của toàn trường. Hôm kết nạp có cờ đỏ sao vàng, 4 bình hoa ny lông đỏ, 4 khăn trải bàn đỏ, khẩu hiệu “Tư tưởng Mác Lê - Bách chiến bách thắng” 4 chữ trắng trên nền đỏ, 4 chữ đỏ trên nền trắng. Bí thư đoàn trường mặc áo 4 kẻ đỏ tới dự, bắt tay từng người, dừng lại 4 giây, tặng 4 huy hiệu đỏ chói rồi vỗ vai nói: Đoàn Đảng tin tưởng, cố gắng tham gia chiến dịch! - Chiến dịch là gì? Bí thư đoàn trường im lặng, vẻ bí mật. Tòng im lặng, vẻ bí mật... (...)

CHỈ CÒN 4 NGÀY LÀ HẾT THÁNG TƯ [chương I/1]  (tiểu thuyết) 
... Sau này nàng biết Ân chẳng có bệnh. Ân chỉ mất hồn. Hồn của Ân đã ra đi từ tháng Tư. 44 ngày trước khi xuống thuyền, Ân hóa thành đá. Má và nàng ôm nhau khóc, con mèo mun khóc trong góc nhà, mưa ướt đẫm sân. Ân không nhỏ giọt nước mắt nào. Ân im lặng trước 44 câu hỏi của má. Ân im lặng trước 44 câu hỏi của nàng. Ân im lặng suốt đêm, mắt không nhắm, nhưng không nhỏ giọt nước mắt nào... (...)

THANG MÁY SÀI GÒN [chương 21-23]  (tiểu thuyết) 
... Cả sứ quán náo loạn. Phòng an ninh liên tục đánh điện khẩn xin ý kiến của Bộ Nội vụ trong nước. Đại sứ hẳn là không còn suy tính một vé Paris-Hanoi tương đương với bao nhiêu cân thịt bò tươi, yêu cầu trưởng phòng an ninh vào phòng tài vụ nhận tiền mặt rồi đích thân đưa mẹ ra sân bay Roissy ngày hôm sau... (...)

THANG MÁY SÀI GÒN [chương 19-20]  (tiểu thuyết) 
Có lẽ tất cả người Việt Nam đều công nhận một điều rằng công an khu vực là những người nắm rõ nhiều chi tiết trong cuộc đời chúng ta hơn chính bản thân chúng ta... (...)

THANG MÁY SÀI GÒN [chương 16-18]  (tiểu thuyết) 
... Giữ nước da trắng bợt, vận áo vest len và măng tô dạ giữa cái nóng 39° để chinh phục công chúng Việt Nam thì hai vị được cái gì? Công chúng Việt Nam có chỉ trỏ hai vị từ xa, có gọi hai vị là Derrick và Klein, có xin chữ ký, tặng hoa thì hai vị được cái gì? Đặt chân tới Việt Nam hai vị biết ngay chẳng cần là diễn viên truyền hình nhiều tập Đức thì vẫn được chỉ trỏ từ xa, thậm chí có cả một đoàn thiếu nữ xinh xinh tiến lại tặng hoa, không xin chữ ký mà xin địa chỉ khách sạn... (...)

THANG MÁY SÀI GÒN [chương 14-15]  (tiểu thuyết) 
... Cô chợt muốn đứng dậy để ra về. Thình lình người phụ nữ tóc vàng tiến thẳng tới bàn cô, một tay chống nạnh, một tay chỉ vào chiếc khăn màu trắng quấn quanh cổ Bill, miệng nói dõng dạc: “Đúng là thằng chập mạch!”. Cô vội đứng lên cầm tay chị ta kéo ra chỗ khác. Ngay sau đó, cô hơi bất ngờ vì hành động của mình rồi tự lý giải rằng cô chỉ muốn bảo vệ một kẻ không có khả năng tự vệ: trước sự tấn công của người lạ mặt, Bill tiếp tục ngồi im như tượng... (...)

THANG MÁY SÀI GÒN [chương 11-13]  (tiểu thuyết) 
... “Thế thì làm quái gì? Ngửi nách nhau chắc? Hay là uống vi-a-gờ-ra chưa đủ liều?” Chị ta nói to tới mức cả phòng giật mình quay ra. Cô hiểu là cuộc đụng độ đã thực sự bắt đầu. Vì hai người ngồi đối diện với nhau, và chị ta thì rất to con còn ông ta lại quá bé nhỏ, kẻ đứng người ngồi, nên từ ngoài nhìn vào, có cảm giác chị ta đang chuẩn bị chộp lấy ông ta, con tê giác chộp con ễnh ương, một hình ảnh không thể nói là không ấn tượng... (...)

THANG MÁY SÀI GÒN [chương 9-10]  (tiểu thuyết) 
... Chúng tôi gặp nhau năm mươi năm trước, trong nhà tù Hỏa Lò, ngay hôm bà bị bắt. Tôi không phải là đồng chí của bà. Tôi là thông dịch viên. Tôi bằng tuổi bà. Đọc hồ sơ của bà, tôi giật mình biết ngày bà trở thành liên lạc cho Việt Minh cũng là ngày tôi bắt đầu cuộc đời công chức cho chính phủ Pháp. Và trong lúc bà được cấp trên của bà cử đi công tác ở các nơi khác nhau thì tôi cũng được cấp trên của tôi cử đi công tác ở các nơi khác nhau... (...)

THANG MÁY SÀI GÒN [chương 7-8]  (tiểu thuyết) 
... Để quên cơn sợ, cô hình dung một chai nước chanh ướp lạnh hiệu Vitalia. Sau đó để quên chai nước chanh ướp lạnh, cô hình dung tiếp chuyện tình lãng mạn tiểu thuyết thế kỷ mười chín dở dang lúc nãy: trên cầu sắt này Polotski đã bao lần tới thăm người phụ nữ đội chiếc mũ rộng vành khổng lồ và lần nào cũng dừng chân ở đúng một chỗ... (...)

THANG MÁY SÀI GÒN [chương 4-6]  (tiểu thuyết) 
... Xe cứ đi được một đoạn lại dạt vào vệ đường, tài xế riêng của anh Mai bảo: “Đánh bỏ mẹ cái bọn miền Lam đéo biết nái xe.” Anh Mai thuê nhân viên đều dân gốc Bắc, cả bà giúp việc, xấp xỉ lục tuần, cán bộ phụ nữ nhà máy sứ Hải Dương mà lưu lạc vào đây lau nhà rửa bát cho anh Mai, mỗi lần xe dạt vào vệ đường là đưa tay chặn ngực, đòi nhảy xuống bắt xe ôm. Tài xế riêng không nói gì, kính râm gườm gườm, rất ra dáng đất cảng Hải Phòng... (...)

THANG MÁY SÀI GÒN [chương 1-3]  (tiểu thuyết) 
... Người chết thật diễn vai người chết? Không ít đạo diễn từng mời cảnh sát thật diễn vai cảnh sát, gái điếm thật diễn vai gái điếm, bác sĩ thật diễn vai bác sĩ, bệnh nhân thật diễn vai bệnh nhân, người Pháp thật diễn vai người Pháp... nhưng mời người chết thật diễn vai người chết thì có lẽ trong lịch sử điện ảnh Hollywood chưa có trường hợp nào. Tuy vậy, thật ngược đời, điều này có thể xảy ra ở một số quốc gia có nền điện ảnh hoàn toàn vô danh, Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên là một ví dụ... (...)

Eo vì [3 & 4]  (tiểu thuyết) 
[trích tiểu thuyết THÁNG TƯ VÔ LÝ] ... Nghề tay phải của chị là nhập khẩu gỗ từ hai nước láng giềng anh em, mỗi chuyến thu lời hàng trăm tỷ. Báo chí viết về chị đọc vài ngày mới xong, các nhà báo tặng cho chị các loại danh hiệu cao quí, “nữ đại gia lâm sản” này, “người đàn bà quyền lực nhất ngành lâm nghiệp” này, “nữ doanh nhân thành đạt của quê hương Bác Hồ” này, nhưng chị thích nhất là “người phụ nữ xứ Nghệ có trái tim nhân hậu”. Vì em ở xa không biết đấy thôi... (...)

Eo vì [1 & 2]  (tiểu thuyết) 
[trích tiểu thuyết THÁNG TƯ VÔ LÝ] ... “Đàn bà Việt Nam khổ như chó”, nó bất ngờ tuyên bố, mắt nhìn vào ly cognac vừa được rót đầy, lềnh bềnh mấy viên đá cục còn lại từ những lần trước. L định hỏi xem nó có biết câu “Nhà văn An Nam khổ như chó” của Phan Khôi, rồi lại thôi vì rất có thể nó sẽ hỏi lại Phan Khôi là thằng cha căng chú kiết nào, công an phường Đồng Xuân hay bến xe Kim Mã?... (...)

Tháng Tư vô lý  (truyện / tuỳ bút) 
... Xã hội chủ nghĩa là gì? Là độc lập tự do hạnh phúc, má nói. Độc lập tự do hạnh phúc, má nhắc lại trong những đêm nằm còng queo trên giường. Độc lập tự do hạnh phúc, má nhắc lại trong những ngày bặt tin miền Bắc. Sau tháng Tư, khi tổ trưởng tổ công tác đặc biệt đọc lệnh quốc hữu hóa tiệm thuốc tây của má, má cũng nhắc độc lập tự do hạnh phúc. Tổ trưởng chỉ tay vô mặt má, nghiêm giọng: nhạo báng cải cách công thương nghiệp là chống lại chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Sau lưng tổ trưởng là nam sinh viên Sư Phạm đại diện đoàn thanh niên, chị bán bún cua đại diện hội phụ nữ, bà Tư mập đại diện hội phụ lão, công an phường đại diện công an phường... (...)

Tuột xích  (truyện / tuỳ bút) 
... Độc giả thân mến, đến giờ phút này, hai chữ “tuột xích” trên giấy tờ vẫn chỉ dùng cho các loại xe đạp, hoặc một đôi khi cực chẳng đã để ám chỉ hiện tượng xuất tinh sớm ở nam giới; tuy vậy, chúng đã tồn tại với một ý nghĩa khác, thú vị hơn, trong câu chuyện có thật của một người đàn ông tên Điền, xảy ra vào những năm đầu tám mươi của thế kỷ trước... (...)

Thuyên chuyển công tác  (đối thoại) 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Sau khi đọc bài “Về sự sợ hãi” của giáo sư Ngô Bảo Châu, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất kết câu này: “không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”. Thủ tướng cũng hoàn toàn nhất trí với giáo sư NBC về việc “chuyển ông chánh án sang công tác khác, phù hợp hơn”...

T mất tích [X]  (tiểu thuyết) 
Trong thang máy, tôi bỗng nghĩ tới Anna, rồi cái câu «bố anh là một người hào hiệp chưa từng thấy» mà cô ta nói giữa bữa tiệc tang lại quay về trong đầu. Tôi nhớ khi ấy, giọng cô ta chân thành và có cái gì đáng thương. Có thể vì thế mà tôi đã không ôm bụng cười. Cứ theo cách cô ta đối xử với bố tôi (vuốt mắt, lau người lần cuối, hôn lên môi trong quan tài…) thì Anna tỏ ra khá gần gũi với ông... (...)

T mất tích [IX]  (tiểu thuyết) 
Tôi vừa đặt chân vào thang máy thì đụng đầu một đồng nghiệp tầng dưới. Anh ta nháy mắt bảo: “tay ấy trông thế mà yếu ghê”. Rồi không cần biết tôi có hiểu hay không, anh ta nói tiếp: «hãi thật, chỉ muộn vài phút nữa là toi, bác sĩ bảo suy tim giai đoạn cuối»... (...)

T mất tích [VIII]  (tiểu thuyết) 
Ở phòng thường trực bệnh viện, vừa nghe tên bố tôi người ta đã lắc đầu: «tiếc quá, ông ấy qua đời nửa đêm hôm qua, bác sĩ chẩn đoán không sai». Ngay lúc đấy, không hiểu được báo bằng cách nào, một nữ y tá xuất hiện, chạy đến bắt tay tôi: «tiếc quá, ông ấy qua đời nửa đêm hôm qua, chính tôi vuốt mắt và lau người lần cuối»... (...)

T mất tích [VII]  (tiểu thuyết) 
Căng-tin bao giờ cũng đông. Đó là nơi người ta vừa được ăn vừa được nói thoả thuê, lại không tốn kém, ít nghi kị. Cuối cùng tôi cũng chọn được một bàn bốn người, ba đồng nghiệp kia (một nữ và hai nam) đã bắt đầu từ lâu, đĩa nhẵn thín nhưng vẫn muốn nán lại, mặt ai cũng ửng đỏ... (...)

T mất tích [VI]  (tiểu thuyết) 
Người ta chỉ cho tôi cái ghế trong góc phòng rồi bảo: «đợi một chút nhé, đại úy đang bận họp». Tôi ngồi xuống ngó quanh quất. Phòng làm việc của thanh tra cảnh sát không khác phòng làm việc của kế toán công ty dược phẩm là bao (giống như tôi, hắn ta cũng chia phòng với một đồng nghiệp khác nhưng lúc này cả hai đều vắng mặt)... (...)

T mất tích [V]  (tiểu thuyết) 
Chủ nhật. 9h. Hanah còn dậy sớm hơn cả tôi. Lúc tôi vào bếp đã thấy nó ngồi đấy, quần áo sẵn sàng, cốc sữa trước mặt vơi hơn một nửa, dường như chỉ đợi tôi ra hiệu là đứng dậy lên đường... (...)

T mất tích [IV]  (tiểu thuyết) 
Tôi tỉnh dậy khi trời mờ sáng. Việc đầu tiên là chạy ra mở tủ riêng của T. Sau này, bình tĩnh lại, tôi không lý giải được hành động ấy của bản thân. Nhưng khi mà sọ chỉ chực toác ra làm đôi, chân tay tôi muốn làm cái gì thật mạnh, đập phá chẳng hạn, đánh người chẳng hạn... (...)

T mất tích [III]  (tiểu thuyết) 
Bà vợ ông gác cổng bảo hôm nay ở mẫu giáo Hanah ăn uống kém lắm, bữa trưa hầu như không động thìa, lại muốn bỏ cả bữa phụ. Tôi im lặng. Bụng tôi tiếp tục cuộc đình công cách đây hai tư tiếng... (...)

T mất tích [II]  (tiểu thuyết) 
Tôi vừa bước vào phòng thì Paul báo cách đây hai phút, ai đó gọi cho tôi, không để lại tên nhưng có cho số điện thoại, đề nghị tôi gọi lại vào giờ ăn trưa. Tôi không cởi áo khoác ngoài, tiến lại bàn làm việc của Paul, giật lấy mẩu giấy màu vàng trên tay anh ta. Đúng như tôi tiên đoán... (...)

T mất tích [I]  (tiểu thuyết) 
Có một ngày đầu năm 2006, ở Paris, một phụ nữ gốc Sài Gòn đã biến mất... Nhân ngày mồng 8 tháng 3, theo đề nghị của tác giả, chúng tôi xin được lần lượt gửi đến độc giả Tìền Vệ mười chương đầu của T mất tích — tiểu thuyết mới nhất do Thuận hoàn thành cách đây không lâu. (...)

Chinatown [X]  (tiểu thuyết) 
Thụy cũng thế. Thụy không tưởng tượng chúng tôi sẽ gặp lại nhau như thế nào. Mười bảy năm trước, từ Leningrad về Hà Nội, tôi không biết Thụy vẫn ở cách nhà tôi một con phố... (...)

Chinatown [IX]  (tiểu thuyết) 
Chủ nhật tuần sau sinh nhật thằng Vĩnh. Thụy hứa gọi điện cho nó khi nó mười hai tuổi. Thằng Vĩnh bảo tôi nó không muốn mời ai, thằng Hao Peng nó cũng không mời. Nó sẽ dậy từ sớm để đợi điện thoại của Thụy, từ sớm đến đêm. Chợ Lớn ban đêm còn tấp nập hơn ban ngày... (...)

Chinatown [VIII]  (tiểu thuyết) 
Chủ nhật bốn giờ chiều. Hắn gọi điện. Hắn hỏi hồi này không thấy thằng Vĩnh đến chơi với thằng Paul và thằng Arthur. Tôi chưa biết giải thích thế nào. Hắn lại bảo có viết thì đừng kể chuyện người quen. Bạn bè mày ở trong nước đọc Made in Vietnam đều không hài lòng. Con bạn thân nhất của mày gọi điện đến khóc lóc với bố mẹ mày, yêu quí nhau gì mà viết về nhau như thế... (...)

Chinatown [VII]  (tiểu thuyết) 
... Tôi đợi tàu. Tôi mặc một áo sơ mi. Khăn, mũ, áo len, áo khoác trong túi du lịch. Tôi lo tàu đến ga khi tôi đang ngủ. Tôi không dám ngồi. Tôi biết chỉ cần một bậc thềm là tôi cũng sẽ ngủ ngon lành... (...)

Chinatown [VI]  (tiểu thuyết) 
Cô Feng Xiao kể cả tỉnh Tứ Xuyên năm tám mươi nhận tám mươi gia đình Việt gốc Hoa. Tám mươi gia đình chia đều cho tám mươi hợp tác xã. Hợp tác xã nhà cô Feng Xiao cũng nhận lấy một. Hiền lắm cơ. Tội nghiệp lắm cơ... (...)

Chinatown [V]  (tiểu thuyết) 
Hàng năm, tôi vẫn xin nghỉ một ngày để đến bến tàu điện ngầm Cité, chui vào cái thang máy khổng lồ theo đoàn người rồng rắn tiến về sở Công An. Mười năm nay, tôi thuộc mặt hầu hết các nhân viên của phòng gia hạn thẻ cư trú... (...)

Chinatown [IV]  (tiểu thuyết) 
Tôi còn nhớ như in một buổi tối cuối năm, bố tôi lao vào căn hộ mười tám mét vuông khu tập thể đê La Thành. Mẹ tôi lao theo. Bố tôi rút từ trong cặp ra một bản phô tô cóp pi. Mẹ tôi cầm lấy đưa cho tôi. Bố tôi hạ giọng bố mẹ có cái này cho con. Mẹ tôi cũng hạ giọng bố mẹ có cái này cho con... (...)

Chinatown [III]  (tiểu thuyết) 
Tôi bắt đầu như thế. Tôi đã gửi đăng báo. Người ta đã đọc nó như một truyện ngắn. Tôi cũng đã coi nó như một truyện ngắn. Tôi muốn chấm dứt ở đấy. Tôi biết tôi phải chấm dứt ở đấy thì mới bắt đầu được những cái khác... (...)

Chinatown [II]  (tiểu thuyết) 
Đêm. Đêm có màu vàng của chiếc bóng đèn nhỏ duy nhất trong hành lang. Tôi nhìn rất lâu vào đêm. Tôi ném chiếc chìa khóa vào đêm. Trong màu vàng của đêm, nó không gây một tiếng động nào... (...)

Chinatown [I]  (tiểu thuyết) 
Đồng hồ đeo tay chỉ số mười. Thằng Vĩnh nhỏm dậy kêu mỏi. Nó ngủ trong tàu điện ngầm. Đầu ngả vào vai tôi. Tàu đến một ga nhỏ thì dừng lại. Mười lăm phút rồi vẫn không nhúc nhích. Người ta phát hiện một túi du lịch vô chủ. Người ta nghi âm mưu đánh bom một cái ga hiu hắt thế này chứa một âm mưu khác nguy hiểm hơn nhiều... (...)

Paris 11 tháng 8 [trích]  (tiểu thuyết) 
Tiền Vệ hân hạnh giới thiệu đến độc giả mười chương cuối của tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 của Thuận (vừa viết xong, tháng 6 năm 2005). Đoàn Cầm Thi nhận xét: "Hai mươi hai chương miên man thực giả lẫn lộn, ngồn ngộn Paris và Hà Nội, lôi cuốn chúng ta bằng một vận tốc chóng mặt, một cấu trúc hiện đại, một giọng điệu tinh tế, duyên dáng, chua xót, hài hước. Vừa thẹn thùng vừa khiêu khích, Paris 11 tháng 8 chạm vào nỗi đau của nhân vật, của nhân loại..." (...)

Thuận và PHỐ TẦU: Dùng nghịch lý để kể những nghịch lý  (phỏng vấn) 
Để hiểu một tác phẩm, cách duy nhất là đọc nó. Đời tư của tác giả có thể bổ ích nhưng không bao giờ thay thế được tác phẩm. Mối quan hệ hiện thực/văn học ít khi có chung một logic với các mối quan hệ mà người ta vẫn gặp trong đời sống. (...)

Phỏng vấn Thuận (tác giả Made in Vietnam)  (phỏng vấn) 
... Trong khi viết, tôi rơi vào một cuộc chạy đua liên miên với các mâu thuẫn mà tôi tự gây ra, không phải bao giờ người thắng cũng là tôi. (...)

Made in Vietnam  (tiểu thuyết) 
... Cuối cùng Hà Nội cũng đến được năm hai nghìn. Đêm mồng một tháng một một phụ nữ trẻ Hà Nội tên là Trần Minh Phượng lên giường ngủ từ chín giờ tối, sớm hơn thói quen đúng một tiếng... (...)

Tôi ở phố Sinh Từ  (tiểu luận / nhận định) 
…Hoài nghi đã gạt Trần Dần, ngay từ Nhất định thắng, ra ngoài lề nền thơ ca đương thời trong đó các nhà thơ cứ mỗi lần làm thơ lại thấy mình tràn đầy vui sướng, trong đó thơ ca luôn nhận được những lời khen ngợi đến từ chính…các nhà thơ. (...)

What do you like for your breakfast  (truyện / tuỳ bút) 
…ba mươi năm sau chiến tranh, dân số Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng thừa nữ thiếu nam nên con gái Hà Nội không còn hấp dẫn cả đàn ông lẫn thi ca Việt Nam (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021