Bùi Vĩnh Phúc
tiểu sử &  tác phẩm 

Cao học Ngôn ngữ học & Chứng chỉ chuyên ngành TESOL (1985, CSU). Cử nhân các ngành Văn chương Pháp, Ngôn ngữ học, và Xã hội học (1982, UC). Đã liên tục dạy nhiều lớp về Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, cũng như Anh văn, tại hệ thống Cal State University và Golden West College từ năm 1989.

Thuyết trình viên về giáo dục và tâm lý-xã hội, cũng như về văn học và ngôn ngữ Việt Nam tại một số đại học tại Mỹ và tại các diễn đàn về văn học Việt Nam hải ngoại. Hoạt động trong ngành phiên & biên dịch từ 1986. Đã chuyển dịch nhiều tài liệu trong các lĩnh vực thương mại, kỹ thuật, hành chánh, y học, luật học, ngôn ngữ, và tâm lý-xã hội cho tiểu bang California và các trung tâm nghiên cứu khác tại Hoa Kỳ. Cũng dịch văn chương như một thú tiêu khiển.

Về mặt văn học, từ 1981, đã xuất bản 7 tác phẩm; hai cuốn gần đây nhất là Lý Luận và Phê Bình: hai mươi năm văn học Việt ngoài nước, 1975-1995 (1996) và Trịnh Công Sơn / Ngôn Ngữ & Những Ám Ảnh Nghệ Thuật (2005, 2008, 2012).

Làm thơ từ 1968. Viết tiểu luận và phê bình văn học từ 1982. Trong ban chủ biên cũng như đã cộng tác với nhiều tạp chí văn học và nghiên cứu (trên giấy & trên mạng). Cũng cùng viết chung trong một số công trình nghiên cứu văn học Việt Nam hải ngoại như: 20 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995 (1995), Tuyển Tập Truyện Ngắn Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995 (1995)...

tác phẩm

Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954–1975): Phẩm Tính và Ý Nghĩa  (tiểu luận / nhận định) 
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Văn học miền Nam, trong hai mươi năm ấy, đã phản ánh được con người, cái nhân văn của con người, cái tâm tình của con người. Văn học miền Nam, trong hai mươi năm ấy, đã cho thấy rõ nét: Văn Học là Nhân Học. Nó đi vào cái cốt lõi, vào trái tim của Con Người. Con Người viết hoa nói chung, và con người Việt Nam nói riêng... (...)

Rồi một buổi nào thì tôi cũng sẽ bay đi  (thơ) 
Tôi đi vào một cánh rừng trăng / Trăng dãi đầy trên cây trên lá và mướt thơm như những giọt nước mưa ôm phủ lấy những sợi lông măng hồng mịn / Lá cây long lanh ánh trăng xanh. Một mùi thơm bí ẩn của trần gian / Dòng sông cạnh khu rừng róc rách chảy qua những ghềnh đá / Dòng sông xanh và khu rừng xanh...

Truyện ngắn, mỹ học của cái vụt qua  (tiểu luận / nhận định) 
... Truyện ngắn, như thế, có phải không, là mỹ học của cái vụt qua. Biến cái vụt qua trở thành cái trường tồn, cái vĩnh hằng, cái sống mãi, đó chính là tài năng và nhiệm vụ của một nhà văn viết truyện ngắn. Của mọi thời và mọi nơi... (...)

Dịch thuật (văn học) trong bối cảnh toàn cầu hóa: Một số chiến lược diễn dịch & những hệ hình mới (*)  (tiểu luận / nhận định) 
Toàn cầu hóa đang là một câu chuyện sôi nổi của toàn thế giới. Nó là một xu hướng tất yếu của phát triển và hợp tác, ảnh hưởng đến tất cả mọi quốc gia và đời sống mọi con người trên trái đất. Nền công nghệ truyền thông của thế giới càng tiến bộ thì nhịp độ và tiến độ toàn cầu hóa càng được đẩy nhanh. Trên bình diện xã hội, vấn đề dịch thuật nằm ở giữa cơn sốt phát triển ấy, vì toàn cầu hóa giúp cho việc dịch thuật nói chung, và các dịch thuật gia nói riêng, đứng ở vị trí trung gian, đóng vai trò của (những) kẻ thương thảo cần thiết giữa các nền văn hóa trong việc tạo một sự hiểu biết rộng rãi và sâu sắc hơn giữa những con người sống trong các nền văn hóa khác biệt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, con người quan tâm sâu xa hơn nữa đến việc tìm hiểu những nền văn hóa khác, đặc biệt thông qua vấn đề dịch thuật... (...)

“Đường chạy vòng quanh / một vòng tiều tụy”(*)  (đối thoại) 
[ĐỌC VĂN] ... Chúng ta hãy đối chiếu phần đặt vấn đề và cách dẫn dắt các ý tưởng của toàn bộ phần “đối thoại” của ông Nguyễn Anh Thăng (NAT) lần đầu tiên (ngày 7.8.13) với phần “tự điều chỉnh” của ông (ngày 10.8.13) thì sẽ thấy ngay sự bất nhất. Một sự đọc bình thường sẽ cho thấy là cái tiền đề mà ông cố gắng đặt lại lần này (chỉ sau khi tôi đã góp ý với ông về cách nhìn “bi kịch Việt Nam”) không phải là những gì mà ông đã nói lần trước...

Trả lời ông Nguyễn Anh Thăng  (đối thoại) 
[ĐỌC VĂN] ... Tôi xin phép trả lời ông Nguyễn Anh Thăng về ý kiến của ông trên Tiền Vệ ngày 7.8.2013. Ý kiến ấy liên hệ đến quyển sách về Trịnh Công Sơn (TCS) mà tôi đã viết cũng như liên hệ đến chính cá nhân tôi...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021