Nguyễn Thị Thanh Bình
tiểu sử &  tác phẩm 

Nhà văn, hiện sống tại Hoa Kỳ.

tác phẩm

Thì gặp nhau đây  (thơ) 
... Rồi bay... bay... bay như gió. Rồi bay... bay... bay trong gió / Cuốn hút cuối chân trời bỏ ngỏ / Cuối cùng cũng chỉ một đường bay gọn nhỏ / Mà rạch đứt tất cả / Mà xa tới chiêm bao...

Khi nhà báo tự do đi rồi  (thơ) 
... cuộc sống vẫn chưa bị khuất phục về với đất / để vinh danh sự thật / không hiếm những bài viết đã phải tạo dựng bằng những chấn song / Ngô Vương Toại ngày ấy cũng đã từng ăn đạn của những đặc công...

Có còn con đường nào?  (thơ) 
có những con đường hàng cây đứng thẳng chẳng thể xâm hại ai / tuổi trẻ về qua không nắng mưa sợ hãi dẫn đến tương lai / chẳng thể đổ máu chẳng ma đầu giành đất cướp biển / chẳng lập trình văn nghệ sĩ trí thức phát điếc phát điên / biến dạng quy mô thành khối cứng robot / trơ trơ đơ đơ khỏi cần bịt miệng...

Tự do đâu là khúc hát nửa vời  (thơ) 
[Chủ đề: “Phơi Mình Đề Thơ Đòi Tự Do”] Đừng bắt tôi phải lập biên bản / bầy tội phạm ám hại từng ngày / rao giảng đặt bày / những trò hề công chính / ô, làm thế nào bọn / họ cứ đồ mãi những lằn phấn / rồi rêu rao như thứ ân huệ xin-cho / trong những khoanh tròn tự do / lùn...

Điếu ca cho một nhà văn  (thơ) 
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN MỘNG GIÁC (1940-2012)] ... có lẽ Nguyễn Mộng Giác / Bây giờ / Cũng chỉ vừa mới thức giấc / Sau một giấc ngủ trần thế / Nơi một địa cầu nào khác...

Không chỉ có một mùa hè!  (truyện / tuỳ bút) 
“Vâng, em muốn hẹn anh năm 2012. Chúng ta hẹn nhau ở Sài Gòn năm 2012, cho một mùa hè rực lửa anh nhé”, lời hẹn hò của 52 tuần trước sao ngỡ như những tiếng chuông vẳng lên từng hồi hiệu triệu. Tiếng chuông gióng giả sao chỉ có một mùa hè ngắn ngủi?... (...)

Trương Vũ: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Trương Vũ: ... Thời gian qua, bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu biến cố dồn dập đến trên thế giới, và bao nhiêu sự thật phơi bày trên đất nước, tôi không còn nhìn về ngày 30 tháng 4 như xưa nữa. Bây giờ, với tôi, “30 tháng Tư, 1975” là ngày khởi đầu cho một sự sụp đổ thê thảm, một hình thức khác của bại trận, của chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam, tại Đông Âu, tại các nước Liên Xô cũ, và tại nhiều nơi khác trên thế giới... (...)

Hoàng Xuân Sơn: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Hoàng Xuân Sơn: Khi đã là độc tài đảng trị, buôn dân bán nước thì lời nói nào thốt ra từ đám chóp bu hưởng quyền hưởng lợi chỉ là những lời tuyên truyền xảo trá, đĩ bợm, mị dân để cũng cố địa vị, quyền hành cho dù sử dụng bất cứ thủ đoạn nào kể cả luồn cúi cam tâm làm nô lệ. Cho nên những kẻ này không còn là người Việt Nam nữa... (...)

Trần Vũ: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Trần Vũ: ... Thoát ra ngoài, so sánh tình trạng độc tài và tụt hậu tại quê nhà với các xứ Tự do, có thể đọc những quyển sử không tuyên truyền mà ghi lại tội ác thật sự của các chế độ Sô-Viết bên Nga, bên Tàu, Cuba... tuổi trẻ Việt Nam cũng sẽ nhận chân Đại Thắng Mùa Xuân 1975 là một sự đánh tráo xương máu của dân chúng. [...] Không. Không phải như Nguyễn Duy viết: “Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”. Chính phe Độc Tài chiến thắng thì dân chúng mới bại... (...)

Phan Xuân Sinh: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Phan Xuân Sinh: ... Cho nên cái ngày 30 tháng 4 năm 1975, cái ngày hoà bình thực sự trên đất nước cũng mở đầu cho cái ngày lao khổ mà chúng tôi nhận lãnh. Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng dân tộc hoà bình, thống nhất. Xoá bỏ tất cả để xây dựng. Nhưng người thắng trận quyết trả thù, phủ lên đầu chúng tôi những tội danh mà chúng tôi chưa hề hay biết... (...)

Lưu Nguyễn Đạt: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Lưu Nguyễn Đạt: ... Chúng ta có thể ngày nào đó tha thứ, bỏ qua, nhưng không bao giờ quên nổi tai ương quốc nạn của biến cố 30 tháng Tư 1975 và của những chính sách bạo tàn liên hệ... (...)

Đinh Từ Bích Thúy: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Đinh Từ Bích Thúy: ... Khi mặc niệm về ngày 30 tháng 4, trong lúc này, gần bốn thập niên sau biến cố, Thúy thấy cái nhìn của mình không chỉ giới hạn trong khuôn khổ Việt Nam. Nó đã được hoàn cầu hóa, một phần vì những biến chuyển thế giới gần đây, như cuộc cách mạng ở Tunisia, Ai Cập, Lybia, Syria... [...] Mong rằng những người dân Việt ở Việt Nam đã và sẽ được hứng khởi, bừng mắt bởi những cuộc nổi dậy ở Trung Đông, cũng như những hành động dũng cảm của các nhà đối lập như Lưu Hiểu Ba, Lưu Hà, Ngải Vị Vị, Trần Quang Thành, v.v..., và tin vào khả năng tác động sự chuyển hóa của chính họ... (...)

Nguyễn Hưng Quốc: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Nguyễn Hưng Quốc: ... Bi kịch của cá nhân thì nên quên. Nhớ, không ai chịu đựng nổi. Nhưng bi kịch của cả dân tộc thì phải nhớ. Quên, người ta đánh mất cơ hội để trở thành giàu có, sâu sắc. Và nhất là, trưởng thành. Với cá nhân, nước mắt là đá, nặng trĩu, kéo oằn người ta xuống; với dân tộc, nước mắt là ngọc trai, trong giếng Mỵ Châu, tỏa sáng, lấp lánh, làm người ta đẹp hơn. Và cũng cao hơn... (...)

Chân Phương: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Chân Phương: ... Tôi hình dung đó là một bầy khủng long bằng sắt thép đêm ngày dò dẫm khắp rừng núi Trường Sơn tiến về phương Nam; nhưng khi chiếm được Sài Gòn thì nhanh chóng diễn ra tuồng kịch bi-hài của bọn khủng long chỉ có bộ óc không to hơn bát gạo bao nhiêu!... (...)

Trần Trung Đạo: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Trần Trung Đạo: ... Tôi có một niềm tin sâu xa vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam. Giá trị của một con người không phải được thẩm định khi người đó bị xô ngã nhưng ở chỗ biết đứng lên và đi tới. Dân tộc Việt Nam cũng thế, đã bị xô ngã trong ngày 30-4-1975 nhưng đang đứng lên và đi tới... (...)

Nhã Thuyên: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Nhã Thuyên: ... Những bài học lịch sử ở trường phổ thông về “ngày giải phóng”, “chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”,... cũng như rất rất nhiều những kiến thức, nhiều quan niệm, nhiều “giá trị” tôi chỉ còn nhìn như những cụm từ rỗng nghĩa (nhưng không vô nghĩa). Tôi quan tâm đọc những gì mọi người viết về ngày này như một quan tâm về lịch sử-sống, những người có kí ức về nó đang kể lại, những tâm sự của những người chứng, là bên này hay bên kia, của bè bạn phương xa, của kẻ lạ, hay tôi quan sát, hỏi han, lắng nghe từ những người bình thường như chú xe ôm, bà hàng nước... (...)

Phùng Nguyễn: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Phùng Nguyễn: ... Có những cái loa sẽ không bao giờ ngưng nghỉ việc phát ra tiếng ồn, đặc biệt những vu khống nhằm bôi đen đối phương của mình. Những tuyên truyền láo khoét mà tôi gọi là “nọc độc văn hóa” này lâu ngày sẽ trở thành những thực tế lịch sử không thể đảo ngược. Tôi cho rằng những vết nhơ văn hóa/lịch sử này cần phải được lật tẩy và xóa bỏ... (...)

Hoàng Chính: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Hoàng Chính: Hiểm họa Hán hóa của những năm Bắc thuộc đã tỏ tường. Và người ta cũng chẳng bận tâm che giấu. Tôi đang nhìn thấy những ngày xuống biển mò ngọc trai, lên rừng săn voi lấy ngà, gom góp vàng bạc đúc tượng những ông Khổng, ông Trang, ông Mao, ông vân vân và vân vân... gửi về phương Bắc... (...)

Hồ Đình Nghiêm: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Hồ Đình Nghiêm: ... Tháng 4, để mình lục soạn trí nhớ thử, từ cái cớ đau thương nọ hình như chưa có bài thơ nào gây ra xúc động? Mình luôn mang nỗi hoài nghi: Khi bạn chạm mặt buồn đau, tang thương nghiệt ngã, chắc bạn sẽ thấy bất lực khi muốn dùng chữ viết để bạch hóa nó ra. 37 năm qua, mình chưa đọc phải một cái gì nhức nhối về “cải tạo” về “vượt biển” về “lưu vong”... (...)

GS Nguyễn Ngọc Bích: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Nguyễn Ngọc Bích: ... Đất nước chỉ còn có một hy-vọng độc-nhất, đó là đặt lên vai những tuổi trẻ hôm nay, những tuổi trẻ như Việt Khang, Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân... và nhiều người còn trẻ hơn thế nữa! Họ là những con người trong sáng, không bị gánh nặng của quá-khứ đè trĩu trên vai, và đã từ lâu họ nhìn ra không còn Quốc-Cộng ở trong hàng ngũ họ nữa, chỉ còn “nghĩa đồng-bào” con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên!... (...)

Trần Mộng Tú: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Trần Mộng Tú: ... Ba mươi bảy năm rồi, người ta nói là Việt Nam đã hết chiến tranh, người dân đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhưng trên mạng, người Việt trong và ngoài nước vẫn có những dòng chữ gửi đến cho nhau mang theo những thông điệp thật buồn: Việt Nam tôi đâu? Người dân mất nhà, mất đất. Gái Việt bán sang Đài Loan. Gái Việt xếp hàng lấy chồng Đại Hàn. Không có Tự Do cho Việt Nam. Ngư dân Việt bị tầu Trung Quốc bắt ngay trên biển của mình. Nước Việt âm thầm mất dần từng mảnh cho Trung Quốc... (...)

Nguyễn Tôn Hiệt: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Nguyễn Tôn Hiệt: ... Tôi nghĩ, để “băng bó vết thương chung của dân tộc” thì, trước hết, ta không nên nhầm lẫn nó với những chiêu bài “hoà giải hoà hợp” giả hiệu. Không thể “băng bó vết thương chung của dân tộc” bằng cách tự đánh thuốc mê, tự chích thuốc tê, tự tẩy trắng mọi ký ức đau thương, khi vết thương thật sự vẫn còn nguyên trong tâm hồn và trên thể xác của biết bao người. Không thể “băng bó vết thương chung của dân tộc” khi những kẻ gây ra vết thương ấy không hề biết nhận lỗi, không hề biết sửa đổi, mà cứ tiếp tục dối trá, cứ tiếp tục tạo ra những tội ác mới, những sai lầm mới, cứ tiếp tục ca múa, giăng cờ, cụng ly trên chính vết thương ấy... (...)

Bắc Phong: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Bắc Phong: Tôi vẫn muốn gọi ngày 30 tháng 4 là ngày Quốc Hận vì tôi là công dân của nước Việt Nam Cộng Hoà bị mất vào tay Cộng Sản ngày đó năm 1975. Tôi buồn nhiều vì, giống số phận đau thương của nhân dân miền Bắc, nhân dân miền Nam cũng phải sống khổ dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản từ đó đến nay và chưa biết còn đến bao giờ nữa... (...)

Uyên Thao: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Uyên Thao: ... Thời điểm đó, tôi đã nói với bạn bè là tôi thấy cuộc chiến không hề chấm dứt mà chỉ chuyển sang một đoạn đường mới kể từ ngày nào Sài Gòn rơi vào tay Cộng Sản. Trong nhận thức của tôi, cuộc chiến đang diễn ra dù gọi tên là gì, dù được giải thích ra sao thì thực chất chỉ là cuộc chiến do yêu cầu bảo tồn sự sống của người Việt trước nguy cơ huỷ hoại sự sống của một tập đoàn mê muội cuồng dại mà thôi... (...)

Liêu Thái: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Liêu Thái: ... Cứ mỗi dịp tháng Tư về, vườn nhà tôi thi thoảng nghe chó sủa đêm rồi lại tru, mẹ tôi bảo đó là chó sủa ma. Và mẹ tôi cũng nói rằng còn quá nhiều oan hồn uẩn tử, âm khí quá nặng, nên tháng Tư về, song hành với tiếng reo hò chiến thắng là tiếng chó tru đêm đầy rẫy trên quê hương. Và, đâu đó trong góc khuất cuộc đời, những oan hồn đang thở dài nhìn hiện tình đất nước, nhìn những người bạn năm nào giờ đang lưu lạc… Cứ như thế, đất nước vật vờ trong nhịp buồn tháng Tư – tháng Oan Hồn... (...)

Nguyễn Viện: Những suy nghĩ về ngày 30/4  (phỏng vấn) 
Nguyễn Viện: ... Tôi vừa đọc lại cuốn Chuông gọi hồn ai của Hemingway, cũng là cuốn sách viết về cuộc nội chiến Tây Ban Nha, và tôi nhớ có đoạn Hemingway để cho nhân vật của mình nói, đại ý: Cần phải có một cuộc giải tội tập thể cho cả dân tộc, bất kể anh ở phe nào. Vâng, tôi ước ao có một ngày mọi người dân Việt dù đang sống ở bất cứ đâu, cùng dành ra một giờ để xưng tội với nhau và xin tha thứ cho nhau. Cho cả những người đã chết, đang sống và sẽ sinh ra làm người Việt... (...)

Cảm tưởng về ngày 30/4  (tiểu luận / nhận định) 
... 37 năm nhìn lại với tôi là một chặng đường tuột dốc thê thảm: tước đoạt của mọi tước đoạt, tham tàn trên cả tham tàn, lừa mỵ phản trắc không diễn tả nổi. Những chiếc bánh vẽ to tướng mà đến cuối đời nhà thơ Chế Lan Viên mới tuồng như thấu hiểu, thì người ta vẫn thay phiên nhau tọng vô họng nhân dân... (...)

Mắc nghẹn giữa lòng thơ tháng 4 cho Văn Giang  (thơ) 
Một đêm tối tăm rồi lại một đêm tăm tối nữa / Ai đã cố tình thổi âm u vào nơi u tối? / Phải rồi, đêm qua chính lũ chó săn đã hung hãn / Hiếp dâm cả những giọt ánh sáng cuối đường hầm / Văn Giang ứa đầy những ngụm bóng tối hờn căm...

Nhân quyền Việt Nam tôi đâu?  (đối thoại) 
[TỰ DO & NHÂN QUYỀN] ... Nhân Quyền của Việt Nam tôi đâu? / Quyền con người quyền sống bấy lâu / Vang lên đi, tiếng hát vực sâu / Cởi xiềng xích bóng tối âu sầu...

Khúc lâm sàng cho những trí thức không tim  (đối thoại) 
[TRÍ THỨC] ... Trí thức! Trí thức! anh có còn tim không / mà thản nhiên dòng giống / anh có lên tiếng không / những nghiệt ngã bức triệt âm u đời sống / trí thức phải là gì để chúng tôi còn ngưỡng mộ ước mong / hay chỉ là những địa vị tước vị hàm phong...

Cuối năm nhìn những chuyến xe qua  (thơ) 
Chuyến xe metro cuối cùng / về trạm hay chưa / cuối năm rồi / cuộc đời thêm trống trải / tôi vẫn làm người di dân / mong ngóng mãi / chuyến xe nào mang tôi về quê hương...

No China  (thơ) 
... một ngôi sao sáng / hai ngôi sáng sao... / năm ngôi sao sáng, sáu ngôi sáng sao / ngây thơ nào đem dìm quốc nhục nơi nao...

Thi ca dấn thân hay dấn thân vị thi ca? [kỳ III]  (tiểu luận / nhận định) 
... Chúng ta đều đang nhận ra là mình không thể viết như một phó bản của ngày hôm trước. Chúng ta nỗ lực tìm cách viết khác đi, và khác đi không có nghĩa chỉ làm mới hình thức, mà còn đào sâu một thứ ý nghĩa khác của thực tại. Tốt hơn nữa là biết tại sao chúng ta phải làm thơ, mà không thể làm một cái gì khác hơn trong lúc này... (...)

Thi ca dấn thân hay dấn thân vị thi ca? [kỳ II]  (tiểu luận / nhận định) 
... Với thi ca dấn thân, tác phẩm luôn luôn biểu hiện được một thái độ, một tiếng nói mạnh mẽ đôi khi còn át luôn cả những tiếng động giấc ngủ mộng mị của đời sống. Và do đó có thể làm giật mình một số thi sĩ đang chỉ muốn nằm “run với gió”... (...)

Thi ca dấn thân hay dấn thân vị thi ca? [kỳ I]  (tiểu luận / nhận định) 
... Lẽ nào chúng ta đang ở trong một thời đại mà thi ca bị đời sống có quá nhiều thứ náo động vây khổn đến mức chỉ còn như để trám vào khoảng trống lấp liếm? Lẽ nào những tiếng hú, tiếng tru, tiếng hét, tiếng thét, tiếng hát... của cả một hiện tượng thi ca phản kháng lại không đánh thức hoặc “đánh phá” nổi giấc ngủ an lành của quý vị đang nằm “run” với gió, “rụng” với lá cây...? ... (...)

Ngu rực rỡ và ngu v.v...  (thơ) 
... bạn thấy không... tín hiệu của những tàn thu / sự phán xử của những chiếc lá sau cuối / mây tứ xứ vờn đuổi / bài học dành cho mùa thu / là cứ tha hồ vàng những cơn... ngu / rực rỡ / ngu trời sợ / ngu vân vân...

Yêu nước sao cứ phải yêu chui?  (thơ) 
... còn lại đây vẫn là nghịch lý / trốn chui trốn nhủi / những cánh tay giương cao đâu chỉ để / van vỉ trời xanh / trời xanh khóc thay cho biển xanh / thì cũng chỉ là những điều mong manh / coi như phút diễn trò đâu đó / của thứ sân khấu sắp hạ màn...

Khi loài chim báo bão  (thơ) 
... không, đời đời kiếp kiếp vẫn là không / những trái tim vẫn đập từng hồi sóng vỡ biển đông / cầm tay nhau để không bị chặt tay mà đòi lại bàn tay / cho một Điếu Cày... cho một Điếu Cày chảy máu tự do...

Liberty or Death, Việt Nam là của Việt Nam tự do!  (thơ) 
Tự do / hay là chết / phải nhảy qua khiếp nhược / chết tiệt này / và chết / chết cho đẹp / cùng những que diêm / cùng những mồi lửa / mùa hè không lầm lỡ không lần lữa / tuổi trẻ sa mạc / chưa hết thuốc chữa / bùng lên / cát bỏng / những mũi tên lửa...

Khi tuổi trẻ thổi mặt trời lên  (thơ) 
... mai rồi nhé / thôi đừng / nhìn em khóc / quay mặt đi / trang trải / món nợ nần / ngày lịch sử / thiên thu / vầng sao mọc / ngẩng đầu lên / trăng một chiếc / sáng ngần...

Máu trào thiên cổ  (thơ) 
... nước mắt sẽ mang chúng ta vượt qua biển lớn / đêm rồi cũng qua / và trời cũng dần dần hé sáng / khi hai bờ môi ấy đã mím lại khinh mạn / dáng người ngẩng cao tuồng như bẻ gãy những chiếc còng số 8 ...

Ôi “hiu hắt quê hương” Phạm Công Thiện  (thơ) 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... và thi sĩ của lòng tôi / cũng đã bay rồi phải không / nỗi ám ảnh thơ mộng dị kỳ của những tiếng nổ mặt trời / cũng đã thành địa chấn của bao thế hệ / tôi đang sống / mà cũng đang dở chết / ông cũng đã chết lên chết xuống / trong những lưu đày của một hành giả / đi qua đời / và dùng hết tàn hơi / thổi lên vầng mặt trời thứ ánh sáng nguy nga...

Giả định mùa sen nở  (thơ) 
... Ngẩng đầu lên đi nào. Thật cao. Cho mây tụng ca ngàn lời hiệu triệu. Cho chim cảnh báo những mùa xuân bội phản. Cho biển xanh không trộn với xiềng xích. Cho đất rừng không giẫm nát dưới đế giày phương Bắc. Cho ma thuật hết dở ngón ngu dân. Cho cuộc hẹn có dẫu là thiên đàng hay địa ngục...

Nỗi hiện diện vắng mặt  (thơ) 
Bây giờ qua những chấn song / người đàn ông / vầng trán cao rộng / sau lăng kính hư ảo cuộc đời / long lanh kính trắng gọng đen / đang nghĩ gì / đang ra sao / đang loay hoay mong mỏi mãnh liệt / được viết bài thơ tình không dang dở / cho đời sống...

Xin một ngày tháng tư  (thơ) 
[BA MƯƠI LĂM NĂM SAU 30/4] ... Hãy cho em một ngày một ngày trong tháng tư đầu mình và tứ chi chạy tán loạn tuỳ nghi chạy tan hàng mệt nghỉ chạy phân thây tung toé vạn nẻo đường Việt Nam đầu ở chỗ muốn quên mà vẫn nhớ mình ở chỗ muốn nhớ nhưng bỗng quên tứ chi ở chỗ nửa nhớ nửa quên quên quên nhớ nhớ hoa anh đào ở thủ đô Mỹ vẫn nở đất mở trời cao có không chuyện lận đận lao đao bầu cua cá cọp một ván ngọt ngào quê hương ta đó sao nhắc chi lòng vẫn vằng vặc trăng sao...

Thi sĩ chỉ mần thơ  (đối thoại) 
[THƠ & HIỆN THỰC] ... thật tình mà nói / thi sĩ không có hận Đ(ời) / mà chỉ hận sự gian ác / tột cùng của sự gian ác / làm tan tác / đời // rồi thì / ta cũng mửa mật xanh / ta mửa ra thêm / một hình nhân / hình nhân / quái dị / đóng phim X / mần thịt không chừa / bợm máu Dê / T.B (tái bút) ơi bạn, lần này mình đổi qua phim-Dê, vì cuộc chơi “vưỡn” còn dài... lê thê...

Để âm mưu một cú thơ  (thơ) 
... kỳ thực / chúng ta không thể / cứ ì ạch như đàn bò / gặm chữ và gặm chữ / thuộc giống nhai lại / trên cánh đồng / cháy bỏng / của trí tưởng / của mường tượng / hư linh / nghĩ cho rốt ráo / thơ mở rộng / hay mở rộng / những cánh cửa thơ / cũng chỉ là công việc / mầy mò / đoán mò / lốc cốc tử chi gia / bỏ hết vô trong một cái ca / lắc tới lắc lui để chữ rớt ra / thơ lắc...

Đón xem phim 1-Đê giờ thứ 25  (đối thoại) 
[THƠ & HIỆN THỰC] ... xin thưa: / xứ sở nào có phim 1–Đê / ở đó khán giả sẽ thi nhau / mửa mật xanh mật vàng / xứ sở miền nhiệt đới / mà quanh năm vắng bóng / mặt trời / xứ sở người mù / không sao bừng mắt cùng nhân loại / xứ sở mặt trời đen / đen như mõm chó...

Bệnh dửng dưng  (truyện / tuỳ bút) 
... Hình như họ đang bị xâm nhiễm nặng thứ vi trùng làm huỷ diệt những cảm xúc tình người. Họ sẵn sàng xoay mặt với những đau khổ của đồng loại và chỉ biết làm đầy bao tử mình. Rồi họ đổ lỗi cho những tệ trạng nghèo đói, mục ruỗng từ trên xuống. Con bệnh này vì thế tôi sợ sẽ hết thuốc chữa nếu càng ngày càng lan dần, lan mạnh trong xã hội tôi đang sống... (...)

Để nghĩ về một thi sĩ  (thơ) 
... Dù sao tôi cũng chỉ cầu mong một điều / những nhà thơ nơi hang cùng ngõ hẻm sẽ sống mãi / tồn tại với nắng gió trở trời / trong bất cứ một xó xỉnh nào trên trái đất...

Lời bọt sóng  (thơ) 
... hãy cất giữ những khao khát. Bằng những cơn mơ tảng sáng / ồ mà khi không tôi bỗng muốn / làm căng cứng giấc mơ ai...

Mùi của lửa  (truyện / tuỳ bút) 
... Cùng lắm cô chỉ rớt tõm xuống đáy sâu của đêm hoặc cô rơi như tiếng đêm vỡ. Ồ mà không, cô sẽ vụn nát ra như những mảnh thủy tinh và điều này chắc cũng chẳng thể nào giống như những vì sao vỡ. Có điều cô sẽ biến nhanh thật nhanh hơn đời người, khi chưa kịp làm vội những gì mình bỗng ước muốn trong một phút giây nào đó... (...)

Độc tố  (truyện / tuỳ bút) 
Họ gặp nhau bất ngờ như một cảm hứng xuất thần. Hôm đó, lục lọi trong đời thấy mọi trò chơi đều cũ mèm, cô tìm cách đến đó như một cuộc đùa bỡn với cái chết. Cái chết cũng là một dấu hỏi hấp dẫn rùng rợn ly kỳ đáng truy lùng, và cũng có rất nhiều cách chết. Cái chết của cô là cái chết của một con bò cái, hay bò điên thích húc đầu vào những rực rỡ của lửa. Những con lửa đẹp mê người... (...)

Đôi giày phụ nữ made in Vietnam  (thơ) 
... người vẫn muốn thế giới này cuối cùng còn sót lại em / để nói về những giấc mơ không bao giờ có thật / về ý nghĩa của một giọt sương mai / một chiếc lá rụng / một tháng mười hai cuối cùng / dù chẳng thể còn giữ được một lời hứa sẽ yêu nhau cho đến tháng mười hai cuối cùng ấy...

Lạc bóng  (truyện / tuỳ bút) 
Buổi chiều trôi qua khá lặng lẽ - Nỗi êm ả quạnh hiu của một người muốn trở nên vô tích sự, sẵn sàng hất tung mọi công việc dồn đuổi trước mặt. Hình như mùa hè vừa chở nắng thả từng sợi vàng lên trên vũng lá xanh và gió trườn lên bụi cây những luồng hơi thở nóng bỏng. Tôi ngồi lơ ngơ ở vườn sau. (...)

Bài tháng giêng  (thơ) 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021