Miłosz, Czesław
tiểu sử &  tác phẩm 

CZESŁAW MIŁOSZ sinh tại Seteinai, quận Kiédaipiai, Lituanie ngày 30 tháng Sáu năm 1911, cháu của nhà thơ viết tiếng Pháp gốc Ba-lan Oscar de Lubicz-Miłosz, bạn của tiểu thuyết gia kiêm kịch tác gia Witold Gombrovicz, và chính ông là một trong những người lãnh đạo nhóm “Tiền phong thứ nhì” trong thơ Ba-lan. Lớn lên ở Vilno, học các trường Thiên chúa giáo ở đó, liên hệ với các nhóm văn nghệ chịu ảnh hưởng mác-xít khi học đại học, Miłosz bắt đầu làm thơ «một cách nghiêm chỉnh» khi sống ở Paris, gần gụi Oscar de Lubicz-Miłosz. Tham gia kháng chiến từ năm 1937, ông hoạt động cho các nhà xuất bản bí mật của kháng chiến ở Varsovie thời quốc xã chiếm đóng. Ông đã bí mật ấn hành tại Varsovie một hợp tuyển thơ chống quốc xã, và viết «Những tiếng nói của những kẻ khốn khổ» đề tặng các nạn nhân của áp bức. Ngay sau thế chiến, ông được cử làm tùy viên văn hóa của Ba-lan tại Hoa-kỳ rồi Pháp. Năm 1951, ông đoạn tuyệt với chế độ và trình bày nguyên ủy trong một tác phẩm thời danh: La Pensée captive (Suy tưởng bị cầm giữ). Sau mười năm tỵ nạn chính trị tại Pháp, ông qua Hoa-kỳ làm giáo sư ngôn ngữ và văn chương tại đại học Berkeley, California, tiếp tục viết sách, làm thơ và dịch thơ. Ông đã khởi sự in thơ vào đầu những năm 1930. Thơ về thời gian hóa đá (1933), Ba mùa đông (1937) lần lượt ra đời trước một tập thơ kháng chiến: Cứu vớt (1945). Như trên đã nói, trong thời chiến, ông đã biên tập một hợp tuyển thơ chống quốc xã, lấy tựa đề: Tiếng hát bất khuất. Năm 1973, một tuyển tập thơ Czesław Miłosz được xuất bản bằng Anh văn. Năm 1976, đại học Michigan đã in một ấn bản gồm hầu hết thơ ông (bằng tiếng Ba-lan) từ đầu đến thời kỳ đó. Và chính đại học này đã tặng Miłosz cấp bằng tiến sĩ danh dự. Miłosz còn là tác giả rất nhiều tùy bút văn nghệ, tự sự và một cuốn Lịch sử văn chương Ba-lan rất đồ sộ (khoảng 800 trang bằng Anh văn). Ông đã giới thiệu thơ Ba-lan với thế giới qua các bản dịch rất điêu luyện bằng Anh văn và chính ông vẫn tiếp tục làm thơ cho tới những năm gần đây... Được nhìn nhận như «một trong những chứng nhân sáng suốt nhất của thời đại chúng ta», Czesław Miłosz đã lần lượt được tặng những giải thưởng văn chương quan trọng nhất trên thế giới, như «Giải văn chương quốc tế Neustadt» (1978), giải Nobel Văn chương (1980).

(Diễm Châu biên soạn)

tác phẩm

Trú ngụ | Trong thành phố Warsaw | Không bao giờ tái diễn  (thơ) 
... Anh thề sẽ không bao giờ làm / Một kẻ khóc lóc chịu tang / Anh thề sẽ không bao giờ đụng đến / Những vết thương của đất nước anh / Để khỏi phải biến vết thương thành những thánh tích / Những thánh tích đáng ghét theo đuổi / Con cháu sau này qua bao thế kỷ... | ... Một ngày nào đó tôi sẽ phải kể lại tôi đã thay đổi ra sao / Những cách nhìn của mình về thơ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]

Lại trái đất | Khúc bi thương cho N.N. | Phục hồi  (thơ) 
Mọi thứ trên trái đất này thật là khó hiểu. / Sự quyến rũ của sông nước. Sự quyến rũ của trái cây. / Sự quyến rũ của hai bầu vú và mái tóc dài của người thiếu nữ... | Hãy cho ta biết đường đi có quá xa đối với em. / Em vẫn có thể vượt những ngọn sóng ngắn của biển Baltic / và qua khỏi những cánh đồng Đan mạch, qua khỏi một cánh rừng sồi... | Ta đây – tại sao phải sợ vô lý như thế? / Đêm sẽ sớm tàn, bình minh sẽ lên. / Hãy nghe đây: đã vang dội những tiếng tù và của mục đồng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]

Trở về Krakow năm 1880 | Họ sẽ đặt ở đấy những màn ảnh truyền hình | Chân dung Hy lạp  (thơ) 
Thế là tôi trở về đây từ những thủ đô lớn, / Về thành phố nằm trong một thung lũng hẹp dưới đồi giáo đường / Với những ngôi mộ vua chúa. Tới một quảng trường dưới pháo đài... | Họ sẽ đặt ở đấy những màn ảnh truyền hình và cuộc đời chúng ta / sẽ hiện ra từ đầu đến cuối / với mọi thứ chúng ta có vẻ như đã tìm cách quên, mãi mãi... | Bộ râu tôi rậm rạp, mí mắt che nửa / Đôi mắt, như với những người biết giá trị / Của sự vật... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]

Caffé Greco | Chân dung thế kỷ XX | Ra đời  (thơ) 
Chúng ta đã thấy nhiều, đã hiểu nhiều. / Những quốc gia sụp đổ, những đất nước mất hẳn. / Những ảo tưởng của trí óc con người bủa vây chúng ta / Và làm cho con người hủy diệt hoặc chìm vào nô lệ... | Đàng sau một nụ cười ân cần anh em, / Hắn khinh bỉ người đọc báo, nạn nhân của phép biện chứng quyền uy. / Gọi tên “dân chủ” với một cái nháy mắt... | Lần đầu tiên hắn nhìn thấy ánh sáng. / Cả thế giới ánh sáng chói chang. / Hắn không biết đây là những tiếng thét / Của những con chim chói loà... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]

Đọc nhà thơ Nhật bản Issa (1762-1826) | Quà tặng | Những dòng sông nhỏ dần  (thơ) 
Một vài nét mực phóng ra, thế là xong. / Sự tĩnh lặng mênh mông của sương mù trắng, / thức dậy giữa núi rừng... | Một ngày tràn trề hạnh phúc. / Sương mù dậy sớm, tôi làm việc ngoài vườn. / Những con chim ruồi dừng cánh trên hoa kim ngân... | Sông nhỏ dần. Những thành phố bé lại. Những khu vườn tráng lệ / Phát hiện những thứ trước đây tôi không nhìn thấy: những chiếc lá cằn cọc và bụi... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]

Vòng qua Phố Descartes | Cuộc tháo chạy  (thơ) 
Vòng qua phố Descartes / Tôi xuống phía sông Seine, rụt rè, một du khách, / Một anh nhà quê mới đến thủ đô của thế giới. // Chúng tôi nhiều người, từ Jassy và Koloshvar, Wilno và Bucharest, Saigon và Marakesh, / Xấu hổ vì nhớ lại những thói tục ở quê nhà... | Khi chúng tôi rời thành phố rực cháy / Tới lối mòn đầu tiên trên cánh đồng, quay nhìn lại, / Tôi nói: “Cỏ hãy phủ lấp dấu chân chúng ta..." [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên]

Cám dỗ | Cái ngày xưa là lớn lao | [Với sự thật không hẳn là sự thật]  (thơ) 
Ba bài thơ của Czesław Miłosz (1911-2004) — nhà thơ Ba Lan đoạt giải Nobel Văn Chương năm 1980. [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên]

Hiện thân không tên | Gặp gỡ | Esse  (thơ) 
Lý trí con người đẹp đẽ và vô địch, / không rào cản, không dây thép gai, không bụi sách nghiền nát, / không án lưu đầy nào có thể khuất phục... | Chúng tôi ngồi trên toa tàu đi qua những cánh đồng băng giá lúc rạng đông... | Tôi nhìn gương mặt ấy, lặng người. Những ngọn đèn nhà ga métro lướt qua; tôi không để ý. Biết làm gì khi cái nhìn của chúng ta thiếu sức mạnh vô hạn để háo hức nhìn mê mẩn các đối tượng, trong thoáng giây...

Lời nói đầu | Ars poetica | Gửi người lầm lạc | Không thêm nữa | Thật ít  (thơ) 
Trước hết, ngôn ngữ đơn sơ bằng tiếng mẹ đẻ, / Nghe là bạn có thể nhìn thấy / Những cây táo, một con sông, khúc quanh một con đường... | Tôi đã luôn luôn khát khao một hình thức khoảng khoát hơn / nhằm thoát khỏi những ràng buộc của thi ca hay văn xuôi / để chúng ta hiểu nhau mà không phải giãi bày / những nỗi đau siêu phàm trước tác giả hay người đọc...

Về Szymborska  (tiểu luận / nhận định) 
Đối với tôi, Szymborska trước hết là một nhà thơ của ý thức. Điều này có nghĩa là bà nói với chúng ta, sống cùng thời, như một người trong chúng ta, dành những chuyện riêng cho bản thân bà, hoạt động ở một mức độ cách biệt nào đó, nhưng cũng quy chiếu về những gì mọi người đều biết từ chính cuộc đời của mình... (...)

Bài ca về ngày tận thế | Những quy tắc | Lời đề tặng | Sụp đổ | Thế nhưng những cuốn sách  (thơ) 
Vào ngày tận thế / Một con ong lượn quanh khóm cỏ ba lá, / Một người đánh cá vá lại chiếc lưới lấp lánh. / Những con cá heo vui tươi nhảy lên ngoài biển... | Một người đàng hoàng thời chẳng nên yêu trăng. / Lưỡi rìu chẳng nên nhẹ đi trong tay y... | Cái chết của một người cũng tựa như sự sụp đổ của một Quốc gia hùng mạnh / có những đạo binh, các lãnh tụ và những nhà tiên tri tuyệt hảo...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021