Swir, Anna [Anna Świrszczyńska]
tiểu sử &  tác phẩm 

ANNA SWIR [nguyên tên là ANNA ŚWIRSZCZYŃSKA] (1909-1984) là một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của Ba Lan. Tập thơ đầu tiên của bà xuất bản năm 1936. Thơ bà phổ biến nhiều nhất vào lúc bà quá sáu mươi tuổi cho thấy rõ nữ tính và dục tính của một nhà thơ được coi như một trong những nhà thơ lớn của đất nước bà, nhưng vẫn giữ một vị trí riêng lẻ. Trong bài giới thiệu Anna Swir in trong tập Happy As A Dog's Tail [Hạnh phúc như đuôi một con chó] (Harcourt Brace Jovanovich, Publishers, New York, 1985 - tập hợp những bài thơ đã được xuất bản lần đầu bằng tiếng Ba Lan: Wybór wieszy, 1980; Jestem baba, 1975, và Bulowalam barykade, 1974), nhà thơ Ba Lan Czeslaw Milosz (Nobel Văn chương 1980) đã nhận diện chủ đề trung tâm của thơ bà là xác thịt. “Xác thịt trong tình yêu ngây ngất, xác thịt trong đau đớn, xác thịt trong khủng khiếp, xác thịt sợ hãi sự cô đơn, xác thịt chứa chan, chuyển động, lười biếng, xác thịt của một phụ nữ sinh nở, nghỉ ngơi, ngáy ran, tập thể dục mềm dẻo buổi sáng...” Trong một bài thơ của bà, “một người yêu xuất hiện như một con dê đực man rợ hay có thể một con chó dại. Trong bóng tối thật khó mà nói”. Với những nét tài hoa và tập trung, Anna Swir viết những bài thơ đầy nhục dục, có khi dữ dội, và hầu như lúc nào cũng tinh xảo ngay cả trong chữ viết. Thơ Anna Swir là tiếng nói sáng sủa và mãnh liệt, riêng lẻ giữa một rừng rậm những nhà thơ thiên tài mới của Ba Lan thời hậu chiến.

tác phẩm

Bắn vào mắt một con người | Tôi bưng bô | Lão ông gặp may | Tôi và con người tôi  (thơ) 
Cậu bé mười lăm tuổi, / học trò giỏi nhất lớp tiếng Ba-lan. / Cậu xông thẳng tới kẻ thù / tay cầm một cây súng ngắn... | Tôi làm lính phục vụ ở bệnh viện / không thuốc men chẳng nước nôi / Tôi bưng những cái bô / đầy mủ, máu và phân... | ... Ông lão / nằm dài trong bùn và máu. / Bên dưới, ông cảm nhận / mấy cuốn sách... | Có những lúc / tôi thực sự cảm thấy rõ hơn bao giờ / rằng tôi đang có bên mình / chính con người của tôi... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]

Hai mươi bài thơ  (thơ) 
Hai mươi bài thơ của Anna Swir (1909-1984) — một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của Ba Lan. "Với những nét tài hoa và tập trung, Anna Swir viết những bài thơ đầy nhục dục, có khi dữ dội, và hầu như lúc nào cũng tinh xảo ngay cả trong chữ viết. Thơ Anna Swir là tiếng nói sáng sủa và mãnh liệt, riêng lẻ giữa một rừng rậm những nhà thơ thiên tài mới của Ba Lan thời hậu chiến." [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]

Mười một bài thơ  (thơ) 
Mười một bài thơ của Anna Swir (1909-1984) — một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của Ba Lan. "Với những nét tài hoa và tập trung, Anna Swir viết những bài thơ đầy nhục dục, có khi dữ dội, và hầu như lúc nào cũng tinh xảo ngay cả trong chữ viết. Thơ Anna Swir là tiếng nói sáng sủa và mãnh liệt, riêng lẻ giữa một rừng rậm những nhà thơ thiên tài mới của Ba Lan thời hậu chiến." [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên]

Bảy bài thơ  (thơ) 
Song song với dòng thơ đầy nhục cảm, Anna Swir (1909-1984) còn viết một dòng thơ đầy tính đấu tranh. Trong Thế chiến II bà đã tích cực tham gia cuộc Nổi dậy Vac-xa-va (1944), và kinh nghiệm thời chiến tranh đã ảnh hưởng mãnh liệt tới dòng thơ này của bà. Bảy bài thơ được giới thiệu ở đây phản ảnh mối quan tâm sâu sắc của Anna Swir đến con người và lịch sử. [Bản dịch của nhà thơ Diễm Châu]

Chín bài thơ  (thơ) 
Chín bài thơ của Anna Swir (1909-1984) — một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của Ba Lan. "Với những nét tài hoa và tập trung, Anna Swir viết những bài thơ đầy nhục dục, có khi dữ dội, và hầu như lúc nào cũng tinh xảo ngay cả trong chữ viết. Thơ Anna Swir là tiếng nói sáng sủa và mãnh liệt, riêng lẻ giữa một rừng rậm những nhà thơ thiên tài mới của Ba Lan thời hậu chiến." [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên]

Mười bài thơ  (thơ) 
Mười bài thơ của Anna Swir (1909-1984) — một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của Ba Lan. "Với những nét tài hoa và tập trung, Anna Swir viết những bài thơ đầy nhục dục, có khi dữ dội, và hầu như lúc nào cũng tinh xảo ngay cả trong chữ viết. Thơ Anna Swir là tiếng nói sáng sủa và mãnh liệt, riêng lẻ giữa một rừng rậm những nhà thơ thiên tài mới của Ba Lan thời hậu chiến." [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên]


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021