Trùng Dương
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Gabriel García Márquez – “Vĩ nhân không bao giờ chết cả”  (ký sự / tường thuật) 
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] Đại văn hào Gabriel García Márquez, gốc Colombia, tác giả cuốn tiểu thuyết danh tiếng One Hundred Years of Solitude và là người đã đoạt giải Văn Chương Nobel năm 1982, đã qua đời ngày 17 tháng 4 vừa qua tại nơi ông sinh sống bấy lâu ở Mexico City, hưởng thọ 87 tuổi... (...)

André Menras: Từ cuốn sách ‘Chúng tôi lên án: Trở về từ nhà tù Sàigòn’ tới phim tài liệu ‘Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát’ bị CSVN cấm chiếu  (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó công dân Hồ Cương Quyết bị tống xuất khỏi Việt Nam, như chàng thanh niên André Menras đã bị trục xuất khỏi Sàigòn cách đây gần 40 năm. Liệu ông có sẽ viết một cuốn hồi ký tựa là “J’accuse…”?

Vĩnh biệt Cao Xuân Huy — chúc Anh lên đường thênh thang  (sổ tay) 
[TƯỞNG NIỆM CAO XUÂN HUY (1947-2010)] ... Tháng Ba năm nào gẫy súng, tù đầy, nhưng không khuất tất. Trong những bài viết của anh, đặc biệt qua cuốn sách Vài mẩu chuyện anh vừa xuất bản, không có hận thù, chỉ có tình thương và lòng nhân bản không biên giới, không phe phái, là những điều sẽ tồn tại mãi với thời gian. Giờ đây Huy mới thực sự trở về quê cho một bắt đầu lại... (...)

Đi tìm Thạch Trung Giả  (tư liệu / biên khảo) 
Trong một buổi mạn đàm văn học gần đây, tình cờ có người nhắc tới tên Thạch Trung Giả, một học giả của miền Nam trước 1975. Cũng chỉ là một nhắc nhở thoảng qua. Cũng thoáng qua là phần nhắc tới tên ông trong cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan (in lần thứ ba, California, Văn Nghệ, 2000) của nhà văn Võ Phiến, trang 149 và phần Tác Giả và Tác Phẩm ở cuối sách, với vỏn vẹn mấy chữ: “Thạch Trung Giả - Tác phẩm: Văn Học Phân Tích Toàn Thư (1973)”... (...)

Thời đại của xin lỗi  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ & CHÍNH TRỊ] ... Trước khi nói tới hoà hợp, hoà giải, tới việc với tay tới những “khúc ruột ngàn dặm”, việc đầu tiên người Cộng sản Việt Nam cần làm là nói lên lời xin lỗi về những thảm hoạ, chết chóc, oan khiên, dối trá, nhũng lạm mà sự du nhập một chủ nghĩa ngoại lai đã đem lại ra cho dân Việt từ Bắc chí Nam trong suốt 70 năm qua. Trước khi quá muộn, cho vận mạng đất nước và đặc biệt những thế hệ tương lai.

Viễn Phố: Người đàn bà đằng sau bộ ‘Văn Học Miền Nam 1954-75’  (ký sự / tường thuật) 
... Khi nghe tôi hỏi là nếu không có chị thì anh có thực hiện được bộ sách mà anh đã bỏ gần hết quãng đời trên 30 năm lưu xứ ra vừa sưu tầm vừa đọc vừa viết, trong khi vẫn đi làm công chức toàn thời, thì anh lắc đầu, song không nói gì. Tôi ao ước mình có sẵn máy quay phim để hướng nó sang chỗ chị lúc ấy đang ngồi giữa hai chúng tôi, đôi mắt rưng rưng... (...)

Lạc đường vào văn chương  (ký sự / tường thuật) 
... Tôi đau khổ nhưng không muốn nôn mửa vào cuộc đời vì tôi yêu nó. Mặc dù đang rất khốn khổ song một cách vô ý thức tôi biết rồi tôi sẽ tìm ra ý nghĩa của cuộc sống, sẽ ra khỏi vùng sương mù đang vây phủ tuổi mới lớn. Tôi đọc và xem những phim dựa trên tiểu thuyết của Françoise Sagan để mơ mộng, ao ước một đời sống không phải bận tâm về chuyện vật chất mà chỉ có rong chơi và yêu đương hồn nhiên như cỏ cây. Nhưng tôi thích Albert Camus, nếu không nói là yêu ông ta, mê mẩn với và cả nương tựa vào những L’Étranger, La Peste để sống. Đâu đó trong cuốn tiểu thuyết La Peste của Camus, tôi nhặt được câu đã trở thành một trong hai phương châm sống của tôi từ thuở mới lớn: “Tout ce que l’homme pouvait gagner au jeu de la peste et de la vie, c’était la connaissance et la mémoire”... (...)

Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?  (tiểu luận / nhận định) 
... Mặc dù Cộng sản Việt Nam hô hào đốt sách để thanh tẩy “tàn dư Mỹ Nguỵ” từ ngay sau khi chiếm miền Nam, kho tàng văn hoá phẩm của miền Nam thực ra đã được “tẩu tán” ra nước ngoài, đặc biệt tại Mỹ, từ lâu rồi. Trước thời Internet, những văn hoá phẩm này nằm trong hai thư viện lớn bên Mỹ, đó là Thư Viện Quốc Hội ở Washington, D.C. và thư viện Kroch Asia thuộc hệ thống thư viện của Đại học Cornell ở Ithaca, New York. Muốn tham khảo những tài liệu này ta phải tới tận nơi... (...)

Đi xem phim tài liệu BOLINAO 52 — Hội thảo ‘Tưởng nhớ, Hoà giải và Chữa thương’  (ký sự / tường thuật) 
... Đoàn người đi tìm tự do này trải qua 37 ngày lênh đênh trên biến Đông. Thuyền bị hư máy, lương thực cạn kiệt, gặp nhiều tầu lớn, trong đó có cả một chiến hạm Hoa Kỳ — chiếc USS Dubuque dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Alexander G. Balian — nhưng không được cứu vớt. Năm mươi hai người sống sót đã, để có sức mà tát nước ra khỏi con thuyền, phải ăn thịt người chết. Cuối cùng, họ được các ngư phủ Phi cứu đem vào bờ, tại làng Bolinao, do đấy nhóm này có tên gọi là Bolinao 110/52... (...)

Sao đặc trời  (truyện / tuỳ bút) 
Bốn câu thơ chợt bắt gặp nơi trang giữa của một cuốn sách biên khảo về văn học làm tôi bật ngồi dậy như bị điện giật. Bốn câu thơ mà trong đó hai câu cuối Nguyễn Vũ Thiện đã chép vào một mảnh giấy ép trong cuốn nhật ký của anh, có lẽ không lâu trước khi anh bị hạ sát... (...)

Thân hữu thăm viếng chúc Tết anh chị Võ Phiến, và vấn an anh Nguyễn Mộng Giác  (ký sự / tường thuật) 
[Ký sự bằng hình] ... Buổi họp mặt diễn ra trong bầu không khí thân mật, đầm ấm. Đặc biệt, mỗi người tới chúc Tết đều nhận được bản in trên giấy hoa tiên — với lời đề tặng và chữ ký của tác giả cuốn tiểu thuyết Giã Từ (1962), nay đã 84 tuổi — bài thơ mới sáng tác mang nhan đề “Mộc mạc tình quê”, bên cạnh một bàn đầy những món ăn tiêu biểu của ngày Tết — bánh chưng, xôi gấc, xôi vò, giò chả, dưa giá, canh măng, v.v. — do chị Viễn Phố đãi và của khách mang tới góp... (...)

Vài điểm lợi và bất lợi trong việc cầm bút ở hải ngoại  (tiểu luận / nhận định) 
Điều không ai có thể phủ nhận là con người sinh ra và lớn lên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường sinh sống. Điều này đã được thân mẫu của ông Mạnh Tử khám phá ra khi bà quyết định dọn nhà khỏi khu xóm kế bên một cái nghĩa địa đến bên một trường học. Người cầm bút lại càng không tránh được định luật này. (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021