Phạm Vũ Thịnh
tiểu sử &  tác phẩm 

Dịch giả / nhà nghiên cứu Phạm Vũ Thịnh sinh năm 1947 tại Ðà Nẵng. Ông từng là lưu học sinh tại Nhật Bản, tốt nghiệp Tiến sĩ Ðiện tử tại Ðại học Tokyo. Làm việc về Ðiện tử và Tin học ở Nhật từ 1977 đến 1982. Hiện nay ông làm về Tin học tại Tiểu bang New South Wales, Úc. Vì yêu văn chương, Phạm Vũ Thịnh dịch văn từ năm 2003. Ông đã dịch rất nhiều truyện ngắn của những tác gia Nhật Bản và Âu-Mỹ đương đại.

Những tác phẩm dịch thuật đã xuất bản:

Murakami Haruki, Đom đóm (tập truyện, 2006, NXB Đà Nẵng).
Murakami Haruki, Ngày đẹp trời để xem Kangaroo (tập truyện, 2006, NXB Đà Nẵng).
Murakami Haruki, Sau cơn động đất (tập truyện, 2006, NXB Đà Nẵng).
Murakami Haruki, Bóng ma ở Lexington (tập truyện, 2007, NXB Đà Nẵng).
Murakami Haruki, Người Ti-vi (tập truyện, 2007, NXB Đà Nẵng).

tác phẩm

Abe Kobo: tác gia Nhật Bản đương đại  (tiểu luận / nhận định) 
Trước Murakami Haruki trên 20 năm, Abe Kobo đã được biết đến như một tác gia Nhật Bản nổi tiếng quốc tế về các tác phẩm vượt khỏi mỹ quan truyền thống Nhật Bản, sáng tạo mới mẻ, dùng nhiều ẩn dụ, ngụ ngôn, nhiều hình tượng cụ thể hay siêu thực để diễn tả nội tâm và tiềm thức của con người bị tha hoá, vong ngã trong xã hội đô thị càng ngày càng tiện lợi và máy móc. Trong nước Nhật, ông thuộc lớp nhà văn tiền vệ, được đánh giá là có tư tưởng và thủ pháp đi trước thời đại... (...)

Fujisawa Shuhei: Tiểu thuyết gia Nhật Bản đương đại  (tiểu luận / nhận định) 
... Fujisawa Shuhei dùng biểu hiện văn học thuần tuý trong tác phẩm của ông, không chú trọng lắm về quá trình tu tập kiếm pháp của nhân vật chính như trong loại truyện dã sử kiếm hiệp Trung Quốc, mà đặt nặng việc mô tả tâm lý nhân vật, nếp sinh hoạt và suy nghĩ của giới võ sĩ (samurai) Nhật Bản, và tinh thần võ sĩ đạo trong bối cảnh thời Phủ Chúa Tokugawa... (...)

Shiba Ryotaro: Tác gia Nhật Bản đương đại  (tiểu luận / nhận định) 
... Ông là một tác gia có sức sáng tác mạnh, đọc nhiều hiểu rộng, có quan sát và suy luận tinh tế, đã đưa ra nhiều quan điểm mới có tính thuyết phục về những sự kiện lịch sử Nhật Bản, đặc biệt là các giai đoạn loạn lạc, chuyển biến kinh thiên động địa như thời Chiến quốc, cuối thời Mạc phủ, hay thời Minh Trị Duy Tân... (...)

KURT VONNEGUT — nhà văn Mỹ hậu-hiện-đại  (tiểu luận / nhận định) 
[TƯỞNG NIỆM KURT VONNEGUT (11.11.1922-11.4-2007)] ...Ông vận dụng các thủ pháp hậu-hiện-đại và khoa-học giả-tưởng. Thời gian trong tác phẩm của ông phi-tuyến-tính, thậm chí "chaotic" (rối tung), và có cả những khe hở, người nào lọt xuống sẽ rơi ngược về quá khứ rồi sống trở lại những năm tháng cũ, như một diễn viên sân khấu, biết trước kết cuộc nhưng vẫn phải giả bộ không biết, để đóng cho trọn vai trò của mình trên đời... (...)

Murakami Haruki: tiểu thuyết gia Nhật Bản đương đại  (tiểu luận / nhận định) 
... Tiếng tăm của ông ở nước ngoài cộng với địa vị "siêu sao" trong nước Nhật, đã làm tăng thêm khoảng cách đối với dòng văn học truyền thống Nhật Bản vốn vẫn nghi ngờ ý đồ có vẻ tạo loạn của ông... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021