Trần Thị Kim Lệ
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

“Xin lỗi và cảm ơn”, thật sao?  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Mỗi lần Nhã Nam đưa ra một thông báo về số phận cuốn sách “Bản đồ và Vùng đất”, thì cùng ngày đó Cao Việt Dũng lại đưa ra một lời cảm ơn và xin lỗi. Thông báo tạm ngừng phát hành, thì anh ta cảm ơn và xin lỗi lơ mơ. Thông báo chính thức thu đổi cuốn sách, thì anh ta cảm ơn và xin lỗi du dương hơn. Có phải đây chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên?...

Về phản ứng của ông Cao Việt Dũng và những người ủng hộ sự dịch loạn  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Một nhóm đưa ra ý kiến nghiêm túc, yêu cầu ông Cao Việt Dũng thành thật tiếp thu lời phê bình của ông Hà Thúc Lang. Một nhóm hăng hái đứng về phía ông Cao Việt Dũng, biến những bài phê bình mang tính học thuật của ông Hà Thúc Lang thành ra những lời đả kích cá nhân bên ngoài phạm vi học thuật, rồi xúi giục ông Cao Việt Dũng bất chấp những lời phê bình của ông Hà Thúc Lang...

Lại góp ý với ông Black Raccoon  (đối thoại) 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Một, Ông Black Raccoon nói tiểu thuyết L’ignorance của Kundera là “bản tiếng Pháp”. Sao lại nói là “bản tiếng Pháp”! Kundera viết cuốn L’ignorance trực tiếp bằng tiếng Pháp thì phải nói đó là nguyên tác chứ!...

Góp ý với ông Black Raccoon  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Ở đầu bài, ông nói độc giả Nguyễn Thị Sương là “khá xây dựng”, nhưng ông không hề cảm ơn một tiếng. Đã vậy, ở cuối bài thì ông kết luận bằng một câu xỏ xiên rất ư là bất nhã, sử dụng những từ “bép nhép”, “láp nháp” để đáp lại một phụ nữ đã bỏ công góp ý “khá xây dựng” cho ông!...

Nhà thơ Trần Vàng Sao không dính với đám gian thương văn hóa  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Bác Ngô Huy Liễn ngạc nhiên, chưng hửng, hỏi: Nhà thơ Trần Vàng Sao mà lại dính tới “doanh nhân” ư? Tôi thấy bác thắc mắc vậy là có lý. Nhưng tôi thiển nghĩ cũng có thể hiểu vấn đề theo một góc khác... Có thể nhà thơ Trần Vàng Sao chỉ muốn đem chuyện cuốn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX ra để cho thấy cái lối hành xử tiền hậu bất nhất, tùy tiện, độc đoán, cơ hội của giới cầm quyền và giới con buôn “văn hóa” ở Việt Nam...

Tự tung bóng để lấy trớn mà xúc phạm?  (đối thoại) 
[THƠ HÔM NAY] ... Thật tình tôi không hiểu nổi tại sao Trịnh Sơn lại viết về Lưu Mêlan như thế. Là một độc giả nữ, tôi thử tưởng tượng nếu mình là nhà thơ Lưu Mêlan, mình sẽ nghĩ thế nào. Tôi chỉ cảm thấy những lời của của Trịnh Sơn chỉ là một sự xúc phạm suồng sã...

Nhân vụ Lại Văn Sâm, nhìn lại vấn nạn văn hóa và đạo đức hôm nay  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ...

Một vinh dự đểu cáng  (đối thoại) 
[VINH QUANG & CẠM BẪY CHÍNH TRỊ] ... Mọi công dân Việt Nam có quyền tự hào về thành tích của GS Ngô, nhưng Đảng không có cái quyền tự hào đó, vì Đảng đã tạo ra một thực trạng giáo dục bầy hầy, ghê tởm mà mọi người đều thấy rõ. Là một người công tác giảng dạy, tôi càng thấy rõ hơn, thấy hàng ngày. Đảng không hề xây dựng được một nền giáo dục lành mạnh và tốt đẹp chút nào cả...

Sự khoa đại vô nghĩa của Hoàng Lan  (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Phải nói ngay là Hoàng Lan đã tự nâng mình quá cao so với sức mình. Qua con mắt của một giáo viên môn Văn, tôi thấy các bài của Hoàng Lan chứng tỏ người viết chỉ ở trình độ của một học sinh THPT bình thường, hoặc kém, nhưng Hoàng Lan lại cố đóng vai một nhà lí luận phê bình chuyên nghiệp và đã để lộ ra những lỗ hổng rất kì cục trong lí luận. Tôi in các bài của Hoàng Lan ra cho các bạn đồng nghiệp xem thì tất cả đều phì cười, ngao ngán...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021