xyz
tiểu sử &  tác phẩm 

tác phẩm

Nói thêm đôi điều  (đối thoại) 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Vừa qua tôi nhận được phản hồi cá nhân từ một số bạn bè, rằng bài viết của tác giả Đặng Thân “không có giá trị gì ngoài việc tung hứng đầy cảm tính hồ đồ về thơ Nguyễn Quang Thiều”, chẳng hạn như Đặng Thân cho rằng “2 thi sĩ VN sáng giá nhất tính từ 100 năm trở lại đây là Hàn Mặc Tử và Nguyễn Quang Thiều”, vậy mà tôi đã “góp ý” là bài viết của Đặng Thân “rất hay”, bởi vậy hôm nay tôi thấy nên nói thêm đôi điều như sau...

Hoan nghênh  (đối thoại) 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Hoan nghênh tác giả Đặng Thân đã chỉnh lại chi tiết, cũng như đã thêm vào một câu rất hay...

Góp ý với Đặng Thân  (đối thoại) 
[CHUYỆN PHÊ BÌNH] ... Đọc “Người buông lưới dệt ánh sáng từ hố thẳm” của Đặng Thân, thấy rất là hay, nhưng mà Thân ơi là Thân, mấy cái câu cuối...

“Đạo văn” và “đạo... ca”  (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... À, mà tại sao thấy ai “đạo văn”, “đạo thi” thì chúng ta “vỗ mặt”, trong khi nghe “đạo ca” (như “10 bài đạo ca” của Phạm Duy) thì lại “vỗ... tay”? Tiếng Việt “ngộ” hén?!...

Ngưỡng mộ Bùi Chát cùng Lý Đợi  (đối thoại) 
[TỰ DO XUẤT BẢN] ... Phần tôi, không khỏi ngỡ ngàng trước tin Bùi Chát bị như thế, mặc dù chẳng có gì đáng ngỡ ngàng ở đây cả. Không liên lạc được với ai liên quan, tôi chỉ biết nhắn lên đây lời bày tỏ ngưỡng mộ đối với Bùi Chát cùng Lý Đợi, người bạn thật tuyệt vời của anh...

Thử tưởng tượng ông Ngô Bảo Châu phản hồi...  (đối thoại) 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Thưa ông Nguyễn Tường An, cám ơn ông đã vẽ giùm chân dung cho tôi, tuy nhiên vẫn còn những nét chưa được khách quan lắm...

Tôi đã và sẽ còn yêu quí tất cả các anh chị ấy, dù có xẩy ra như thế nào  (đối thoại) 
[NHÂN QUYỀN & NGỤC TÙ] ... Trước khi là một anh hùng hay một anh hèn, họ (cũng như tất cả chúng ta) cũng (chỉ) là một con người. Tôi đã và sẽ còn yêu quí tất cả các anh chị ấy, dù có xẩy ra như thế nào...

DỊCH (HẠCH)  (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)...

Từ “ahistoriques” đến “historical” rồi biến thành “[trong dòng chẩy của] lịch sử”?  (đối thoại) 
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ...

Hai bài thơ Rimbaud dịch ra tiếng Việt [tiếp theo]  (đối thoại) 
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e...

Hai bài thơ Rimbaud dịch ra tiếng Việt  (đối thoại) 
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)...

Nghe lại, thấy “phê” khó chi sánh nổi...  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Tui ngờ ý bác Hoàng nói (“Chúng ta nghe nhạc trước năm 1975 đều thấy hay vì ta không chỉ nghe một bản nhạc, một giọng ca thuần túy mà vì chúng ta đang nghe bằng tâm thức hoài niệm một di sản”) là rất xác đáng! Bởi phần tui cũng tương tợ...

Đàn ông không ra đàn ông đàn bà không ra đàn bà?  (đối thoại) 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Bài viết vừa qua của tác giả Nguyễn Hoàng Văn trên talawas (02/11/2010) rất sắc sảo, quyết liệt, đả trúng trọng huyệt đối tượng (cũng như các bài viết khác của ông), tuy nhiên, có một câu nầy, “Một ca sĩ đàn ông không ra đàn ông đàn bà không ra đàn bà như Đàm Vĩnh Hưng mà trở thành thần tượng của bao lớp trẻ”, khiến độc giả bị... bất ngờ...

Tội nhớn  (đối thoại) 
[NẠN ĐẠO VĂN] ... Chiến thuật của bác Ngô có thể ví như “chặt tay” (hay đúng hơn là “xẻo mồm”) thằng Tây kia, rồi đặt “tay” (hay “mồm”) mình thế vào chỗ ấy, rồi cứ thế ra sức “su-ka” (hoặc “thổi kèn”). Theo tôi thế là có tội “nhớn”, là đã làm giảm đi (rất nhiều) cái sự sung sướng của “nhân rân ta” cũng như “Công an nhân rân ta”, bác Ngô có biết như thế cho chăng? Tự sướng làm sao mà bằng người khác làm cho sướng được?!... [XIN LƯU Ý: Bài có hình khoả thân]

Gửi quí ông Nguyễn Tôn Hiệt  (đối thoại) 
[VĂN HỌC XHCNVN] ... Tôi dám cá với quí ông Nguyễn Tôn Hiệt rắng cả tác giả bài viết lẫn người trao đổi với quí ông mấy ngày nay chỉ là một kẻ mạo danh đó thôi. Trò này ở đất này lúc nào cũng thịnh hành (Ngày xưa ngay cả bác Hồ đáng kính của chúng ta cũng đã chẳng từng giả danh người khác để viết bài đăng báo đấy ư?) Sao độ rày quí ông Nguyễn Tôn Hiệt lại có thể mụ mị đến độ mất cảnh giác như vậy kìa?...

Đã bị lộ diện thì đành ngửa bài  (đối thoại) 
[TIN TẶC & CHÍNH TRỊ] ... Họ không phải là khi không lại nhận “chiến công” đâu: Thoạt tiên trang web Dòng Chúa Cứu Thế tuyên bố đã “nắm tận tay day tận trán” tin tặc, tiếp sau đó một trang mạng khác cũng đã lên tiếng vạch rõ thông tin cá nhân của họ, nên họ biết đã bị lộ diện, có che giấu nữa cũng vô ích, nên có lẽ vì vậy họ đành ngửa bài, lên giọng thách thức kiểu “Ừ chúng tao đấy, bọn mày có làm được gì được nào?!” Thật là oai phong...

Chẳng nhằm nhò gì...  (đối thoại) 
[THƠ & HIỆN THỰC] ... Thế là tôi đã hiểu lầm bài thơ của Đỗ Trung Quân (ĐTQ). Trước hết tôi nên xin lỗi tác giả, dù biết chắc anh ta không cảm thấy phiền lòng chút nào, trái lại, anh ta ắt còn khoái chí là khác, vì ít ra cũng đã có một “tên” bị lừa. (Không vui sao được?) Nhưng tôi muốn giải thích tại sao đã hiểu lầm như thế. Thứ nhất là vì trong ấn tượng của tôi, ĐTQ là một nhà thơ lãng mạn, trữ tình, và “hiền lành” và khá “duy mỹ”...

Phim 1-D là phim gì?  (đối thoại) 
[THƠ & HIỆN THỰC] ... Xem bài “Chẳng nhằm nhò gì Hollywood” của Đỗ Trung Quân có các câu “phim xứ ta chỉ 1-Đê/một Đê vẫn chiếu hoài chiếu mãi”, người đọc tôi xin nhận xét như sau: Tác giả nên sửa từ “1-Đê” thành “2-Đê”, bởi vì xưa nay thế giới chỉ có phim 2-D (để chiếu màn ảnh 2 chiều, nghĩa là một mặt phẳng), rồi gần đây có phim 3-D...


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021