thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
DER WILLE ZUR MACHT / CHÍ HÙNG-VĨ (Í-chí vươn tới Quyền-lực) [28-37]

 

 

FRIEDRICH NIETZSCHE

(1844-1900)

 

DER WILLE ZUR MACHT

 

CHÍ HÙNG-VĨ

(Í-CHÍ VƯƠN TỚI QUYỀN-LỰC)

 

TẬP MỘT

1-134

 

Bản Việt-ngữ của

NGUYỄN QUỲNH

Zựa trên bản Anh-ngữ 1967 của Walter Kaufmann

 

__________

 

Đã đăng: [1-3] - [4-13] - [14-27]

 

28 (Xuân–Thu 1887)

Vấn-đề chính là làm sao chủ-ngĩa Hư-vô lại là nhu-cầu thiết-iếu cho những lí-tưởng chúng ta bàn đến từ nãy đến jờ?[1]

Khi chủ-ngĩa Hư-vô chưa đi hết chu-kì của nó, thì chúng ta còn sống trong những cái vỏ bên ngoài của hư-vô.

Muốn thoát khỏi chủ-ngĩa Hư-vô mà chúng ta lại không biết xét đến những já-trị của mình, thì mọi já-trị vượt-thoát của chúng ta sẽ quật ngược lại chúng ta và làm cho vấn-đề càng trở nên trầm trọng.

 

29 (1883-1888)

Những nguyên-zo khiến tự mình đi vào con đường ngiện-ngập. [2] [Trước hết] không biết mình về đâu. [Tức là] trong lòng mình trống rỗng. Để ra khỏi sự trống-rỗng này, con người ru mình vào say-sưa, ví-zụ say mê âm-nhạc. Nhưng say-sưa này sẽ trở thành đam-mê mù quáng cho những người còn độc thân và những người cao tuổi. Hành-động mù-quáng jống như một fương-tiện khoa-học [tức là mạnh-mẽ tinh vi]. Nó júp ta thấy nhiều thú-vui nhỏ bé ở lãnh-vực thông-thường, rồi cho chúng ta thấy được lòng nhân. Cho ta hiểu chủ-ngĩa thần-quyền, khoái những jì nồng nàn fù-zu, chủ-ngĩa ngệ-thuật vị ngệ-thuật, rồi có í-thức rốt ráo để kinh-tởm khi thấy mình ngiện-ngập, thấy những jì đang ziễn ra toàn là cuồng-tín, ngu-đần, vì chỉ là fương-tiện và bệnh-họan. Tất cả chì vì thiếu đức khiêm-nhường. Thế thì, buông-thả quá hoá mất vui.

1. [ngiện-ngập] khiến í-chí trở nên suy-nhược.
 
2. Kiêu-ngạo quá mức và sau khi đã thấy nhục vì hèn-iếu đều là những điều không tốt, vì sẽ sinh ra fản-ứng không hay.

 

30 (Tháng Mười Một 1887 – Tháng Ba 1888; kiểm chứng lại 1888)

Đã đến lúc chúng ta fải trả nợ quả-báo vì từ [gần] hai ngìn năm qua chúng ta theo đạo Ja-tô. Chúng đã và còn đang đánh mất trọng-tâm trong đời sống. Chúng ta đã vong-thân. Chúng ta rơi vùn vụt vào trong những já-trị mâu-thuẫn. Chúng ta mất hết năng-lực và trong khi đó, khả-năng đánh já-trị của chúng ta đã vượt ra khỏi tính người – ngay tự đáy lòng mình.

Bây jờ chúng ta thấy tất cả đều sai bét. Tất cả chỉ là “ngôn”, hỗn-độn, iếu-hèn và bừa bãi vô độ, [như những trường-hợp sau đây]:

a. Có người coi thường một jải-fáp nào đó ở trần-jan. Như vậy, cũng có ngĩa người ấy coi thường luôn cả vinh-quang của chân-lí, của tình-iêu, và của công-lí, nói theo chủ-ngĩa Xã-hội về “quyền bình-đẳng của con người.”
 
b. Có người cố-gắng zuy-trì lí-tưởng luân-lí. Người ấy coi trọng nhất là lòng vị-tha, tinh-thần fi-ngã, và từ bỏ những í-đồ khác.
 
c. Có người còn đi xa hơn – ngay cả nếu cần ngịch với tinh-thần luân-lí. Nhưng ngay tức thời người ấy lại jải-thích cho ta thấy sự đi xa hơn kia theo lẽ siêu-hình cổ-điển.
 
d. Có người cố gắng suy ziễn từ những jì xảy ra trong sức-mạnh thần-linh xưa cũ một lề-lối thưởng-fạt. jáo-hóa và tiến-bộ.
 
e. Có người vẫn còn tin vào thiện ác, vào những kinh-ngiệm vinh-quang của tính thiện, vào sự suy-tàn của tính ác, và coi đức-tin ấy là mục-đích fải đạt được.
 
f. [Có người] xem thường những jì gọi là “tự-nhiên”, “ham-muốn”, và “cái ta”. [Người đó] cố gắng hiểu já-trị và ngệ-thuật cao nhất. [Người đó] có quan-niệm không ngĩ đến mình trong tinh-thần gọi là bất vụ-lợi
 
g. [Nhưng] nhà thờ vẫn xía vào những kinh-ngiệm quan-trọng và các vấn-đề chính-iếu của đời sống cá-nhân, bằng cách lọai bỏ những kinh-ngiệm trên rồi thế vào đó một í-ngĩa gọi là cao hơn, ví-zụ, “nhà nước theo Thiên-chúa Jáo”, và “hôn-nhân theo tục-lệ Thiên-chúa Jáo”.[3]

 

31 (1884)

Đã có những thời-đại suy-tư còn trầm-thống hơn là thời-đại của chúng ta. Chẳng hạn thời ông Fật ra đời, sau nhiều thế-kỉ con người khác fái hục-hặc lẫn nhau. Thế rồi, con người bị cuốn hút vào những hang-sâu triết-học, ví-zụ có thời những nước ở Âu-châu sống trong xảo-điệu của những qui-fạm tôn-jáo. Thật vậy, chớ để cho “văn-chương” zụ zỗ chúng ta vào những suy-tư quá trớn về cái gọi là tinh-thần thời-đại của chúng ta. Đời sống của hàng triệu người theo thuyết tâm-linh, và đặc biệt tinh-thần Thiên-chúa Jáo đã ảnh-hưởng tới những môn thể-zục mang nét xấu-xa gê-tởm cốt để nêu lên một vài điểm cho rằng mọi fát-minh của người Anh đều có tính jáo-zục cao.

Chủ-ngĩa Bi-quan ở Âu-châu vẫn còn ở những jai-đoạn sơ-khai. Chính chủ-ngĩa Bi-quan ấy tự biết nó còn nhiều mâu-thuẫn, và còn thiếu sức đam-mê thù-thắng để cho Tính-Không hiện ra trong nó, như ở Ấn-độ. Chủ-ngĩa Bi-quan ấy chưa có quan-niệm rõ ràng và còn nhiều “non nớt”. Đó chằng qua là thuyết Bi-quan của học-jả và thi-nhân. Í tôi muốn nói là nhiều điểm trong chủ-ngĩa Bi-quan ấy cần fải được suy-tư thấu đáo rồi mới có thể ra đời. Có như vậy chủ-ngĩa ấy mới “có tính sáng-tạo”. Nếu không nó mới chỉ là “nguyên-nhân” [hay hiện-tượng] mà thôi.

Fê-bình chủ-ngĩa Bi-quan có ngĩa là chống lại những quan-niệm về đạo-đức còn zựa vào luân-lí [như thế là sai, vì đúng ra luân-lí fải zựa vào đạo-đức], để rồi đưa ra câu hỏi: “Chống lại những quan-niệm như thế có ngĩa jì?” Chống lại như thế là làm jảm bớt những điều tăm-tối vẫn còn đang bành-trướng.

Chủ-ngĩa Bi-quan của chúng ta như thế này: [vì] thế-jan không có já-trị như ta tưởng. [Trong khi] chúng ta tin rằng khát-khao hiểu-biết của chúng ta đã tăng lên, thì kết-quả lại kém đi so với lúc ban đầu. Chính vì thế chúng ta trở thành những kẻ bi-quan. [Thế thì] chúng ta fải quyết-tâm, bằng mọi cách, định lại já-trị cho chúng ta, đồng thời chúng ta fải chấm zứt ăn nói lếu láo như ngày xửa ngày xưa.

Có thế chúng ta mới thấy thế nào là cảm-thông để tìm ra những já-trị mới.

Tóm lại, thế-jan có thể có já-trị hơn là chúng ta thường tưởng. Chúng ta fải thấy rõ cái non-nớt trong lí-tưởng của chúng ta. Ngĩ ra được như thế chưa đủ, chúng ta còn fải cần một lối trình-bày sáng sủa nhất về cái non-nớt ấy. Cũng có thể là chúng ta vẫn chưa mang vào đời sống của chúng ta một já-trị tương-đối gọi là đẹp.

Cái jì đã được [con người] tôn-thờ? [Con người] tôn-thờ khả-năng nhận biết ra já-trị cộng-đồng, để cho cộng-đồng tồn tại.

Cáí jì đã bị [con người] bôi nhọ? [Con người] bôi nhọ khả-năng fân biệt rõ ràng quân-tử khác với tiểu-nhân.

 

33 (Xuân–Thu 1887)

Sau đây là những nguyên-nhân đưa tới chủ-ngĩa Bi-quan:

1. Bi-quan vì, những khát-vọng hùng-vĩ nhất của cuộc đời có ảnh-hưởng lớn đến tương-lai đã bị bôi nhọ. Bôi nhọ như thế là một lời nguyền-rủa nặng-nề trong cuộc-sống;
 
2. Bi-quan vì, lòng can-đảm và bản-sắc biết hồ-ngi để tạo ra cá-tính và để júp con người hiểu được những đức-tính ấy đã bị loại khỏi cuộc-đời. Làm như thế là chống lại cuộc-đời;
 
3. Bi-quan vì, kẻ tiểu-nhân không biết hiểu những mâu-thuẫn kể trên nên cứ sống nhơn nhơn. Trong khi ấy quân-tử thiệt thòi. Đây chính là zấu-hiệu suy-tàn đã gây ra thù-hận. Hơn thế nữa, tiểu-nhân làm bộ như thấy được mục-đích và í-ngĩa ở đời. [Lúc nào] chúng cũng chua-chát, tị-hiềm nên chẳng ai hiểu vì sao;
 
4. Bi-quan vì, [cuộc-đời] cứ thu hẹp. Trong khi ấy, í-thức về xót-thương, khắc-khoải, và [sống] vội vã cứ lớn mãi lên làm mọi người khó-chịu trước cái gọi là “văn-minh”. Bởi vậy đứng trước tất cả những thứ như một “bộ máy khổng-lồ” ấy có người không còn can-đảm và đã fải đầu-hàng.

Chủ-ngĩa Bi-quan mới cho thấy cái thế-jan gọi là mới chả có í-ngĩa jì. Thế-jan mới ấy không fải là đời sống thực (the world of existence).

 

35 (Xuân–Thu 1887)

Quan-niệm cho rằng “Đau khổ nhiều hơn vui” là hai cực [khổ/vui] đi về chủ-ngĩa Hư-vô.

Bởi vì trong vui và khổ không có ngĩa nào là quan-trọng, trừ fi ta thấy rõ vui buồn.

Đây cũng là lí-zo có người bảo không cần fải có chí, không cần fải có mục-đích, và cũng không cần í-ngĩa. Người jầu já-trị của cuộc-đời không đo bằng tiêu-chuẩn của những thứ bình-thường. Cái đau-thương có thể bao trùm tất cả, ngay cả khi ta có chí cao. Cho nên, sống là điều cần-thiết.

[Bởi vì] “Đời có já-trị jì đâu!”, “Hãy buông xuôi!”, “Tại sao lại khóc?” Câu nói sau đây là một lối suy-tư uỷ-mị và iếu-hèn: “Thà là một con vật vui sướng còn hơn là một người có í-thức nhưng chán fèo.” (Un monstre gai vaut mieux qu’un sentimental ennuyeux.”)

 

36 (Tháng Mười Một, 1887 – Tháng Ba 1888)

Con người theo chủ-ngĩa Hư-vô nhưng có căn-bản triết-học lại tin rằng cái jì xảy ra cũng đều vô-ngĩa và vớ-vẩn, cho nên ta đâu cần fải có cái jì gọi là vô-ngĩa và vớ-vẩn. Tuy nhiên, tại sao lại có câu hỏi: “Có cần fải có không?” Và vì sao lại có cái gọi là làm tiêu-chuẩn cho “í-ngĩa”?

Nói cho cùng, con người theo chủ-ngĩa Hư-vô ngĩ rằng cảnh-đời vô-zụng và hoang-vu cho nên triết-ja cảm thấy quạnh-hiu và tuyệt-vọng. Suy-ngĩ như thế ngịch với cảm-quan nhậy bén của triết-ja. Suy-ngĩ như thế cũng đưa tới quan-niệm gọi là sự fi-lí của já-trị [zo đó có quan-niệm cho rằng, ta có quyền muốn là jì cũng được, và bản-chất của cuộc đời là fải đem niềm vui đến cho triết-ja.

Nói rằng vui buồn zo hoàn-cảnh mà ra thì ai cũng nói được, nhưng sau câu nói đó còn có một câu hỏi là liệu chúng ta có thấy “í-ngĩa” và “mục-đích” hay không? Hơn nữa, đối với chúng ta câu hỏi ấy – zù liên-quan tới có ngĩa hay không có ngĩa – vẫn không có câu trả lời.

 

37 (Xuân–Thu 1887)

Từ chủ-ngĩa Bi-quan tới chủ-ngĩa Hư-vô. [Tình-trạng này xảy ra] khi vấn-đề thuộc về bản-chất của já-trị không còn nữa, khi jáo-điều định ra já-trị, và khi já-trị không thực-zụng chỉ vì quá lí-tưởng thay vì fải là hành-động có sức-mạnh và có fương-hướng rõ ràng để ta chống lại hành-động và lên-án hành-động [sai trái].

Chủ-ngĩa Bi-quan tiến tới chủ-ngĩa Hư-vô khi nhữ jì xung-khắc lấn át thứ-bậc tự-nhiên. Khi sân-si chống lại ôn-hoà. Vấn-đề zành-zật lẫn nhau là thời của kẻ tiểu-nhân. Điều này thật là zễ hiểu.

Chủ-ngĩa Bi-quan tiến tới chủ-ngĩa Hư-vô khi thế-jan zơ-bẩn chống lại thế-jan “cao-quí và chân-thực”. Cuối cùng chúng ta thấy một thế-jan vật-chất được xây-zựng trên nền-tảng của một “thế-jan chân-thực”. Đây chính là lúc mọi người xa lánh thế-jan zơ-bẩn và hùng-hồn tuyên bố lí-zo fải vứt bỏ thế-jan zơ-bẩn.

Đây là lúc chủ-ngĩa Hư-vô xuất-hiện. Chúng ta chỉ còn những já-trị để quyết-định mà thôi.

Sau đây là những vấn-đề của kẻ mạnh và kẻ iếu:

1. Kẻ iếu chết vì hư-vô;
 
2. Kẻ nào mạnh hơn đập tan những jì vốn không đập được;
 
3. Kẻ nào mạnh nhất gom tất cả những já-trị lại để zùng làm những tiêu-chuẩn fán-xét.

Thế là thời-đại bi-thảm ra đời.

 

 

[Còn tiếp. Kì tới từ số 38 tới số 47]

 

_________________________

[1]Xin xem sách xuất-bản năm 1911, tr. 498. Không có đoạn này.

[2]Tiêu-đề này zo Peter Gast đặt. Xin xem gi-chú của W. Kaufmann trong cuốn The Will to Power.

[3]Theo sách xuất-bản năm 1911, trang 498 thì bản-thảo có chút đổi-thay ở khúc cuối của đoạn một, như sau: “Lối trình-bày méo mó và tối tăm của tư-tưởng Thiên-chúa Jáo cũng nhiều như năng-lực của chúng ta khi chúng ta theo đạo Thiên-chúa...”

Câu trên được tách ra với đôi zòng khác thêm vào như sau: (1) “linh-hồn vô-luân” [thực ra là “tinh-thần vô-luân”], hay đó chính là cái vĩnh-cửu của “con người” – (2) cách jải-quyết, cách fán xét đúng sai và cách đánh já-trị đều là những điều “xa xôi” – (3) những já-trị luân-lí, ví như já-trị tối-cao, và sự “cứu-vớt linh-hồn” là những khát-khao chính của con người – (“tội-lỗi”, “tục-vật”, “thân-xác”, “thèm khát” là những vết nhơ ở trần-jan.)
 
------------
Đã đăng:
Nếu sức-mạnh hay quyền-lực có thể đặt ra já-trị, thì sức-mạnh hay quyền-lực ấy cũng có thể đổi thay já-trị. Để biết có một sức-mạnh nào đang lên ta chỉ cần nhận ra cái jì không đáng tin và cái jì gọi là tự-zo tinh-thần... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
... Trong số những sức mạnh của luân-lí có một sức-mạnh gọi là chân-thật. Chân-tính này chống lại luân-lí, cốt để khám-fá ra í-ngĩa hiển-hiện tự-nhiên (teleology) và sự bất-công của luân-lí... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
... Chủ-ngĩa Hư-vô đang đứng ngoài cửa. Cái “quái-thai” này xảy ra bao jờ? Trước hết là điều sai lầm, nếu chúng ta coi những hiện-tượng như “cơn khủng-hoảng xã-hội”, “sự suy-thoái thể-chất” hoặc tệ nhất là “nạn tham-nhũng” là những nguyên-nhân của chủ-ngĩa Hư-vô. [Trái lại] Chủ-ngĩa Hư-vô của chúng ta ở vào thời-đại có tư-cách và có tình-thương nhất. Cơn khủng-hoảng, zù là hiện-tượng của tâm-hồn, của thể-xác hay của trí-tuệ, không thể tự nhiên sinh ra chủ-ngĩa Hư-vô; hay sự fá-sản khủng-khiếp của já-trị, của í-ngĩa, và của khát-vọng... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021