thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Những người da đen
 
Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường,
riêng tặng nhà thơ Hoàng Ngọc Biên
— dịch giả tuyệt vời đã đem nhiều tác phẩm của Michel Butor sang tiếng Việt —
để ghi nhớ thời Đại học Sư phạm Sài Gòn và Đà Lạt (1959-1961)
khi chúng tôi mê mải bay vào vũ trụ Butor để khám phá các tinh cầu
Passage de Milan (1954), L'emploi du temps (1956), La modification (1957), Degrés (1960)...
 
 
 
 
"Tomorrow I May Be Far Away", tranh cắt dán của Romare Bearden,
một họa sĩ Mỹ da đen, mượn lại tựa đề của một ca khúc blues. (NĐT)
 
_____________
 

NHỮNG NGƯỜI DA ĐEN

 
Một cậu đen. Một cô đen.
Những đàn ông đen.
Những phụ nữ đen.
Những người da đen.
Chàng đen
Rất đen.
Một màu đen tuyền.
Phải chăng? Một pho tượng gỗ đen.
Nàng chỉ đen tí thôi.
Nhìn nàng người ta không nghĩ rằng nàng đen.
Nhưng nàng đen...
Một bờ vai, một cánh tay, một cườm tay đen bóng nhễ nhại...
Dưới chiếc quần hắn vén lên để gãi, một đầu gối đen bóng nhễ nhại...
Làn da đen nhám trên cổ chàng...
Núm vú đen, nhưng một màu đen khác, trên trái vú đen.
Màu đen của chiếc bụng nàng nơi cái cộc-xa mở hé.
Màu đen bên trong chiếc bụng nàng...
Dưới váy, chiếc đùi đen ấy...
Một mái tóc xoăn của một cô Đen...
Những chiếc bím đen to, cô nhặt chúng từ đâu? Lai da đỏ à?
Cơn bão tóc đen ấy...
Tên hầu bàn đen trên toa nhà hàng.
Tên đầy tớ đen trong toa tàu-giường.
Những người phu da đen khuân vác hành lý trên sân ga.
Anh tài xế đen lái tắc xi.
Người phu da đen khuân vác hành lý trong bộ đồng phục trước cửa khách sạn.
Một người da đen say hết biết.
Đó là một quán rượu dành riêng cho người da Đen.
Đó là một ngôi giáo đường dành riêng cho người da Đen.
Đó là một ngôi trường dành riêng cho học sinh da Đen.
Đó là một khu phố da Đen.
Trong ngôi Đền Thánh[1] ở Nashville, những người da Đen ngắm nhìn những tác phẩm điêu khắc trắng ấy.
Đó là sự tới nơi của một nhà thuyết giáo da Đen.
Trong ngôi Đền Thánh ở Nashville, những người da Đen ngắm nhìn những con ngựa trắng ấy.
Có thể là một giáo phái da Đen mới.
Đó là lễ rửa tội của người da Đen, có thêm một đứa trẻ da Đen.
Đen già nô lệ.
Đen trẻ vênh váo.
Lông mày trắng của những cụ già trên những mắt đen của họ.
Mái tóc trắng trên vầng trán đen của họ.
Một chiếc lưỡi hồng ló ra giữa những môi đen của họ.
Những chiếc răng trắng sáng ngời trong những chiếc miệng đen của họ.
Họ ngửi mùi đen.
Mắt họ nóng bỏng đen.
Dù khi không cỏ vẻ đen, họ vẫn đen.
Họ đen hơn màu đen.
Họ mang giày đen có gắn cúc đen
Những ghết đen với dải giày đen.
Họ mặc quần đen có những miếng vá đen.
Người ta phát cho họ những chiếc nón đen có dải băng đen.
Các vị mục sư đen của họ với cuốn Kinh Thánh đen.
Các vị mục sư đen của họ với chiếc áo dài đen.
Tôn giáo rất trắng của chúng ta, họ đã thành công khi biến nó thành đen, trong các nhà thờ quét sơn trắng đen hơn màu đen.
Chúng ta đã dạy cho họ viết trong một lúc từ tâm, và họ đã vui vẻ để cho bị lấm mực.
Tất cả những cuốn sách đối với chúng ta đã bị vấy đen.
Màu sắc đã trổ hoa trên áo họ nhưng từ ngữ màu đã khởi sự muốn nói
đen.
 
 
-----------
Nguyên tác Pháp văn: “Les Noirs”, trong Michel Butor, Anthologie nomade (Paris: Gallimard, 2004).
Bản điện tử ở trang web Anthologie nomade.
 
_________________________

[1]Nguyên văn: le Parthénon.

 
Những tác phẩm của Michel Butor đã đăng trên Tiền Vệ:
 
“Chansons de la rose des voix” [được coi là một phát triển trên bản tổng phổ “Madrigal de la Rose des Voix” (1984) của nhà soạn nhạc Henri Pousseur] là một trong những tác phẩm độc đáo của Michel Butor (1921~), một cây bút kỳ đặc của văn chương Pháp thế kỷ 20. Butor sử dụng những trích đoạn từ nhiều nguồn để làm chất liệu cho tác phẩm này... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Những dòng suối sẽ chảy dưới tuyết / các cánh cửa tầng hầm ở đây sẽ mở ra // Dưới những ngón tay của gió lan toả / hương thơm của những miền đất xa // Những tia nắng thanh xuân / sẽ long lanh trên những tảng băng ngũ sắc... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Istanbul  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi thức dậy trên chiếc xe lửa bấy giờ vẫn đang chạy. Tôi vén màn để nhìn ra ngoài. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một cảnh tượng sầu hoang đến như thế. Mưa rơi trên cao nguyên Thrace không một bóng cây, vùng đất phủ đầy những bụi gai và lan nhật quang, chen giữa sỏi đá... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Thay vì vàng ta sẽ đem lại cho em / những quả chanh và hoa mimosa / mật ngọt từ núi rừng phía Bắc / những bông lúa những chùm nho / nấm củ nấm tổ ong và nấm xép... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Những cánh đồng củ cải đường trải đến tận rào kẽm gai, bọc quanh là những lối mòn có những người đạp xe đuổi nhau; những bụi rậm đáng ngại, với những cụm lông bứt ra từ ngực những cánh bay nạn nhân của mấy con mèo đói... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Sơn ca  (thơ) 
... Lịch sử xưa lắm rồi / và chính vì thế mà / ta phải lắng nghe nó / trước khi nó đi vào quên lãng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Xám như tiếng lách tách trong tro than trong khi sương mù mở rộng đôi cánh chim mòng biển của mình giữa những mặt tiền trên bến cảng hoàng hôn. / Đỏ như than hồng sau mặt mica của lò sưởi hay miếng sắt nung người thợ rèn nện búa lên trong hang mình để bảo vệ cho những cánh cửa sổ của chúng ta... (bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên)
 
Cái cày xoay hướng cuối cánh đồng / để gãi vào da của Trái đất / ngày xưa cày được kéo bởi ngựa hoặc bò / ngày nay bởi động cơ điezen... | Khi những đảo và lục địa / đã được để khô ít nhiều / và những màu của cá / đã đẫm màu cầu vồng... (bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên)
 
Hai bài thơ "À la croisée des temps 1977-1987" và "Jour de cafard" của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — đến với bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Hai bài thơ "Zoo" và "Entre-temps" của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — đến với bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Hai bài thơ văn xuôi của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Một bài thơ văn xuôi hết sức thú vị của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Bạn bè ở xa  (thơ) 
Giữa những người từng thư từ với tôi / có những kẻ / tôi không bao giờ được thấy mặt / những người khác tôi có gặp / nhưng đã quá lâu / khiến tôi không biết / nét mặt họ nay thay đổi ra sao... [Bản dịch Diễm Châu]
 
Tiền Vệ trân trọng gửi đến độc giả một chùm thơ từ thi tập Zone franche của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021