thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
[THƠ CỦA CA/NHẠC SĨ] Khói cay bay vào mắt
 
Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường
 
 
OTTO HARBACH
(1873-1963)
 
Otto Harbach là nhà viết ca từ, người Mỹ gốc Đan Mạch, tên thật là Otto Abels Hauerbach, sinh tại Salt Lake City. Ông theo học tại Lalt Lake Collegiate Institute, rồi chuyển qua Knox College ở Galesburg, Illinois, nơi ông gặp gỡ và kết bạn với nhà thơ Carl Sandburg. Xong trung học trong năm 1895, ông vào đại học Whitman College ở Walla Walla, Washington, rồi Columbia University ở New York. Đầu thập niên mười [của thế kỷ 20], vì mắt yếu không đọc lâu được, ông nhận làm phóng viên và nhân viên cho vài hãng quảng cáo. Ông hợp tác viết lời cho ca khúc và cho tiểu nhạc kịch (operetta) với các nhà soạn nhạc Karl Hoschna, Rudolf Friml, Oscar Hammerstein II, Jerome Kern, Louis Hirsch, Herbert Stothart, Vincent Youmans, George Gershwin và Sigmund Romberg. Các bài hát nổi tiếng do ông viết ca từ: "Smoke Gets in Your Eyes", "Indian Love Call", "Cuddle Up a Little Closer", "One Alone", "The Night Was Make For Love" và "I Won't Dance". Otto Harbach đã viết ca từ cho khoảng 50 tiểu nhạc kịch, nổi tiếng nhất là Rose-Marie (1924, nhạc: Rudolf Friml & Herbert Stohart, ca từ: Otto Harbach & Oscar Hammerstein II); No, No, Nanette (1925, nhạc: Vincent Youmans, ca từ: Irving Caesar & Otto Harbach), The Desert Song (1927, Sigmund Romberg, ca từ: Otto Harbach & Oscar Hammerstein II).
 
(NĐT viết theo Wikipedia)
 
_____________
 
 
KHÓI CAY BAY VÀO MẮT
 
 
Chúng hỏi sao tôi biết
Tình tôi là tình thiệt
Tôi đành phải phân trần
Bảo rằng vì trong tôi
Có điều khó phủ nhận
 
Chúng bảo mi sẽ thấy
Yêu đương như mù vậy
Lúc con tim bốc cháy
Mi sẽ ý thức khi
Khói cay bay vào mắt
 
Thế nên tôi khích bác
Vui vẻ cười cợt lại
Sự chúng có thể ngờ
Nhưng tình bỗng xa mờ
Để mình tôi bơ vơ
 
Lũ bạn lại chế nhạo
Lệ tôi vương ngậm ngùi
Nên tôi cười gượng bảo
Khi lửa tình tàn lụi
Khói cay bay vào mắt.
 
Khói cay bay vào mắt.
 
 
Nguyên tác:
 
SMOKE GETS IN YOUR EYES
 
They, asked me how I knew,
My true love was true,
I of course replied, something here inside,
Can not be denied.
 
They, said some day you'll find,
All who love are blind,
When you heart's on fire, you must realize,
Smoke gets in your eyes.
 
So I chaffed them, and I gaily laughed,
To think they would doubt our love,
And yet today, my love has gone away,
I am without my love.
 
Now laughing friends deride,
Tears I cannot hide,
So I smile and say, when a lovely flame dies,
Smoke gets in your eyes,
 
Smoke gets in your eyes,
 
 
----------------
Nhạc: Jerome Kern. Lời: Otto Harbach.
Viết cho phim ca vũ nhạc Roberta (1933).
Trở thành "top hit" khi ban The Platters thu dĩa năm 1959.
 
 
Đã đăng:
 
Nhiều lời ca của Brassens (1921-1981) đã đọng lại trong ký ức của người đương thời như những bài thơ hay, và ông đã được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Pháp thời hậu chiến. "Le parapluie" là một trong những bài nổi tiếng của ông... Tôi mong như vào thời hồng thủy / Mưa rơi mãi rơi hoài rơi hủy / Để giữ nàng dưới mái dù êm / Bốn mươi ngày và bốn mươi đêm... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Léo Ferré (1916-1993) là một trong ba chàng "ngự lâm" của ca khúc Pháp, được quần chúng âu yếm gọi là ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, cùng với Georges Brassens và Jacques Brel... Paris ma cô / Với mắt con gái / Mặt mày du côn / Quần rách áo mạng / Và giọng rình rang / Của đàn phong cầm... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Léo Ferré (1916-1993) là một trong ba chàng "ngự lâm" của ca khúc Pháp, được quần chúng âu yếm gọi là ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, cùng với Georges Brassens và Jacques Brel... Em khoả thân / Dưới áo thun / Có con phố / Nó ma bùn / Ơi gái xinh // Trái tim em / Đeo ở cổ / Và hạnh phúc / Nằm dưới đó / Ơi gái xinh... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Hài hước của Brassens rất "cool", rất "tỉnh bơ" vì đến từ sự quan sát tỉ mỉ thực tại và tâm lý chứ không cố tình làm hề để chọc cười. Chưa thấy ai kể chuyện "xui" (nghĩa tếu) lý thú hơn tác giả bài "Marinette"... Khi con chạy tới hát bài ca nhỏ tặng con Marinette, / Người đẹp, con phản bội, đã đi nghe nhạc ô-pê-ra. / Với cái bài ca nhỏ, trông con quê quá, mẹ ạ. / Với cái bài ca nhỏ, trông con quê kệch quá trời... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Nhiều lời ca của Brassens (1921-1981) đã đọng lại trong ký ức của người đương thời như những bài thơ hay, và ông đã được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Pháp thời hậu chiến. "Les lilas" là một trong những bài nổi tiếng của ông... ... Tôi ghi bằng một chữ thập trắng / Để nhớ ngày hai đứa bay thẳng / Hổn hển bám vào một cành hoa / Một cành một cành hoa lilas... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
“Il n'y a plus d'après” của Guy Béart (1930~), do cô ca sĩ “hiện sinh” Juliette Gréco (1927~) trình diễn, là bài ca một thời vang bóng ở Pháp... Không còn mai sau đâu nhé / Ở Saint-Germain-des-Prés / Không còn trưa mốt em ghé / Những trưa hè ấy phai rồi / Chỉ có hôm nay mà thôi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Nhiều lời ca của Brassens (1921-1981) đã đọng lại trong ký ức của người đương thời như những bài thơ hay, và ông đã được xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Pháp thời hậu chiến. "La mauvaise réputation" là một trong những bài nổi tiếng của ông... Trong làng mình dù chẳng muốn khoe khoang / Tôi được tai tiếng là không đàng hoàng / Dẫu có nói năng hay dầu câm lặng / Tôi vẫn bị coi là kẻ nhập nhằng / Thế đấy tôi đâu có chọc ghẹo ai / Khi đường tôi tôi đi rất thoải mái / Nhưng ai nấy đều không ưa những đứa / Chưa theo họ trên đường ngay ở giữa... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Lâu lắm, lâu lắm, lâu lắm / Sau khi các thi sĩ khuất bóng / Những bài ca họ còn chạy rong trên đường phố... | Ngôi làng tôi dưới đáy sông / Nhớ lại những giờ khắc rất gần gũi / Khi bắt đầu ngày mới âm thanh vui / của những cái chuông bay bổng... | Biển / Ta thấy đang tung tăng dọc theo những vịnh nước trong / Lấp lánh ánh bạc / Biển / Của những phản ảnh vạn trạng / Dưới làn mưa... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Biên & Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Charles Trenet (1913-2001), ca sĩ với chiếc gậy và chiếc "mũ phớt" (feutre) hoặc "mũ cói/mũ chèo thuyền" (canotier), lúc ca hay đảo tròng mắt, nổi tiếng cuối những năm 30 và những thập niên kế tiếp. Một ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, đã được giới ái mộ tặng cho cái biệt danh "anh chàng hát như điên" ("Fou Chantant")... Tôi nhớ mãi một cái góc phố / Hôm nay nó không còn đấy nữa / Tuổi nhỏ tôi nô đùa nơi ấy / Tôi vẫn còn chưa quên điều đó / Chỗ ấy có một cái hàng rào / Một lùm cây để phục kích nhau / Lũ du côn trong khu phố tôi / Kéo tới đó đập đánh nhau chơi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Mick Micheyl (1922~) là một nghệ sĩ đa diện: hoạ sĩ, nhà trình diễn nhào lộn (acrobat), kịch sĩ, ca khúc tác gia, ca sĩ, và hiện nay bà là một nghệ sĩ điêu khắc trên thép... Một chú lỏi Paris / Là cả một bài thơ / Chưa hề ở xứ nào / Có được y như vậy / Vì chú nhỏ ti ti / Bé con tí tí này / Được mọi người đều si... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Wassily Kandinsky (1866-1944), nhà danh hoạ của thế kỷ 20, không chỉ tập trung vào việc vẽ. Ông nói: "Marc và tôi đã ném chính mình vào hội hoạ, nhưng hội hoạ đơn thuần không làm chúng tôi thoả mãn..." Thế rồi, ông làm thơ... Mặt. / Xa. / Mây. / . . . . / . . . . / Một người đàn ông đứng đó với một cây kiếm dài. Cây kiếm dài và to bản. Rất to bản... | Ôi, hắn đi chậm làm sao. / Giá như ở đó có một người nào bảo hắn: Nhanh hơn, đi nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn, nhanh hơn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Paul Klee (1879-1940) luôn được thế giới tưởng nhớ như một thiên tài hội họa, nhưng... ông cũng làm thơ. Trong khi đang nhai một con người, / con sói giảng giải / cho bầy chó: // Nói cho tao biết... đâu... thế rồi... là... / nói cho tao biết... đâu? / thế rồi... là thượng đế của lũ con người?... | Tôi đứng trong bộ giáp trụ kín mít / Tôi không có ở đây / Tôi đứng trong những chiều sâu / Tôi đứng đằng xa... / Tôi đứng rất xa... / Tôi toả sáng cùng người thiên cổ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn]
 
Léo Ferré (1916-1993) là một trong ba chàng "ngự lâm" của ca khúc Pháp, được quần chúng âu yếm gọi là ca sĩ-thi sĩ hay thi sĩ-ca sĩ, cùng với Georges Brassens và Jacques Brel... Đó là những kẻ kỳ cục sống bằng ngòi bút / Mà cũng có khi không sống tuỳ lúc của mùa / Đó là những kẻ kỳ cục xuyên qua sương lạnh / Với những bước chân chim dưới cánh của ca thi... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Jean Hans Arp (1886-1966) là một điêu khắc gia lừng danh thế giới và cũng là một họa sĩ kiêm thi sĩ viết bằng hai thứ tiếng Pháp, Đức... Trước tiên phải để mọc lên những hình dạng, sắc màu, ngôn từ, cung độ và kế đó giải thích. / Trước tiên phải để mọc lên những bắp chân, những chiếc cánh, những bàn tay và kế đó để chúng bay chúng ca hát hình thành biểu hiện... | Thánh đường là một trái tim. / Làm sao tôi nói được / Thánh đường Lộ-trấn / là một trái tim?... [Bản dịch Diễm Châu]
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021