thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Đọc và fê-bình “Cỗi Nguồn Hình-Học Trong Cái-Nhìn Theo Lịch-Sử Có Í-Thức Rõ-Ràng” của Edmund Husserl [kì 3]

 

ĐỌC VÀ FÊ-BÌNH

CỖI-NGUỒN HÌNH-HỌC

TRONG CÁI-NHÌN THEO LỊCH-SỬ CÓ Í-THỨC RÕ-RÀNG

DER URSPRUNG DER GEOMETRIE

ALS INTENTIONAL-HISTORISCHES PROBLEM (1936)

CỦA

EDMUND HUSSERL

 

Đã đăng: kì 1 - kì 2

 

Tiếp theo kì 2

 

Í-ngĩa zữ-kiện văn-hóa, zù có tiềm-ẩn hay lập-lờ thế nào chăng nữa, đều luôn luôn có thể jải-thích được. Điều này khiến chúng-ta lại nhớ đến Tractatus của Wittgenstein (2.0201, 3.24) bất cứ một ziễn-jải nào và bất kì fương-fáp nào làm cho cái jì rõ ràng trở thành minh-chứng hẳn-hoi chẳng qua cũng chỉ là công-việc khai-quật lịch-sử mà thôi. Đúng thế, đó là vấn-đề lịch-sử cho nên í-ngĩa chuyên-chở lịch-sử rất cần-thiết, vì thế Husserl gọi í-ngĩa ấy là chân-trời ngay trong chính í-ngĩa.

Hiển-nhiên điều kể trên có ngĩa là toàn-thể nền văn-hóa có mặt lúc này bao gồm cả nền văn-hóa trong quá-khứ tuy không rõ-ràng nhưng đều có tính-chung, xét về mặt cơ-cấu.64 Nói rõ hơn nữa, văn-hóa chính là sự liên-tục của nhiều hoạt-động, cái này làm sáng-tỏ cái kia khiến cho một nền văn-hóa hiện-tại có hình-bóng cũ. Husserl gọi sự liên-tục văn-hóa là một cơ-cấu chắc-chắn có truyền-thống đưa tới hiện-tại. Rồi chính truyền-thống hiện-tại trở thành nguồn-sống trôi-chẩy tiềm-tàng.

Như vậy văn-hóa có tính fổ-thông rõ rệt, đồng thời xét trên nguyên-tắc, văn-hóa còn có cấu-trúc rõ-ràng và có thể được trình-bày rõ rệt, khởi đi từ nhiều í-chỉ. Văn-hóa là một cấu-trúc tạo ra nền-tảng, fác-hoạ ra những jì còn trong lí-thuyết và là những zữ-kiện júp chúng-ta tìm ra mọi hoạt-động có cơ-cấu rõ-ràng.

Khi Hình-học hiện ra cụ-thể, thì zù chúng-ta có hiểu Hình-học hay không, Hình-học vẫn hiện ra trong truyền-thống lịch-sử của Hình-học. Tuy nhiên, hiểu như thế nếu không là câu-chuyện tầm-fào thì cũng quá đại-lược vì không có sự fân-tích rạch ròi của kiến-thức đã được khai-fá, đi từ hiện-tại rồi lại fát-triển từ hiện-tại, bằng những minh-chứng rõ-ràng. Khi được ngiên-cứu có hệ-thống thì chúng-ta thấy kết-quả của những minh-chứng kia chẳng qua là bản-ngã tự-nhiên và fổ-thông trong lịch-sử với chất-liệu vô-cùng fong-fú.

Bây jờ chúng-ta có thể nói rằng lịch-sử ở thủa ban đầu chẳng qua là một luồng sống-động của tập-thể ràng-buộc với nhau tạo thành những nền-tảng uyên-nguyên và những jì cô-đọng của í-ngĩa.

Bất kể cái jì gọi là lịch-sử, zù ở trong hiện-tại qua kinh-ngiệm hay qua sự trình-bày của sử-ja mà sử-ja đó gọi là sự-kiện có thực của quá khứ, vẫn cần có cơ-cấu bên trong của í-ngĩa, đặc biệt là vẫn cần đến những cơ-cấu có liên-hệ và có khả-năng tác-động để fản-ảnh những hiểu-biết hằng-ngày. Những cơ-cấu bên trong của í-ngĩa đưa chúng ta tới những jả-thiết sâu-xa để chúng ta đặt thành câu-hỏi và tiếp-tục khám fá.

Lịch-sử thiên về thực-chứng chưa đủ, bởi vì lịch-sử ấy chỉ trưng ra những kết-luận ngây-ngô zựa vào chứng-liệu mà thôi.65 Lịch-sử thiên về thực-chứng coi nền-tảng chung của í-ngĩa là thể-tài (thematic)66 cho kết-luận. Làm như thế là thiếu fân-tích tìm hiểu cơ-cấu hiển-nhiên và bao-la liên-quan đến thể tài. Chỉ còn một cách là mở cấu-trúc tổng-quát và quan-trọng trong hiện-tại cũng như trong quá-khứ hay tương-lai. Những cấu-trúc này nằm trong lịch-sử ngay lúc này. Thế có ngĩa là mở ra thời-jan của lịch-sử trong đó chúng-ta và nhân-loại đang sống. Chỉ còn cách mở cấu-trúc mới có thể cho chúng-thấy những tìm-tòi trong lịch-sử rõ ràng và có như thế mới thực là hiểu-biết và sâu-sắc theo đúng í-ngĩa của Khoa-học.67

Husserl gọi fương-fáp khai-mở này là tính hiển-nhiên (a priori) và cụ-thể của lịch-sử gồm đủ mọi thứ có mặt trong jòng lịch-sử đang lên và đã thành-hình hay đang có mặt trong Nguồn-sống (Sein) mà chúng ta gọi là truyền-thống và truyền-thống này chuyển đến tay các thế-hệ ở tương-lai. Những jì chúng-ta vừa bàn đến đều liên-quan tới một hình-thể bao-quát tạm gọi là “sự có mặt hiện-thời của lịch-sử hay thời-jan của lịch-sử nói chung”. Tuy nhiên, các hình-thái riêng của văn-hóa có mặt trong nguồn-sống của lịch-sử vẫn vững-vàng. Những hình-thái riêng mang tính truyền-thống (traditionality) rất sống-động chuyển tới mai sau. Tuy vậy, những hình-thái riêng này vẫn chỉ là nguồn-sống bao gồm nhiều iếu-tố vẫn còn tương đối và chưa đấy đủ.

Vậy nên, bây jờ theo lẽ hỗ-tương rất tự-nhiên, mọi vấn-đề fải nằm trong Tính-sử (Historicity). Ngĩa là những ai đã tạo ra í-niệm văn-hóa – ở đây có ngĩa là “í-niệm Hình-học” làm việc cùng nhau trong cộng-đồng68 văn-minh của con-người sáng-tạo.

Trong Hình-học, chúng-ta nhận ra rằng chúng-ta đã thấy rõ í-niệm tiềm-ẩn mà trước kia không sao hiểu được. Chúng-ta hiểu những í-niệm đó qua những nét căn-bản ban-đầu nhờ vào công-trình khám-fá ra cỗi-nguồn lịch-sử Hình-học. Sự khám-fá này có thể cho chúng-ta fương-fáp về một í-niệm Hình-học đúng i như cỗi-nguồn của nó đồng thời thấy được con-đường lịch-sử nói chung của Hình-học. Cách nhìn này cũng chân-xác i như mọi Khoa-học khác, chỉ vì cách nhìn ấy đúng là Triết-học.69

Xét theo nguyên-lí, lịch-sử Triết-học mà chúng ta bàn đến ở đây đúng là lịch-sử của những môn Khoa-học riêng biệt, thông-thường zựa vào zữ-kiện rõ-ràng NHƯNG trên thực-tế lại không rõ ràng chút nào cả. Để có một lịch-sử Triết-học chân-chính thì không còn cách nào hơn là đi tìm í-ngĩa cơ-cấu của lịch-sử có mặt ngay lúc này, tức là zữ-kiện hiển-nhiên, song song với những tài-liệu lịch-sử nằm trong ngõ-ngách không thấy được nhưng lại có những chứng-liệu hiển-nhiên.

Ngay cả vấn-đề chúng ta đang bàn đến ở đây vẫn chỉ có thể hiểu được qua cỗi-nguồn hiển-nhiên (a priori) của lịch-sử bởi vì nó là nguồn mạch chung cho mọi vấn-đề khi đã có khái-niệm tất nhiên có thể hiểu được. Vấn-đề lí-jải được bằng chính lịch-sử lại có “nền-tảng nhận-thức học” hay lại được “làm sáng-tỏ ra” là trường-hợp chúng ta đã thấy trong Khoa-học.

Chúng-ta còn fải thấy một trở-ngại rất nặng nề đến từ Lí-thuyết Sử-quan (Historicism).70 Lí-thuyết này vẫn còn tồn-tại trong nhiều hình-thái khác nhau mà Husserl nói rõ là ông không mong có được nhiều kết-quả truy-tầm sâu sắc về lí-thuyết này vì nó vượt qua khỏi lịch-sử zựa trên chứng-liệu thông-thường, đã được fác-hoạ ra trong chuyên-luận mà chúng-ta đang đọc mà vai trò tự-nhiên của lịch-sử đã cho thấy.

Chuyên-luận này, Cỗi-nguồn Hình-học, đòi hỏi minh-chứng hiển-nhiên rất rõ-ràng và vô điều-kiện đi xa hơn cả mọi sự đòi hỏi chứng-liệu lịch-sử. Song le, có người cho rằng suy ngĩ thế vẫn còn non nớt, cho nên người ấy sẽ không tán-đồng vấn-đề tìm cách trình-bày zữ-kiện hiển-nhiên, để cam-kết rằng zữ-kiện ấy đã rõ ràng, theo lẽ đượng-nhiên của lịch-sử cũng như theo já-trị vượt thời-jan và tuyệt-đối, sau khi chúng-ta đã nắm vững được nhiều minh-xác tương-đối về bất kể cái jì có sử và đã nắm vững được nhiều hiểu-biết71 về thế-jan đã trưởng-thành trong lịch-sử, kể cả những bộ-lạc “còn ở trong tình-trạng sơ-khai”.

 

SYNOPSIS

 

Husserl holds that true civilization has its deep meanings and resources from all cultures made possible by mental activities of humans even those in the primitive societies where scientific history did not yet come of age, save the original concepts of a priori. Directional indicatives – relation of space and time – deduced in the life-world by man in terms of the verticality and horizontality, the proximity, and the periphery all testify the innate concepts by which originates man’s determination of space he can intuit including the universality of horizon. However, humans of the pre-scientific ages had never come up with propositions and sentences of their apodictic self-evident geometrical presuppositions, or, to put it in philosophical perspective, the theory of knowledge (epistemology) that warrants possibilities of historical continuity of Geometry.

As a body of unity, generality, and structural vitality, Geometry as a form of culture present or of our time always implies its past that can be disclosed through its present in “traditionality” and its handing-down to next generations. This observation accounts for the reason of being of a genuine Philosophy of history in which the true meaning of Geometry reveals itself through historicity and NOT through historicism.

 

E. TIẾP-TỤC TRUY-TẰM LỊCH-SỬ VÀ KHOA-HỌC FỤNG-SỰ CON-NGƯỜI.

 

Zân-tộc nào cũng thế, zù đông-đảo hay thưa-thớt, đều có một thế-jới riêng cho zân-tộc đó, mọi sự đều cấu-kết chặt chẽ với nhau zù zân-tộc đó tin vào thần-quyền huyền-bí hay tin vào lí-trí kiểu Âu-châu. Mọi điều trong đức-tin ấy đều có thể được trình-bày rõ rệt. Zân-tộc nào cũng có một thứ “lí-luận”(reasoning) riêng. Nếu thứ “lí-luận” ấy có thể được jải-thích rõ ràng thì nó chính là Luận-lí (Logic) theo lẽ tự-nhiên.

Tuy nhiên, chúng ta nên để í tới fương-fáp học để trình bày những zữ-kiện Lịch-sử nói chung kể cả những zữ-kiện trái ngược với Lịch-sử. Chúng-ta nên để í tới điều này theo những jì hợp với fương-fáp. Chúng-ta thử hỏi liệu hiểu biết của chúng-ta về một bộ-môn Khoa-học Fụng-sự Con-người có fải là một í-niệm còn hàm-hồ, chưa bao jờ được ngiên-cứu có já-trị vững-vàng, chưa bao jờ có đề-án rõ-rệt, và chưa bao jờ có minh-chứng hiển-nhiến vẫn còn cần fải chất-vấn cho cùng kì-lí hay không? Nếu thiếu những điều kể trên thì liệu công-việc truy-tầm lịch-sử có í-ngĩa jì không?72

Hỏi và chứng-minh trong í-ngĩa thông-thường của lịch-sử có ngĩa là hiểu rằng Lịch-sử (Geschichte)73 là một chân-trời với vô-vàn câu-hỏi, vẫn chưa rõ ràng, bởi vì chân-trời Lịch-sử ấy chưa có jì gọi là chắc-chắn. Tuy thế, chân-trời lịch-sử chưa chắn này, zù nền-tảng của nó chưa được fân-tích rõ ràng, vẫn cho chúng-ta thấy có một í-thức vững-vàng mà Husserl gọi thức này là í-hướng tìm cách xây-zựng zữ-kiện chắc-chắn đến độ không thể nào chối cãi được.

Cỗi-nguồn của Lịch-sử nằm ngay trong thời hiện-tại của chúng-ta. Chúng-ta luôn luôn biết rõ thế-jới hiện-tại của chúng-ta, vì chúng-ta sống trong thế-jới ấy, một thế-jới bao quanh bởi một chân-trời mở-rộng bao-la với biết bao sự-kiện mà chúng-ta không biết. Í-thức này ví như một chân-trời cụ-thể không fải nhờ có học mới biết vì nó không fải là một loại í-thức đã một lần hiện ra rõ-rệt. Í-thức này jản zị chỉ là một thức đã lằng xuống để trở thành nền-tảng hay một chân-trời rõ-rệt, có mặt ngay ở kia để trở thành đề-án ngiên-cứu. Í-thức ấy được chúng-ta nhận ra cho nên chúng ta mới biết cái jì chúng ta chưa biết. Mọi điều chúng-ta không biết thuộc về thế-jan xa-lạ nhưng thế-jan xa-lạ ấy lại có mặt trước cả thế-jới của chúng-ta. Nó đúng là một chân-trời với vô-vàn câu-hỏi trong hiện-tại và hoàn-toàn có í-ngĩa lịch-sử vô-cùng quan-trọng.

Đó là những câu-hỏi về con-người đủ-loại. Những con-người hoạt-động và sáng-tạo khi sống cùng nhau và làm cho khuôn-mặt văn-hóa của thế-jan trở nên vững-mạnh. Liệu chúng-ta có còn biết jì hơn không? Chúng-ta đã có zịp bàn tới vấn-đề này là: thời hiện-tại của Lịch-sử lúc này có cỗi-nguồn xa-xưa trong Lịch-sử ngay sau lưng nó. Thế có ngĩa là quá-khứ của Lịch-sử là một vận-hành liên-tục của những jì đã qua, cứ theo gót nhau đi, như “thời hiện-tại mới qua” hay như một truyền-thống sinh ra truyền-thống.

Chúng-ta đâu có biết rằng hiện-tại và tất cả tính thời-jan trong đó là một nền văn-minh zo nhiều kết-hợp mới ra và rất vững-vàng của Lịch-sử. Nền văn-minh ấy là sức mạnh có khả-năng sinh sôi, nảy nở và có khả-năng truyền-bá cũng như làm cho sắc-sảo những jì đã được khai-fá từ trước. Bằng cách nào? Có fải là bằng những việc làm tập-thể hay bằng cách chia xẻ hiểu biết với nhau không?

Liệu những điều kể trên bàn về í-thức bao-quát của chân-trời, một thứ í-thức chưa cụ-thể như thế có cách nào trở thành sáng-tỏ và có hệ-thống trong chính cấu-trúc của í-thức đó không? Liệu vấn-đề lớn với kết-quả rõ ràng có fải là chân-trời để cho mọi vấn-đề hướng về đó74 hay không?

Husserl cho rằng, chúng-ta không cần fải thảo-luận theo Lí-thuyết Sử-quan (Historicism), vì chúng-ta đã rõ khi nắm vững được cốt-tủy của zữ-kiện tức là hiểu-biết tính tự-nhiên của Lịch-sử một khi sự hiểu biết của chúng-ta có í-ngĩa.

Tuy vậy, chúng ta vẫn còn ngờ. Trở-lại với vấn-đề trình bày ra một chân-trời không fải là để mình kẹt vào trong cõi mơ-hồ và vào những luận-bàn nông-cạn. “Trở-lại” có ngĩa là fải đạt đến một thứ nền-tảng Khoa-học của vấn-đề trên. Câu “trở-lại với vấn-đề” fải được ziễn-tả đi ziễn tả lại, rất tinh-xác bằng minh-chứng hiển-nhiên. Cho nên, mới có câu hỏi: “Qua fương-fáp nào để chúng-ta đạt tới lẽ tự-nhiên, bao-quát và vững-vàng của thế-jan Lịch-sử luôn luôn đúng với cỗi-nguồn? Bất cứ lùc nào chúng-ta muốn zùng fương-fáp hay câu hỏi đó chúng-ta thấy chúng-ta có khả-năng rõ-ràng để suy-tư vấn-đề, để hướng về chân-trời và để xuyên qua chân-trời ấy bằng cách trình-bày rõ ra chân-trời ấy.

Tuy nhiên, chúng-ta biết rằng với tư-tưởng và trí-tưởng, chúng-ta có khả-năng zùng tự-zo của chúng-ta để chuyển-biến đời-sống Lịch-sử của con-người chúng-ta và chuyển-biến luôn cả những jì có mặt trong thế-jan lịch-sử của con-người. Nói đúng ra, trong hoạt-động đa-ziện này, với kinh-ngiệm về những thực-tại mà chúng-ta đã thấy để cho thế-jan có đời-sống, chúng-ta vẫn cần minh-chứng hiển-nhiên và hiểu biết ngọn-nguồn, tức là chúng-ta cần một số cơ-cấu tổng-quát và quan-trọng xuyên qua tất cà những zữ-kiện khác nhau. Có thế, chúng-ta mới thực-sự hài lòng với sự rõ-ràng và chắc-hắn của nhận-thức rốt-ráo zựa trên kinh-ngiệm. Nhờ vậy, chúng-ta mới trưng ra được liên-hệ chặt chẽ với thế-jan Lịch-sử có já-trị cụ-thể và chúng-ta cũng thấy rằng thế-jan đúng là một trong những zữ-kiện chỉ mới cảm ra được mà thôi.75

Tự-zo này với cách-nhìn của chúng-ta vào những zữ-kiện bất-biến và được hiểu thấu rất rõ-ràng (apodictically) sẽ mãi mãi đưa tới cách-nhìn của chúng-ta bằng minh-chứng hiển-nhiên vì minh-chứng hiển-nhiên này có khả-năng trở về trong cơ-cấu không đổi thay bất cứ lúc nào cũng được. Cái jì bất cứ lúc nào cũng có thể júp cho minh-chứng hiển-nhiên trở thành sức nẩy-sinh ban-đầu 76 cái đó được zuy-trì mãi mãi trong í-ngĩa duy-nhất của ngôn-ngữ77 jống như iếu-tính tiềm tàng trong chân-trời luân-lưu và sống-động.

Qua fương-fáp này, và đi xa hơn cả những thề tổng-quát căn-bản mà chúng-ta đã trình-bày ở trên, chúng-ta có thể fác-hoạ ra fương-án cho những vấn-đề đã được kinh-ngiệm cùng kì-lí về một thế-jan trước khi Khoa-học ra đời. Chúng-ta muốn nói tới người đầu tiên lập ra Khoa Hình-học đã có í-chỉ rõ-ràng và í-chỉ đó chính là chất-liệu tạo thành những í-niệm Hình-học của người đó.

 

(Kì tới, tức fần 4 của chuyên-luận này, sẽ là đoạn cuối-cùng và sẽ được tổng-kết bằng một bài nhận-định về tầm-mức quan-trong của Triết-học Husserl trong hạ-bán thế-kỉ 20).

 

Nguyễn Quỳnh
December 29, 2012

 

Chú-jải

64. Ví-zụ nói tới văn-hóa Việtnam ngày nay fải kể cả văn-hóa Việtnam cũ. Hơn thế nữa fải kể cả một ngàn năm lệ-thuộc văn-hóa Tầu. Như vậy, mỗi người Việtnam ngày nay là hiện-thân của nhiều vết hằn nô-lệ, cụ-thể là lối suy-ngĩ, fong-tục, và ngôn-ngữ, không bao jờ ra khỏi Tầu, trừ fi mỗi người Việtnam í-thức được thân-fận nô-lệ và hèn kém của mình để quyết-tâm trở thành một người Việtnam anh-hùng và có tư-cách.
 
65. Husserl không chỉ chống lại fương-fáp sử gọi là “Historicism”, ông cũng chống lại Triết-học Thực-chứng (Positivism), vì lí-thuyết Thực-chứng tin rằng chứng-liệu có tính Khoa-học là chân-lí nên không thể đổi thay.
 
66. Husserl rất đúng: Theme/thể-tài hay đề-án không thể là kết-luận. Bảo rằng “Có khói ắt có lửa” nhưng không trưng ra zữ kiện, thì một nhóm sương mỏng trong nương có thề lầm là khói. Zo đó, zùng đề-án “Có khói ắt có lửa” làm kết-luận là một suy-ziễn hồ-đồ.
 
67. Zựa trên fương-fáp mở cấu-trúc của Husserl, Derrida đi xa hơn zưới cái tên đã trở thành lịch-sử: Deconstruction: Khai-mở và fê-bình cấu-trúc”.
 
68. Chữ của Husserl zùng là “functioning in totality”. Tôi zùng chữ “cộng-đồng” hay “đoàn-kết” để miêu tả vai-trò của Khoa-học và vai-trò con-người trong xã-hội.
 
69. Tức là Nhận-thức Học (Epistemology).
 
70. Ở đây Husserl không chỉ có í nói đến Historicism hay Lí-thuyết Sử-quan, mà thực ran gay cả Quan-niệm Sử-quan của Hegel.
 
71. “Apperception” là lí-thức, khác với “perception” nhận-thức còn thuộc fạm-vi cảm-thức hay tâm-lí.
 
72. Cuối cùng, Hiện-tượng Luận của Husserl là đập tan u-mê để thấy rõ chân-tính của Khoa-học. Khoa-học fụng-sự con-người đã được Husserl trình bày rất kĩ trong Suy-tư Trong Tinh-thần Descartes, trong Cơn Khủng-hoảng của Khoa-học Âu-châu, và trong Triết-học là một Khoa-học Cam-go (Xin đọc những bài này trong các luận-cương Đọc và Fê-bình của Nguyễn Quỳnh, xuất bản thành sách riêng hay trên tạp-chí ví zụ The International Journal of Arts in Society, và trên mạng như Tiền-Vệ, và Văn-chương Việt...)
 
73. Husserl viết chữ Geschichte/Lịch-sử ngiêng không những chỉ nhấn-mạnh vào tư-tưởng của ông, mà còn có ngĩa “được hiểu thấu rõ ràng theo tính-sử”
 
74. “Mọi vấn-đề hướng-về chân-trời” có ngĩa những vấn-đề lớn của Hình-học hiện ra rõ ràng trước mắt chúng ta.
 
75. “Thế-jan chì là một trong nhiều zữ-kiện cảm ra được mà thôi” vì trong í-ngĩa Hiện-tượng Luận không có jì hoàn-toàn đúng và tuyệt-đối.
 
76. Chữ trong nguyên bản là originaliter, được viết ngiêng.
 
77. Chỉ có một ngĩa zuy-nhất mà thôi (univocal).

 

 

-------------------

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021