thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 4.25 - 4.53

 

Bản dịch của Nguyễn Quỳnh

 

LUDWIG WITTGENSTEIN

(1889-1951)

 

___________

 

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC

[4.25 - 4.53]

 

 

4.25

Nếu mệnh-đề cơ-bản đúng thì sự-kiện trong mệnh-đề ấy có thật. Ngược lại, sự-kiện sẽ không có thật.

 

4.26

Nếu tất cả mệnh-đề cơ-bản đều có mặt thì hình-ảnh thế-gian rất rõ ràng. Nếu ta thêm mệnh-đề cơ-bản vào thế-gian đó, thì ta phải biết mệnh-đề nào đúng và mệnh-đề nào sai.

 

4.27

Trong sự-kiện n, rất có thể có mặt hay không có mặt.

Trong sự-kiện ấy có tổ-hợp (Kombinationen) có mặt, và có tổ-hợp không có mặt.

 

4.28

Liên-hệ với những tổ-hợp này là những con số dính dáng đến những lẽ có thể là đúng hay sai xét theo những mệnh-đề cơ-bản của n.

 

4.3

Những gì có thể đúng trong những mệnh-đề cơ bản đều là những sự-kiện có hay không ở đời.

 

4.31

Cái gì có thể đúng đều có thể được trình bày theo bảng giá-trị sau đây (đúng ‘Đ’, còn sai ‘S’. ‘p’ và ‘q’ là những mệnh-đề hoặc dữ-kiện, ‘r’ là mệnh-đề cơ-bản. Ta chỉ cần để-í đến những cái ‘đúng’, ‘sai’ (ĐS) dưới mệnh-đề cơ-bản (r).

p        q        r
------------------
Đ        Đ        Đ
S        Đ        Đ                p        q
Đ        S        Đ                ----------
Đ        Đ        S                Đ        Đ                p
S        S        Đ                S        Đ                --
S        Đ        S                Đ        S                Đ
Đ        S        S                S        S                S
S        S        S

 

4.4

Mệnh-đề là cách miêu-tả thuận hay không thuận với những gì có thể đúng của mệnh-đề cơ-bản.

 

4.41

Những cái có-thể đúng của mệnh-đề cơ-bản bao gồm cả những điều-kiện đúng và sai của mệnh-đề.

 

4.411

Bỗng nhiên ta thấy có lẽ là sự xuất-hiện của những mệnh-đề cơ-bản là nền-tảng hiểu-biết cho tất cả những loại mệnh-đề khác. Trên thực-tế, kiến-thức về các mệnh-đề phổ-quát phụ thuộc rất mong-manh vào sự hiểu-biết những mệnh-đề cơ-bản.

 

4.42

Mệnh-đề cơ-bản n có dạng

Trong dạng n này mệnh-đề có thể hợp (Überreinstimmung) hay không hợp (Nichtüberreinstimmung) với những gì có thể coi là đúng (Wahrheitsmöglichkeiten).

 

4.43

Ta có thể diễn-tả thuận theo những gì coi là đúng trong bảng phân-chia giá trị bằng cách uyển-chuyển theo kí-hiệu ‘Đúng’ (‘Đ’).

Không có (Abzeichen) ‘Đ’ tức là không thuận.

 

4.431

Đúng và sai theo những gì có thể đúng trong những mệnh-đề cơ-bản cho ta biết điều-kiện đúng của một mệnh-đề.

Mệnh-đề là cách diễn-tả những điều-kiện đúng của mệnh-đề ấy.

(Cho nên Frege rất đúng khi ông dùng mệnh-đề để diễn-tả kí-hiệu về thuyết í-niệm của ông ta. Nhưng cách diễn-tả về í-niệm đúng của Frege lại sai: Số là, nếu ‘cái đúng’ và ‘cái sai’ là sự-vật cụ-thể, mà trong khi đó cách diễn-tả lại là ~p, thì phương-pháp thẩm-định về í-nghĩa ‘~p’ của Frege lại trở thành bất-định hoàn toàn [keineswegs bestimmt]).

 

4.44

Kí-hiệu thích-hợp với dấu ‘Đúng’ (‘Đ’) theo những gì có thể đúng là kí-hiệu của mệnh-đề.

 

4.441

Rõ ràng là tính phức-tạp của hai dấu ‘S’ và ‘Đ’ không có cái gì liên-quan tới cái gọi là phức-tạp ấy, cũng như chẳng có gì liên-quan đến hai nét tung-hoành (horizontalen und vertikalen Stricken), hay những dấu ngoặc. Chẳng có cái gì là hợp lí hết.

Đây cũng là trường-hợp cho những kí-hiệu dùng trong bảng giá-trị đúng sai (‘Đ’ và ‘S’).

 

4.442

Sau đây là ví dụ về kí-hiệu của mệnh-đề:

        ‘p        q        ’
        -------------------
         Đ        Đ        Đ
         S        Đ        Đ
         Đ        S       
         S        S        Đ

(Cái gạch chỉ cách phán-đoán ‘’ của Frege vô-nghĩa về mặt luận-lí. Hiển-nhiên trong sách của Frege và của Russell đều cho là những mệnh-đề có dấu gạch ấy là những tư-tưởng đúng. Thế thì ‘’ không còn là một thành-phần của mệnh-đề, mà chỉ là con số của mệnh-đề. Không thể nào bảo rằng mệnh-đề tự nó phát biểu là nó đúng.)

Nếu trật-tự của những gì có thể đúng trong bảng giá-trị đúng/sai có giá-trị vĩnh-viễn dựa vào luật phối-hợp, thì cột cuối cùng của bảng giá-trị sẽ là điều-kiện đúng. Nếu ta trình bày cột ấy theo hàng ngang, ta sẽ thấy kí-hiệu của mệnh-đề như sau:

‘(ĐĐ –Đ) (p,q)’

Hay rõ hơn như sau:

‘(ĐĐSĐ) (p,q)’.

(Vị-trí của pq bị chi-phối bởi điều-kiện của ĐS).

 

4.45

Trong mệnh-đề cơ-bản n có một nhóm điều-kiện có thể đúng gọi là Ln (mögliche Gruppen von Waherheitsbedingungen).

Nhóm điều-kiện đúng ấy là những gì có thể đúng theo một số (Anzahl) mệnh-đề cơ-bản có thể được trình bày thành một loại (Reihe).

 

4.46

Trong số những điều-kiện có thể đúng, chúng ta có hai trường-hợp gay cấn.

Trường-hợp thứ nhất là mệnh-đề đúng với tất cả những điều-kiện đúng của những mệnh-đề cơ-bản. Những điều-kiện đúng này ta gọi là trùng-phức.

Trường-hợp thứ hai, mệnh-đề sai trong tất cả những điều-kiện đúng. Như thế, những điều-kiện đúng trở thành mâu-thuẫn.

Tóm lại, trong trường-hợp thứ nhất, mệnh-đề đó là mệnh-đề trùng-phức, trong trường-hơp thứ hai, mệnh-đề ấy là mệnh-đề mâu-thuẫn.

 

4.461

Mệnh-đề nêu lên những gì muốn nói. Mệnh-đề trùng-phứcmâu thuẫn là những mệnh-đề không phát biểu gì cả.

Trùng-phứcmâu-thuẫn là vô-nghĩa (sinnlos).

(Chúng giống như một điểm từ đó hai mũi tên bay ra hai phía khác nhau.)

(Ví-dụ, tôi không biết gì về thời tiết mà tôi lại bảo là trời có thể mưa hay không mưa.)

 

4.4611

Dẫu sao, trùng-phứcmâu-thuẫn không phải là cái gì vớ-vẩn (unsinnig). Chúng là thành-phần của biểu-tượng, cũng như con số ‘0’ nằm trong biểu-tượng số-học.

 

4.462

Trùng-phứcmâu-thuẫn không phải là bức tranh của thực-tại [Í này đúng theo luận-lí, nhưng chưa chắc đúng trong thế-gian, nếu thế-gian có trùng-phứcmâu-thuẫn như những gì khả hữu.] Chúng không miêu-tả thực-tại có thể có. Trùng-phức chấp nhận những hoàn-cảnh khả-hữu, còn mâu-thuẫn thì nghịch lại.

Nếu trùng-phức có mọi điều-kiện hợp với thế-gian – qua liên-hệ tượng-trưng – mà các điều-kiện ấy lại loại bỏ lẫn nhau, thì trùng-phức ấy không có liên-hệ tượng-trưng nào với thực-tại.

 

4.463

Điều-kiện đúng của mệnh-đề quyết-định không-gian (Spielraum) để cho dữ-kiện có mặt.

(Trong í-nghĩa phủ-định, một mệnh-đề, một bức tranh, hay một mô-hình giống như một cơ-chế đặc-sệt giới-hạn tự-do của cơ-cấu khác. Trong í-nghĩa thuận-lợi, chúng giống như một không gian được minh-định rõ ràng cho cơ-chế hiện-hữu.)

Trùng-phức mở rộng cửa cho vô-biên – tức không-gian hợp-lí: Mâu-thuẫn tràn ngập không-gian hợp-lí đến nỗi không còn thực-tại. Bởi thế cả hai không có thực-tại.

 

4.464

Vì chân-lí (Dies Wahrheit) của trùng-phức là chắc-chắn, nên chân-lí của mệnh-đề mới có thể có. Nhưng chân-lí của mâu-thuẫn thì không thể nào có được.

Cả ba đẳng-tính: “chắc-chắn, có thể, và không có thể” là ba trình-độ nằm trong lí-thuyết của xác-suất.

 

4.465

Kết-quả về phương-diện luận-lí của trùng-phức và của một mệnh-đề là coi vấn-đề là một mệnh-đề. Cho nên, kết-quả ấy chính là mệnh-đề. Biến yếu-tính thành biểu-tượng là thay đổi í-nghĩa của yếu-tính.

 

4.466

Nhìn ra liên-quan tinh-thần luận-lí của một nhóm kí-hiệu là nhìn ra tổ-hợp có lí rõ ràng về í-nghĩa của kí-hiệu. Tổ-hợp chỉ liên-quan tới những kí-hiệu khi còn độc-lập mà thôi.

Nói một cách khác, mệnh-đề đúng trong mọi trường-hợp (hoàn-cảnh) không phải là tổ-hợp của nhiều kí-hiệu, bởi lẽ nếu những mệnh-đề ấy là tổ-hợp thì chỉ có tổ-hợp hiển-nhiên (Verbindungen von Gegenständen) mới có thể dính-dáng tới chúng mà thôi.

(Cái gì không phải là tổ-hợp hợp-lí sẽ không có tổ-hợp của dữ-kiện [Verbindung] liên quan tới nó.)

Trùng-phức và mâu-thuẫn là những trường hợp hữu-hạn. Chúng là sự tan rã của tổ-hợp kí-hiệu.

 

4.4661

Thực ra kí-hiệu liên kết với nhau, ngay cả trong trường hợp trùng-phức và mâu-thuẫn. Có những trường-hợp kí-hiệu liên kết với nhau. Nhưng liên-kết này không có í-nghĩa và cũng không dính-dáng gì tới biểu-tượng (Symbol).

 

4.5

Vậy thì ta có thể có cái thể mệnh-đề tổng-quát nhất. Nghĩa là ta miêu-tả mệnh-đề có ngôn-ngữ kí-hiệu trong bất cứ í-nghĩa nào bằng biểu-tượng nhằm thỏa-mãn cách trình bày và có í-nghĩa, miễn là í-nghĩa của những cái tên được chọn lựa kĩ càng.

Thế thì chỉ những gì quan trọng đối với cái thể của mệnh-đề có tính chung nhất mới nằm trong cách miêu-tả nếu không thì cái thể chung của mệnh-đề sẽ không còn nữa.

Chính dữ-kiện quyết-định cái thể mệnh-đề chung này, cho nên không có cái thể của mệnh-đề nào mà lại không thể thấy trước được (hoặc thiết-lập được). Thể chung của mệnh-đề cho thấy vì sao sự-kiện có mặt.

 

4.51

Nếu tôi có tất cả mệnh-đề cơ-bản, thì tôi chỉ giản-dị tìm những mệnh-đề nào mà tôi có thể thiết lập dựa trên các mệnh-đề cơ-bản kia. Từ đó tôi sẽ có tất cả mệnh-đề trưng ra giới-hạn của chúng.

 

4.52

Mệnh-đề gồm tất cả những gì đến từ tất các mệnh-đề cơ-bản, kể cả những gì đến từ những mệnh-đề ấy.

 

4.53

Thể của mệnh-đề tổng-quát là thể biến-thiên.

 

[còn tiếp nhiều kỳ]

 

 

-------------

Đã đăng:

... Bởi thế, luận-cương này phải đến tay các học-giả trẻ tuổi Việt-Nam, với một ghi-chú là, ‘khác với tôn-giáo, triết-học không có giáo-điều.’ Nếu quả thực có giáo-điều trong triết-học thì đã không còn triết-học, không còn trí-tuệ, không còn tiến-bộ và không còn văn-minh cho nhân-loại... (...)
 
1. Thế-gian chẳng qua là hoàn-cảnh (der Fall). / 1.1 Chẳng qua chỉ là dữ-kiện mà thôi (der Tatsachen). / 1.11 Dữ-kiện làm thành thế-gian. / 1.12 Qua dữ-kiện ta biết hoàn-cảnh nào có, hoàn-cảnh nào không. / 1.13 Dữ-kiện lù lù trong không-gian (Raum) và nó chính là thế-gian. / 1.2 Thế-gian có nhiều dữ-kiện... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
2.1 Chúng ta diễn-tả dữ-kiện cho chính chúng ta. / 2.11 Sự diễn-tả này trình bày cặn-kẽ một hoàn-cảnh trong không-gian hợp lẽ, bao gồm cả cái có lẫn cái không. / 2.12 Vậy thì cách miêu-tả (hay bức tranh) chính là cái hình của thực-tại. / 2.13 Vật miêu tả (Gegenstände) trong tranh có những nét tiêu-biểu cho vật đó... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
3.21 Trong một hoàn-cảnh, hình của vật tương-ứng với hình của kí-hiệu đơn-giản trong kí-hiệu mệnh-đề. / 3.22 Tên tiêu-biểu cho sự-vật trong mệnh-đề. / 3.221 Tôi có thể gọi tên cho sự-vật. Kí-hiệu là biểu-thị của sự-vật. Tôi có thể nói về biểu-thị của sự-vật, chứ không thể diễn ra biểu-thị bằng lời. Mệnh-đề chỉ có thể trình-bày sự-kiện xảy ra như thế nào, chứ không thể bàn đến sự-kiện là gì... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
3.41 Như vậy, điểm quan-trọng trong một mệnh-đề là: tất cả mệnh-đề phụ-thuộc có khả-năng diễn tả cùng một í-nghĩa đều phải có cùng chung mục-đích. Cũng vậy, điểm quan-trọng trong một kí-hiệu là tất cả kí-hiệu phụ-thuộc phải có cùng chung mục-đích... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
4.015 Tất cả mọi hình-ảnh (Gleichnisse), kể cả hình-tượng trong lối (Mode) diễn-tả, đều nằm trong lí diễn-tả. / 4.016 Để hiểu tinh-tuý của mệnh-đề, ta nên để í đến lối viết chữ tượng-hình biểu-trưng cho dữ-kiện, cũng như để-í đến cách viết theo mẫu-tự, luôn luôn bám sát vào nội-dung miêu-tả... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
4.1 Mệnh-đề bàn đến cái có (Bestehen) cũng như cái không (Nichtbestehen) ở thế-gian này (Sachverhalte). / 4.11 Toàn thể tư-tưởng (mệnh-đề) là tất cả cơ-cấu của khoa-học tự-nhiên. / 4.111 Triết-học không phải là một phần của khoa-học tự-nhiên hay song song với khoa-học tự-nhiên... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
4.125 Liên-hệ nội-tại giữa những hoàn-cảnh khả-tri tự nó hiện-bày trong ngôn-ngữ qua liên-hệ nội-tại giữa những mệnh-đề trình bày hoàn-cảnh khả-tri. / 4.1251 Thế là ta đã trả lời câu hỏi làm chúng ta đau đầu là, ‘có phải mọi liên-hệ đều là nội-tại hay ngoại-vi hay không?’... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021