thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
 
danh mục tác phẩm
 
 

Điều chưa kịp nói với Tạ Chí Đại Trường  -  Trịnh Cung
[TƯỞNG NIỆM TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG (1938-2016)] ... Anh Tạ Chí Đại Trường, tôi viết những dòng vụn vặt này vì nghĩ đến anh, nhớ một chút kỷ niệm thời gian truân đã ập xuống khi chúng ta đang ở độ tuổi 40 đầy sinh lực và cũng đầy hoài bão. Cầu cho anh thượng lộ bình an, tôi không bao giờ quên cặp mắt sáng quắc và nụ cười hóm hỉnh của anh... (...)

IS tự xưng và CS tự hào  -  Khuất Đẩu
... Không nghi ngờ gì nữa, IS rất tàn bạo, rất man rợ. Nhưng Cộng Sản cũng đâu có thua kém, nếu không muốn nói còn tàn bạo hơn, độc ác hơn, vì họ đã tàn sát những người vô tội, mà những người ấy chính là những người cùng một màu da, cùng một tiếng nói, những người anh em cùng một mẹ... (...)

Mèo Tom và vua chuột chù  -  Khuất Đẩu
... Vua chuột nói với đám cận thần: “Lâu nay bọn phản động cười chê ta già nua lú lẫn. Giờ thì chính vua mèo Tom bắt tay ta, đãi ta như thượng khách. Cho chúng sáng mắt ra. Ta dẫu có chết các ngươi cũng được thơm lây.” Chúng thần đều rập đầu lạy tạ... (...)

Bên hồ Xuân Phước -  Vũ Thị Thanh Mai
... Lúc này anh vẫn đang lắng nghe, những người bạn cùng hát tặng anh Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ mà anh yêu thích nhất. Vẫn ngạo nghễ nhưng u buồn lạ lùng. Ngoài trời chắc hẳn đang bão táp, tiếng sấm gào thét giận dữ làm rung chuyển toà nhà. Cơn dông sẽ làm bật ngã nhiều gốc cây. Mọi người chung quanh bắt đầu đứng dậy... (...)

Mặt trời vẫn mọc -  Nguyễn Hoàng Văn
... Nhưng nó, như một chính quyền, đã suy kiệt, không đủ bản lĩnh để nổ tung như một núi lửa mà chỉ có thể vụng trộm vốc từng nắm bụi nhỏ vung vẩy với ảo vọng ngông cuồng là sẽ che được ánh mặt trời và duy trì được thứ đồng minh bóng tối. Mặt trời vẫn mọc và rồi, sẽ có một ngày nào đó, bất thình lình... (...)

Những đứa trẻ tháng tư -  Khuất Đẩu
[1975-2015: BỐN MƯƠI NĂM, NHÌN LẠI] ... Thế nên, đến chết vẫn còn nguyên câu hỏi: Sinh ra trong chết chóc, lớn lên trong đói khổ và suốt đời sống trong ô nhục, vậy sinh chúng tôi ra làm gì?!... (...)

Một giải Nobel Văn Chương kỳ cục  -  Nguyễn Đăng Thường
... Bizarre! Kỳ cục! Compliqué! Phức tạp! Difficile! Khó hiểu! Đó là những tính từ đã không ngớt xuất phát từ cửa miệng, và thường xuyên xuất hiện trong tác phẩm của tác giả Patrick Modiano, và đã được chính nhà văn tuyên bố với báo chí khi nghe tin mình là người được chọn... (...)

Salvador Dali và những tấm thiệp Giáng Sinh kỳ quái  -  Trịnh Thanh Thủy
... Những tấm thiệp của Dali đã ra đời năm 1960 như một sự kết hợp kỳ thú giữa thế giới siêu thực và ngày Chúa Hài Đồng giáng thế. Ông đã đưa cho Hallmark 10 tấm thiệp mà tính chất siêu thực được thể hiện trên cây thông Noel và những sinh hoạt trong gia đình của Chúa... (...)

Cái chết của [sống cùng] lịch sử và sự tưởng tượng muộn màng  -  Nam Đan
... Và nhất là, chúng tôi yêu nhau trước những hình ảnh trên màn bạc, những hình ảnh của chiến tranh được dựng lại, trong tiếng đạn bom ì ầm của lịch sử; ồ không phải, không phải trong tiếng bom đạn của lịch sử, không phải lịch sử, mà là một thứ giả mạo lịch sử. Và chúng tôi không phải “sống cùng” với thứ hàng đểu đó, thì mới tuyệt làm sao... (...)

“Tau chưởi” — một bài thơ kinh dị và khốc liệt  -  Nam Đan
... Tôi tự hỏi, với một cảm xúc khốc liệt như thế, trong thơ, thì cái thiện ở đâu, cái đẹp ở đâu? Tính nhân văn ở đâu? Lương tri con người ở đâu? Phải chăng khi đặt những tiêu chí có vẻ cao đẹp đó ra cho thơ – cho thi ca – của một tâm hồn bị tổn thương đến tận cùng như Trần Vàng Sao thì chúng ta đang bắt đầu cho một sự dối trá khác?... (...)

Những ý nghĩ dường như thơ mộng trong đầu của một kẻ vừa bị giựt mất điện thoại -  Nam Đan
... Bum! Tôi không kịp nhận biết chuyện gì vừa xảy ra. Chiếc xe đạp bị tông mạnh từ phía sau, loạng choạng. Tôi cố giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Một cánh tay vung lên, cú đấm mạnh sượt qua bên hông trái. Chiếc Iphone bay tung ra khỏi túi quần, nằm gọn trong tay kẻ vừa giựt nó. Khi tôi định thần thì chiếc gắn máy đã trờ đi khỏi chừng 5 mét. A, mình bị giựt điện thoại!... (...)

Ngày xuân chúc tết ngậm ngùi -  Nguyễn Đạt
... Chúng tôi ngồi chung quanh cái bàn bày mứt kẹo ngày tết; chai rượu lần hồi vơi cạn, câu chuyện đầu xuân lần hồi kết thành bức tranh ảm đạm của một tương lai không xa, về vận mệnh của đất nước hình chữ S ốm o gầy guộc. Chúng tôi cảm nhận rõ rệt: căn nhà chật hẹp không mảy may làm vị giáo sư bận tâm, bức bối; mà ông chỉ ngột ngạt trong cái bầu khí chính trị đang trùm phủ đất nước này.... (...)

Muốn yêu anh vác cày trên đồi -  Nam Đan
... Tôi tin là nhạc sĩ Phạm Duy muốn cô gái này yêu anh vác cày thật lòng. Yêu thật lòng. Yêu trong xương chứ không chỉ yêu phơn phớt ngoài da. Không chỉ yêu lấy có, yêu như người Cộng Sản yêu! Người Cộng Sản từng giả bộ yêu nông dân để chiêu dụ họ làm “cách mạng”... (...)

Tấm tranh ở Vĩnh Long -  Hoàng Ngọc Biên
... Tấm duy nhất tôi đem theo về Saigon là tấm này, nhưng với tôi mọi thứ bây giờ lạc mất tiêu, đều là... kỷ niệm. Những kỷ niệm chỉ còn nằm trong máy... (...)

Bức “Linh Thú Nhân Mã” đầu năm Ngựa -  Trịnh Thanh Thủy
... Bạn có bao giờ nghĩ chúng ta là hiện thân của con linh thú trong tranh không? ... Tất cả đều có thể là những con nhân mã dị thường. Những người đội lốt linh thú đầy mâu thuẫn này có thể bị kỳ thị, khinh khi, ghét bỏ. Họ cần cặp cánh phượng hoàng để vẫy đập và bay lên, vùng thoát vào bầu trời tự do như một uớc nguyện thiêng liêng, như một khát vọng cần thực hiện đầu năm mới... (...)

Lễ Giáng Sinh, ý nghĩ rời và những bài thơ  -  Nam Đan
... Nhiều người, dù đã lớn, vẫn không muốn tin là ông già Noel không có thật. Tôi là một người như vậy. Hình ảnh của ông Noel gắn liền với những món quà mà tôi hằng mơ ước được có. Tôi vừa tình cờ chứng kiến một ước mơ. Sáng nay, xem tấm ảnh chụp lá thư này trên facebook, tôi thấy mình hổ thẹn như kẻ nhìn trộm vào một tâm hồn thơ dại... (...)

Confession of a poor artist / Tâm-sự của một hoạ-sĩ tầm-thường -  Nguyễn Quỳnh
... I make abstract paintings like an act of champing, unaware of the difference between sub-consciousness and ignorance. But when I paint grass on meadow I can feel the existence is there in tune with nature. I see what I can achieve and what I cannot. After all the disparity of achievement and underachievement has given me true joy of life... | ... Tôi “ngoáy” tranh trừu-tượng lập đi lập lại như “bò nhai rơm” không fân-biệt được tiềm-thức và ngu-đần. Trong khi ấy, khi tôi vẽ luống cỏ trên đồng, tôi cảm thấy nguồn-sống ở ngay kia, hoà-hợp với thiên-nhiên. Zẫu sao sự khác biệt jữa thành-công và thất-bại đã cho tôi niềm vui sống trên đời... (...)

Nhật ký Chủ Nhật 26 tháng Năm: Trương Duy Nhất -  Nguyễn Đức Tùng
... Chạy được nửa vườn, cái máy khựng lại rồi tắt. Tôi ngồi xuống nhìn, một đám cỏ quấn khúc cây gãy cuốn vào lưỡi dao cắt. Trong khi tôi đang ngồi hí hoáy lôi khúc cây ra, điện thoại trong túi áo khoác nhắn tin ba lần. Mở xem, trên facebook một bạn báo tin Trương Duy Nhất bị bắt ở Đà Nẵng. Tôi lặng người... (...)

Gác Trịnh -  Nguyễn Đạt
... Anh Phạm Tấn Hầu tới; không ngồi xuống ghế để uống cà phê, anh chỉ tay lên phía trên, nói: “Lên Gác Trịnh chứ!” Hóa ra, ngay phía trên căn nhà bày bán cà phê vỉa hè tôi đang ngồi uống, là căn nhà mà Trịnh Công Sơn từng sống và viết những ca khúc đầu tiên của ông... (...)

Đọc Tàn Tuyết -  Tịnh Khẩu
... Đọc Tàn Tuyết để chúng ta thấy được thế nào là sự bất an, sự cuồng loạn. Đọc Tàn Tuyết để thấy được sự chịu đựng vĩ đại của tất cả chúng ta. Tôi nghĩ rằng những nhà văn trẻ Việt Nam cần phải đọc Tàn Tuyết. Tàn Tuyết không thể vĩ đại nếu sống ở một đất nước bình an. Cái may mắn của Tàn Tuyết chính là được sống trong xã hội Trung Quốc, một xã hội tương đồng với xã hội mà nhà văn Việt đang lưu trú. Đọc Tàn Tuyết để thấy được cái cách mà nhà văn này trình ra những quái trạng man rợ trong văn hoá Trung Hoa mà không làm mất đi những thiên hướng nghệ thuật trong một tác phẩm... (...)

Không còn dây chuông để gọi Võ Hồng -  Lữ Quỳnh
Ngôi nhà của nhà văn Võ Hồng trước đây mang số 53 Hồng Bàng Nha Trang. Cái địa chỉ này quen thuộc tưởng như gắn liền với tên tuổi anh. Lần nào ghé Nha Trang tôi cũng đến thăm anh. Đứng ngoài đường, vói tay vào phía sau cánh cổng sắt, nắm sợi dây chuông giựt vài cái, tiếng leng keng vang lên, và từ trên lầu anh nhoài người ra nhìn xuống, anh hỏi nhưng không đợi khách trả lời, chân đã bước xuống cầu thang... (...)

Cảm tưởng nhân ngày Quốc Khánh của nước Úc, 26.01.2013 -  Hoàng Ngọc Trâm
... Khi chúng tôi đến đây, chúng tôi không có một tài sản gì cả. Tôi không biết nói tiếng Anh, chỉ nghe được lõm bõm vài chữ tiếng Anh thông thường, và chỉ đọc được một ít văn bản tiếng Anh đơn giản. Nơi đây, các anh-chị-em-không-nói-cùng-một-ngôn-ngữ, không-có-cùng-một-màu-da với chúng tôi, đã dạy cho chúng tôi nói được ngôn ngữ của họ, đã cưu mang gia đình chúng tôi, cho chúng tôi cơ hội để đi học rồi đóng góp khả năng của mình cho xã hội, và từ đó chúng tôi đã có một cuộc sống ổn định cho đến hôm nay... (...)

Một chút về Khái Hưng -  Nguyễn Viện
Đêm Noel vừa qua, tôi có dịp ngồi với các nhà văn Dương Nghiễm Mậu, Nam Dao và Trần Thị Ngh. Trong những câu chuyện rất “trà dư tửu hậu”, chúng tôi có đề cập đến cái chết và văn nghiệp của Khái Hưng, một nhà văn của Tự Lực Văn Đoàn... (...)

Chào năm mới, chào những tận cùng -  Tuấn Khanh
... Những ngày cuối năm, tận cùng khép lại. Năm mới đến trong day dứt của câu chuyện đất đai ruộng vườn biến thành đô thị, nền là xương máu, móng là nỗi oan khiên của người nông dân. Văn Giang, Hà Nội hay Kim Sơn, Quảng Ninh, người Việt đang thao thức đón những tận cùng trong cái ác và lòng tham ập đến trên đất nước này. Nhưng đã là tận cùng chưa?... (...)

Trương Thìn, ở một góc độ khác -  Nguyễn Viện
... Một người hiền và dường như không muốn làm mất lòng ai bao giờ ấy đã bất ngờ nổi giận. Những ngày cuối đời, anh đã làm những bài thơ đầy bi phẫn về thời thế. Nỗi đau của một công dân bất lực trước móng vuốt của bọn xâm lấn phương Bắc. Cái giận của một sĩ phu trước thái độ hèn yếu của nhà cầm quyền... (...)

Ô cửa nhỏ của Thục Vy -  Lê Hữu
... Thục Vy, không ai cấm đoán được những ước mơ của em. Người ta có thể giam giữ em, bỏ đói em, nhưng không thể nào giam giữ, bỏ đói, hay giết chết được những ước mơ của em. Trong lúc thân xác em bị giam hãm thì những ước mơ em vẫn cứ tự do, vẫn cứ bay lượn như những cánh chim ở bên ngoài ô cửa nhỏ kia... (...)

Cái thú dịch thuật -  Chân Phương
... Để thay đổi không khí và cống hiến các bạn một phút giải khuây bên lề “Vụ Án Dịch Thuật” tôi chọn dịch hai bài thơ sau đây vì chúng phần nào thể hiện khẩu khí và nhân sinh quan quen thuộc với các độc giả tiểu thuyết của Michel Houellebecq... (...)

Những khoảnh khắc với Mark -  Hoàng Ngọc Biên
[TƯỞNG NIỆM MARK FRANKLAND (1934-2012)] ... Nói về Mark Frankland quả là tôi rất khó nhớ ra lần gặp mặt đầu tiên. Vậy, tôi sẽ nói về những lần chia tay cuối cùng. Nhưng nếu nói đến chuyện chia tay lần cuối với Mark, tôi vẫn cứ thấy băn khoăn, vì tôi có hơn một lần, nói đúng đó là những lần không phải là lần cuối cùng nhưng rất dễ cho tôi cảm giác là lần cuối cùng... (...)

Meet and greet CÁNH ĐỒNG BẤT NHÂN của Lê Vĩnh Tài (phần III) -  Liêu Thái
... Trên phương diện ngôn ngữ, có thể nói CÁNH ĐỒNG BẤT NHÂN là một trường độc thoại mà trong đó tác giả đã chọn nhiều điểm đứng khác nhau để nhìn về một sự việc. Và cũng chính từ những điểm nhìn khác nhau đó, đối tượng quan sát trở nên đa chiều, đa diện... (...)

Meet and greet CÁNH ĐỒNG BẤT NHÂN của Lê Vĩnh Tài (phần II) -  Liêu Thái
... Xét về mặt lịch sử, tiến trình dân chủ của một dân tộc, thì sự kiện Tiên Lãng – Đoàn Văn Vươn lại là dấu mốc lịch sử đáng nhớ về thái độ đấu tranh dân chủ cho bản thân, và thông qua đó, gióng lên tiếng nói đòi công bằng, đòi dân chủ, đòi quyền lợi chính đáng của một con người trong tiến trình nhân loại, đặc biệt là hồi chuông báo động này được gióng lên từ một góc khuất, từ ngoại ô, từ nơi hẻo lánh của một đất nước chưa kịp mở cửa... (...)

Meet and greet CÁNH ĐỒNG BẤT NHÂN của Lê Vĩnh Tài (phần I) -  Liêu Thái
... Cái nhìn hoàn toàn mới nữa là khác, nó phản ánh tinh thần phản tư, thông qua giọng điệu giễu nhại và đầy phản biện, nó thể hiện nỗi bất bình của người nghệ sĩ trước thực trạng xã hội, mà cái thực trạng này rõ là có nguyên nhân, phát xuất từ sự trí trá, gian manh của giai cấp lãnh đạo, của tư bản đỏ, nó cũng cho thấy độ mục ruỗng của cái xã hội anh ta đang sống... (...)

Những cội cây của tương lai -  Finkielkraut, Alain
Về một hành động sai lầm nghiêm trọng của Paul Eluard, khi ông — vì cả tin vào chủ nghĩa Stalin — đã từ chối bênh vực cho nhà thơ Zavis Kalandra, người sau đó bị treo cổ trong một trại tù ở Praha vì tội theo Trotsky. [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường] (...)

Tượng đất nung mừng Xuân -  Nguyễn Quốc Chánh
Tôi trộn cái câu chửi trứ danh đó với một vài miếng võ của Siêu Thực và Zen để tạo ra tượng đất nung này. Về kỹ thuật, tôi áp dụng cách người ta làm lu ở Tân Vạn, Biên Hòa — nghĩa là nặn trực tiếp từ đất sét chứ không đúc khuôn thạch cao... (...)

Amsterdam, thủ đô của Bảo tàng Nghệ thuật -  Lữ Quỳnh
... Là thành phố lớn nhất, thủ đô của vương quốc Hà Lan, với dân số chưa tới tám trăm ngàn, nhưng có đến bốn triệu du khách nước ngoài hàng năm, Amsterdam cũng là thủ đô của nền tài chánh, văn hoá lâu đời, có sông Amstel thơ mộng chảy qua... (...)

Ra mắt gốm tượng -  Nguyễn Quốc Chánh
Vài hình ảnh về buổi ra mắt cuộc triển lãm gốm và tượng vào chiều thứ Sáu 30 tháng 12, 2011... (...)

Phi thường và hữu hạn -  Hoàng Ngọc Nguyên
... Ông chỉ biết sống trong khi chờ đợi cái chết, và ông nhìn cái chết một cách nhân quả: “Cái Chết rất có thể là phát minh độc đáo nhất của Cuộc Sống. Nó là tác nhân tạo sự thay đổi cho Cuộc Sống. Nó dọn dẹp cái cũ để mở đường cho cái mới.” Ông đã nhắm mắt. Nhưng cám ơn ông, nhờ thế chúng ta đã mở mắt rõ hơn trước thân phận con người — sự phi thường và hữu hạn của mình... (...)

Sáng Nguyễn Du, tối Mẹ Đốp -  Nguyễn Viện
... Ngạo nghễ thầm lặng, quỷ tự quấn những giải băng màu đỏ đầy kín cái ghế đen. Quỷ tiếp tục quấn băng đỏ quanh kín thân thể mình sau từng chút bóc tách cái vỏ quần áo của mình. Rồi quỷ ngồi lên ghế, tự cột mình vào và lên ngôi Đỏ... (...)

NOW? Và Phan Thị Lan Phương -  Nguyễn Viện
Bây giờ, biển và những hòn đảo. Bây giờ, một cô gái mặc áo có hình anh Điếu Cày trước ngực viết xuống biển và đảo: “Fuck China”. Chụp hình. Cô viết thêm: “communist”. Chụp hình. Bây giờ, có nhiều người viết những dòng chữ của mình xuống biển đảo. Và Phương xuất hiện trên biển đảo. Những dấu chân màu đỏ. Bây giờ, Phương cởi váy và ngồi xuống màu đỏ. Bây giờ, Phương cởi áo và nằm xuống màu đỏ. Màu đỏ là Phương là quỉ đỏ. Con quỉ đỏ xâm lấn biển và đảo... (...)

Bên dòng ghi chú tự sự tác giả: Nguyễn Đức Sơn -  Trần Hữu Dũng
Không biết sao tôi có thú vui là đọc những dòng tự sự tác giả viết ngay trong tác phẩm của chính họ. Qua những dòng nầy tôi hiểu sâu thêm các bài thơ, đoạn văn, tiểu luận, phát lộ nhiều mạch ngầm tuôn chảy mênh mang đem đến cảm giác rung động, sảng khoái bất ngờ, âm ỉ hoài không dứt... Đó là tập thơ Đêm nguyệt động của Nguyễn Đức Sơn... (...)

Vĩnh biệt Phạm Công Thiện – một đấng tài hoa -  Ðỗ Tư Nghĩa
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Tôi đang sống tại Đà lạt, và tôi cũng yêu thành phố này. Càng yêu hơn, khi nhớ rằng, đã có một quãng đời Anh sống tại đây. Một ngày nào đó, tôi sẽ men theo những dòng chữ của Anh, để “hành hương” về những nơi đã từng in dấu gót chân Anh... (...)

Bên dòng ghi chú tự sự tác giả: Phạm Công Thiện -  Trần Hữu Dũng
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn về thành phố Mỹ Tho, dạo quanh vườn hoa Lạc Hồng, có dãy nhà xây kiểu Pháp, một thời Phạm Công Thiện và gia đình sống ở đây, cố hình dung gương mặt ông lúc hai mươi tuổi... (...)

Thánh Ca chiều huỷ diệt -  Nguyễn Đạt
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN TÔN NHAN (1948-2011)] ... Nhà thơ Nguyễn Đăng Thường thấy thơ Nhan trong Thánh Ca “có tí hương vị Rimbaud, một Rimbaud không vô thần”, thì tôi cho rằng, trong bản chất thi sĩ của hai người, Nhan và Rimbaud, ít nhiều có chỗ giống nhau. Tôi biết rõ, Nhan không đọc một dòng thơ nào của Rimbaud, không một dòng thơ dòng văn nào của bất cứ nhà thơ nhà văn nhà triết học nào của phương Tây. Và tôi lại thấy Nhan, trong Thánh Ca, có nhiều hương vị Phạm Công Thiện... (...)

Xuống đường -  Nguyễn Quốc Chánh
Xuống đường, trong một số trường hợp nào đó, là ngược chiều với lên đường. Và trong một số trường hợp nào đó, lên đường đã biến thành một tai hoạ... Khi tập thơ Đêm mặt trời mọc bị tịch thu năm 1990, tôi đã cảm giác được rằng ngôn ngữ, trong một tình trạng giả trá của nghị quyết và khẩu hiệu, dễ có nguy cơ hụt hơi và tự đánh lừa, nhưng tôi đã cựa quậy tối đa để tránh hai điều đó. Và bây giờ ngôn ngữ của tôi là đất và lửa... (...)

Năm Mới, chính chúng ta tạo ra những cơ hội mới -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Năm Mới tự nó không hề là một khởi đầu mới, và tự nó cũng không hề mang đến cho con người những cơ hội mới. Từ năm cũ đến Năm Mới không hề có sự dừng lại để đổi thay. Năm cũ không hề kết thúc. Năm Mới không hề bắt đầu. Tất cả là một dòng chảy liên tục. Năm cũ nối liền vào Năm Mới với tất cả những gì dở dang, tất cả những gì không ngừng tiếp diễn... Những cơ hội mới, nếu có, chỉ đến từ chính con người, do chính con người tạo ra từ hành động của mình, với sự cương quyết, kiên nhẫn, bền bỉ và tỉnh thức... (...)

Thêm một nhành mai rụng -  Phạm Viêm Phương
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN TÔN NHAN (1948-2011)] ... Thế là Nguyễn Tôn Nhan đã mất. Một tai nạn giao thông tối 28 Tết (31.1.2011) đã cướp đi một người bạn, người anh lớn... Tính tình anh hí lộng, coi nhẹ mọi chuyện đời, từ tên tuổi, tiền bạc, khen chê thị phi, cho đến cả sức khoẻ của mình (cách nay ít lâu, hai anh Cung Tích Biền và Nguyễn Lương Vỵ phải ép buộc mới đưa anh đi khám bệnh được). Nếu có điều gì trên đời này khiến anh quan tâm, thì chắc đó là thơ, như nhiều lần anh vẫn nói... (...)

Vĩnh biệt Cao Xuân Huy — chúc Anh lên đường thênh thang -  Trùng Dương
[TƯỞNG NIỆM CAO XUÂN HUY (1947-2010)] ... Tháng Ba năm nào gẫy súng, tù đầy, nhưng không khuất tất. Trong những bài viết của anh, đặc biệt qua cuốn sách Vài mẩu chuyện anh vừa xuất bản, không có hận thù, chỉ có tình thương và lòng nhân bản không biên giới, không phe phái, là những điều sẽ tồn tại mãi với thời gian. Giờ đây Huy mới thực sự trở về quê cho một bắt đầu lại... (...)

Ma của Nguyễn Viện -  Nguyễn Hồng Nhung
... Nếu trong văn xuôi, Nguyễn Viện là gã trai Heathcliff cộc lốc thô bạo, lúc nào cũng toan tính những tối đen mưu sát cái hiện thực làm gã bực mình, thì trong thơ, Nguyễn Viện vẫn là gã trai đấy, lúc mở nắp quan tài nói chuyện với người yêu, nàng Catherine duy nhất của gã... (...)

Người tử tế ở Quỳnh Giao -  Phan Thị Lan Phương
... “Chú nhớ rất rõ nét mặt con lúc đó. Thiệt sự... chú thấy có lỗi quá. Chú làm tổn thương một đứa con nít bằng tuổi con mình. Chú không thể đền được. Chú nhớ mãi nét mặt con, hơn mười một năm nay.” Ông làm tôi sững sờ. Chuyện nhỏ như thế mà ông nhớ cả hơn mười một năm ư? Tôi kể chuyện này cho một người quen, người ta nói: “Giữa cái xã hội hổ lốn và ô trọc này, một người biết dằn vặt vì làm tổn thương một đứa con nít chắc chắn là một người tử tế.” ... (...)

Đọc thơ Nguyễn Viện -  Nguyễn Hồng Nhung
... Không, anh đang bị trói buộc - một niềm đau hạnh phúc đang hành hạ anh - kênh truyền vũ trụ của anh là sự sống, sự sống YÊU đang lẻn đến gần... anh biết? Ngược đời như thế đấy, nhưng hoàn toàn hợp lý với những thi nhân nghiêm khắc lúc mềm lòng... Trọn vẹn ĐAU là cảm hứng duy nhất tha thiết tìm để chấp nhận mình... (...)

Đọc bài thơ “Ngày chết tiệt” của Nguyễn Viện -  Nguyễn Hồng Nhung
Rất ngắn. Như một tiếng thở dài. Bằng một hơi rít thuốc và nhả khói. Bằng một hất mạnh mái đầu ngẩng lên ngắm trần nhà. Bằng một di chân trước khi bỏ đi dưới một gốc vắng... Chữ của Nguyễn Viện luôn gây cho người đọc cảm giác bất an. Kể cả khi ông không viết những câu chuyện trong đó những tảng đá ẩn dụ bên triền núi bất cứ lúc nào cũng bất ngờ rơi xuống, trúng đầu kẻ đi ngang... (...)

Cà-phê Đà Lạt xưa -  Nguyễn Đạt
Và chợt nhớ thi sĩ Bùi Giáng, một ngày đã xa mù mịt, thi sĩ cùng chúng tôi nhìn bầu trời Đà Lạt âm u qua cửa kính quán cà-phê Tùng như những ngày này. Trung Niên Thi Sĩ (Bùi Giáng) viết hai dòng thơ trên miếng giấy bạc trong bao thuốc lá: Quán ngồi mỏi. Nắng chưa lên. / Chợt vui tràn. Thấy còn nguyên sơ đầu... (...)

Cha, con và cháu -  Nguyễn Viện
... Bác Hồ là ai mà trẻ 3 tuổi phải kính yêu? Là người mà trẻ 3-4 tuổi phải nhận ra hình ảnh ổng qua tranh ảnh, băng hình, thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về ổng. Trẻ 4-5 tuổi phải nhận ra hình ảnh, lăng mộ của ổng, thích và thuộc một số bài hát, bài thơ về ông ấy. Trẻ 5-6 tuổi phải nhận ra hình ảnh, chỗ ở, nơi làm việc, biết một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về ổng... (...)

Ba bài từ năm woái -  Trần Wũ Khang
... Hãy mang tôi ra [khỏi] chính trường / một hồn tràn đầu gối, ngập luồn cúi, thừa dọa dẫm, đầy diễn văn // Hãy mang tôi ra [khỏi] văn chương / một hồn đầy nhỏ bé, thừa lườm nguýt, lắm sợ sệt, thiếu nói thật, nhóc bia ôm... (...)

Nỗi [lảm] nhảm [về &] của thơ & Hạnh -  Inrasara
... Dù đã nửa đời hư. Bài thơ nhảm nhưng nó vẫn cứ là định mệnh. Như một câu thơ của Ariya Glơng Anak, của Rilke. Như sợi tóc vắt ngang màu mắt của Hạnh vào buổi tối vô nghĩa kia... (...)

Nhà thơ, nỗi hôm nay -  Inrasara
Nhà thơ Việt Nam hôm nay chưa “nghe ra” nhau, sự vụ đó không lạ. Bởi chúng ta chưa sẵn sàng để nghe nhau. Chưa là hội thoại, chưa chịu ngồi lại cho hội thoại... (...)

Những nấm mồ ngạo nghễ -  Nguyễn Đăng Thường
... Ôi đẹp, / những bộ com lê thời trang những chiếc cà vạt màu máu / trên khán đài là những cỗ máy tai to mặt nhỏ sát nhân / thơm tho nhưng đừng so sánh chúng với loài chuột cống... (...)

Что делать -  Ðỗ Kh.
Yevgeniy Fiks là một nghệ sĩ người Nga sống tại New York. Sinh ra và lớn lên dưới chế độ Xô Viết, quan tâm của ông là vấn đề căn cước của thời hậu cộng sản. Năm vừa qua, ông gởi quyển Chủ Nghĩa Đế Quốc, giai đoạn tối thượng của Tư Bản Chủ Nghĩa cho 100 công ty và tập đoàn ở Hoa Kỳ... (...)

Ðôi điều không cần nói với Nhạc -  Nguyễn Đăng Thường
... Ôi trời, còn tiếng hát nào cho tôi không nhỉ? Tôi, kẻ chỉ mơ ước được nghe một tiếng ca bình thường, trần tục, đơn giản - như một tiếng rao hàng lẻ loi trong đêm thanh vắng... (...)

Chuyến xe 47, qua góc nhìn của tôi -  Ngô Văn Lực
... Nếu ai gọi những hành vi đó là tác phẩm thì có lẽ nó sẽ là một tác phẩm, còn nếu ai đó cho rằng đó là trò chơi của con nít tự do quậy phá hoặc giả có người nói đó là hành vi đòi quyền dân chủ thì cũng chẳng sai, và tôi nghĩ sẽ còn nhiều người suy nghĩ khác nhau thông qua hành vi đó... (...)

Đôi điều không cần nói với Thơ -  Nguyễn Đăng Thường
... Sự sùng bái trăng và ánh trăng — ánh sáng mặt trời phản chiếu — trong giới thơ thẩn trẻ và không trẻ của ta, đã tới mức buồn cười. Họ yêu trăng thực sự, hay đó chỉ là một thói quen — đã trở thành tật xấu — khi làm thơ? Trăng là bột ngọt để tăng hương vị cho một món ăn tồi tệ khó nuốt?... (...)

Chuyến xe thơ 47 và 12 giờ không nghệ thuật -  Lý Đợi
... 47 người tham gia trên một chuyến xe với các hoạt động nghệ thuật đa loại hình, nhưng có tính giải trí và picnic, đi từ Sài Gòn ra Vũng Tàu và quay trở về, tất cả diễn ra trong 12 giờ... (...)

Lưỡng lự -  Lê Anh Hoài
... Sự lưỡng lự không bao giờ được ghi vào lịch sử. Người ta luôn nói đến những quyết định, đưa cả một (thế giới, đất nước, dân tộc, đảng phái, vương triều...) đến một (chân trời mới, sụp đổ, khởi sắc, khủng hoảng...). Chẳng ai ghi lại những khoảng (dài) lưỡng lự của lịch sử, những phân vân của các vị tướng / ông vua / nhà lãnh đạo... (...)

Thực thể và hư vô -  Tam Lệ
Không có hai thực thể giống hệt, và có vô số hư vô. Người ta luôn tưởng rằng hư vô chỉ có một mà thôi và mãi mãi yên tâm về điều đó. Nhưng sự thực lại không như thế... (...)

Nguyễn Quang Thiều: 1992, 1996 và 29/8/2007 -  Tạ Thành Vinh
Vào khoảng 1992, khi tôi còn là một cậu bé vừa rời xa khỏi ngôi làng của mình, khi mà ký ức tuổi thơ còn chưa kịp dâng lên trong niềm luyến nhớ, thì lửa trong sự mất ngủ của ông đã đốt cháy toàn bộ gia tài ấu thơ ấy của tôi rồi... (...)

Khi thi sĩ tiếp thị -  Nguyễn Tôn Hiệt
... Ở xứ ta bây giờ, thơ có vẻ như càng ngày càng biến thành một món hàng để bán. Mà đã muốn bán, thì phải biết tiếp thị. Ngay cả bán rất rẻ, gần như biếu không, vẫn cần tiếp thị, vì đôi lúc nhà thơ chẳng cần tiền bạc chi mấy, nhưng cần cái "danh"... (...)

Những kẻ bán hòm -  Nguyễn Tôn Hiệt
Những kẻ bán hòm ngoài văn chương thường là những kẻ khéo tay hay có tài làm đồ gỗ, nhưng những kẻ bán hòm trong văn chương lại toàn là những kẻ bất tài... (...)

Cafe Văn Học tháng 7 của Hội Đồng Anh, “Phê bình văn học trên báo chí — lí tính và cảm tính?” [Biên bản lập chậm] -  Inrasara
Sau mỗi cuộc hội thảo lớn nhỏ, luôn có các cách đưa tin và nhận định khác nhau. Cafe Văn Học tháng 7 của Hội Đồng Anh không là ngoại lệ. Đã có 5-6 bài báo ngắn về cuộc này. Mỗi người đọc cũng sẽ tiếp nhận và hiểu nó mỗi khác, chắc chắn thế. Theo tôi, tốt hơn cả là ta cứ ghi biên bản cụ thể, chính xác, đầy đủ. Sự việc sẽ nói lên tất cả... (...)

Những cực đoan đầy thi tính -  Nguyễn Hưng Quốc
... Cây: chặt hết. Hoa: bứng hết. Cỏ: nhổ sạch hết. Tất cả những gì thường được người đời xem là đẹp và là thơ mộng: bỏ hết. Không thương tiếc. Chỉ giữ lại những gì thô nhất, cứng nhất, đơn giản nhất, trần trụi nhất: đá và cát... (...)

Đàn em Việt -  Nguyễn Đăng Thường
... Kết luận: Đàn anh tung cánh, đàn em rã giò. Dù họ đều xây nhà bên cầu soi nước... (...)

Lối “biên tập” văn học chính thống ở Việt Nam hôm nay -  Inrasara
... Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ưu tiên đăng báo Hội mới phải lẽ; nhưng nếu bộ phận biên tập cứ làm ăn kiểu như thế, hỏi có đồng bào nào còn... cười nổi không? Và có nhà văn nào còn đầy đủ sức chịu đựng gởi bài đăng báo nhà nữa không?... (...)

Kurt Vonnegut — vài kỷ niệm -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[TƯỞNG NIỆM KURT VONNEGUT (11.11.1922-11.4-2007)] ... Thích chí quá, tôi mua ngay cuốn sách. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi tôi thấy một nhà văn vẽ hình lỗ đít ngay trong "Lời Nói Đầu" của cuốn tiểu thuyết! Cái hình này khiến tôi nhớ đến những "tiểu thuyết gia" với bộ mặt lầm lì, trầm trọng mà từ thuở còn bé tôi vẫn thỉnh thoảng nhìn thấy ở Việt Nam... (...)

Thái độ hậu hiện đại trong thơ Bùi Giáng -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Nhà thơ diễn tả cảm xúc của mình bằng thứ ngôn ngữ như đùa giỡn: vừa chân thành bày tỏ tình cảm của mình, lại vừa như muốn châm biếm chính cái sự bày tỏ ấy... (...)

Chuyện Dã Tràng, và xe cát văn học Việt Nam -  Trịnh Thanh Thủy
... Chúng ta không chờ đợi nền văn học chính thống đón nhận chúng ta. Chúng ta chỉ cần viết sao cho hay. Nền văn học chính thống kiểu hiện thực xã hội chủ nghĩa sẽ bị đào thải... (...)

Truyền thống | Người Mỹ, người Pháp, người Tàu | Chân dung -  Nguyễn Hoàng Văn
... Nói thật, nước tôi bây giờ giàu truyền thống, giàu di sản một phần cũng là nhờ cái... truyền thống này!... | ... Đáng hãi phải là vụ “chat” với ông ở bên Tàu. Nước này không trọng luật như người Pháp, người Mỹ nhưng họ thâm, họ biết cách trồng người... | ... hễ đọc một bài phê bình kiểu du kích thì tôi lại nghĩ đến chân dung của những anh chàng không cu, kẻ đang đau đớn tưởng tượng là mình xuất tinh... (...)

Genette: “Tái tạo” một tiểu thuyết của Robbe-Grillet […] là vứt bỏ nó -  Trần Văn Lục
Đọc bài viết của Nguyễn Thị Từ Huy “Xoá bỏ trong tác phẩm của Robbe-Grillet: cơ chế tạo sinh và tái tạo sinh văn bản”, tôi chia sẻ với chị lòng yêu mến tác phẩm của nhà văn Pháp. Tuy nhiên tôi xin phép đưa ra một vài nhận xét... (...)

Hai tay -  Hoàng Ngọc Thư
... Một đứa rụt rè hỏi: “Cô ơi, vậy theo cô, việc ép đứa trẻ phải đổi tay hoặc ép một người phải thay đổi lựa chọn giới tính là trái với thiên nhiên và không nên phải không?” — Tôi bảo: “Ừ, cô nghĩ là vậy. Tuy nhiên, điều này vẫn còn là đề tài bàn cãi sôi động... ” (...)

Nhà văn [2] -  Trần Wũ Khang
Vì lo chạy chọt vào hội nhà văn nên ta không còn thời gian viết tác phẩm ngang tầm thời đại / Tại khoái ngồi bàn chủ tịch đoàn nên ta không có tác phẩm ngang tầm thời đại / Bởi ham hố cái ghế Ban chấp hành [và còn hơn thế nữa] nên ta không có được tác phẩm ngang tầm thời đại... (...)

Liều lượng là quan trọng -  Thận Nhiên
Lâu rồi gặp lại, tôi hỏi hắn: - Sao dạo này ông không sáng tạo, sáng tác gì nữa vậy? - Không đủ cô đơn! - Vậy làm sao sống? - Thương mại. - Thương mại? Làm ăn những gì? - Lập công ty trách nhiệm hữu hạn. - Ngành gì? - Độc quyền cung cấp cô đơn và những loại phụ gia tương cận cho văn nghệ sĩ... (...)

Ðồng bằng có một cái ghế -  Lê Đình Nhất-Lang
Ehèm ehèm nghe rõ chứ ehèm tôi đại diện cho / uỷ ban của tôi với trọng trách nặng nề tôi quyết / đứng dậy không thèm che đậy để nêu lên vấn đề / của cái cánh đồng bất mãn hay vũng lầy bất tận / gì đó rằng sự thực ở đâu thì cũng phải là sự thực... (...)

Ba cái thứ lăng nhăng -  Lý Đợi
Vì lo đói no/trọc phú nên ta không có tác phẩm lớn // Vì lo đánh giặc/thủ dâm ta không có tác phẩm lớn // Vì hòa bình/hoá rồ ta không có tác phẩm lớn // Vì trói buộc/cởi trói ta không có tác phẩm lớn // Vì đóng cửa/mở cửa ta không có tác phẩm lớn // Vì bảo thủ/đổi mới ta không có tác phẩm lớn... (...)

Việt kiều | Th[ật]à... | Nhà văn | Nỗi mơ khôn rời -  Trần Wũ Khang
Việt kiều / mang đô la vào thì được / mang thơ vào thì không... | ... Thà đuổi nhầm còn hơn thả nhầm / Vâng ạ thà cấm nhầm còn hơn cho phép sót / Vâng ạ vâng / Vỗ tay… vỗ… | Vì lo đói no nên ta không có tác phẩm lớn / Vì lo oánh giặc ta không có tác phẩm lớn / Hòa bình ta không có tác phẩm lớn / Vì trói buộc... (...)

Thanh Tâm Tuyền, tỉnh Bình Dương và ngày tháng dạy học -  Võ Kỳ Điền
... Đối với riêng tôi, mãi mãi, Thanh Tâm Tuyền là một thầy giáo đức hạnh, được học trò hâm mộ, thương yêu và kính mến... (...)

Vĩnh biệt Thanh Tâm Tuyền -  Nguyễn Đạt
Mỗi nhà văn là một kẻ sống sót, Thanh Tâm Tuyền ra đi, mãi mãi để lại những lời thì thầm giữa cơn cuồng nộ của lịch sử... (...)

Nam Dương, trận chiến từ mỹ thuật tới truyền thông -  Bội Trân
Trong cuộc triển lãm nhị niên quốc tế (Center Point Biennale) ở Jakarta cuối năm ngoái, 500 người dân Nam Dương biểu tình trước một tác phẩm installation của hai tác giả Agus Suwage (sinh 1959) và Davy Linggar (sinh 1974)... (...)

Một ngày đàng một sàng khôn -  Nguyễn Quốc Chánh
Xưa Cao Bá Quát mới tới Tân Gia Ba đã tức khí mắng thơ rồi (Giật mình khi ở xó nhà/ Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi) . Và sau khi ở Tân Gia Ba về, chả uất khí thành con người khác... (...)

Vụt hiện của con thạch sùng -  Tam Lệ
Thơ thách thức, thơ có quyền được bí ẩn, có quyền vụt hiện lên và có quyền biến mất hết sức ngọt ngào... (...)

Khéo vỗ -  Tam Lệ
... đến nay chúng ta không ai biết trống đồng dùng để làm gì, trong nghi lễ hay hội hè, trong chiến trận hay nghệ thuật, và những cái hoa văn hình ảnh lưu trữ trên đó thực nghĩa là gì, giới nghiên cứu còn ngờ lắm... (...)

Gửi Mr Doi Ly -  Lê Đình Nhất-Lang
... Bởi cái mà bạn, một người làm thơ, nắm được chính là phần rất sâu của nhân tính. Ðừng nói một trường đầy nhà thơ, chỉ một lớp cũng đủ phục hồi nhân phẩm cho cả xã hội... (...)

Tân nhạc và báo Công An TPHCM giao duyên -  Phạm Chung
... Còn riêng mình tôi vai ba lô / @ những “nhân vật” với đầu óc khác thường kể trên vẫn thường xuyên cho ra đời những “bài thơ” cũng... không được bình thường. / Về khu chiến / Nghe đường dài thêm... (...)

Không được nhập cảnh vào Việt Nam! -  Nguyễn Hưng Quốc
... “Tôi xin thông báo cho anh biết là chúng tôi được lệnh không cho anh nhập cảnh vào Việt Nam.” Tôi sửng sốt: “Cái gì? Tôi không được vào Việt Nam?”... (...)

Vương quốc của các nghệ nhân và hồn ma -  Tam Lệ
Thứ ngôn ngữ âm nhạc này cũng như mọi ngôn ngữ cổ đại chân chính nơi đây, đều truyền khẩu, lấy tâm truyền tâm, không viết sách vì sợ bị biên tập và nhà xuất bản thuộc đám đông bóp méo... (...)

Thánh địa Hoà Hảo trong mùa nước lũ -  Trần Tiến Dũng
"... Rồi cô gái đi xuyên qua vách buồng. Đúng nửa đêm các vị trị sự mở cửa buồng thì không thấy cô gái đâu, chỉ thấy đôi guốc của Đức Thầy còn để lại..." (...)

Châu Đốc - Tịnh Biên, núi trong mưa, đất trong nước -  Trần Tiến Dũng
Đi qua khỏi bến phà Châu Giang (thị xã Châu Đốc, An Giang) một đoạn, tay chạy xe đạp lôi chỉ vào một con hẻm xuyên qua giữa hai cái nhà sàn cao cẳng, nói: "Mấy đại ca đi vô đó là tới quán bè. Em út không đẹp thì làm vài chai ngắm cảnh, rẻ rề, có mất mát gì. Tôi đợi ngoài này bao lâu cũng được." ... (...)

Mưu sinh... “trên lưng” người khác! -  Nguyễn Hoà
[K]hông rõ từ nguồn cơn nào mà lâu nay một số báo điện tử được cấp (tự cấp?) cái “quyền” khai thác các bài viết, các thông tin đã đăng tải trên báo viết mà không cần xin phép tác giả... Thiết nghĩ, mưu sinh “trên lưng” người khác đã là điều đáng trách, nhưng mưu sinh một cách “ít lương thiện” như thế thì còn đáng trách hơn nhiều!... (...)

Hai loại thức ăn -  Hoàng Ngọc Thư
Making love giống như thức ăn được nấu ở nhà... Ngược lại, having sex, đặc biệt là "casual" sex, giống như thức ăn nhanh (fast food) ở các quầy bán ngoài phố... (...)

Lễ khai tử thơ hiệu a còng (@) và Tuyên Ngôn 28/8/05 của Những Con Ngựa Trời -  Trịnh Cung
Hôm nay, ngày 28 tháng 8 năm 2005, tại thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông, lễ cúng khai tử những con @ phải gió và lễ rửa tội khai sinh Những Con Ngựa Trời đã được lặng lẽ nhưng không kém phần hoành tráng tiến hành vào giờ hoàng đạo... (...)

Thủ phạm Ngô Thừa Ân -  Tam Lệ
Người ta nói rằng cách đây mấy năm, một cháu bé đã tử nạn ở Thanh Hoá mà thủ phạm giết người chẳng ai khác chính là đại văn hào Ngô Thừa Ân. Ông đã dùng trước tác của mình có tên Tây Du Ký để hạ sát một đứa nhỏ ngây thơ và hoàn toàn vô tội, thậm chí yêu kính ông... (...)

Hoàng hôn mùa hè vàng rực & loạt tranh mới của Nguyễn Hưng Trinh -  Nguyễn Đạt
... Chỉ có mùa hè, và một lần này, loạt tranh mới của Hưng Trinh, đã như hẹn nhau cùng lúc cho tôi một cảm nhận về cái bừng sáng, về cái giống như siêu thoát... (...)

“Ê, tao đây” -  Một học sinh
Tranh thủ lúc các bạn gái chưa có thai và các bạn trai chưa kịp tàn sát hết lẫn nhau, chúng ta nên tìm hiểu xem thế nào là thơ. Tại sao lại tìm hiểu về thơ? Hừm, cái giống này thật sến, liệu nó có còn lí do để tồn tại trong cuộc sống ngày hôm nay?... (...)

Đôi thơ bên sông -  Tam Lệ
Hình ảnh là gì? Ta nhìn thấy mình ở trong gương và ngao ngán tự hỏi đấy là hình ảnh của ta ư? Không, ta không muốn và không bao giờ công nhận đó là hình ảnh của ta. Như thế, hình ảnh rất có thể không phải là một sự sao chép kiểu gương, ít ra ta cũng mong thế... (...)

Nghệ thuật đồng hiện -  Tam Lệ
Đôi khi đám hậu sinh phát hiện ra con đường gặp phải vực thẳm và chủ động chuyển hướng khác, bỏ lại con đường cũ, chẳng thèm màng đến ý kiến của các bậc cựu lão tiền bối nơi suối vàng. Nhưng đấy mới đích thực là đi tiếp con đường của thầy anh ta... (...)

Đại Hội Quốc Tế Các Nhà Giải Phẫu -  Vương Văn Quang
... Đến lượt nhà phẫu thuật Việt Nam. Ông nói (giọng khẽ khàng, ấp úng): “ Hôm qua, tôi vừa trám lỗ sâu răng cho một nhà thơ”... (...)

Kiệt tác thơ - Kiệt tác nghệ thuật - Kiệt tác tự do -  Lý Đợi
Vâng, những kiệt tác thơ được thực hiện hôm nay. Những kiệt tác thơ chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà người ta đặc biệt yêu thích. Thế kỷ hai mươi đã sản xuất rất nhiều kiệt tác thơ. Hai mốt cũng thế. Nước Mỹ [í quên, nước Việt] đương đại đang sản xuất những kiệt tác thơ—một số lượng tác phẩm phồn dật, táo tợn, nhảm nhí & càng lúc càng nhiều, do những nghệ sĩ và thi sĩ sản xuất ở đây, từ trước đến giờ chưa từng có... (...)

Một nguy hiểm tiềm tàng đối với giới sáng tác & lí luận, phê bình -  Vương Văn Quang
Kết quả nghiên cứu do các chuyên viên Hội Nhà Văn Việt Nam và các bác sĩ thuộc Hiệp Hội Phụ Khoa của Đức thực hiện cho thấy trang phục lót có ảnh hưởng lớn tới giới sáng tác & lí luận phê bình... (...)

Úm ba la mở trường ca ra mở miệng -  Ðỗ Quyên
Quanh việc Mở Miệng thì phải nói là trong dư luận thơ giới (có lẽ chỉ trừ chính thống giới, ý là hệ thống điều hành thơ ở Việt Nam chớ không mắc mớ gì các nhà tu hành râu dài đến rún dính đầy tuyết tuốt tận bên nước Nga!) người Việt khắp nơi nói đã nhiều, khơ khớ tương xứng với độ mở thi ca của nó đấy... (...)

Những buổi sáng không tồn tại -  Tam Lệ
Buổi sáng, tỉnh dậy, thấy mình nhẹ bẫng. Nước mắt chảy ra từ lỗ tai. Sờ vào chỗ kín. Cái ấy không còn nữa. Nó đã biến mất. Và từ nơi ấy, đã mọc lên, một tấm bia, có đề dòng chữ: “Thơ. Quê quán: không rõ. Thành tích: không rõ. Sinh ngày... tạ thế ngày...”... (...)

Bí quyết của Hà Ô Lôi -  Tam Lệ
Khác với Trương Chi người có giọng hát rất hay nhưng lận đận về đường tình duyên, nếu không bị giã bằng chày thì chẳng biết hậu duệ của Hà Ô Lôi hiện nay lên đến con số bao nhiêu... (...)

Vĩnh biệt eVăn -  Tam Lệ
Cảm tưởng của tác giả khi nghe tin hai người biên tập chính của eVăn đã giã từ toà soạn... (...)

Cái nhìn hôm nay -  Hoàng Bất Bạt
Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Đúng, nhưng mà thời nay tin ít thôi, vì tâm hồn là của hiếm. Mắt gian nhiều hơn mắt thật. Mắt cú vọ đông hơn mắt bồ câu. Một thời “những đôi mắt hình viên đạn” đã qua lâu rồi ngờ đâu bây giờ lại có những đôi mắt mèo đêm, thậm chí những đôi mắt dao găm. Nhiều nhất là mắt bi ve, sau những bàn giấy và những ô cửa thư lại... (...)

Giễu nhại như một ý niệm -  Nguyễn Hưng Quốc
Chúng ta biết, giễu nhại, với tư-cách-là-một-thủ-pháp bắt chước một cách quá lố một văn bản khác đã xuất hiện từ lâu, ngay trong văn học cổ đại Hy Lạp, sau đó, vẫn thường xuyên được sử dụng trong vô số loại hình nghệ thuật khác nhau, từ kịch nghệ đến âm nhạc, hội hoạ, phim ảnh, và dĩ nhiên, cả văn học nữa... (...)

Số phận của ý niệm -  Tam Lệ
Băn khoăn đầu tiên, ấy là giữa thủ pháp nghệ thuật và ý niệm về thủ pháp ấy, là hai, hay là hai trong một? “Đâu là khách thể đâu là chủ thể?” Vấn đề này quả thực không đơn giản... (...)

Về bài “Về một sự thiếu nhạy cảm” -  Nguyễn Hưng Quốc
... không những lý thuyết suông, bài “Về một sự thiếu nhạy cảm” của Xanh Melan còn cung cấp cho độc giả một bằng chứng rõ rệt về sự thiếu nhạy cảm: chính bản thân bài viết ấy... (...)

Vô cảm mênh mông [đít] sẽ dự báo điều gì? -  Vương Văn Quang
Bài viết “Về một sự thiếu nhạy cảm” của bà Xanh Melan tuy ngắn, nhưng từng dòng, từng dòng trong đó đậm đặc tính võ đoán. Nói bừa, nói lấy được... (...)

Từ Duy Xuyên, một góc của Quảng Nam -  Trần Tiến Dũng
Đêm rằm Nguyên Tiêu mà trăng đục trong mây. Có lẽ chưa có miền đất nào mà ngay từ thuở mở xứ có nhiều người con đi xa đến mức đủ dệt thành đôi cánh cho những hy vọng lớn lao... (...)

Năm gà, lại nói chuyện con gà -  Ngoạ Đàm
Thấm thoắt mà năm khỉ đã qua, năm gà đã đến. Năm khỉ thì lắm chuyện. Nhìn lại thế sự suốt năm qua, rõ là vậy. Năm gà thì sao? Tôi chẳng dám tiên tri. Vốn là người phàm, tôi chẳng dám lạm bàn chuyện tương lai. Nhân chút sảng khoái trong tiết trời xuân, tôi chỉ xin thuật lại cùng bạn đọc dăm ba chuyện về con gà... (...)

Chuyện vặt văn nghệ sĩ -  Vương Văn Quang
“Nó có tiền, nó muốn mua gì nó mua. Đấy là biểu hiện của xã hội văn minh... Mua danh, mua chức thì có khác gì mua cá, mua thịt?”... (...)

Một năm lại qua! Mặc kệ... -  Ngoạ Đàm
Hôm qua tôi ghé chơi nhà bạn. Vừa bước vào, tôi thấy ngay bạn đang ngồi một mình trầm tư bên chiếc ấm trà. "Chuyện gì mà bạn có vẻ lao tâm khổ tứ như triết gia gặp nạn thế?" Tôi oang oang hỏi, và chỉ nghe bạn lầu bầu: "Một năm lại qua..." (...)

Hành tinh đười ươi -  Ðinh Linh
Ngày 24 tháng 12 là ngày mua sắm cuối trước Noel. Tôi và 3 bạn thơ ở Philadelphia, Frank Sherlock, C.A. Conrad và Mytili Jagannathan, quyết định xuống đường để phản đối thái độ thờ ơ, phớt tỉnh của nước Mỹ về chiến tranh... (...)

chính trị — nhập môn -  Phan Bá Thọ
một oắt con đề nghị bố giải thích cho cậu hiểu xem chính trị là gì. ông bố nói : "con hãy nhìn vào gia đình mình đây. bố kiếm tiền & mang về nhà, vậy bố là nhà tư bản. mẹ quản lý số tiền này nên mẹ là chính quyền..." (...)

Bạn muốn viết cho "đúng đường lối" không? -  Ngoạ Đàm
Bạn than thở bạn kém may mắn nên đã có lần bài viết của bạn bị sửa đổi cắt xén lung tung. Khi bạn hỏi lại ban biên tập, thì họ nói phải làm thế để bài viết được đúng đường lối. Chà, đường lối!... (...)

Đọc NHÂN TRƯỜNG HỢP CHỊ THỎ BÔNG của Thảo Hảo -  Trần Nhuệ Tâm
Thảo Hảo tiếp tục muốn dang tay, dạng chân sử dụng vũ khí nữ quyền, không để phòng thủ mà rất sẵn sàng tấn công. [...] So với phụ nữ phương Tây, cách nhìn của tác giả về nữ quyền, nói chung không mới. Nhưng trong bối cảnh “đạo đức đậm đà bản sắc dân tộc” của phụ nữ Việt Nam, quan điểm của Thảo Hảo là táo bạo, là khẳng định và cổ động mạnh mẽ hành vi phiêu lưu đậm chất cách mạng giới tính... (...)

Con khỉ có thể dạy ta được điều gì chăng? -  Ngoạ Đàm
... Đấy, bạn thấy không? Con người thiết tha muốn nhận con khỉ làm tổ tiên cho mình biết chừng nào! Nhưng bây giờ chúng ta thử lộn ngược vấn đề, và thử hỏi: liệu con khỉ có thiết tha muốn nhận con người làm hậu duệ của nó chăng?... (...)

Người không nhận mề đay -  Nguyễn Tấn Cứ
Khi trái đất đang gài đầy bom đạn / Bọn khủng bố ở khắp mọi nơi / Những cái chết được nguỵ ngôn bằng những lời có cánh / Trò chơi của những tên giết người / Trò chơi của những thằng điên và thiên đường hư ảo / Vậy mà ở đất nước tôi / Có một người không chịu lên thiên đàng... (...)

Than ôi, nhạc thính phòng! -  Ngoạ Đàm
"Than ôi, nhạc thính phòng! Tôi tưởng thính phòng là chỗ mình phải nín thở để lắng nghe, chứ đâu phải chỗ để thính giác của mình bị làm điếc đi vì âm thanh..." (...)

"Tự do": một ẩn ngữ ly kỳ -  Ngoạ Đàm
Con chó sổng xích là được tự do. Con chim sổ lồng là được tự do. Con người thì nhiều khi đã vượt qua ngàn dặm biển cả, mà chưa chắc đã tháo được cái sợi xích, đã đập vỡ được cái lồng trong đầu. Tại sao thế?... (...)

Một kiểu bắt chước rất "người" -  Ngoạ Đàm
Đêm hôm trước, sau khi tôi kể bạn nghe câu chuyện con khỉ đột sợ thoái hoá thành con người, tôi có hứa sẽ kể bạn nghe một chuyện khác, không phải về những con khỉ, mà về những con người thích bắt chước. Một kiểu bắt chước rất "người", nghĩa là rất bá láp, chứ không phải là bắt chước hồn nhiên, rất "khỉ". Bạn thích nghe không?... (...)

Cú huých về nguồn -  Ðặng Thân
Cái gì? Hả! Ai đang nói vậy? Hình như không phải là tiếng người. Không phải là tiếng nói. Một thông điệp bằng sóng từ vũ trụ? Hay từ trong lòng ta? Có cái gì như âm hưởng của cội rễ... như dáng hình của ngọn nguồn... Mập mờ thấp thoáng... (...)

Những con kền kền đỏ -  Nguyễn Tấn Cứ
Đang bay rợp trời / Đang đậu rợp đất / Quê hương tăm tối / Đất nước đỏ lừ / Những con kền kền đang bay / Những con kền kền đang hát / Tuổi thơ bị tát vỡ mặt / Tuổi thơ bị xé nát... (...)

Phố Động -  Bùi Chí Vinh
Từ giã biển một năm văn xuôi / Mười hai tháng thi ca, ba trăm sáu lăm ngày kịch nói / Ở đó ta làm diễn viên hay đến nỗi / Mọi con cua đều mọc đủ hai càng... (...)

Hạnh ngộ Ngôn Sư -  Ðặng Thân
Đã được mấy sát-na từ cái ngày thuở Người là Vượn? Thuở Trời Đất mênh mông "u muội" ấy Tam Tài ắt phải được gọi là "Trời - Đất - Vượn"... (...)

Những đám đông -  Nguyễn Tấn Cứ
Mỗi ngày, có một đám đông đáng sợ / Hiện trên quảng trường, trên đường phố / Đám đông ở khắp mọi nơi / Trong sân vận động… nhà hát / Đám đông la hét, đám đông điên cuồng... (...)

Liên khúc chán -  Trần Wũ Khang
có đứa làm thơ cầu nổi tiếng / đứa vì nhuận bút còm, đứa khoái vào hội nhà văn Việt Nam / đứa làm thơ lấy le với gái / đứa buồn tình không dám uống rượu (vấn đề bao tử ấy mà) đi làm thơ / đứa chả biết làm gì cả, làm thơ / Wũ tui làm thơ, vì chán... (...)

Người đàn bà trong cồn cát -  Bradshaw, Peter
Phim đen trắng, nhưng tôi chưa thấy có cuốn phim nào sử dụng hai màu này trong những cấu trúc bạo dạn, bóc mắt đến thế. Ấy là một giấc mơ - một giấc chiêm bao khiến bạn choàng tỉnh ngồi nhổm dậy toát mồ hôi hột... (...)

Khi loài khỉ sợ thoái hoá thành người -  Ngoạ Đàm
Bạn nói từ thời ông Darwin đến nay ai cũng tin rằng khỉ tiến hoá lên người. Chứ đâu có ai nói khỉ thoái hoá xuống người, hay người tiến hoá lên khỉ?... (...)

Khi chết, tôi muốn bị đày xuống địa ngục của ruồi -  Ngoạ Đàm
Chắc bạn còn nhớ chiều hôm qua, lúc chúng mình đang lái xe đi mua rượu, thình lình bạn hỏi tôi: "Khi anh chết, anh muốn đi đâu?" Tôi đáp, không cần suy nghĩ: "Thì lên thiên đường, chứ đi đâu nữa!" Và bạn càu nhàu: "Nói vậy thì ai chẳng nói được. Nghe chán bỏ mẹ!"... (...)

Mộc dục luận & Thiền (về cái sự tắm rửa) -  Ðặng Thân
Tôi vốn là kẻ kém tắm. Hạ tuần đôi lượt. Đông tháng đôi lần. Bẩn quá thì chỉ rửa chân hay đi gội đầu lại thấy mình sạch như mới tắm. Kém tắm thế thì chưa văn minh rồi. Nhưng ở đời cái sự tắm rửa nhiều ít còn do anh có lấm nhiều bụi trần hay không... (...)

Nếu mọi người đều là kẻ trộm, bạn sẽ làm gì? -  Ngoạ Đàm
Giả sử bạn đang sống trong một xứ sở lạ lùng, nơi mọi người đều là kẻ trộm, chỉ có bạn là người lương thiện duy nhất, thì bạn sẽ làm gì? Bỏ xứ ấy mà đi đến xứ khác chăng? Hay bạn xăn tay áo lên mà làm nhà cách mạng xã hội? Hay bạn cũng hoan hỉ làm một kẻ trộm...? (...)

Làm lính thì trẻ mãi sao? -  Ngoạ Đàm
Bạn thắc mắc tại sao ông nhà binh ở gần nhà bạn đã hết đánh giặc gần ba mươi năm rồi mà vẫn còn mặc đồ trận? Bạn lại thắc mắc đã gần ba mươi năm trôi qua mà ông ấy vẫn trẻ như ngày xưa?... (...)

Talawas, ánh sáng cuối đường hầm -  Bùi Chí Vinh
Mấy ngày vừa qua do TALAWAS bị “niêm phong” toà soạn, tôi đã được đọc một số thư TALAWAS số 105, 106, 107 nói lên nỗi niềm phẫn nộ lẫn kinh dị của một số bạn đọc trước hiện tượng “ngăn sông cấm chợ” thiếu văn minh trên... (...)

Tôi làm thơ / tôi thở -  Nguyễn Phan Thịnh
Bạn hỏi tôi, thơ là gì và tôi làm thơ như thế nào? Tôi làm thơ như tôi đi. Tôi đi chập chững rồi đi lang bang rồi đi hùng hục rồi đi như chạy, thật ít khi thong dong thư thả. Mà đời sống đổi thay thăng trầm quá thể, nên tôi không quên những khi chân cùm không đi đứng, lại những khi chân vắt lên cổ lao tới như điên như cuồng... (...)

Làm nhà thơ, ôi sao buồn thế! -  Ngoạ Đàm
Có lần bạn thắc mắc tại sao ông thi sĩ ở gần nhà bạn lúc nào cũng vừa có vẻ kiêu ngạo, lại vừa u sầu. Tại sao thế? ... Mà tâm sự buồn gì vậy? Tâm sự buồn gì mà dằng dặc man mác hiện trên nét mặt, nhưng không làm mờ đi vẻ cao sang, kiêu ngạo?... (...)

Chuyện bên lề #2 [Nhà phê bình chuyên-nghiệp-dư"] -  Trần Wũ Khang
Ba nhà phê bình cư trú ba nơi chốn khác nhau, ở một vị thế khá khác nhau, nhưng hành xử với một “hiện tượng”văn chương ... một giuộc không sai phân tấc!... (...)

Đã được tự do, sao còn thích đánh trổng? -  Ngoạ Đàm
...Tại sao có những người Việt ngoài này đã được tự do mà vẫn còn chơi những trò như lúc chưa có tự do?... (...)

Qua lại với Trần Wũ Khang -  Inrasara
Thiên hạ nói chính phủ bù nhìn, quốc hội bù nhìn, thủ tướng bù nhìn hay thậm chí ông chồng bù nhìn, ai lại: nhà văn bù nhìn. Lạ đấy! (...)

Chuyện bên lề #1 [Thuật ngữ mới: "nhà văn bù nhìn"] -  Trần Wũ Khang
Danh vị ... làm gì, nếu các anh không chịu đấu tranh cho cái mới có mặt ngang bằng với loại thơ khác (thơ quốc doanh và, v. v…) trên các trang báo chính thống? Sẵn sàng bút chiến bảo vệ nó, hi sinh (danh hão) cho nó? [...] Danh vị như thế là thứ danh vị bù nhìn... (...)

Chưa "cởi mở", mà đã sướng! -  Ngoạ Đàm
[...] Tại sao người Việt trong nước có vẻ dễ dàng hồ hởi trước những cú "cởi mở" lặt vặt của nhà nước? Nhà nước thỉnh thoảng "cởi mở" he hé một chút nhỏ xíu như cái lỗ kim, mà thiên hạ trong nước cũng lấy làm sung sướng, như thể được tự do ngập ngụa rồi vậy! Thậm chí, nhiều khi nhà nước chưa "cởi mở" gì cả, mà người dân đã thấy sướng rồi! (...)

Thi pháp White House -  Nguyễn Hoàng Văn
May mà có đệ nhất phu nhân Laura Bush, nếu bà không chịu tiết lộ thì chẳng ai biết đến tài thơ của ông Tổng thống George Bush... (...)

Thi ca Pentagon -  Nguyễn Hoàng Văn
Ở đời luôn có những chuyện mà chúng ta không thể nào ngờ trước được (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021