thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Hội Nhà văn Việt Nam – SOS?

 

Võ Văn Nam, trong bài viết “Nhà văn vào Hội Nhà văn Việt Nam để làm gì?”, sau khi phân tích khá chí lí đã đi đến kết luận sau:

HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LÀ MỘT TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CSVN, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT HỘI VĂN HỌC.
 
ĐẠI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LÀ MỘT SỰ KIỆN CHÍNH TRỊ, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SỰ KIỆN VĂN HỌC.
 
NHIỆM VỤ CỦA BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LÀ PHỤC VỤ CÁC ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ PHỤC VỤ VĂN HỌC.
 
THẾ THÌ NHÀ VĂN VÀO HỘI ĐỂ LÀM GÌ?

 

Nhà văn vào Hội để làm gì? Trước khi trả lời câu hỏi này, cần minh giải câu hỏi:

1. Có phải tất cả nhà văn (trong Hội) đều viết theo?

- Không!

 

Stephen Morison Jr. trong bài “Khu phi quân sự: Tường trình về văn học Việt Nam” (Demilitarized Zone: Report From Literary Vietnam) đăng trên tạp chí Poets & Writers sô tháng 9&10-2009 phân nhà văn Việt Nam (tính riêng Hà Nội) làm 3 nhóm.

- Nhóm nhà văn là Hội viên nhưng tinh thần sáng tác tự do, điển hình là Nguyễn Quang Thiều.

- Nhóm nhà văn phản kháng, Dương Thu Hương là tiêu biểu.

- Nhóm không thuộc hội đoàn, ở đó Đặng Thân được mang ra phân tích.

 

Phong Vệ, trong “Một bài viết mới về văn chương VN trên tạp chí Mỹ Poets & Writers”, đăng trên Việt Tribune Online ngày 30-12-2009, đã kể thêm vào:

- Nhóm 1: Văn Cao, Hữu Loan, Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Phùng Cung, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Tô Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Dư Thị Hoàn, Mai Văn Phấn, Inrasara, Đỗ Minh Tuấn, Hồ Anh Thái, Hoàng Hưng, Lê Anh Hoài, Hoàng Minh Tường...

- Nhóm 2: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quốc Chánh, Nguyễn Viện, Nguyễn Chí Thiện, Đào Hiếu, Vũ Thư Hiên, nhóm Mở Miệng...

- Nhóm 3: Trần Vũ, Phạm Lưu Vũ, Đinh Linh, Ngô Phan Lưu, Đỗ Kh., Đỗ Hoàng Diệu, Đỗ Phước Tiến, nhóm Ngựa trời, nhóm Tân hình thức, Nguyễn Thúy Hằng, Phan Bá Thọ, Vương Huy, Đỗ Quyên, Nguyễn Đức Tùng, Lữ, Thuận, Nhã Thuyên, Phan Nhiên Hạo, Lê Thị Thấm Vân, Khế Iêm...

(Lưu ý 1: Phong Vệ kể luôn cả nhà văn Việt hải ngoại. Lưu ý 2: Lê Anh Hoài chưa là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam).

 

Như vậy, “các nhà văn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam nhưng tinh thần văn chương rất có ý hướng tự do cá nhân” do đó thường phản biện xã hội không phải là ít.

 

Theo quan sát của riêng tôi, chỉ tính riêng nhà văn thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, có thể phân ra làm 4 nhóm:

 

- Nhóm 1: Nhà văn viết theo. Có 2 loại:

+ Loại thô bạo lộ liễu, như Mai Quốc Liên, Vũ Hạnh... thì rõ rồi.

+ Loại khéo léo ít lộ liễu hơn, như Triệu Xuân

hay Phạm Quang Trung

 

- Nhóm 2: Nhà văn viết vô thưởng vô phạt. Có 2 xu hướng:

+ Xu hướng thích làm quan. Trương Nam Hương là điển hình.

+ Nhà văn không màng đến ghế văn chương các loại. Như Nguyễn Nhật Ánh...

 

- Nhóm 3: Nhà văn tự do trong sáng tạo, trùng với kiểu phân nhóm của Morison. Nhóm này cũng có 2 dạng:

+ Nhà văn có ý hướng (muốn) vào Ban Chấp hành với hi vọng thay đổi được cái gì đó hay đổi mới cơ cấu Hội Nhà văn. Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Thiều, Phan Thị Vàng Anh...

+ Nhà văn chỉ muốn đứng ngoài cuộc. Inrasara, Mai Văn Phấn... thuộc dạng này.

 

- Nhóm 4: Nhà văn phản kháng. Gồm Bùi Minh Quốc, Trần Mạnh Hảo...

 

2. Vậy nhà văn vào Hội để làm gì?

Thành phần nhà văn thuộc nhóm 3 vào để phản biện.

Các nhà văn thuộc nhóm 4 vào để có cơ hội, có diễn đàn để phản kháng.

Còn trong cơ chế này, nếu có ai bảo đó là ảo tưởng thì tùy. Nhưng ít ra, chỉ ở diễn đàn chính thống (như ở Đồ Sơn, hay qua 2 kì Đại hội Nhà văn vừa qua), họ biết lên tiếng nói quyết liệt của họ với tư cách nhà văn, từ đó ít nhiều tác động đến đồng nghiệp và xã hội.

 

3. Có phải tất cả nhà văn đều xài chùa tiền thuế của dân?

- Không!

Tính trung bình một nhà văn ở Sài Gòn được cấp vé may bay khứ hồi (4.000.000đ) với tiền tiêu vặt (1.000.000đ) thêm khoản ăn ở 3 ngày đêm tại thủ đô (bình quân 3.000.000đ) do Hội Nhà văn Việt Nam chu cấp, vị chi là 8 triệu đồng. Theo chỗ tôi biết, có ít nhất 5-7% trên tổng số nhà văn - qua thu nhập từ nhiều ngành nghề khác nhau - đã đóng thuế trên 10 triệu/năm! Như vậy họ tiêu là tiêu tiền thuế của họ.

 

4. Tại sao cứ là Hữu Thỉnh?

Vài nghi ngờ bầu cử và kiểm phiếu, là chuyện nhảm. Bầu bán ở đây rất nghiêm túc, ít nhất là khâu bầu Ban Chấp hành. Nhà văn không bị áp lực từ bất kì đâu, bất kì ai. Nhưng tạo sao lại là Hữu Thỉnh với số phiếu vượt trội: 618/667 phiếu? (Xem Thể thao & Văn Hoá ngày 06/08/2010)

Để trả lời được câu hỏi này, lại phải qua thao tác phân nhóm nhà văn!

Qua 5 kì ngồi Ban Chấp hành trong đó 2 nhiệm kì Chủ tịch, Hữu Thỉnh đã “gây” rất nhiều ân oán giang hồ trong làng văn. Nhóm chịu ơn Hữu Thỉnh (30% số Hội viên qua chuyện kết nạp, đầu tư...) thì dứt khoát bầu cho nhà thơ này rồi. Nhóm không ưa Hữu Thỉnh, nhưng nếu ông giữ được ghế thì họ vẫn còn nhờ vả và ăn theo; nhóm này chiếm 10%, họ tiếc chi một lá phiếu cho nhà thơ “xe tăng”. Nhóm có cảm tình riêng với nhà thơ “tuyệt vời” này qua chuyện hiếu hỉ chứ không xét nét cách tổ chức và điều hành Hội chiếm 30% chứ không phải ít, họ bầu Hữu Thỉnh là điều chắc chắn, bởi “không ai hơn anh Thỉnh về khoản này”. Nhóm lừng khừng, không ơn chẳng oán chiếm 15% nữa: thôi thì cứ bỏ phiếu cho qua. Nhóm đến để chơi: vui thôi mà, ai mà chẳng được chiếm 10%. Còn lại là 5% dứt khoát cái tên bị gạch đầu tiên phải là Hữu Thỉnh!

Vậy tại sao không phải là Hữu Thỉnh cơ chứ!!??

 

5. Hà cớ quậy phá?

Hữu Ước ở cuối buổi cuối cùng của Đại hội, sau một hồi “phản biện” Trần Mạnh Hảo, có nhấn rằng, ông đã dự mấy Đại hội nghệ thuật mà không thấy Đại hội nào hội viên cũng giành lên diễn đàn phát biểu, dạy dỗ, quậy phá như Lý Tống như Đại hội Nhà văn...

Như vậy là ông chưa hiểu bản chất nhà văn, dù họ sống bất kì đâu, bất kì thời đại hay chế độ nào. Nói như Chân Phương: “Giới văn nghệ Việt Nam ở nước ngoài đừng bao giờ chủ quan rằng ta cao kiến hơn những kẻ trong luồng”!

Nghĩa là, không phải tất cả nhà văn (thuộc Hội Nhà văn Việt Nam) đều ngu cả! Nói vậy không phải phân biệt rằng chú bác, anh chị em bên Hội Mĩ thuật hay Âm nhạc là kém mà, bởi bản chất của nhà văn là họ có tư duy độc lập mạnh hơn, dám và biết cách phản kháng hơn và nhất là họ sở hữu phương tiện nghệ thuật (ngôn ngữ) phổ quát hơn. Không giành phát ngôn, không “quậy phá” mời khờ!

 

6. Nhưng, tại sao 2 nhóm phản biện và phản kháng không hợp lực tẩy chay Hội Nhà văn Việt Nam?

Bởi không có thủ lĩnh hay không thể có thủ lĩnh, là chuyện ta không bàn ở đây.

Điều quan trọng là khi cơ chế còn tồn tại, là Hội Nhà văn Việt Nam còn tồn tại. Hội Nhà văn còn tồn tại là Hữu Thỉnh vẫn còn ghế chủ tịch. Và nhà văn thuộc nhóm 3 và 4 vẫn cứ tồn tại. Họ có mặt để nói tiếng nói của mình tại Hội trường chính thống, như Trần Mạnh Hảo, Bùi Minh Quốc hay Phạm Đình Trọng... hoặc sau đó là các tường thuật nhanh, nóng hôi hổi, sinh động, nhiều chiều và khá trung thực “sự kiện [không phải] văn học” kia đến với công luận, như Người Đưa Tin, Khôi Vũ, Phạm Viết Đào, Nguyễn Xuân Diện với bao nhiêu nhà văn-blogger vân vân khác đã làm

Bởi nếu không thế, hoặc nếu không có dịp trực tiếp “làm việc” với Hội Nhà văn thì làm gì có “Em không phải là nhà văn”?

Giả dụ tất cả 5-7% nhà văn thuộc nhóm 3 và nhóm 4 (trong Hội) này nhất tề đứng lên tẩy chay Đại hội mà nằm nhà đi, thì công chúng không cách nào hơn là phải đọc những tường thuật chính thống “đại hội thành công tốt đẹp”, các nhận định phải đạo hoặc mấy phản kháng nghe nói hay đoán mò, chứ không gì khác!

Đồng bào, đồng chí và các bạn có muốn thế không?

 

Sài Gòn, 10-8-2010.

 

 

---------------

Bài liên hệ:

09.08.2010
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Hội Nhà văn Việt Nam là một tổ chức chính trị của Đảng CSVN, chứ không phải là một hội văn học. Đại hội Nhà văn Việt Nam là một sự kiện chính trị, chứ không phải là một sự kiện văn học. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam là phục vụ các đường lối, chủ trương của Đảng, chứ không phải là phục vụ văn học. Thế thì nhà văn vào Hội để làm gì?... (...)
 
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... về đây tụ / đàn chuột chù / sống quen với lũ / tóc đã bạc, trán đã láng o, và những vết thương mưng mủ / vẫn tung hô vạn tuế như kẻ mộng du / ba mươi lăm năm, u mê hoài giấc ngủ / dù có kẻ đi Đông, người đi Tây, bốn mùa xuân hạ đông thu... (...)
 
08.08.2010
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... quả tình... / chỉ cốt mong sao / sống / ngày qua ngày đặng còn nhìn cái cách / anh hữu thỉnh các con / để đảng giật dây thế này / này... (...)
 
07.08.2010
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Đại Hội Nhà Văn Việt Nam rồi cũng qua. Rồi cũng “thành công tốt đẹp”! Nhưng nó có ảnh hưởng gì đến đới sống tinh thần người dân? Xin nói thẳng: chẳng có một xu ảnh hưởng. Người dân vẫn sống, vẫn khổ. Còn nhà văn vẫn cứ “ tự sướng” bằng những trò “diễn ngâm” vô bổ với nhau... (...)
 
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Ông chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh ăn lương của nhân dân là để đi lo đám ma nhà văn, công việc cụ thể của ông là đọc điếu văn trong đám ma của các nhà văn. Danh có chính thì ngôn mới thuận, sao không đổi tên “Hội Nhà văn Việt Nam” thành “Hội Tổ chức Đám ma Nhà văn Việt Nam” nhỉ?... (...)
 
04.08.2010
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Hai bài phỏng vấn Nguyễn Viện và Liêu Thái về chuyện Đại hội Nhà văn lần thứ 8 rất là hay. Cả hai nhà văn đều ăn ngay nói thẳng dù đang sống ngay trên đất Việt Nam này. Rất đáng khâm phục. Qua đó mới thấy đâu là cái tư cách, cái bản lĩnh của nhà văn... (...)
 
03.08.2010
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Đây là nguyên văn bài “Em không phải là nhà văn” của nhà báo Trang Hạ đăng trên Trangha’s Blog ngày 29/07/2010. Bài viết cho thấy nội tình của Hội Nhà Văn Việt Nam là một đống... rất thơm... (...)
 

 

---------------

Loạt bài về sự kiện Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII:

08.08.2010
phải tệ lắm dân mới cáu tiết / mới la mắng các bác rần rần / chỉ mặt kêu là bọn ăn bám / khi vẫn còn đủ cả tay chân // cầm bút viết theo chỉ thị đảng / làm văn nô tất bị khinh thường / có mấy bác dám đi lề trái / hay sẵn sàng lao động kiếm cơm? // nuôi mỗi năm mấy chục tỷ bạc / vẫn không có tác phẩm ra hồn / áo thụng vái nhau như cơm bữa / nhiều bác còn mang tiếng xảo ngôn... (...)
 
07.08.2010
... Theo tôi hiện nay Đảng không những không coi trọng thị trường, mà còn coi thường cái Chủ Nghĩa Xã Hội. Cái mà Đảng coi trọng và quan tâm nhất là sự sống còn của Đảng. Định hướng XHCN và thị trường là những phương tiện để những phe phái trong Đảng thoả hiệp và tranh giành quyền lợi... (...)
 
... Nếu Hội Nhà văn không thể tự mình thay đổi, cứ mãi già nua , bảo thủ, cũ kỹ, trở thành gánh nặng cho xã hội, trở thành lực cản của các nhà văn, thì nên giải tán nó đi và thành lập các hội khác... (...)
 
... Đại hội có diễn ra và có bầu cho những ai thì cũng chỉ là vậy, không ngoài cái quy luật này: Nhà cầm quyền muốn tìm những nhà cầm chữ biết ngắm trăng theo... nghị quyết... (...)
 
06.08.2010
... Tôi không tin có tiên, lại càng không tin có một vị tiên nào làm một việc “bất nhân” là ban cho ta một ân huệ để cầu ước cho hội ấy “sửa sai”. Bởi lẽ đó, nếu như bị ép quá, mà có một vị tiên được “bố trí” làm việc này, thì tôi chỉ xin một điều duy nhất: nếu hội ấy không được tái “cơ cấu” để biến mất, thì cho tôi không được nghe nói về nó nữa... (...)
 
... Hôm nay tác động của văn chương lên thực trạng xã hội là nhẹ hều, đúng hơn, chẳng là cái cóc khô gì cả. Nhưng văn chương vẫn nhận được một sự quan tâm quá mức cần thiết! Điều này có khi làm các nhà văn ngộ nhận rằng mình còn ngon, còn trọng lượng đáng kể, hay còn là tác nhân quan trọng có thể làm thay đổi xã hội! Bé cái nhầm, cả phía quan tâm và phía được quan tâm!... (...)
 
... Tôi có 3 mong-ước: a) Toàn zân tẩy chay Hội Nhà-văn Việtnam. b) Jải-tán Hội Nhà-văn Việtnam. c) Mỗi hội-viên của Hội Nhà-văn Việtnam fải đọc và học cuốn Văn-chương là jì? của J.-P. Sartre để hiểu sứ-mệnh và trách-nhiệm của nhà-văn trong jai-đoạn tối-tăm ở Việtnam hiện-tại... (...)
 
... Chỉ cần một điều: Cóc cần chơi với “đảng” nữa, e khá hơn chăng? Nếu không thì nên “phẹc mê bu tích”!... (...)
 
05.08.2010
... Hội Nhà văn Việt Nam và báo Văn Nghệ đã thành cái ao làng lâu rồi. Tôi ước: Lấp đi cái ao làng. Cái ao làng phải thật sự bị lấp để thách thức chính những kẻ quen sống trong ao...
 
... Văn học là Đảng, Đảng là văn học. Đảng nói dân cầm bút nghe. Dân cầm bút nghe Đảng nói. Bô bô cái lỗ miệng “xây dựng/xây đắp” thì dễ ợt ai mà chẳng làm được. Nhưng “dựng đắp” thì phải có công cụ (tài năng) và vật liệu (tác phẩm) và thời gian nữa chứ...
 
04.08.2010
... Sự quan tâm của Đảng dành cho văn chương chính là vì chưa bao giờ như hôm nay Đảng mất quyền kiểm soát đối với văn chương, đặc biệt là văn chương ngoài luồng và những thứ chữ nghĩa trên internet... (...)
 
... Lẽ ra phải nói là: Tài sản lớn nhất của Hội Nhà văn Việt Nam là tạo ra một cái nền gọi là văn học “dân tộc” dưới ánh sáng Mác–Lê, “tư tưởng” Hồ Chí Minh và Mao, một nền văn học tuyên truyền cự phách và một công cụ tuyên truyền toàn trị ưu việt. Nói như vậy nghe có vẻ thật thà đôi chút... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021