thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Bi ca cho kỷ nguyên cộng sản
 
Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
 
 
 
ADAM ZAGAJEWSKI
(1945~)
 
[Xem tiểu sử Adam Zagajewski]
 
 

Bi ca cho kỷ nguyên cộng sản

 
Đấy là một cảnh vật màu xám, những dãy nhà thấp
như những miếng thịt nhồi, hay những khối đúc bê-tông,
cảnh vật mênh mông, trẻ con mới ra đời đã chết; nhiều đồng phục, mưa,
những dòng sông hững hờ không biết mình trôi về đâu,
bụi, những thần linh xô-viết với hai mí mắt sưng to,
mùi chát của xăng dầu, mùi dìu dịu của buồn chán,
những chuyến xa lửa dơ bẩn, buổi bình minh với những quầng đỏ.
 
Đấy là một cảnh vật hẹp với những mùa đông bất tận,
như giữa mùa ra lá của đám những cây đoạn già cỗi, là nơi sống
của chim sẻ và các thứ dao cắt và sự hận thù, và những chồi non phản trắc;
những con đường cong vòng trong làng, những bãi cỏ hẹp; trong công viên,
trên ghế băng, có người bấm ngón tay lên những phím đàn xếp
và trong một khoảnh khắc, người ta có thể hít thở không khí
nhẹ hơn cơn mệt.
 
Đấy là một phòng đợi bốn vách tường nâu xám,
đấy là một toà án, đấy là một phòng khám; một văn phòng
có những chiếc bàn sụp đổ dưới sức nặng của hồ sơ
với những cái gạt tàn đầy ắp tàn xỉ và bụi.
Đấy là sự câm lặng hay những loa tăng âm thét gào.
Đấy là một căn phòng đợi nơi con người phải
đợi suốt cả một đời để được sinh ra.
 
Những mối tình thoáng qua của chúng ta, sống bất tận,
những tiếng cười lớn, những lời mai mìa, những thắng lợi của chúng ta,
có lẽ còn suy mòn nữa trong một đồn bót cảnh sát
ở biên giới một tấm bản đồ, ở mép bìa óc tưởng tượng.
Đấy là những tiếng nói của người chết, là tóc của những người chết.
Đấy là thời kế đo những đam mê của chúng ta,
đấy là thời gian đầy ắp cái trống rỗng.
 
Đấy là một cảnh vật đen, chỉ riêng núi non là màu lam
và cầu vồng nghiêng. Không hứa hẹn chẳng hi vọng,
nhưng chúng ta sống trong đó và chúng ta không phải là người lạ.
Đời sống là thứ người ta cấp cho chúng ta.
Đấy là sự kiên nhẫn nhợt nhạt như nước đá.
Đấy là sự âu lo vác đầy tội lỗi. Là sự can đảm
nặng trĩu một mối lo. Đấy là mối lo từ bạo lực.
 
 
-----------------
“Bi ca cho kỷ nguyên cộng sản” dịch từ bản tiếng Pháp “Élégie à l’ère communiste” của Maya Wodecka và Michel Chandeigne trong nguyệt san Le Lecteur – Littérature Arts Idées, số tháng Hai 1997.
 
 
------------
Đã đăng:
 
Bên ngoài cửa sổ, mặt trời châu Mỹ chói loà. / Trong một căn phòng tối, ngồi trước bàn / một người đàn ông, không còn trẻ, / đang nghĩ về những thứ mình đã đánh mất / và những gì còn lại... | Ta trở lại với mi nhiều năm sau, / thành phố màu xám đáng yêu, / thành phố không thay đổi / chôn vùi dưới dòng sông quá khứ... | Vâng, bảo vệ thơ ca, bút pháp sang trọng, v.v., / nhưng luôn cả những tối mùa hè trong một thành phố nhỏ, / nơi có những khu vườn gió thoảng và những con mèo ngồi lặng lẽ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Có ít nhất ba lịch sử loài người khác nhau, chứ không chỉ có một: lịch sử sức mạnh, lịch sử cái đẹp, và lịch sử nỗi đau... | Trong Hồi ký của mình, Lidia Chukovsky, là người quen biết nhiều với Solzhenitsyn, kể lại cuốn The Gulag Archipelago đã ra đời như thế nào... | Trễ rồi; tôi đã già rồi. Rốt cuộc tôi nên thú nhận những gì đã xảy ra vào mùa hè năm 1937 tại một thị trấn nhỏ ở Hesse. Tôi đã giết Hitler... [Bản dịch của Hoàng Ngọc Biên & Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Hai ý tưởng về thơ  (tiểu luận / nhận định) 
Những bài thơ đến từ một thế giới khác. Từ thế giới nào? Từ cái thế giới mà cuộc sống nội tâm sống. Thế giới kia ở đâu? Tôi không nói được. Những ý tưởng, những phép ẩn dụ, và những tâm trạng đều đến từ một thế giới khác... | Hai yếu tố trái ngược gặp nhau trong thơ: say đắm và mỉa mai. Yếu tố say đắm nối buộc với một sự chấp nhận thế giới vô điều kiện, kể luôn cả những gì tàn bạo và phi lý. Mỉa mai, ngược lại, là một thể hiện nghệ thuật của tư tưởng, của phê phán, hoài nghi... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Năm bài thơ của Adam Zagajewski (1945~) — nhà thơ kiệt xuất, tiểu thuyết gia, người viết tiểu luận và nhà phê bình văn nghệ Ba-lan đương đại. [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Ba ý tưởng về văn chương  (tiểu luận / nhận định) 
Khi nhà văn bận tâm với chính mình, với những cái yếu của chính mình, cuộc đời của chính mình, và bỏ quên thế giới khách quan, cuộc tìm kiếm sự thật... Khi nhà văn bận tâm chỉ với sự thật của thế giới, hiện thực khách quan, công lý, phán đoán mọi người, các thời đại, các lề thói, và quên mất chính mình, những cái yếu của chính mình, cuộc đời của chính mình... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Người gác cửa | Sát nhân  (truyện / tuỳ bút) 
[Hai truyện ngắn] Tôi trở về nhà sau khi đi dạo một vòng xa, người gác cửa bảo rằng tôi không còn ở đây nữa. “Tại sao?” tôi hỏi, ngạc nhiên nhiều hơn là hoảng sợ. “Ông không hiện hữu đủ,” hắn trả lời... | Chuyện xảy ra ở nước Đức như thế này: Robert, một anh nhà giáo dạy văn chương, có liên lạc với một tổ chức khủng bố đầu những năm bảy mươi. Anh được lệnh giết M., một người cỡ tuổi anh... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Năm bài thơ của Adam Zagajewski (1945~) — nhà thơ kiệt xuất, tiểu thuyết gia, người viết tiểu luận và nhà phê bình văn nghệ Ba-lan đương đại. [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên]
 
Chín bài thơ của Adam Zagajewski (1945~) -- nhà thơ kiệt xuất, tiểu thuyết gia, người viết tiểu luận và nhà phê bình văn nghệ Ba-lan đương đại -- lần đầu đến với độc giả Tiền Vệ qua bản dịch Việt ngữ của nhà thơ Diễm Châu...
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021