thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Nương chiều

 

I

 

Tự nhiên ông Chương muốn biết hôm đó có fải là ngày thứ Ba hay không, vì ở đây không có lịch. Ông rời chùa Zừa lên đường đi Bắc-jang từ sáng sớm. Ông đi bộ, quanh co nhiều chỗ, tạm trú ở những nhà quen nhiều nơi và cố í tránh những đô-thị zo Fáp kiểm-soát, cho nên ba ngày sau ông mới tới bến đò để sang Neo.

Bến đò là một sân đình nhỏ ngiêng xuống bờ sông. Trên sân đình lát gạch có nhiều vũng nước, vì về mùa này mặt sông lên cao. Trên sân, sát bể nước có mái bằng fên, khoảng ba chục người đi buôn đứng ngồi iên lặng, kiên-nhẫn đợi lúc xuống thuyền. Buổi chiều toàn cảnh như một mầu nâu ảm-đạm. Khi sương xuống cảnh vật rất u-tịch. Cảnh u-tịch càng đượm vẻ lê-thê theo đường bay lượn của những con chuồn chuồn đẹp đủ mầu, trên khoang cỏ hoang sơ, bên mặt sóng nước nhấp nhô.

Theo gót những người đi buôn lên mạn-ngược ông Chương xuống thuyền. Lần đầu ông thấy một chiếc thuyền to có một cột buồm vạm vỡ, với cánh buồm mầu nâu. Ông nge sông nước rạt rào, sóng vỗ bờ bì bõm. Thuyền xa bến zần zần, khi ông quay nhìn lại, cảnh-vật đã nhạt nhoà. Ông cảm thấy nhớ về một chốn rất xa xôi. Ông thiếp đi vì đói và mệt. Thuyền trôi suốt đêm không trăng để tránh sự zòm ngó của quân trú-fòng Liên-hiệp Fáp. Thực ra đây là một vùng cả hai bên đều coi như khu fi-chiến để trao đổi tin-tức, cho nên toàn-cảnh — người và vật — zường như sống trong một thứ không khí có cảm-jác mập mờ. Người ta có thể đổi tiền ở đây nếu muốn xuôi về những đô-thị trung-zu zo Fáp hoàn-toàn quản-lí.

Ông Chương tỉnh zậy, i như người được đánh thuốc mê trên bàn jải-fẫu. Có những tiếng người trên khoang thuyến, Ông ngẩng đầu nhìn thấy chân trời ở xa trong ánh bình-minh iếu ớt. Mầu trời ảm-đạm i như không-jan lúc rời bến chiều qua. Ông zụi mắt, bóp trán và zường như loáng thoáng nge có tiếng người nói tới Bến Neo.

Đoàn người xuống thuyền, đi về fía Bắc-jang. Bây jờ tiếng nói của họ to hơn, ồn ào hơn, chồng chất, zành jật từng gang tấc. Ông Chương không thể nào phối hợp được nội zung những jì họ nói, ngay cả khi họ văng tục hoặc cười to khoái-hoạt. Ông hoàn toàn sống trong ưu-tư, chân bước tới nhưng lòng quay về quá khứ. Ví zụ những lúc còn ở chùa Zừa, ông thường lên nhà Tổ uống trà với sư Đài, một người nho nhã, một người rất khoan-thai, và một người có đôi mắt sáng, có nụ cười tươi nhiều hơn là nói. Hơn thế, theo ông nhận-xét, zường như sư Đài ít khi bước ra khỏi fòng.

Ở chùa Zừa quá nửa năm, ông Chương không có việc để làm cho nên ông thường thơ thẩn ngoài vườn. Vườn của chùa rất rộng, có nhiều cây zâu và một bể cá nằm gọn trong bức tường gạch hoa cao chỉ ngang vai, hình chữ U. Cũng trong vườn ấy ông Chương thường ngắm năm ngọn tháp. Ngọn cao và lớn nhất có thể thấy được từ mặt đê fía bắc. Từ xa nhìn thấy tháp, người địa-fương cảm thấy hai điều thân-mật; một là “Chốn Tổ!” hai là “Quê nhà!”

Cũng từ vườn, ông Chương có thể thấy chiếc cổng gỗ xiêu vẹo ở fía sau chùa, gần nhà xay lúa và jã gạo. Từ đó mở ra mấy hàng cây đu đủ và ổi, bên đường đá tảng ra tận cổng làng rồi ngừng ở đó như thể cho ta định hướng khi thấy cánh đồng xanh. Ông Chương quay đi chỗ khác với một vết nhăn trên má, zo cố gắng của cơ-bắp, kéo xuống chiếc cằm vuông của một người đàn ông đẹp trai mãi mãi xa nhà, gần gũi khổ đau. Ông biết trong khoảng cánh đồng xanh ấy có hai nấm mộ còn đợi cỏ non. Ông tưởng tượng ra trước mặt ông hai đứa bé trai, đứa bốn tuổi và đứa hai tuổi đang đứng nhìn ông. Trong đôi mắt ngây thơ của chúng, ông Chương cảm thấy mình bất lực vì những ánh mắt kia nhìn ông và chờ đợi ông làm một cái jì có sức-mạnh của một người cha, trong khi sự sống của chúng ngắn dần. Ông cũng nhớ lại những lúc sư Đài âu iếm nhìn hai đứa trẻ. Bấy jờ ông mới nhận ra nhà sư vốn nói ít hoá ra nói nhiều. Ông chớp mắt nhìn vào không jan của nền gạch và chỉ thấy jó đẩy lá đi một lát rồi ngừng, chứ không thấy bóng hình hai đứa bé. Ông Chương biết rằng ông đang bị ám-ảnh bởi bốn con mắt ấy. Chúng đợi chờ như khi người ta đợi chờ trong cõi vô-biên, trong thất-vọng, trong băn-khoăn không biết đời sống có thể kéo zài được không!

Theo tiếng nói của một người đàn bà đi cất trà trên mạn-ngược, ông Chương nhận ra cổng-thành Bắc-jang ở về fía trái. Mầu xám của cổ-thành đúng là một fế-tích lẻ loi gây trong lòng ông một cảm-jác zửng-zưng trước lịch-sử cũng như cuộc-đời, khi ông chợt thấy thân-fận của mình bấp-bênh như một vệt nắng trong góc fòng bỏ trống lạnh-lùng. Ông không vào Bắc-jang mà cứ đi mãi về fía bắc nơi trước kia ông zạy học, và gặp lại một người tên là Tân mới ở Tây về.

 

II

 

Ông Tân mới trên ba mươi, trẻ hơn ông Chương ít nhất một jáp. Ông Chương gọi ông Tân là “Anh jáo”, zo vấn đề cao-thấp của học-vấn, vì ông mới chỉ có bằng Sơ-học Iếu-lược, mà người đời thường gọi tắt là “Primaire”. Ông Tân đã sống ở Cluny, Đông-Fáp, gần hai mươi năm. Sau khi đậu Tú-tài hai ở Paris, không tìm được một ngành thích-hợp trên đại-học, ông Tân xuôi xuống miền Trung, rồi gé về Đông, lang bang và say sưa trong nước Fáp, như một nhân-vật trong tiểu-thuyết, nhất là trong tiểu-thuyết của Chateaubriand. Tại Cluny, ông Tân khám-fá ra một kho-tàng lịch-sử, ngệ-thuật và tôn-jáo, lừng lẫy của Romanesque ở thời Trung-cổ.

Một buổi sáng ngồi uống nước vối với nhau, ông Tân kể chuyện bên Tây cho ông Chương nge: “Bác Chương ạ, Cluny là tên của một jòng tu Thiên-chúa Jáo, zo Berno thành-lập noi theo tôn-chỉ Benedictine.” Ông Chương gãi đầu, theo zõi chặp môi lưu-loát, zuyên-záng và đam-mê của ông Tân: “Anh jáo ạ! Anh đi nhiều, học rộng! Thú thật!” Ông Tân: “Tuy Cluny nằm trong địa-fận Bourgogne của Fáp, nhưng trực-thuộc Jáo-hoàng ở La-mã.” Ông Chương đặt bát nước vối xuống chiếu, nhìn ông Tân, hỏi một câu theo thói quen: “Thế à?” Ông Tân: “Jáo-đường Cluny đệ-tam, zo tu-viện trưởng Hugh khởi công xây năm 1088, zựa theo đồ-án thời tiền Trung-cổ, như kiểu tu-viện Thánh Gall ở Thụy-sĩ, hơn hai trăm năm về trước.” Câu chuyện lôi cuốn sự tò mò của ông Chương nên ông mạnh zạn hỏi: “Cái jì ở đó đồ-sộ mà anh jáo thích thế?” Ông Tân cầm chiếc đàn Banjo để lên đùi: “Đó là một trung-tâm học-thuật, ngệ-thuật và âm-nhạc lớn nhất Âu-châu trong suốt năm trăm năm. Tại đây tôi học đàn, hát, La-tinh, và Đức-ngữ cho tới khi Thế-chiến Thứ-hai bùng nổ.” Nói xong ông Tân zạo đàn, ngón tay lưu-loát, tiếng nhạc nge vui làm ông Chương cảm-động.

Ông Tân còn kể nhiều chuyện khác nữa ông Chương không thể nhớ hết. Nhưng ông Chương không bao jờ quên được jọng hát và ngón tay rung trên jây đàn của ông Tân. Trong khoảng nửa năm ở ấp Bà Vẽ, ngày nào ông Tân cũng dạy ông Chương môn Đại-số và đối-thoại Fáp-ngữ. Ông Tân khuyên ông Chương nên mang ja-đình, một vợ, bốn con về trung-zu, Hànội, Hảifòng, hay Hảizương, tìm việc zậy Tiểu-học và tiếp-tục học thêm. Ông kết-luận: “Điều này còn có lợi cho Quách, con trai đầu lòng của bác, nó đã mười bảy, rất thông-minh.” Ông Tân zậy Quách về Lượng-jác, Hình-học không-jan, và Vật-lí. Nge xong, ông Chương trầm ngâm cúi mặt gần sát bát nước vối, nói nhỏ: “Anh jáo muốn bảo tôi về thành ở với Tây?”

Năm ấy, Quách cao gần bằng ông Chương. Khuôn mặt của cậu ta là kết-hợp những nét zễ nhìn của cha mẹ. Cá-tính của Quách không jống ai trong ja-đình, đi đứng đạo-mạo, như đếm từng bước, đôi mắt nhìn thẳng và ngiêm-ngị, jọng nói rõ ràng, quyết định nhanh và sắc bén, hành-động có trách-nhiệm. Một hôm ngồi ngoài sân với ông Tân, Quách lễ fép bàn về Toán như thế này: “Thưa thầy, vì sao con người có í-niệm về phép tính-nhân? Theo con ngĩ, từ phép tính-cộng mà ra. Ví zụ để có tổng-số 56, chúng ta cần đến 7 lần của con số 8. Cho nên thay vì viết 8 + 8 +8 + 8 + 8 + 8 + 8 = 56, như vậy quá zài zòng, có người í-thức ra 7 lần. ‘Lần’ ở đây là cỗi-rễ của ‘nhân lên’. 7 nhân 8 thành 56. Nếu tổng-số của ‘cộng’ luôn luôn đúng là kết-quả của ‘nhân’, thì con người ngiệm ra í-niệm về phép tính-nhân. Thưa thầy, có đúng không?” Ông Tân rất khen ngợi lối suy-tư độc-đáo của Quách.

Độ ấy đã ở jữa Thu, đồi cây lá vàng thưa thớt, ông Chương và ông Tân ngồi thả câu cạnh jòng nước nhỏ, bên những bãi hoang nhiều cây cao vút, qua đó thấy cửa sông bàng bạc, mênh- mông. Cách chỗ hai người ngồi khoảng chừng hai fút đi bộ, nhô lên mấy tảng đá to. Quách ngồi trên đó trước mặt ngổn ngang mấy khẩu súng trường đã tháo ra từng mảnh. Quách vừa lau súng vừa hát, lúc bổng lúc trầm, theo hứng của mình. Một bài hát ông Tân chưa bao jờ nge, nhưng cảm-động vì jọng hát đẹp và hùng-tráng của Quách.

Đường ta, ta cứ đi. Nhà ta, ta cứ xây. Ruộng ta, ta cứ cầy...
Tôi cùng anh, ta tung-hoành chờ ngày hoà-bình...
Đập tan quân Fáp kia, cười vang ta hát câu tự-zo...

Cách đây nửa tháng, một buổi sáng Quách trở về. Cậu ta đứng trên ngưỡng cửa toang hoang không cánh, fía sau nắng rực trên sân. Quách nói với ông Chương là cậu ta mò được một khẩu súng ở sông, có lẽ của lính Nhật bỏ lại. Quách đã bán khẩu súng ấy cho Việt-minh lấy tiền cho mẹ nấu xôi. Từ đó bà Chương có cái tên là “Bà Bánh Hấp”. Mò súng bỗng trở thành ngề của Quách, fiêu-lưu nhưng thú-vị. Một tối ông Tân gạn hỏi Quách là “theo cậu Việt-minh có tốt không?” Quách không trả lời. Ông Tân hỏi tiếp: “Làm cách-mạng có zễ không?” Lúc đó Quách trả lời là cậu ta không hiểu cách-mạng là jì. Nhưng cậu ta hiểu là Việtnam fải có độc-lập, tự-zo.

 

III

 

Zần zần, Quách đi mò súng ở xa có khi nửa tháng mới về, và có khi trở về tay không, nhưng luôn luôn có chút tiền mang về nhà cho bố mẹ và các em. Một hôm ông Tân từ chợ trở về cùng với năm người lạ mà ông Chương rất ngạc nhiên vì chưa hề gặp. Những người ấy đứng ngoài sân. Ông Tân vào trong buồng xách cặp bước ra, một tay để lên vai ông Chương, không nói jì cả. Ông đi. Họ ra đi, không vội vàng, không thong thả, và cũng không tự-nhiên vì trông họ không có vẻ jì là thân-thiết với nhau. Ông Chương ngồi lại một mình. Từ khoảnh-khắc ấy cho đến xế chiều ông đã quên hẳn ông Tân. Ông mải miết trong tình-trạng lâng-lâng, lẩn-thẩn, vì ông mong thấy Quách trở vế. Đã hơn hai tháng. Đêm trước ngày lên đường Quách nói rằng cậu ta đi Hànội. Ở đó có nhiều sông hồ. Ông Chương nhìn đứa con trai trong vài fút vui vì hi-vọng. Bà Chương chúc con lên đường thành công, rồi bà trìu mến nhìn con và nhỏ nhẹ: “Con đi chong chóng mà về. Mỗi lần con đi u nhớ con lắm!” Ông Chương nói vào: “Chúng ta về thành. Con sẽ đi học jống như cậu jáo Tân!”

Bốn tháng sau — zài như vài năm trong đời một đứa trẻ thơ — ông bà Chương zẫn ba đứa con còn nhỏ tới một zẫy fố chợ bên cầu Long-biên. Bên kia sông là Hànội. Trên cầu người qua lại khá đông, zưới những lá cờ đỏ sao vàng. Sàn cầu lưa thưa ván gỗ sau những trận mưa bom của Đồng-minh, hiện ra zưới chân người đi mực nước lên cao, mầu sông đùng đục luân lưu. Không ai biết Quách là ai. Quách đang ở đâu và Quách đã đi đâu. Ông bà Chương đưa các con về Hưng-iên, quá nửa đường ông bà gé vào làng Mũ thăm ông bác họ để ngỉ chân. Đây chính là nơi ông Chương nhớ tới ông Tân. Rất tình cờ, họ đã gặp nhau hai năm về trước.

Người ta gọi tắt tên bác họ của ông Chương là ông “Trùm” bởi vì ông là người đứng đầu trong họ Đạo. Ngày ấy, tháng ấy, năm ấy, ông Chương còn nhớ như mới hôm qua. Nắng chiều khiến toàn cảnh sân nhà ông Trùm trông rất nguy-nga. Nếu trong nội-thất của ngôi nhà gỗ mái ngói bề-thế có rất nhiều tượng Chúa và Thánh-thần bằng sứ, mầu sắc thanh cao và lộng-lẫy bầy trong tủ-kính thì bên ngoài, trên bốn bức tường đất cao và zầy, bao quanh sân gạch, toàn là tượng Fật và La-hán bằng đất, nhỏ như hai ngón tay, đặt vào những lỗ hổng như hang-động. Ông Trùm cho cháu sang gọi thằng Sắn, một đứa trẻ mới bảy tuổi, gầy guộc, lem luốc, chột một mắt sang để ông cho nó ít tiền mua bánh cuốn. Ông Trùm mỉm cười, qua chiếc kính lão, đôi mắt tinh ranh, nhìn thằng Sắn, rồi nhìn ông Tân và ông Chương. Ông bưng bát điếu vào lòng, đủng đỉnh: “Những bức tượng tí hon kia — hơn một trăm — zo thằng bé này nặn đấy!” Ông Tân như đang chìm vào một thế-jới xa xôi, hết nhìn những bức tường đầy tượng hình cao thấp lại nhìn záng đi khập-khiễng của thằng Sắn, sau khi nó kính cẩn nhận tiền, không nói jì, lại khập-khiễng bước đi.

Ông Tân: “Thật là kinh-hoàng!”

Ông Trùm: “Anh jáo nói sao?

Ông Tân: “Một đứa trẻ bảy tuổi — có thể nắn được những bức tượng quá đẹp, như thật, hợp qui-tắc, rất quân-bình!”

Ông Trùm: “Nếu anh jáo thấy tận mắt mấy fo tượng Fật trong đình chùa ở đây anh sẽ ngạc nhiên hơn về cái tài của nó. Nó nặn từ trí nhớ!”

Ông Tân: “Đúng là một thần-đồng. Picasso vẽ tấm tranh hiện-thực khi mười lăm tuổi làm cho các hoạ-sĩ khác ngẩn-ngơ.”

Ông Trùm: “Thằng này mới bảy tuổi.”

Ông Tân đứng dậy chậm bước ra sân. Zưới nắng xiên buổi chiều, ông ngửa mặt nhìn quanh tường, lẩm bẩm một mình: “Gopuras! Gopuras!”[*]

 

IV

 

Ông Chương thức zậy. Mùi khoai lang vùi trong bếp than còn nóng làm bụng ông cồn cào, nhưng lạ thay lại khiến ông tăng sức-mạnh tinh-thần. Một thanh-niên tuổi hơn hai mươi từ hông nhà đẩy cửa liếp bước vào. Anh ta là một trong số học trò của ông từ hai năm trước. Ông Chương ngồi zậy, chiếc chõng tre lung lay zù người ông chỉ nặng độ chừng bốn mươi kí. Người thanh-niên zùng một khúc củi cời khoai ra để trên một đĩa sành vỡ cạnh, mang lại chỗ ông Chương. Họ vừa thì thầm trò chuyện vừa để tay lên củ khoai. Người thanh-niên bẻ củ khoai ra làm hai, khói toả mùi thơm khiến ông Chương có cảm tưởng cân cấn ở cổ như khi nuốt miếng ăn không trôi. Ông chợt nhớ có lần ông Tân tâm-sự về Paris. Từ chỗ ở sát với Quartier Latin ông Tân lấy Métro đi xuống Panthéon, hoặc zạo trong Luxembourg, rồi lại lấy Métro xuống Montparnasse, vào tiệm cà-fê, ngồi đọc Guy de Maupassant hay Anatole France... Đọc truyện jì? Le Retour trong tuyển-tập của de Maupassant hay Le Livre de mon Ami của Anatole France. Nói chuyện jì? Ông Tân vẫn tự nhận mình còn iếu văn-chương, nhưng cũng như nhiều người Fáp, ngay cả Fáp thực-zân, văn-học và ngệ-thuật chính là linh-hồn — vào lúc nắng sớm, mưa chiều — chứ không fải chỉ có tư-zuy Descartes. “À! Uống cà-fê, ăn bánh ngọt rồi kể chuyện đời mình!” Ông Tân đã tâm-sự với anh bồi bàn gốc ở Dijon là ông đã tình-nguyện đầu quân đánh Đức cho Fáp. Trong trận đánh ở vùng Lorraine và Alsace, đơn-vị của ông tiếp cứu một đơn-vị khác nên ông đã gặp một hoạ-sĩ Việtnam hơn ông chừng mười tuổi. Ông này bị-thương bên vai trái, và được đưa về hậu cứ. Nge nói bây jờ ông ta nổi tiếng là một trong những hoạ-sĩ ở Paris.

Người thanh-niên đưa ông Chương ra ngoài. Ông xin một cành cây nhỏ làm gậy chống. Ông đã gần năm mươi, có vợ, sáu con. Đứa con thứ hai là gái theo cha mẹ nuôi về Thanh. Đứa thứ ba cũng là gái fải bệnh thương hàn, mất năm mười tuổi. Quách là người anh cả nhưng nay đâu rồi. Bây jờ chỉ còn một đứa trai sáu tuổi. Mấy tháng trước ông bà Chương quyết định bán nó đi, để lấy tiền thuốc thang cho hai đứa bé, lên hai và lên bốn. Nhưng chuyện không thành. Thế là ông mất năm đứa con. Bà Chương tiếc cho hai đứa bé xinh đẹp đã bỏ bà ra đi quá sớm. Bà lại khóc vì Quách chẳng thấy về. Bà thì thầm với ông là đứa xấu xí bà muốn nó chết thì nó lại không chết. Ông Chương không trách những lời vợ nói, vì đời ông cũng có những jì không đúng lẽ tự-nhiên.

Ông lắng nge lời chỉ zẫn của người học trò, nay đã trở thành tự-vệ. Ông về Đông như lời thanh-niên kia nói: “Chiến-trận vừa xảy ra ở Đồng-đăng, và thuyền bè không được fép zi-chuyển trên sông Neo nữa!” Ông về Đông để gặp vợ, hi vọng bà Chương chưa bán đứa con sáu tuổi. Ông bà đã tính sẽ về thành. Ở thành ông sẽ xin làm jáo-viên Tiểu-học, sẽ học thêm như lời ông Tân khuyên bảo. Ông cũng nhớ lại có lần ông đã nói với ông Tân là cứ theo chính-sách của Việtminh thì ông đúng là thành-fần vô-sản. Ông Tân lắc đầu, chậm chạp nói: “Không! Bác là thành-fần trí-thức tiểu tư-sản!” Nge xong ông Chương bắt đầu áy náy trong lòng. Từ đó ông Chương thường ú ớ đánh vần khó nhọc khi bất chợt có những người chưa hề biết ông hỏi ông về chữ-ngĩa. Ông lại biết cách cười cầu-tài rồi nói: “Tớ có ruộng nương đâu! I tờ rít mà! Vô-sản mà! Jà rồi mà!”

Sau khi chia tay với người học-trò cũ, ông Chương đi bộ tới xế chiều, jả cách là một người lớn tuổi xa nhà, lang thang, lếch thếch như một gã ăn mày. Thế thì Tây cũng chê và Việtminh cũng chán. Ông zừng chân nhìn xuống một thung-lũng đẹp nhiều mầu, trũng xuốc, vằn vện với đồi nương, càng ngùi trông fong-cảnh càng vươn lên mãi, như một cái chảo, nối với cao-nguyên. Từ trong thung-lũng ấy, có một thôn xóm nhỏ khói xanh chầm chậm bay lên. Ông vẫn mong đời ông đẹp như nương chiều kia và nhẹ nhàng như khói. Bây jờ ông chợt thấy i như lời ông Tân đã nói “Đời một người bị kẻ khác định-đoạt mất rồi!” Ông thắc mắc không biết hôm nay là ngày thứ mấy, vì ở đây rất bao la, jó thổi vi-vu, nhưng không có lịch.

 

Nguyễn Quỳnh
(October 2010 – February 2011)

 

_________________________

[*]Gopura(s), tên những ngọn tháp và cũng là cổng chính. Tháp thấp nhất sát gần đại-miếu, thờ các chư-thần, xây ở Madurai, Ấn-độ. Tháp cao nhất đứng ở ngoài cùng. Những ngọn tháp này theo đúng tinh-thần thẩm-mĩ Ấn, quan-niệm rằng kiến-trúc và điêu-khắc chỉ là một. Gopuras đầy mầu sắc, lộng lẫy nguy-nga cho ta cảm-jác siêu thoát, an-bình.

 

 

--------------

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021