thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
BA MƯƠI NĂM: KHOẢNG CÁCH & DẤU NỐI [Lưu Hy Lạc]
(phỏng vấn Lưu Hy Lạc)

 

 

 

Thưa ông, hiện ông đang sống ở đâu, việc chính hiện nay của ông là? Ông đã về Việt Nam vào khoảng thời gian nào? Xin ông cho biết tâm trạng của ông trong đêm trước lúc về Việt Nam và trong đêm trước lúc rời Việt Nam?

 

LHL: tôi hiện sống ở san francisco, cách north beach dăm bảy con đường nên có đôi lần tôi bắt gặp các đồng chí nhà văn nhà thơ từ việt nam ra, hết sức lôi thôi lếch thếch, trước khi rụt rè bước vào hiệu sách citylight’s cứ đứng bên ngoài cửa nói nói xì xào chỉ trỏ trầm trồ một hồi hệt các cậu từ quê ra tỉnh, không tin anh thử đi hỏi các ông nguyên ngọc, hoàng hưng hoặc nguyễn duy sẽ rõ (nếu mấy ổng thành thật). vẽ vời / thơ thẩn coi vậy chứ khó bỏ mẹ, nên công việc chính của tôi thường rất bấp bênh, về việt nam ư; hai mươi mấy năm nay chỉ mới chiêm bao là tôi đã té vãi đầy quần.

 

Tác phẩm văn học nào xuất bản trong nước, ông muốn đọc đầu tiên? Sau đó ông đã đọc…? Và ấn tượng nhất là?

 

LHL: đã không có một nền văn học “thuần túy” thì làm chó gì có cái gọi là tác phẩm văn chương hay văn học gì gì đó để cho tôi tìm đọc; dõi trên các mạng của việt nam, ấn tượng nhất hiện nay theo tôi là những thứ rõ sáo rỗng thực tầm phào mà đêm, ngày các đồng chí cán bộ biên khảo phê bình lý luận ở ta (chữ này của ông hoàng ngọc hiến) cứ ra rả trong các cuộc được gọi là hội thảo cũng như trên khắp các báo chí đã in còn ấn (chữ này của ông lý đợi) nhiều màu sắc sặc sỡ, để “từ bắc vô nam nối liền nắm tay...” chăng.

 

Sau thời gian ở Việt Nam, trước thực trạng mọi mặt của Việt Nam, giờ phút đẹp nhất và tồi tệ nhất của ông là?

 

LHL: miễn trả lời.

 

Sau thời gian về Việt Nam thơ/văn ông đã chuyển động ra sao ?

 

LHL: miễn trả lời.

 

Sau thời gian dài sống và viết ở hải ngoại, có nhiều người nay muốn quay về mái nhà “tinh thần lục bát / tinh thần văn kể” ông nghĩ sao?

 

LHL: Chả thiết ở đâu “khoảng cách& dấu nối” tinh thần văn kể kiểu "vừa đi đường vừa kể chuyện" như của ông hồ tự nào giờ nhan nhản ấy chứ, ngay quý thi hữu mà tôi đọc được trên các tạp chí thơ, hợp lưu, trên tiền vệ hồi này thì cũng cứ chuyện kể lu bù ra thôi; thiết tưởng bên trong chữ “chuyện kể” khi dùng đã hàm chứa biết bao điều hoài cổ rồi, có lý do để đặt vấn đề trên tinh thần cũ, mới à! phần lục bát (cái này thực không đùa) tôi nghĩ, anh phải tài hoa cỡ vũ hoàng chương hoặc huy cận (cách nói của khế iêm) thì hãy tính chuyện quay về, bằng không thì “ta xa rồi em nhé đường em em cứ đi..”.

 

Theo ông, văn học Việt Nam trong và ngoài nước có những khác biệt gì đáng kể?

 

LHL: ừ, cứ ảo tưởng cho rằng có một nền văn học ở việt nam đi, ở ngoài này dù “hoa đồng cỏ nội bay đi ít nhiều...” (câu này nọ nay cứ đinh ninh của ông bùi giáng, mãi rồi tôi mới biết ra của ông nguyễn bính) nhưng vẫn chưa xong đâu, đấy thì phát biểu lung tung như quý văn, thi hữu trên hợp lưu số 80 tháng 12& 1 đem so với những phát biểu chắc như bắp trên talawas của quý văn thi hữu ở việt nam, rõ ràng khác biệt đáng kể lắm; xin anh cũng như quý vị đang theo dõi cuộc phỏng vấn này tìm đọc.

 

Ông có tin là văn học trong và ngoài nước một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không? Điều kiện để dẫn đến sự “thống nhất” ấy là gì?

 

LHL: người viết ở việt nam khỏi nói, khá đông, ở ngoài này người viết phải nói cũng khá nhiều; cất hết những bất đồng về chính kiến, rồi những chữ cặc/ lồn/ đụ, đéo/ bú, liếm được trang trải một cách thoải mái trong thơ, văn cũng như những câu chuyện kể trên mặt giấy, trên mặt màn hình máy vi tính, chừng đó tất có sự hòa nhập. vấn đề là chính thể và lãnh đạo chó má thế... biết đến bao giờ trời hỡi; phần điều kiện: anh đã thật sự sướng chưa nhỉ?

 

Trong cuộc “thống nhất” của nền văn học bằng tiếng Việt ấy, đóng góp chính của mỗi bên (trong/ngoài) là gì?

 

LHL: ... như thế rồi bằng cách nào đó anh khiến thiên hạ sướng lây.

 

Bao giờ ông trở lại Việt Nam? Ngày ấy trên trán ông và trong túi ông điều quí nhất là?

 

LHL: việc trở về việt nam hiện thời hễ nhắm mắt là đã té vãi đầy quần rồi; thú thực, cho đến chết tôi không thực hiện chuyện trở về được đâu, trên trán nhất là trong túi hiện thời lúc nào tôi cũng ghi sẵn mấy chữ “please go fuck myself, you know you just can’t win”.

 

(Trần Nhuệ Tâm thực hiện)

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021