thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Bản ngã song trùng

 

Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn

 

 

BẢN NGÃ SONG TRÙNG

 

Được gợi ý hay gợi hứng bởi những tấm gương, bởi mặt nước phẳng lặng và những người sinh đôi, cái ý niệm về bản ngã song trùng rất phổ biến ở nhiều xứ. Rất có thể những câu nói như câu “Một người bạn là một bản ngã khác của tôi” của Pythagoras, và câu “Hãy tự biết mình” của Plato, đã được gợi hứng từ ý niệm này. Ở Đức, nó được gọi là Doppelgänger; ở Tô-cách-lan, gọi là fetch, vì nó đến để mang người ta về cõi chết. Gặp chính mình, do đó, là điều đáng sợ nhất; bài thơ tự sự bi thảm “Ticonderoga” của Robert Louis Stevenson đã kể lại một huyền thoại về đề tài này. Chúng ta cũng có thể nhớ lại bức tranh lạ lùng của Rosetti, gọi là How They Met Themselves — hình ảnh hai người tình trong rừng chiều, mỗi người gặp lại chính mình.[1] Chúng ta chỉ cần nhắc đến những ví dụ tương tự trong các tác phẩm của Hawthorne, Dostoievski và Alfred de Musset, thì ai cũng biết.

Đối với người Do-thái, trái lại, sự xuất hiện của bản ngã song trùng không phải là điềm báo của sự chết, mà lại là một bằng chứng rằng người nào được gặp nó là đã trở thành một bậc tiên tri. Đây là lời giải thích của Gershom Scholem.[2] Một giai thoại truyền thống trong kinh Talmud kể chuyện một người đàn ông, trong lúc đi tìm Thượng Đế, đã gặp chính mình

Trong truyện “William Wilson” của Poe,[3] cái bản ngã song trùng là lương tâm của nhân vật chính. Khi anh ta giết nó, anh ta chết. Trong thơ của Yeats, bản ngã song trùng là mặt bên kia của chúng ta, mặt đối lập, mặt bổ sung, con người mà chúng ta không là và sẽ không bao giờ là.

Plutarch viết rằng dân Hy-lạp gọi người đại diện của hoàng đế là “cái Tôi khác.”

 

 

_________________________

Chú thích của người dịch:

[1]How They Met Themselves: "Họ Đã Gặp Chính Họ Như Thế Nào."

How They Met Themselves của Dante Gabriel Rossetti

(tranh màu nước, vẽ năm 1864)

[2]Gershom Scholem (1897-1982) là một học giả nổi tiếng, chuyên khảo cứu về sự huyền bí của Do-thái giáo.

[3]“William Wilson” là một truyện ngắn của Edgar Allan Poe, xuất bản lần đầu vào năm 1839, sau đó được đem vào tập Tales of the Grotesque and Arabesque (1840) và được sửa chữa nhiều lần nữa.

 

------------
Dịch từ nguyên tác tiếng Tây-ban-nha, “El doble”, trong Jorge Luis Borges (con la colaboración de Margarita Guerrero), El Libro de los Seres Imaginarios (Buenos Aires: Emecé Editores, 1978). Đây là bản in lại từ bản 1967 của nhà xuất bản Kier, Buenos Aires. Bản nguyên thuỷ in năm 1957 dưới nhan đề Manual de Zoología Fantástica (México: Fondo de Cultura Económica, 1957). Tranh minh hoạ của Peter Sís, “scan” từ bản tiếng Anh (do Andrew Hurley dịch), Jorge Luis Borges (with Margarita Guerrero), The Book of Imaginary Beings (New York: Penguin Books, 2005).

 

Đã đăng:

Có vẻ như không thật chút nào, nhưng câu chuyện cái đêm quá kỳ quặc ấy đã bắt đầu trong một cỗ xe ngựa thật gai mắt có hai cái bánh xe đỏ thắm, đầy oặp những người, cà dịch cà tang chạy qua những con đường nhỏ bằng đất nện, giữa những lò gạch và những lằn bánh... [Bản dịch Diễm Châu] (...)
 
Sợi dây đã mất tích. Cả cái mê lộ kia cũng đã mất hút. Giờ đây, chúng ta cũng không còn biết, phải chăng đó là một mê lộ bao quanh chúng ta, một vũ trụ bí ẩn, hay một cõi hỗn mang thật tình cờ... | Cái ý tưởng về một toà nhà dựng nên cho thiên hạ đi lạc có lẽ còn lạ lùng hơn là cái ý tưởng về một con người có đầu bò mộng, nhưng cả hai ý ấy bổ túc cho nhau và hình ảnh mê cung thật hợp với hình ảnh con Minotaure... | Đối với người An-nam, cọp hay những vị thần hiện thân nơi cọp cai quản các phương hướng của không gian... [Bản dịch Diễm Châu] (...)
 
Mười ba bài thơ của Jorge Luis Borges (1899-1986) — nhà văn, nhà thơ Á-căn-đình, và một trong những khuôn mặt văn chương hàng đầu của thế kỷ 20. [Bản dịch Diễm Châu]
 
Bài giảng về thơ [kỳ 3]  (tiểu luận / nhận định) 
Có một kinh nghiệm mỹ học khác, cũng lạ lùng không kém, đó là khoảnh khắc lúc nhà thơ trầm tư về tác phẩm sẽ viết, khoảnh khắc lúc nhà thơ đang khám phá hay phát minh tác phẩm... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Chín bài thơ tuyệt vời của Jorge Luis Borges về bông hồng do Diễm Châu sưu tầm từ nhiều tác phẩm khác nhau và dịch sang Việt văn...
 
Thày bói  (truyện / tuỳ bút) 
Ở Sumatra, có một người muốn thi lấy bằng tấn sĩ về khoa phù-thủy... [Bản dịch Diễm Châu] (...)
 
Bài giảng về thơ [kỳ 2]  (tiểu luận / nhận định) 
Có người nói rằng văn xuôi gần với hiện thực hơn thơ. Tôi nghĩ điều này là sai. Có một ý tưởng được truyền tụng là xuất phát từ nhà viết truyện ngắn Horacio Quiroga: nếu một cơn gió lạnh thổi từ bờ sông, ta phải viết đơn giản là "một cơn gió lạnh thổi từ bờ sông." ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Bài giảng về thơ [kỳ 1]  (tiểu luận / nhận định) 
Chúng ta thay đổi không ngừng, và mỗi lần đọc một cuốn sách, mỗi lần đọc lại, mỗi hồi ức về cuộc đọc lại ấy, đều phát minh cái văn bản thêm một lần nữa. Ngay cái văn bản ấy cũng là dòng sông luôn thay đổi của Heraclitus... Chúng ta vẫn sai lầm khi tưởng rằng ngôn ngữ phản ảnh điều bí ẩn mà chúng ta gọi là hiện thực. Thật ra, ngôn ngữ là một điều gì khác... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Bông hồng của Paracelse  (truyện / tuỳ bút) 
Trong xưởng thợ gồm hai gian ở tầng dưới mặt đất, Paracelse cầu xin Thượng đế của ông, Thượng đế mơ hồ của ông, bất cứ Thượng đế nào, gửi đến cho ông một môn đệ... [Bản dịch Diễm Châu] (...)
 
Mê lộ  (truyện / tuỳ bút) 
Đây là mê lộ Crète. Đây là mê lộ Crète mà trung tâm là con quái vật Minotaure... [Bản dịch Diễm Châu] (...)
 
Ngay cả sự thân mật của vầng trán em trong trẻo như một ngày hội / ngay cả sự riêng tư của thân thể em, hãy còn huyền bí và câm nín, hãy còn trẻ thơ... [Bản dịch Diễm Châu]
 
Một vấn nạn  (truyện / tuỳ bút) 
Chúng ta hãy tưởng tượng một tờ giấy trên đó có một văn bản tiếng Ả Rập được phát hiện ở Toledo... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Hoả ngục, I, 32  (truyện / tuỳ bút) 
... Ngươi chịu đựng sự giam cầm, nhưng ngươi sẽ ban một chữ cho bài thơ ấy... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Những giây phút quằn quại giãy chết đã qua, giờ đây hắn nằm một mình -- cô đơn, tan nát và bị phế thải... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Cốt truyện  (truyện / tuỳ bút) 
Định mệnh yêu thích những sự tái hoàn, biến thể, đối xứng... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Nhà dân tộc học  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi nghe chuyện này ở Texas, nhưng nó đã xảy ra ở một tiểu bang khác... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Tưởng niệm J.F.K.  (truyện / tuỳ bút) 
Viên đạn này là viên đạn cũ... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Những chiếc móng chân  (truyện / tuỳ bút) 
Đôi vớ mềm nuông chiều chúng mỗi ngày, và đôi giày da làm chúng cứng cáp hơn, nhưng những ngón chân của tôi chẳng màng biết đến. Chúng chỉ chú tâm vào một việc là nặn ra những chiếc móng chân... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Đoá hồng vàng  (truyện / tuỳ bút) 
... Marino đạt khoảnh khắc khai ngộ ấy vào giờ hoàng hôn của đời ông, và Homer và Dante có lẽ cũng đã đạt điều ấy... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Một lời nguyện cầu  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi muốn chết hoàn toàn; tôi muốn chết với thân xác này, kẻ đồng hành của tôi... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Huyền thoại  (truyện / tuỳ bút) 
Cain và Abel gặp lại nhau sau khi Abel chết. Đang hành cước qua sa mạc, họ nhận ra nhau từ xa, vì cả hai đều cao lớn... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Dreamtigers  (truyện / tuỳ bút) 
Thuở thơ ấu, tôi là một kẻ sùng phụng nhiệt thành của con hổ -- không phải là con báo đốm, loại "cọp" có đốm sống trên những phù đảo của loài thủy lan dọc theo miền đất Paraná và vùng rừng rậm Amazon, nhưng là con hổ thật... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Argumentum Ornithologicum  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi khép mắt lại và thấy một bầy chim. Hình ảnh ấy thoáng qua trong một giây đồng hồ, hay có lẽ ít hơn; tôi không chắc tôi đã thấy bao nhiêu con chim. Số lượng chim cố định hay bất định?... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
... Tôi đề nghị với Macedonio rằng chúng tôi tự tử để cuộc luận đàm đạt kết quả mà khỏi phải tốn công biện luận dài dòng... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Borges và tôi  (truyện / tuỳ bút) 
... Tôi sẽ còn lại trong Borges, chứ không phải trong tôi (nếu, quả thực, tôi là một kẻ nào đó có chút gì đáng kể), nhưng tôi nhận ra chính mình trong những cuốn sách của ông ấy còn ít hơn trong sách vở của những người khác... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)
 
Chiếc đĩa  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi là một người đốn củi. Tên tôi không đáng kể. Túp lều nơi tôi được sinh ra, và nơi tôi sắp chết đi, nằm ở bìa rừng. Họ nói những cánh rừng này tiếp tục trải dài, đến tận biển lớn vây quanh cả trái đất... [Bản dịch Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021