thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Đã bị ăn đòn mà vẫn ca tụng cái roi!

 

Hai bài phỏng vấn Nguyễn ViệnLiêu Thái về chuyện Đại hội Nhà văn lần thứ 8 rất là hay. Cả hai nhà văn đều ăn ngay nói thẳng dù đang sống ngay trên đất Việt Nam này. Rất đáng khâm phục. Qua đó mới thấy đâu là cái tư cách, cái bản lĩnh của nhà văn.

Ngược lại là chuyện ông Phạm Tiến Duật. Năm 2007, trước khi chết, ông còn tung ra cái bài nhảm nhí “50 năm Hội Nhà văn Việt Nam: Tài sản lớn của một chặng đường”! Ông nêu ra 4 cái “tài sản lớn” của Hội Nhà văn Việt Nam trong đó có cái tài sản thứ 2 thật oái oăm: “tài sản thứ hai của Hội Nhà văn Việt Nam là lấy việc tôn vinh học thuật đỉnh cao, tôn vinh cá tính sáng tạo riêng biệt của mỗi tài năng là công việc hàng đầu và quan trọng nhất”!

Hỡi ôi! Oái oăm làm sao! Ông Phạm Tiến Duật say sưa ca tụng mà quên mất đã có ít nhất hai lần chính ông bị ăn đòn bởi cái “tài sản” thứ 2 này!

Lần thứ nhất là hồi ở trung đoàn 225, Phạm Tiến Duật vì ham hiểu biết những tư tưởng mới, đã lén che đèn mà phát triển kiến thức sau giờ kẻng đêm. Chính trị viên bắt gặp. Mà lại phát hiện Duật đang đọc cuốn Kinh Thánh nữa chứ! Thế là kiểm điểm một trận tơi bời.

Lần thứ hai là vụ “Vòng trắng”. Năm 1974 trên tạp chí Thanh Niên xuất hiện bài thơ “Viết về số 0” của Phạm Tiến Duật:

Khói bom lên trời thành một cái vòng đen
Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng
Tôi với bạn đi trong yên lặng
Cái yên lặng bình thường đến sau chiến tranh
Có mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang, vòng tròn như một số không
Nhưng bạn ơi ở bên trong vòng trắng
Là cái đầu bốc lửa ở bên trong

Ngay sau khi bài thơ xuất hiện, tạp chí Học Tập số 9 năm 1974 đã phê phán gay gắt rằng: “Giữa lúc cần nói to lên niềm sung sướng tự hào về cái được vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thì nhà thơ lại chỉ thấy cái mất, chỉ thấy tang tóc đau thương và than thở...”

Phạm Tiến Duật lập tức bị một trận tơi bời.

Đấy, Đảng đã “lấy việc tôn vinh học thuật đỉnh cao, tôn vinh cá tính sáng tạo riêng biệt của mỗi tài năng” như thế đấy!

Riêng ông Phạm Tiến Duật dù bị ăn đòn mà vẫn ca tụng cái roi! Thế mới hay chứ!

Giờ đây ông đã yên nghỉ nơi suối vàng. Chắc chắn ở đó ông không cần phải ca tụng ai, mà cũng không còn ai cho ông ăn đòn nữa. Chúc ông được đầu thai để làm một nhà thơ trong một đất nước tốt đẹp hơn.

 

 

---------------

Bài liên hệ:

08.08.2010
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... quả tình... / chỉ cốt mong sao / sống / ngày qua ngày đặng còn nhìn cái cách / anh hữu thỉnh các con / để đảng giật dây thế này / này... (...)
 
07.08.2010
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Đại Hội Nhà Văn Việt Nam rồi cũng qua. Rồi cũng “thành công tốt đẹp”! Nhưng nó có ảnh hưởng gì đến đới sống tinh thần người dân? Xin nói thẳng: chẳng có một xu ảnh hưởng. Người dân vẫn sống, vẫn khổ. Còn nhà văn vẫn cứ “ tự sướng” bằng những trò “diễn ngâm” vô bổ với nhau... (...)
 
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Ông chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh ăn lương của nhân dân là để đi lo đám ma nhà văn, công việc cụ thể của ông là đọc điếu văn trong đám ma của các nhà văn. Danh có chính thì ngôn mới thuận, sao không đổi tên “Hội Nhà văn Việt Nam” thành “Hội Tổ chức Đám ma Nhà văn Việt Nam” nhỉ?... (...)
 
03.08.2010
[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... Đây là nguyên văn bài “Em không phải là nhà văn” của nhà báo Trang Hạ đăng trên Trangha’s Blog ngày 29/07/2010. Bài viết cho thấy nội tình của Hội Nhà Văn Việt Nam là một đống... rất thơm... (...)
 

 

---------------

Loạt bài về sự kiện Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII:

08.08.2010
.. Tổ chức Đại hội Nhà văn Việt Nam sẽ cho họ cơ hội đánh bóng lại cái chuồng trại văn hoá của chế độ toàn trị made in Viet Nam! Và một lần nữa trang trí hoa lá cho “tự sự của lồng chim” để tiếp tục che đậy “thực tế của xà lim”!... (...)
 
phải tệ lắm dân mới cáu tiết / mới la mắng các bác rần rần / chỉ mặt kêu là bọn ăn bám / khi vẫn còn đủ cả tay chân // cầm bút viết theo chỉ thị đảng / làm văn nô tất bị khinh thường / có mấy bác dám đi lề trái / hay sẵn sàng lao động kiếm cơm? // nuôi mỗi năm mấy chục tỷ bạc / vẫn không có tác phẩm ra hồn / áo thụng vái nhau như cơm bữa / nhiều bác còn mang tiếng xảo ngôn... (...)
 
07.08.2010
... Theo tôi hiện nay Đảng không những không coi trọng thị trường, mà còn coi thường cái Chủ Nghĩa Xã Hội. Cái mà Đảng coi trọng và quan tâm nhất là sự sống còn của Đảng. Định hướng XHCN và thị trường là những phương tiện để những phe phái trong Đảng thoả hiệp và tranh giành quyền lợi... (...)
 
... Nếu Hội Nhà văn không thể tự mình thay đổi, cứ mãi già nua , bảo thủ, cũ kỹ, trở thành gánh nặng cho xã hội, trở thành lực cản của các nhà văn, thì nên giải tán nó đi và thành lập các hội khác... (...)
 
... Đại hội có diễn ra và có bầu cho những ai thì cũng chỉ là vậy, không ngoài cái quy luật này: Nhà cầm quyền muốn tìm những nhà cầm chữ biết ngắm trăng theo... nghị quyết... (...)
 
06.08.2010
... Tôi không tin có tiên, lại càng không tin có một vị tiên nào làm một việc “bất nhân” là ban cho ta một ân huệ để cầu ước cho hội ấy “sửa sai”. Bởi lẽ đó, nếu như bị ép quá, mà có một vị tiên được “bố trí” làm việc này, thì tôi chỉ xin một điều duy nhất: nếu hội ấy không được tái “cơ cấu” để biến mất, thì cho tôi không được nghe nói về nó nữa... (...)
 
... Hôm nay tác động của văn chương lên thực trạng xã hội là nhẹ hều, đúng hơn, chẳng là cái cóc khô gì cả. Nhưng văn chương vẫn nhận được một sự quan tâm quá mức cần thiết! Điều này có khi làm các nhà văn ngộ nhận rằng mình còn ngon, còn trọng lượng đáng kể, hay còn là tác nhân quan trọng có thể làm thay đổi xã hội! Bé cái nhầm, cả phía quan tâm và phía được quan tâm!... (...)
 
... Tôi có 3 mong-ước: a) Toàn zân tẩy chay Hội Nhà-văn Việtnam. b) Jải-tán Hội Nhà-văn Việtnam. c) Mỗi hội-viên của Hội Nhà-văn Việtnam fải đọc và học cuốn Văn-chương là jì? của J.-P. Sartre để hiểu sứ-mệnh và trách-nhiệm của nhà-văn trong jai-đoạn tối-tăm ở Việtnam hiện-tại... (...)
 
... Chỉ cần một điều: Cóc cần chơi với “đảng” nữa, e khá hơn chăng? Nếu không thì nên “phẹc mê bu tích”!... (...)
 
05.08.2010
... Hội Nhà văn Việt Nam và báo Văn Nghệ đã thành cái ao làng lâu rồi. Tôi ước: Lấp đi cái ao làng. Cái ao làng phải thật sự bị lấp để thách thức chính những kẻ quen sống trong ao...
 
... Văn học là Đảng, Đảng là văn học. Đảng nói dân cầm bút nghe. Dân cầm bút nghe Đảng nói. Bô bô cái lỗ miệng “xây dựng/xây đắp” thì dễ ợt ai mà chẳng làm được. Nhưng “dựng đắp” thì phải có công cụ (tài năng) và vật liệu (tác phẩm) và thời gian nữa chứ...
 
04.08.2010
... Sự quan tâm của Đảng dành cho văn chương chính là vì chưa bao giờ như hôm nay Đảng mất quyền kiểm soát đối với văn chương, đặc biệt là văn chương ngoài luồng và những thứ chữ nghĩa trên internet... (...)
 
... Lẽ ra phải nói là: Tài sản lớn nhất của Hội Nhà văn Việt Nam là tạo ra một cái nền gọi là văn học “dân tộc” dưới ánh sáng Mác–Lê, “tư tưởng” Hồ Chí Minh và Mao, một nền văn học tuyên truyền cự phách và một công cụ tuyên truyền toàn trị ưu việt. Nói như vậy nghe có vẻ thật thà đôi chút... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021