thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Biển-Đông thường vẫn kêu-gào đó đây

 

Hôm nay tôi kể một chuyện về ông ta, nhưng sẽ cố í không nhắc đến tên ông ta. Điều này chắc sẽ làm ông ta vui, vì đôi khi ông ta bảo tôi rằng cha mẹ ông ta “ban” cho ông ta cái tên quá đẹp. Không fải vì ông ta khiêm-tốn hay có một tâm-sự không tiện nói ra. Nhưng tôi ngĩ fải có một cái ji chúng ta thường gọi là trắc ẩn. Biết ông ta tôi rất vui. Thứ nhất, tôi thích những con người cần-mẫn. Zường như những người này bận-bịu tối ngày, nên tôi cảm thấy iên lòng vì thực-sự trong tâm của họ có cái jì fẳng-lặng. Tôi cảm thấy không thoải mái khi gần một người quá vồ-vập, ồn-ào hoặc một người quá ưu-sầu.

Hồi còn ở Paris, chúng tôi đến thăm một học-jả đáng kính, tuy cao tuổi, mắt kém, nhưng quá minh-mẫn và linh-hoạt. Khi ngồi nói chuyện với chủ-nhà, ông ta trầm-ngâm theo zõi từng cử chỉ của vị học-jả lão thành này. Ông không tỏ vẻ ngạc-nhiên khi vị học-jả này ngiêng mình về fía sau, ưỡn ngực, zơ cuốn sách của ông ta lên gần mũi, jọng rõ ràng: “Tên của anh rất đẹp!”

Nói rằng ông ta có khiếu về văn-chương chưa đủ mà phải nói ông ta là một triết-ja về văn-chương. Ông fụ trách môn Literature and Criticism Philosophy tại Hunter College, một đại-học trong hệ-thống CUNY. Tại đó ông rất nể Leo Steinberg, sử-ja Mĩ-thuật nổi tiếng với những khảo-luận về Michelangelo, da Vinci, Jasper Johns. Borromini, và Rauschenberg.

Khoảng mười năm sau, khi Leo Steinberg đã trở thành Benjamin Franklin Professor tại Penn State University, chúng tôi có zịp nge ông này thuyết-trình về bức hoạ The Last Judgment của Michelangelo tại Hunter College. Ông bạn tôi không có câu-hỏi jì liên-quan tới bài thuyết-trình đêm đó, mà ông lại hỏi Steinberg còn muốn viết jì về Jasper Johns nữa không. Steinberg ngạc nhiên, nhưng sắc mặt rất Anh-cát-lợi, zù ông chính là Nga, se sẽ lắc đầu. Sau buổi nói chuyện, mọi người còn ồn ào vây quanh ziễn-jả ở hành-lang, thì Steinberg nắm tay áo bạn tôi lại nói một câu cũng rất lạ lùng: “Không! Nếu tôi còn viết về Jasper Johns chắc ông ta không tha-thứ cho tôi!”

Cuối tuần đó chúng tôi gặp nhau tại một nhà hàng trên đường Sullivan, khá gần Trường Luật của NYU. Buổi sáng tháng Mười mát mẻ, có những vệt nắng trên đường rất Manhattan, mà lại jống như không khí trong tranh của Hopper. Lúc đang ăn, ông ta hỏi tôi là tôi ngĩ jì về một jai-thoại nói rằng Leo Steinberg học tiếng Anh bằng cách đọc Ulysses của James Joyce. Quả là đầu óc của tôi hỗn-độn khi nge câu hỏi của ông. Hồi còn ở Budapest tôi bắt đầu học tiếng Đức và có người bảo tôi nên đọc bản Thánh-kinh của Luther. Tôi có đọc được một fần và còn đọc đi đọc lại nhiều lời trong Cantata của Bach, chẳng hạn, “Jesus Christus, Gottes Sohn, an unser Statt ist kommen!” Nếu chấp nhận rằng “học là chắp vá” vì một cái jì thú-vị và sau đó cái thú-vị ấy trở thành lãng-mạn, rồi từ lãng-mạn ta mãn-nguyện, thì may ra tôi hiểu trường-hợp học tiếng Anh của Steinberg qua cách đọc Ulysses của James Joyce. Tôi nhìn ông ta mỉm một nụ cười và kêt-luận: “Nên nhớ Leo Steinberg học hết trung-học ở Anh, theo lời bạn học của ông ta, jáo-sư Deyn, kể lại.”

Ông ta có một số bài trình-bày tại những hội-thảo quốc-tế. Đề tài của ông “rất bất-thường”, ví zụ “Hơi thở của Thomas Hardy”, “Cái cằm cùa James Joyce” hay “Con fố của Balzac”. Mới đầu tôi ngĩ ông ta fiền toái quá, nhưng một buổi sáng tôi bỗng jật mình, rồi đến thư-viện tìm đọc một trong những cuốn sách của mấy tác-jả kia. Tôi ngĩ đến ông ta và tưởng-tượng ra một con người đang đi vào sách vở, lắng nge từng chữ như hơi thở lung-linh, cái hồi-hộp của bước chân, và cái cằm gật-gù. Từ trong mỗi thứ đó chúng ta có thể hình-zung ra những tác-động độc-đáo của trí-tuệ và cần-lao. Hoá ra “đọc là sáng-tạo” và là thấy “cuộc đời” trong “hành-trình của ngôn-ngữ” ở một thời-jan và hoàn-cảnh không thấy ngoài kia.

Ông có một người bạn là một hoạ-sĩ, một sử-ja mĩ-thuật, một thời là cựu Jám-đốc viện bảo-tàng Whitney. Một người rất khả ái, đã sống ở London cả chục năm, và là một trong những fê-bình ja Ngệ-thuật. Ông nói với tôi: “Một hôm tôi lại thăm Ward để tâm-sự rằng tôi muốn học vẽ và ngụ-í nhờ Ward chỉ bảo. Ward thừa sức hiểu í tôi, nhưng từ tốn rót Whiskey mời tôi. Ward lúc nào cũng trầm mặc, không trả lời câu hỏi của tôi, nhưng lại hỏi tôi là tối thứ bảy qua tôi có mở radio nge đọc thơ của Whitman và Hardy không?” Câu chuyện ấy tôi nge ông kể vài lần. Nhưng lần nào cũng vang trong tai tôi một jai-điệu thâm-trầm zường như mở thêm ra một cánh cửa, không rộng lắm, đủ để cho tôi gé mắt thấy một cánh đồng xanh. Thế nên tôi không cảm thấy khó chịu.

Một lần nữa ông tâm-sự với tôi là có một tối ông và Ward la cà rất lâu ở Greenwich Village. Câu chuyện thế này:

Hình như Ward cố í, vừa đi vừa nói chuyện để rồi chúng tôi như vô-tình đi lạc vào một khu heo hút ở Lower Eastside, tuy toàn là cao-ốc, xây từ cuối thế-kỉ 19, nhưng trông rất hẻo-lánh và hoang-sơ, nhất là về đêm. Thỉnh-thoảng Ward zừng chân, chỉ tay lên mấy tầng nhà cao chung quanh và bảo tôi, “Này, chỗ đó là nơi Elworth Kelly ở! Chỗ kia là xưởng-hoạ của Barnett Newmann!” Khi đến Houston Street, ông ta ngừng lại ngiên-cứu kĩ một toà nhà, rồi như thể nói một mình: “Không hiểu jờ này Jasper Johns làm jì trong đó? Chắc là đang li bì bên li rượu!” Chúng tôi đi về hướng một Court House xây theo kiểu-cách Romanesque, bên cạnh nhà-thương St. Vincent, trên đại-lộ số 6, nếu cứ theo đó chúng tôi sẽ tới Midtown. Tôi bước gần lề đường, Ward ở fía tay trái của tôi. Trước mặt chúng tôi là trạm xe điện ngầm số 7, nếu xuống đó có thể đổi sang trạm cuối cùng của tầu LL để qua East River đi về Queens. Đây cũng là góc đường West 14. Ward rẽ về tay trái, tôi bước theo. Đi được ba bốn fút, Ward ngừng lại, ngửng mặt, chỉ tay lên tầng cao nhất của một căn nhà đối-ziện Armory, tôi nhìn theo. Cửa kính lớn tân trang chứng tỏ có nhiều đổi thay. Trong ánh đèn mờ nhạt tôi thấy những chậu cây jống như “fern”. Ward bảo tôi: “Trên đó là nơi Marcel Duchamp đã ở và làm việc trong rất nhiều năm.” Tôi đưa ra nhận-xét rằng Duchamp là người hư-vô hoá tất cả mọi thứ trên đời. Lạ thay những thứ Duchamp làm để cho ta thấy sự suy-thoái và fi-lí ở trên đời thì ngày nay nhiều người cho là biểu-tượng của thế-jan mới, cuồng-nhiệt và đầy í-ngĩa. Ward gật đầu. Chưa chắc Ward hoàn-toàn đồng í với tôi, nhưng có một cái jì rõ rệt quanh đây không thể nào thay đổi được. Đêm đó cũng có thể là câu trả lời cho tôi nếu tôi muốn học vẽ, chứ đừng nói đến “muốn trở thành hoạ-sĩ”.

Tôi nge rất kĩ những jì ông ta nói. Bỗng zưng một cảm-jác rất lạ lùng làm tôi liên tưởng đến mình như một cái máy gi-âm để thu những jì ông nói hôm nay, rồi mai kia fát ra như sử-liệu, gọi là “oral history”, có lẽ lúc đó vai chính không còn ở thế-jan này.

Một buổi sáng thứ Bảy, tôi và Don đến thăm ông, hai ngày trước khi ông lên đường đi thuyết-trình trong hội-thảo quốc-tế tại Lomonosov Moscow State University. Ông đang ở ngoài vườn, một tay chống vào cái thang zựa vào tường, tay kia trông rất bận rộn để cắt ngĩa cho người thợ đến sửa mái nhà. Hôm trước có một trận bão nhỏ lạc loài tử Caribbean, tiếp theo là mưa và jó gào thét như thác đổ, lâu tới hơn hai tiếng khiến nhiều mái nhà ở đây bị hư hỏng, nhiều cây đổ trong vườn, và nhiều vùng bị mất điện. Don và tôi đi lại quanh fòng khách. Có hai sự-kiện khiến chúng tôi ngừng lại, thì thầm, vừa đủ cho nhau nge. Trước hết, Don quan sát thấy rằng trên tường gần nhà bếp có một cái bảng nhỏ thường zùng để gắn những thông-tin quan-trọng fải làm. Don chỉ cho tôi xem một tờ jấy toàn là text, nhiều chỗ bị gạch bỏ hoặc có những mũi tên bằng bút đỏ chỉ về fía mấy tấm jấy to nhỏ khác nhau, cũng đầy chữ, gắn ở bên cạnh. Tôi đọc, lần mò như một thứ Theseus,[1] quả-cảm và bất-nhân, vật lộn với quái-vật Minotaur trong mê-cung ở kinh-thành Knossos của vua Minos. Zường như chúng tôi đã thấy ánh-sáng cái gọi là Eros-Insestus-incentive-inception-Aphrodité-ness [2] trong bài viết của ông.

Ông đẩy cửa vào fòng khách. Chúng tôi làm bộ như hai lãng-tử vô-tình đứng bên cạnh một cuộc hành-trình của một người luôn luôn có mặt, luôn luôn thân-thiết, nhưng cũng luôn luôn lạ-kì. Ông ra tủ chè, mở ra, lấy hai cái cốc, để lên bàn. Mỗi cái có đĩa ở zưới. Ông đẩy mỗi cốc về một chỗ ngồi, rõ ràng là vị-trí của Don và tôi.

Đây là sự-kiện thứ hai khiến tôi nhớ ra không fải là lần đầu. Trên bàn luôn luôn có một cái cốc in hình những trái zâu đỏ rất đẹp, nắp và khay cùng mầu, với những hình quả zâu nõn-nường. Tất cả đặt trên một cái khay hình chữ-nhật, trang trí mầu vàng đất nhạt ngả sang nâu, một lâu-đài kiểu Gothic của Fáp, zưới hai chùm nho, có tên là “Château Fontaine, 1973, 750ml, 12.5% vol. Grand Vins des Cotes du Rhône.”[3]

Ông nâng bình cà-fê lên, từ tốn rót vào cốc của chúng tôi, khói bay ra, hương thơm ngào-ngạt quyện với mùi lá non man mát, hăng hắc gẫy đổ trong vườn. Chúng tôi khề khà hạnh-fúc bên nhau. Ông đứng zậy bước lại cái bảng nhỏ trên tường, gỡ những tấm jấy ra. Ông trở lại bàn, thêm một ngụm cà-fê, rồi cẩn thận xếp những tờ jấy lên nhau, theo một thứ-tự jì đó mà trong đầu tôi bỗng vang lên hai âm “Theseus”.

Don nhìn tập jấy trong tay ông, rồi mỉm cười: “To Russia With Love!” Ông há miệng, mặt vui tươi, một thứ Archaic Hi-lạp:[4] “Ha! Biển-Đông thường vẫn kêu-gào đó đây![5] Hai ngày sau, khi ông ra fi-trường đáp máy bay đi Moscow, Don hỏi tôi về cái “labyrinth” trong câu nói của ông. Tôi trả lời là hai trạng-từ “Đó/Đây” chỉ về trạng-huống trong không-jan có lẽ là một thực-tại bao trùm lịch-sử. Nhưng hai trạng-từ đó “thường” miêu tả thời-jan, khi đi với “vẫn” và động-từ thì lại có ngĩa “xảy ra đều đều”. Cái jì đó? “Biển-đông”? Biển-đông là “thực-tại” hay biển-đông là “biểu-thị”? Tôi kết-luận rằng: Nếu “Biển-đông thường vẫn kêu-gào đó-đây” là đề-tài khai-thác của ông ta như đã nói trên thì có lẽ nội-zung của câu nói ấy fải là một thứ Anthro-politico trong đó sẽ có vô-vàn tiếng nói u-trầm từ những exodusdiaspora, muộn hơn và khác hơn là thân-fận của người Zo-thái.

 

Nguyễn Quỳnh
October 2010

 

_________________________

[1]Theseus trong thần-thoại Hi-lạp chính là anh-hùng của Athens, nhờ con gái của vua Minos là Ariadne zẫn đường nên sau khi jiết quái-vật Minotaur đã ra khỏi mê-cung, nhưng khi đến đảo Naxos lại bỏ rơi nàng.

[2]Cụm-từ này có ngĩa: “Í-niệm về nữ-thần tình-ái ở lúc khởi đầu đã là khát-khao đi tới loạn-luân về tính-zục.”

[3]Gi đúng như cách trình-bày trên khay.

[4]Ngệ-thuật Cổ-đại (archaic) của Hi-lạp (c. 600–480 BC), khác jai-đoạn gọi là Cổ-điển (Classical Period, c. 450–400 BC). Trong jai-đoạn Cổ-đại tác-fẩm điêu-khắc của Hi-lạp thường có nụ cười, biểu-tượng cho tri-túc thanh-bình của lí-trí.

[5]Nếu là tiêu-đề, câu này được viết hoa. Nếu là câu nói bình-thường thì chỉ có chữ đầu tiên được viết hoa.

 

 

 

--------------

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021