thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§5]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

 

§5.

Thường thường có người lại cho rằng đôí khi có một vài điều không hay trong í-chí vươn tới hành-động. Xin đừng lầm lẫn cái gọi là “không hay” ở đây như một chính-sách vô-nhân, một hiện-tượng xảy ra nhiều lần trong lịch-sử chính-trị. Tại sao? Khi í-chí vươn tới hành-động khiến tâm-trí của chúng ta không được an bình chỉ vì trong í-chí vươn tới hành-động ấy thiếu một điều hay (good). Nhưng khi bàn về những tính và hành-động vĩ-đại ta thấy nếu thiếu một điều hay trong đó đâu có fương hại jì. Điều này khác với nỗi đau mà Leibniz hiểu rõ nhưng chưa làm sáng tỏ. Í ông muốn nói tới có hành-động thiếu một điều hay, và so sánh nó với nỗi đau. Để cho cái đau trong tâm-tư cũng như cái đau về thể chất không còn, thì cách trị-liệu fải có khả-năng làm cho cái đau ấy hoàn toàn biến đi. Biến đi để cho tâm-trí hay thể xác trở lại lành-mạnh bình-thường. Trong khi ấy điều không hay trong tiến-trình của í-chí vươn tới hành-động cứ lù lù ngồi đó trong tâm-khảm của vĩ-nhân, không có thuốc jì chữa khỏi. Trước hết, ta hãy nhắc đến một sự-kiện xảy ra trong lịch-sử Toán-học Tây-fương. Ai cũng biết rằng Newton và Leibniz là hai người tìm ra fương-fáp Toán Tích-fân (Calculus). Vấn-đề là trong hai người ấy, ai đi trước. Trong í-chi vươn tới hành-động, để chứng-minh mình là người đi trước, Newton đã bịa ra những bài viết, zưới nhiều tên khác nhau, ngụy chứng rằng ông đi trước Leibniz. Leibniz tưởng thật, nên tự í rút lui. Khi Leibniz qua đời, Newton hài lòng tuyên bố “I broke his heart!” Đó là điều không hay trong sự-ngiệp vĩ-đại của Newton, và ông biết rõ, vì đây là vấn-đề Đạo-đức. Ngày nay, sách sử đã rõ ràng, và công-lí đã fục-hồi, không những thế, fương-fáp Calculus của Leibniz tốt hơn, và được zùng là tiêu-chuẩn.

Thêm câu chuyện nữa chúng ta zùng làm jả-thiết trong tôn-jáo. Sĩ Đạt Ta tự coi mình không fải là thánh-nhân (divine), thế thì trong tiến-trình của í-chí để jải-thoát chính mình, chắc đôi lúc ông không khỏi băn-khoăn về một cái jì gọi là không hay ví zụ bổn-fận của ông đối với ja-đình. Có người iêu Thích-ca nên cho rằng Fật Thích-ca đã độ cho ja-đình của ông ta. Điều đó không có thật, và ngịch với tư-tưởng của Thích-ca. Ông chỉ jác-ngộ cho chính ông mà thôi. Cho nên, chúng ta hiểu rất sai đạo Fật, khi nói theo Văn-tế Thập-loại Chúng-sinh của Nguyễn Zu,

Fật hữu-tình từ-bi fổ-độ.
[...]
Ai ơi lấy Fật làm lòng
Tự nhiên siêu-thoát khỏi trong luân -hồi!

Chúng ta nên đọc Những Ngày Cuối Cùng của Đức-fật, zo Đại-học Vạn-hạnh xuất bản khoảng jữa thập niên sáu mươi, để rõ Thích-ca nói rằng những jì ông biết chỉ như nắm lá khô trong tay. Còn những jì ông không biết như lá trong rừng.

Lại thêm một ví-zụ nữa, về sự vắng mặt của cái hay trong công-ngiệp vĩ-đại lấy từ Chinh-fụ Ngâm-khúc. Trước hết tác-fẩm tuyệt vời ấy trình bày quyền-lực của Tạo-hoá và quyền-lực của con người, một đằng tối-thượng, một đằng hữu-hạn:

Xanh kia thăm-thẳm từng trên              (Quyền-năng và tự-zo tối-thượng)
Vì ai gây zựng cho nên nỗi này?             (Quyền-năng và tự-zo hữu-hạn)

Về mặt sức-mạnh và í-chí sáng tạo, mặc zù rất đẹp, chúng ta thấy có cái jì không hay – ở đây ngĩa là thiếu í-chí và tự-zo – trong những câu sau. Những chữ gây nên vấn-đề gọi là không hay vì vay mượn, được gạch zưới:

              Trống Trường-thành lung-lay bóng nguyệt

              Khói Cam-tuyền mờ mịt thức mây

              Nước thanh-bình hai trăm năm [*]

              Áo nhung trao Quang-vũ từ đây

              Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo

              Chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về

              Chí làm trai zặm ngìn za ngựa ,

              Jeo Thái-sơn nhẹ tựa hồng mao

              Thét roi cầu Vị ào ào jó thu

              Gương lầu Tần bóng đã soi chung

              Thiếp chẳng tưởng ra người Tô-fụ

              Chàng hẳn không như lũ Lạc-zương

              Nay án xuống Mạch-thành đóng lại

              Mai ồ vào Thanh-ải zòm qua

[tất cả những chữ gạch zưới đều do điển tích của Tầu]
 

Nếu chúng ta cảm thấy những chữ gạch zưới trên đây là “hay” và “tự-nhiên”, ngay cả có chữ chúng ta fải cần chú-thích, thì chúng ta fải nhớ rằng chúng ta đã mất linh-hồn cả ngàn năm. Mất linh-hồn thì làm sao có tự-zo và í-chí, ngay cả khi chúng ta sống rất thanh-bình. Những chữ Tầu kia ví như thuốc xái, có sức mạnh vô-cùng, khi thấm vào trí-tuệ, chúng ngồi iên trong vô-thức và điều khiển tư-tưởng của chúng ta. Chúng trở thành bản-ngã của chúng ta, cho nên chúng không fải là kẻ thù hay là những cái jì xa lạ. Người ngiền thuốc xái chỉ thấy “đã”, “sướng” zưới ảnh-hưởng ngọt ngào của thuốc. Người ấy không có nội-lực để có í-chí vươn lên theo những jì người ấy hứa với chính mình là làm theo zanh-đức và lẽ fải. Thường thì chúng ta chỉ thấy và fê-bình những người ngiện-ngập vì người ấy hiện ra zưới mắt chúng ta. Song le, chúng ta không có con mắt để nhìn ra những vấn-đề “ngiện” nằm trong trí-tuệ. Chúng ta, vì thiếu minh-triết, hành-động như con vẹt nói tiếng người (parrotting). Một con vật khôn ngoan biết nge lời chủ, bảo sao làm đó, và làm một cách ngoạn-mục, nhưng con vật ấy không có tự-zo. Những lời thơ tuyệt vời trên có chỗ không hay, vì chúng cho thấy vết-hằn nô-lệ. Tại sao những tên sông, núi, địa-zanh, thành-quách và anh-hùng zân-tộc không có mặt trong sáng-tạo huy-hoàng như thế? Làm như thế tựa hồ ta nói zân-tộc ta không có sử. Thế thì cả không-jan và thời-jan của zân-tộc ta bỗng trở nên mơ hồ vì chúng vắng mặt trong trí-tuệ. Một zân-tộc như thế không có ước ao vươn tới mục-đích vĩ-đại, vì nó chỉ là cái máy thu-nhận và fát ra, trong khi đó và trên thực-tế, nó quên mất là nó rất anh-hùng, vì đã từng

Zương cung ải Bắc, jeo tên non Đoài
Bóng kì xí ra ngoài quan ải
Khúc hùng-ca trở lại Thần-kinh.

Nó cũng biết bảo trì zanh-đức (virtues) như trong những câu sau:

Chàng tuổi trẻ vốn zòng hào kiệt
Xếp bút ngiên theo ngiệp đao cung
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm này quyết chẳng zong jặc trời.
[...]
Đèn có biết nhường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng biết thiếp mà thôi
[...]
Ngọt bùi thiếp đỡ hiếu nam
Zạy con đèn sách thiếp làm fụ-thân
[...]
Cho bõ lúc xa sầu cách nhớ
Jữ jìn nhau trong buổi thanh-bình
[...]

Theo Leibniz, gom tất cả những jì không hay lại cũng không thể làm cho cái đau hay cái không hay ngang hàng với tính vĩ-đại. Trong khi ấy, cái đau nào cũng khát khao được lấp đầy; bởi vì thiếu cái hay, hay tính thiện, không luôn luôn có ngĩa là có cái xấu (evil) hay là cái “đau” theo hạn-từ của Locke. Như thế, chúng ta nên coi trọng cái hay, hay tính thiện, và đừng cho cái hay ấy là cái jì không đáng khát-khao (desire) ở thế-jan này. Ví-zụ, thay vì làm nô-lệ, khi nói:

Chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về!

ta biết cái hay của con người tự-zo, khi nói:

Nhiều khi tóc đã điểm sương mới về!

Thay vì fải tưởng-tượng ra uy-lực ông Tầu:

Nay án xuống Mạch-thành đóng lại,

Mai ồ vào Thanh-ải nhòm qua!

ta hãy zùng uy-lực của chính ta:

Nay án xuống Hà-thành đóng lại,

Mai ồ vào Tiền-hải nhòm qua!

Chúng ta nhìn vào khung của lịch-sử để í-thức fận người. Chúng ta nêu lên jả thiết trước những vấn-đề lịch-sử, xét đến cái hay cái zở, í-chí, tự-zo và quyền lực. Chúng ta nêu lên cái có-thể nên tránh, chứ thực ra chúng ta không nên sửa chữa những jì nằm trong lịch-sử, nhất là đụng đến những công-trình sáng-tạo. Lịch-sử thế nào thì nó như thế, jống như những nấm mồ, đừng có fá đi, mà để hậu thế nhìn vào và fê-fán.

Khát-khao quả làm bận lòng ta. Nhưng tì vết trong tâm-trí làm ta khốn khổ. Nhất là tì-vết đó có cả ngàn năm và nó không cho fép ta fản-tỉnh. Người nào hoàn toàn hạnh-fúc với chính mình, người đó không còn thắc mắc. Như vậy, í-chí có còn không? Í-chí vẫn còn và tiếp tục. Cho nên, Hoá-công cho con người cảm-nhận cồn cào khì đói khát. Hoá-công cũng cho chúng ta những khát-khao tự-nhiên khác để thúc-đẩy và nắm vững í-chí của mình để vượt qua và xoá bỏ tì-vết trong tâm-hồn.

Có thời Leibniz nói ta có thể có một fương-châm (maxim) là: cái hay, hay tinh thiện càng vĩ đại thì í-chí của chúng ta càng vững mạnh. Nhưng đây là quan-niệm của Leibniz trước kia. Sau nhiều thời jan tìm hiểu, ông đi tới kết-luận là zù cho có một cái hay cao hơn và đã được í-thức rốt ráo, cái hay ấy vẫn không júp cho í-chí quyết-định trừ fi khát vọng của chúng ta quá lớn júp chúng ta fải suy ngĩ và fê-fán về sự vắng mặt của cái tốt lành.

Hãy jả-thiết là có người không bao jờ bị sức-mạnh của zanh-đức (virtue) đẩy đưa, thì điều cần thiết cho người ấy là người ấy fải có những mục-đích vĩ-đại trong kiếp này, hay người ấy hi-vọng có những mục-đích vĩ-đại trong kiếp khác. Ta sẽ thấy người ấy fải đẩy í-chí của mình ra khỏi hành-động khác ngoài í muốn, khi người ấy theo đuổi những điều tối-thiện, và xa thoát khỏi bất cứ cái jì làm bận lòng người ấy hoặc làm cho í-chí của người ấy lung lay hay lạc hướng. Không fải vì thiếu cái nhìn về điều lành tối-thượng hay cao cả nhất mà có người mắc vào tật xấu đâm ra thờ ơ với những điều hợp luân-lí. Thực ra, người ấy vẫn thấy cái cao quí nhất trong điều hay tối-thượng. Cho nên trong khi fản-tỉnh, người ấy quyết tâm muốn theo điều hay tối-thượng. Nhưng khi cơn ngiền cố hữu trở về, cái hay nơi người đó bay đi. Thế là cái vớ-vẩn ở ngay trước mắt người đó thúc đẩy í-chỉ của người đó đi về cái gọi là “ngựa quen đường cũ”, zù rằng ngay lúc ấy trong lòng hắn vẫn âm-thầm hứa với hắn sẽ làm điều hay. Cho nên, Ovid đã nhận xét thế này, “Tôi thấy và quí những jì hay hơn; nhưng tôi cứ theo cái zở” (Video meliora proboque, deteriora sequor).

Leibniz luận rằng, có những trường-hợp “quên-lãng hay sao-lãng vấn-đề” có lí-zo khiến ta cần lưu-í để fân-tích và fán-xét cho hợp lẽ. Có sự sao-lãng gọi là lành mạnh đến từ sự-thật khi có những vấn-đề nằm trong hoàn-cảnh và là lúc mọi quan-năng của chúng ta không hoàn toàn có mặt – tức không hoàn toàn chú tâm vào vấn-đề đó, và tư-tưởng của chúng ta nhiều lúc có thể bị mờ tối. Trường-hợp mờ tối hay “mù loà” này tiếng La-tinh gọi là “cogitationes caecae”. Nói một cách khác, đây là trường-hợp thiếu nhận-thức và thiếu cảm-thức (sensibility) mà chúng ta cũng thường thấy trong trường-hợp một người không quen với nội-zung và sự sử-zụng kí-hiệu (symbols), như trường-hợp kí-hiệu trong Toán-học và Khoa-học.

Một đôi khi vấn-đề sử-zụng từ-ngữ cũng xảy ra như vấn-đề sử-zụng kí-hiệu. Chúng ta ngị-luận bằng chữ hay lời cho nên sự-vật chúng ta nói tới không nằm trong trí-tuệ của chúng ta. Đây là một điều chúng ta cần fải bàn thêm và bàn thật kĩ trong những fần liên quan tới triết-học trong thế-kỉ hai mươi, và hiện-đại. Ở đây, vấn đề từ-ngữ (words) và kí-hiệu (symbols) không ảnh-hưởng tới chuyện quên lãng của chúng ta. Chúng ta cần một cái jì đó linh-động hơn khi chúng ta để í đến một vấn-đề, chẳng hạn khi chúng ta ngĩ về Hoá-công, zanh-đức, và hạnh-fúc. Đây là những đế tài rất mơ-hồ. Không fải vì ta không có í để bàn, nhưng vì tuy những vấn-đế đó hiện rõ trong trí-tuệ của chúng ta, chúng ta lại không có cách nào fân-tích được chúng.

Đôi khi chúng ta có một í rất mơ-hồ về hay zở (good/worse), hay nói theo Leibniz, cả cái hay và cái zở đều vắng mặt. Trong trường-hợp đó í mơ-hồ này không ảnh-hưởng tới chúng ta. Nếu lúc đó chúng ta chọn cái zở trong í đó chỉ vì chúng ta chộp được khía cạnh tốt của í đó. Rõ ràng í đó có hai bộ mặt, hay và zở, chứ không fải xấu xa (evil). Chúng ta tin vào chúng ta chỉ vì chúng ta zựa trên những jì người khác nói, hoặc chúng ta zựa vào những jì trong kí-ức của chúng ta. Nhưng khi những thứ đó – í-kiến của người khác hoặc những jì suy ra từ quá khứ – không hiện ra trong tâm-trí của chúng ta, thì tư-tưởng và fê-fán của chúng ta ngịch lại với tình-cảm của chúng ta. Chúng hiện ra như cái máy vô hồn trong những vấn-đề hiện tại nằm trong tâm-trí của chúng ta. Nếu chúng ta không kịp thời í thức ra và điều chỉnh chúng thì tư-zuy và fê-fán của chúng ta trở thành vô-ngĩa.

Theo Leibniz, những fương-châm luân-lí hay nhất và những lời chỉ bảo ngiêm-túc nhất ở thế-jan hiện-hữu trong đáy tinh-thần, mà theo ông, là đáy của linh-hồn (soul). Cho nên tinh-thần hay linh-hồn zễ zàng cảm nhận ra hay chống lại những fương-châm đó. Cicero có một nhận-định đặc sắc thế này, nếu đôi mắt của chúng ta có thể thấy được cái đẹp của zanh-đức (virtue) thì chúng ta sẽ iêu cái đẹp ấy vô cùng. Ước ao của Cicero ngụ-í cho ta thấy thông thường trong cuộc jao-tranh jữa xác-thân và tinh-thần, thì tinh-thần hay thua, vì tinh-thần không biết nắm lấy những sở-trường của nó. Cuộc jao-tranh jữa xác-thân và tinh-thần là sự khác biệt của khát-vọng tiến về mục-đích (endeavours), hay nói cách khác giữa hai thứ tư-zuy, một đằng sáng sủa và một đằng hỗn-độn. Tư-zuy hỗn-độn thường hoạt náo và kích thích chúng ta, còn tư-zuy sáng sủa thường chỉ cảm nhận ra một cách thâm-trầm. Tính thâm-trầm của suy-tư sáng sủa có thể ziễn ra được bằng lời hay bằng kí-hiệu. Nhưng vì chúng ta không ziễn ra như thế, và hơn nữa, chúng ta lại thiếu chuyên-tâm và bỏ lỡ iếu-tố thời-jan, cho nên ngôn-ngữ và biểu-tượng chúng ta zùng rất nhạt nhẽo mơ-hồ.

 

[Hết đoạn §4]

 

_________________________

[*]

Có những bản Chinh-fụ Ngâm gi như sau:
 
Nước thanh-bình ba trăm năm cũ,
Áo nhung trao Quang-vũ từ đây.
 
Gi như trên là sai. Nhà Tây Hán khởi từ Lưu Bang được hai trăm năm thì bị Vương Mãng fế đi. Quang Vũ, hậu-zuệ của Hán Cao-tổ ziệt Vương Mãng, thành lập nhà Đông Hán kéo zài thêm hai trăm năm nữa mới bị nhà Ngụy ziệt. Zo đó, nên viết là:
 
Nước thanh-bình hai trăm năm cũ,
Áo nhung trao Quang-vũ từ đây.
 
 

----------

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§3]  (tiểu luận / nhận định) 
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§4]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó... (...)
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021