thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Vợ chồng | Khỉ | Một cuộc trình diễn tại Nhà Hát Heo Thiến | Người làm đồ chơi | Đứa con phóng đãng về thị giác
Hoàng Ngọc-Tuấn dịch
 
     Trong tiểu luận "Portrait of the Writer as a Fat Man" ("Chân dung nhà văn như một ông mập"), Russel Edson viết, "Điều chúng ta cần là một loại thơ của những phép mầu — loại trừ cái "Tôi" sướng ngất... Một loại thơ thoát khỏi cái định nghĩa về thơ, và một loại văn xuôi thoát khỏi những nhu cầu hư cấu, một dạng thức của bản ngã không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc văn chương nào khác..."
     Thơ văn xuôi của Edson phản ảnh một dạng thức của bản ngã, và một sắc điệu có phần chịu ảnh hưởng bởi thân phụ của ông, Gus Edson (1901-1966), người hoạ sĩ đã sáng tạo loạt tranh biếm hoạ "Andy Gump" rất phổ thông trên những nhật báo cuối tuần ở Hoa-kỳ vào những năm 1940-1950. Thơ của Edson cũng là những bức biếm họa mang màu sắc phân tâm học Freud về các quan hệ gia đình; có vẻ giống những ngụ ngôn và khiến ta liên tưởng đến loại truyện cực ngắn xuất hiện vào những năm 1970, mang tính nghiệm tác (experimental) và chứa nhiều ẩn ý.
     Edson được xem là nhà thơ văn xuôi hàng đầu của Hoa-kỳ, và ông đã viết ròng rã dưới dạng này trước khi nó trở thành thời trang. Một trong những thủ pháp tiêu biểu của Edson là việc mô tả hình ảnh một con người bình thường bất ngờ rơi vào một hiện thực khác thường ngay trong đời sống hàng ngày và không thể tự kiểm soát chính mình được nữa. Sử dụng một cách khoái hoạt những chất liệu ngôn ngữ và hình tượng thô lậu và kỳ quặc, ông trình bày những góc cạnh nực cười của đời sống con người qua nhãn quan hậu hiện đại.
     Những tác phẩm chính của Edson gồm có: The Very Thing that Happens (1964), The Childhood of an Equestrian (1973), The Intuitive Journey and Other Works (1976), The Clam Theatre (1976), The Reason Why the Closet-Man Is Never Sad (1977), The Wounded Breakfast (1985). Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ mỏng và tạp bút. Thơ của ông đã được chọn vào nhiều tuyển tập, trong số đó có cuốn Postmodern American Poetry: A Norton Anthology (1994).
     Russel Edson sinh năm 1935 tại Stamford, Connecticut, và hiện nay ông vẫn sống tại nơi ấy.
 
 
 
RUSSEL EDSON
(1935~)
 

VỢ CHỒNG

 
     Một người đàn ông đang uốn cong vợ của hắn. Hắn uốn cong ả quanh vật gì đó mà quanh nó ả uốn cong chính ả. Ả uốn quanh nó, cong như gã đã uốn ả.
 
     Gã đang thuyết phục ả. Đó là việc rất riêng tư.
 
     Gã đang uốn cong ả quanh cái trụ gường. Không, gã đang uốn cong ả quanh cái chảng ba của máy chụp hình của gã.
     Trông như gã dạy ả bơi lội. Trông như gã dạy ả nhào lộn. Trông như gã có thể nặn ả thành một vật gì dẻo ướt mà gã mang ra khỏi một cuộc sống để mang vào một cuộc sống khác.
 
     Và điều họ làm thì thật là riêng tư.
 
     Gã đang trải ả ra thành tấm giấy dán tường. Gã đang vuốt ả dẹp sát xuống đến chỗ những bông hoa dưới kia. Gã đang tìm thấy cặp núm vú của ả dưới đó. Và gã đang hôn cái mu lồn của ả dưới đó.
 
     Gã trèo vào trong tấm giấy dán tường giữa những bông hoa. Và cặp mông đít của gã thò thụt ra vào trên bức tường.
 
1976
 
 

KHỈ

 
     Ông chưa ăn hết con khỉ, mẹ nói với bố (người có bộ ria còn dính lông và máu khỉ).
     Tôi ớn khỉ quá rồi, bố la lên.
     Ông không ăn cặp tay, mà tôi lại tốn công chiên hành để dùng với những ngón tay, mẹ nói.
     Tôi sẽ gặm cái trán nó, vậy là đủ lắm rồi, bố nói.
     Tôi đã nhồi tỏi vô lỗ mũi nó, y như kiểu ông thích, mẹ nói.
 
     Tại sao bà không kêu thằng đồ tể cắt con khỉ thành từng miếng? Đêm nào bà cũng để cả đống thù lù lên bàn như vậy; cũng cái sọ bị nứt như vậy, cũng bộ lông cháy sém như vậy; trông giống như ai tử nạn thảm khốc vậy đó. Đây không phải là những bữa ăn tối, đây là những cuộc giải phẫu tử thi.
 
     Ăn thử một chút lợi răng của nó mà xem, tôi đã nhồi bánh mì vô miệng nó rồi, mẹ nói.
     Hứ, trông giống như một cái miệng đầy bã mửa. Làm sao tôi có thể cắn vô má nó lúc mà bánh mì lòi ra khỏi miệng nó? bố la lên.
     Bẻ một cái tai ra mà xem, cặp tai giòn lắm, mẹ nói.
 
     Tôi thiệt tình ước ao phải chi bà mặc quần lót cho những con khỉ này; mang cả túi đeo dái nữa, bố gào lên.
     Bố, sao ông dám nói bóng gió rằng tôi nhìn thấy con khỉ này là cái quái gì khác hơn chỉ là thịt, mẹ gào lên.
     Hứ, vậy thì cái dải băng thắt thành cái nơ trên chỗ kín của nó có nghĩa là gì hả? bố gào lên.
 
     Có phải ông nói tôi đâm ra yêu cái con vật xấu xa này không hả? Có phải ông nói tôi muốn dâng nạp cái lỗ nẻ đàn bà cho con dã thú này không hả? Có phải ông nói sau khi tôi với nó làm tình trên sàn nhà bếp, tôi lấy cái chảo đập bể đầu nó ra rồi nhét nó vô lò nướng; rồi mang xác nó ra dọn cho chồng tôi ăn, để chồng tôi nuốt sống cái bằng chứng ngoại tình của tôi không hả...?
 
     Tôi chỉ muốn nói là tôi ớn tới óc vì đêm nào cũng phải ăn thịt khỉ, bố la lên.
 
1976
 
 

MỘT CUỘC TRÌNH DIỄN TẠI NHÀ HÁT HEO THIẾN

 
     Lần nọ có một nhà hát heo thiến nơi những con heo thiến trình diễn như những con người, vì những con người đã biến thành những con heo thiến.
 
     Một con heo thiến nói, tôi sẽ là một con heo thiến trên một cánh đồng tìm thấy một con chuột nhắt đang bị ăn bởi một con heo thiến trên một cánh đồng tìm thấy một con chuột nhắt, và tôi đang trình diễn chuyện này như một cống hiến cho nghệ thuật trình diễn.
 
     Ôi thôi, hãy cứ làm heo thiến là đủ rồi, một con heo thiến già kêu lên.
 
     Và vì thế những con heo thiến lũ lượt kéo nhau ra khỏi nhà hát, than khóc, chỉ là heo thiến mà thôi, chỉ là heo thiến...
 
1976
 
 

NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI

 
     Một người làm đồ chơi đã làm một đồ chơi là bà vợ và một đồ chơi là đứa con. Hắn đã làm một đồ chơi là cái nhà và vài đồ chơi là những năm để sống.
 
     Hắn đã làm một đồ chơi già đi, và một đồ chơi đang hấp hối.
 
     Người làm đồ chơi đã làm một đồ chơi là thiên đường, và một đồ chơi là thượng đế.
 
     Nhưng, tuyệt nhất, hắn thích làm đồ chơi là cục cứt.
 
1976
 
 

ĐỨA CON PHÓNG ĐÃNG VỀ THỊ GIÁC

 
     Một thanh niên thấy một cặp vợ chồng bé tí từ đàng xa, và nghĩ họ chắc là cha mẹ của mình.
     Nhưng khi hắn đến gần họ, họ vẫn còn bé tí.
     Ông bà vẫn còn bé tí, hắn nói, ông bà không nhớ sao?
     Ai bảo mày đến đây? ông chồng bé tí nói, mày nên ở tại cái khoảng cách của mày; mày vẫn còn cái thái độ cao ngạo của mày, đồ hoang toàng.
     Không không, người thanh niên nói, ông bà mới là đáng trách.
     Không không, người đàn ông bé tí nói, mày phình to quá cỡ rồi. Khi mày đi đến cái khoảng cách ấy, mày sẽ teo nhỏ lại. Mày đừng nghĩ chúng tao lúc nào cũng có thể teo lại và phình ra để thích nghi với bất cứ ai đi ra khỏi cách khoảng cách của họ.
     Nhưng ông bà mới là sai lầm, người thanh niên kêu lên, chúng ta đều cùng kích thước như nhau, chính ông bà mới là những người từ chối thị giác chính xác.
     Đó là mày, ông chồng bé tí nói, mày không thể cứ đâm đầu đến gần mà không chịu báo trước.
     Điều này chưa từng xảy ra bao giờ, người thanh niên nói, trước kia tôi đã từng đến gần ông bà nhiều lần rồi.
     Mày nên lùi về vị trí khởi đầu của mày và thử nhìn lại một lần nữa, ông chồng bé tí nói.
     Nhưng ông bà có thể lại teo nhỏ hơn nữa, người thanh niên nói, biết đâu chừng lúc đó ông bà đã biến mất luôn rồi.
     Chúng tao không bao giờ thay đổi kích thước, chúng tao luôn luôn tập trung tinh thần; chính mày mới là đứa đãng trí. Chính mày mới là đứa phình to quá cỡ, và chính mày làm mọi thứ đều sai tỷ lệ; mày đi đi, ông chồng bé tí la lên.
     To quá cỡ à...? người thanh niên hỏi.
     Hoàn toàn là thế, mất hẳn trí thông minh thị giác, mất hẳn óc phán đoán về tỷ lệ, ông chồng bé tí nói.
     Ông bà không thừa nhận tôi sao? người thanh niên hỏi.
     Không không, con trai của chúng tao sống tại cái khoảng cách đó, ông chồng bé tí nói.
 
1977
 
------------------------------------
Nguyên tác: "Conjugal", "Ape", "A Performance at Hog Theater", "The toy-Maker" và "The Optical Prodigal", trong Postmodern American Poetry: A Norton Anthology, ed. Paul Hoover (New York: W.W. Norton & Company, 1994), 322-325.
 
Những tác phẩm đã đăng trong loạt THƠ HẬU HIỆN ĐẠI:
da Thịt XƯƠNG (bài xướng tụng)   của  Wilding, Faith
"skin Meat BONES (chant)", bài thơ để xướng tụng bằng ba giọng ở ba âm vực khác nhau như một bài hát ba bè, của Anne Waldman (1945~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ, một tên tuổi hàng đầu của thơ trình diễn và thơ đọc — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Chờ   của  Wilding, Faith
"Waiting", một bài thơ nổi tiếng của Faith Wilding (1943~) — nghệ sĩ đa diện và nhà vận động nữ quyền Hoa Kỳ. Đây là một tác phẩm thuộc thể loại "thơ trình diễn" (performance poetry), một thể loại phát triển rất mạnh trong nghệ thuật hậu hiện đại. Bài thơ này gói trọn cuộc sống của người phụ nữ dưới ách phụ quyền vào một chữ "chờ". Thân phận của họ là "chờ", mãi mãi "chờ", từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt. (Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn)
"Rant", bài thơ như một tuyên ngôn, với câu thơ nổi tiếng: "Cuộc chiến hệ trọng duy nhất là cuộc chiến chống lại óc tưởng tượng / mọi cuộc chiến khác đều nằm trong đó". Diane di Prima (1934~) — nhà thơ hậu hiện đại và nhà tranh đấu nữ quyền Hoa Kỳ — đã diễn đọc bài thơ này rất nhiều lần, tại rất nhiều nơi, và luôn luôn chinh phục khán thính giả. Tiền Vệ xin gửi đến độc giả bản dịch Việt ngữ của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Bài thơ của Hiromi Ito (1955~) — một đại biểu của dòng thơ nữ quyền hậu hiện đại Nhật Bản. Bài thơ này đánh ngã quan niệm thẩm mỹ cũ kỹ vốn cho rằng thơ của nữ giới là phải đoan trang, kín đáo, mỹ miều. Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"The Practice of Magical Evocation", "Prophetissa", và "Studies in Light", ba bài thơ rất lạ, với những ẩn dụ và biểu tượng huyền bí xen lẫn vào ngôn ngữ thường nhật đương đại, của Diane di Prima (1934~) — nhà thơ hậu hiện đại và nhà tranh đấu nữ quyền Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Slow song for Mark Rothko", một bài thơ ứng dụng cấu trúc âm nhạc thiểu tố, của John Taggart (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Sói  của  Fujii Sadakazu
Một bài thơ sử dụng huyền thoại dân gian về người đàn bà sói "tuyệt chủng" như một ẩn dụ để diễn tả lối tiếp cận thi ca mới, của Fujii Sadakazu (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Nhật Bản — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"FIVE NOTEBOOKS FOR EXIT ART", một bài thơ có hình thức mới lạ, trông như một bài nghiên cứu từ nguyên, của Cecilia Vicuña (1948~) — nhà thơ hậu hiện đại Chile — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Lost and Found" và "Breasts", hai bài thơ với những liên tưởng rất lạ, của Maxine Chernoff (1952~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Cenotaph", một bài thơ ứng dụng kỹ thuật điện ảnh, qua đó, những đoạn thơ như những khúc phim ngắn xen vào nhau, nối tiếp nhau, của John Yau (1950~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Index", một bài thơ rất khác thường, dưới dạng một bảng tra cứu ở cuối sách, của Paul Violi (1944~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Falling in Love in Spain or Mexico", "Wonderful Things", "Nothing in That Drawer" và "Who and Each", bốn bài thơ với bốn thi pháp hoàn toàn khác nhau, của Ron Padgett (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Rape", một bài thơ chua cay, quyết liệt, của Jayne Cortez (1939~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"A Bouquet of Objects", "In a Monotonous Dream" và "A Date with Robbe-Grillet", ba bài thơ ngắn, nhưng đầy những khám phá thú vị trong bút pháp, của Equi Elaine (1953~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021