thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
DER WILLE ZUR MACHT / CHÍ HÙNG-VĨ (Í-chí vươn tới Quyền-lực) [38-47]

 

 

FRIEDRICH NIETZSCHE

(1844-1900)

 

DER WILLE ZUR MACHT

 

CHÍ HÙNG-VĨ

(Í-CHÍ VƯƠN TỚI QUYỀN-LỰC)

 

TẬP MỘT

1-134

 

Bản Việt-ngữ của

NGUYỄN QUỲNH

Zựa trên bản Anh-ngữ 1967 của Walter Kaufmann

 

__________

 

Đã đăng: [1-3] - [4-13] - [14-27] - [28-37]

 

38 (1883–1888)

Gần đây nhiều vấn-đề sai lầm đã bất ngờ được jải-quyết, nhưng chẳng đâu vào đâu cả. Ví-zụ, [vấn-đề] đâu đâu cũng bàn tới là chủ-ngĩa Bi-quan. Câu trả lời fải là jữa hai chủ-ngĩa Bi-quan và Lạc-quan chủ-ngĩa nào đúng.

Vấn-đề không fải là nêu lên chủ-ngĩa Bi-quan vì Bi-quan chỉ là một hiện-tượng của Hư-vô. Bi-quan là một căn bệnh, một zấu-hiệu suy-thoái, và cũng là một triệu-chứng tâm-lí quái đản.

[Thế thì], Chủ-ngĩa Hư-vô là một suy-thoái tinh-thần, xét về mặt tâm-lí.

 

39 (Tháng Mười Một 1887 – Tháng Ba 1888)

Để hiểu rõ vấn-đề này ta nên biết rằng bất kì sự suy-thoái nào hay căn bệnh nào cũng liên-tiếp tạo ra những những fán-đoán về já-trị có tính tổng quát. Ngĩa là sự suy-thoái thực sự nắm vai trò ưu-việt trong cách fán-đoán về já-trị vì cách fán-đoán ấy đã được công-nhận. Như thế, chúng ta không những fải chống lại những hậu-quả zo bi-thảm ngày nay mang đến, mà chúng ta còn fải chống lại những suy-thoái trước kia đã trở thành cặn-bã [cố-thổ đổ-hồ trong lịch-sử của chúng ta]. Đây mới là sự băng-hoại lớn nhất của con người, fát xuất từ những bản-năng căn-bản của con người. Nó cũng là sự suy-thoái toàn ziện của fương-fáp định já-trị. Cho nên, nó là câu hỏi lớn và rất gam go mà con người vì mang bản-năng súc-vật muốn hỏi triết-ja.

 

40 (Tháng Ba – Tháng Sáu)

Í-niệm suy-thoái — Chúng ta không cần fải lên án những vấn-đề như: lãng-fí, suy-thoái, và huỷ-ziệt. Chúng là những vấn-đề hiển nhiên ở đời và ở ngay trong sự fát-triển của cuộc đời. Vì hiện-tượng suy-thoái (xuống zốc) hiện ra trong đà fát-triển và tiến-bộ của đời sống nên chúng ta không cần fải loại bỏ nó. Nhưng, lí-trí bắt chúng ta fải nhìn ra hiện-tượng suy-thoái (xuống zốc) này một cách công-bằng.

Thật là bẽ bàng khi các nhà xã-hội học cho rằng những vấn-đề xã-hội như luân-lí suy-đồi, bệnh-hoạn, đĩ-điếm và fiền-muộn rồi sẽ qua đi. Nói như thế chẳng khác nào “chửi bố” cuộc đời, khác nào bảo rằng xã-hội ngừng tiến-bộ. Zù cho xã-hội ở đỉnh cao nhất nó vẫn fải chấp nhận có suy-tàn và lãng-fí. Xã-hội càng fát triển càng jàu sang thì càng có nhiều thất-bại, méo-mó và sớm đi vào suy-thoái (xuống zốc). Không có cái jì thoát khỏi thời-đại, đừng nói tới bệnh-hoạn và luân-lí suy-đồi.

 

41 (Tháng Jiêng – Thu 1888)

Căn-nguyên sâu xa của suy-thoái (xuống zốc) là: Nguyên-nhân của nó cũng chính là hậu-quả của nó.

Nhận-định trên thay đổi toàn bộ những vấn-đề luân-lí.

Nếu chúng ta không thay đổi được jì và lại đi tìm sám-hối thì những nỗ-lực đấu tranh chống lại xấu-xa, lãng-fí, tội-ác và bệnh-hoạn của chúng ta trở thành khù-khờ, thừa thãi.

Suy-thoái (xuống zốc) là một hiện-tượng rất hiển-nhiên ở mọi thời-đại và ở mọi zân-tộc. Điều chúng ta cần làm là chống lại những căn bệnh hay lây liên quan tới sức-khoẻ của chúng ta.

Vậy thì, chúng ta đã jải-quyết vấn-đề này chưa? Jải quyết xong rồi (?) Nếu thế không còn jì nữa, vì chúng ta đã làm một việc theo nhân-tính.

[Câu hỏi] Cho tới lúc này những já-trị cao nhất đã được quan-niệm như thế nào cho hợp với nền-tảng sinh-vật học hay chưa? [Hơn nữa] Những já-trị cao nhất ấy có hợp với nền-tảng của Triết-học, của Tôn-jáo, của Luân-lí và của Ngệ-thuật chưa?

[Cách trị-liệu ra sao? Ví-zụ nếu chủ-trương zùng quân-sự, thì ta fải bắt đầu với Napoléon vì ông này coi văn-minh là kẻ thù truyền-kiếp].[1]

 

42 (Tháng Ba – Tháng Sáu 1888)

Nguyên-lí thứ nhất:

Nguyên-lí này jả-thiết rằng mọi nguyên-nhân suy-thoái (xuống zốc) chính là hậu-quả của suy-thoái (xuống zốc) mà ra.

Những fương-thuốc chữa trị suy-thoái chỉ làm nhẹ hậu-quả và nguyên-nhân của suy-thoái (xuống zốc) mà thôi. Ngĩa là chính cách trị-liệu cũng là một thứ suy-thoái. (Nói đúng hơn, thuốc chữa cho thấy bệnh).

Đây là những hiện-tượng suy-thoái: thói hư, tật xấu, ưa làm bậy, bệnh-tật (sickness), bệnh-hoạn (sickliness), tội-ác, fạm-fáp, ziệt-zục đưa tới bất-lực, ưu-sầu, thiếu í-chí, ngiện rượu, bi-quan, khuynh-hướng xã-hội vô chímh-fủ, zân-chủ viển-vông, nói xấu người khác, hại người, đa-ngi, và fá-hoại.

 

43 (Tháng Ba – Tháng Sáu 1888)

Lí-zo suy-thoái (xuống zốc):

1. Bi-quan là hậu-quả của suy-thoái. Zân-chủ viển-vông là hậu-quả của suy-thoái tinh-thần.

2. Ung thối luân-lí là hậu-quả của suy-thoái.

3. Những cách chữa chạy suy-thoái như sử-zụng tâm-lí và luân-lí không có hiệu-quả. Vì những cách chữa chạy như trên jống i như ma-túy. Chúng có thể jiết con người suy-thoái như không cho ta biết được con người suy-thoái có hại như thế nào.

4. Chủ-ngĩa hư-vô không fải là nguyên-nhân sinh ra suy-thoái, mà chính là hậu-quả của suy-thoái.

5. Xét cho cùng người tốt cũng như người xấu đều có những hiện-tượng suy-thoái.

6. Vấn-đề xã-hội zo suy-thoái mà ra.

7. Bệnh-hoạn, đặc biệt những căn-bệnh ảnh-hưởng tới thần-kinh, là những zấu hiệu bất-lực của bản-ngã. Quá nhậy cảm zễ sinh chuyện vui buồn.

 

44 (Xuân – Hạ 1888)

Những hiện-tượng suy-thoái (xuống zốc) fổ thông nhất:

1. Có người tin rằng họ đã tìm ra fương-thuốc trị bệnh suy-thoái. Thực ra fương-thuốc ấy đã làm cho họ mệt hơn. Ví-zụ, liều-thuốc Thiên-chúa Jáo là một thứ suy-thoái khủng-khiếp nhất. Còn chuyện tinh-thần ấy có tiến-bộ hay không lại là một chuyện khác.

2. Có người mất hết khả-năng đề-kháng để chống lại lôi-cuốn cho nên họ đành fó mặc rủi may. Có người trở nên tục-tằn rồi fét-lác về những kinh-ngiệm của mình, ví-zụ “huyênh-hoang” về “fương-fáp fân-tích bản-ngã”, và về “sự thối trí”. Họ cũng lải nhải rằng, nếu xét theo luân-lí thì lòng kính-iêu người khác fải có tình thương-xót (pity), fải biết rõ vì sao bản-ngã iếu-đuối.[2] Nói như thế chẳng khác nào một sợi zây rung lên nhiếu quá làm chúng ta khó chịu.

3. Có người lầm lẫn nguyên-nhân với hậu-quả. Ngĩa là người đó không hiểu suy-thoái là căn-bệnh tâm-lí cho nên người ấy cho rằng suy-thoái chính là nguyên-nhân của tình-trạng í-chí suy đồi. Sự lầm lẫn này xảy ra ở mọi tôn-jáo.

4. Có người khao khát đi tìm con đường chấm-zứt khổ đau vì họ ngiệm ra rằng đời là xấu-xa. Cho nên người ấy khát khao những jì vô-thức và lánh xa cảm-xúc. Vì suy ngĩ như thế cho nên họ ngĩ rằng một người đi ngủ và một người ngất đi cũng như nhau, và họ kết luận rằng người đi ngủ và người ngất đi tốt hơn con người khi tỉnh.[3] Suy-ngĩ như thế không fải là fương-fáp đương đầu với suy-thoái.

 

45 (Tháng Ba – Tháng Sáu 1888)

Kế vạn-toàn của kẻ iếu. Iếu-đuối làm jì cũng thất bại. Luân-lí của kẻ iếu là đừng làm jì hết. Mà nếu có làm thì vẩy tay một tí chứ đừng hồ-hởi. Lối suy ngĩ bệnh-hoạn nhất của iếu-hèn là: “Không cần thiết thì làm hơn để làm jì?”

Trong khi ấy, bản-ngã mạnh thấy rõ bản-chất của hành-động ngay trong lúc đợi chờ.[4] Trong khi bản-ngã mạnh hành-động rất hồn-nhiên (adiaphoria)[5] thì bản-ngã iếu-hèn coi làm việc như là một cái jì gượng ép và nếu có làm thì bất nhất chẳng đâu vào đâu. Tinh-thần bạc-nhược không bao jờ zám bàn tới cái jì gọi là ngu-xuẩn. Bạc-nhược cũng có lúc mạnh. Cái mạnh ấy là không làm jì hết. Con người mâu-thuẫn là con người tự mình đào hố chôn mình, và chỉ thích lè-fè. Bởi vậy kẻ iếu là kẻ tự mình làm tổn-thương chính mình. Đây chính là một loại suy-thoái (xuống zốc).

Thực ra, có những suy-tư về hành-động đưa tới thụ-động, ví-zụ, nếu đã đúng thì khỏi cần làm thêm [nếu làm thêm tức là ‘thừa-thãi’].

Làm jì cũng fải theo qui-luật. ví-zụ những triết-ja trầm mình vào tịch-mịch và những nhà tu “Fakirs” <Ần-độ> đều là những người hành-động có đường-hướng và theo những tiêu-chuẩn có já-trị. Chỉ có những người không nhận ra já-trị của chính mình nên mới xa lánh hành-động.

Cách jải-quyết vấn-đề: Tuyệt đối vâng lời, làm như máy, tránh mọi thứ kể cả sự-vật và người để có hành-động và quyết-định không ngần-ngại.

 

46 (Tháng Ba – Tháng Sáu 1888)

Í-chí iếu hèn. Câu sau đây nói theo ẩn-zụ zễ bị hiểu lầm: Nếu thiếu í-chí thì hậu quả chằng mạnh và chẳng iếu.[6] Sự lên xuống bất-thường của cảm-xúc và sự hỗn-loạn của cảm-xúc là nguyên-nhân đưa tới sự suy-nhược của í-chí. Nhưng nếu cảm-xúc được khích-lệ theo tinh-thần zũng-mãnh thì ta có “í-chí kiên-cường”. Í-chí iếu hèn vì tinh-thần chao-đảo và thiếu định-tĩnh. Í-chí mạnh vì tinh-thần sáng-sủa và có đường-hướng rõ ràng.

 

47 (Tháng Ba – Tháng Sáu 1888)

Chúng ta không thừa-hưởng một căn-bệnh (thể-xác) mà chúng ta thừa hưởng bệnh-hoạn (tinh-thần). Bệnh-hoạn là tình-trạng thiếu í-chí chống lại nguy-cơ nhiễm-độc và sự suy-thoái của sức đề-kháng. Xét về mặt tinh-thần, bệnh-hoạn là tình-trạng nhu nhược và đầu-hàng trước kẻ-thù.

Tôi vẫn tự hỏi nếu tất cả những já-trị siêu-đẳng của triết-học, của luân-lí, và của tôn-jáo trước đây là já-trị thấp hèn – như bệnh tinh-thần và suy-nhược – thì zù những já-trị hèn ấy có ít thôi, chúng cũng là bệnh-hoạn.

Nếu chúng ta zùng kính hiển-vi để nhìn vào já-trị thì chúng ta sẽ thấy có một vài cơ-cấu lành-mạnh bên cạnh cơ-cấu bệnh-hoạn.

Xưa nay nhiều zanh-i cho rằng khoẻ-mạnh và bệnh-hoạn chẳng khác jì nhau. Cho nên, theo họ, chúng ta không cần zùng nguyên-lí để fân-biệt chúng để bảo tồn sự sống. Họ cũng cho rằng, fân-biệt như thế là một việc làm vô-ngĩa và vô-ích. Thực ra, sự khác nhau nằm ở hai lối sống. Một bên là đời sống fân-hoá, hỗn-loạn, và mất thăng-bằng, còn bên kia là đời sống của những cơ-cấu có tiết-nhịp điều-hoà. Tất cả những thứ ấy sinh ra bệnh-tật (Claude Bernard).

Chúng ta có thể nói: “Xấu-xa” là hệ-quả của fân-hoá, hỗn-loạn, và mất thăng-bằng. Còn “cái Tốt” là đời sống hoà-hài, không fân-hoá và không hỗn-loạn.

Khi cái iếu-hèn đã trở thành truyền-thống hay một lối sống, thì tính iếu-hèn trở nên vô cùng mạnh-mẽ, và được coi là já-trị cao siêu [ví-zụ: lè fè mới sướng!].

Có người lại muốn iếu-hèn. Tại sao? Vì iếu-hèn là bản-ngã của họ, ở nơi họ và ở nơi tất cả mọi người iếu-hèn chung quanh.

Iếu-hèn là vấn-đề. Vì iếu-hèn làm cho khát-khao suy-nhược, tình-cảm suy-nhược, í-chí vươn tới quyền-lực suy-nhược, và lòng kiêu-hãnh suy-nhược. Iếu-hèn là uỷ-mị, mất niềm-tin, gét bỏ tự-nhiên, không zám thấy tự-nhiên, và khước từ sự sống. Iếu-hèn là bệnh-hoạn sinh ra từ tập-quán. Iếu hèn không zám trả thù và không zám chống cự. Iếu-hèn không zám đương đầu với thù-ngịch và jận-hờn.

Sai-lầm trong cách đối fó với iếu-hèn là trường-hợp sau đây: Có người không zám tiêu-ziệt iếu-hèn bằng cách công nhận iếu-hèn theo cái nhìn của luân-lí.

Có hai cái nhìn lẫn-lộn như sau đây: 1) Quan-niệm cái tĩnh của sức-mạnh về vấn-để điều-hoà fản-ứng, có ngĩa là “ở đâu iên đó” theo một số thần-linh trong thần-thoại. 2) Quan-niệm tĩnh-mặc tột cùng, tức là tĩnh-mặc tới độ không còn cảm-jác. Ở đây, tĩnh-mặc là tinh-thần khắc-kỉ (ascetic chứ không fải stoic). Nhưng trên thực tế, tĩnh-mặc là fương-thức về cáí tĩnh của sức-mạnh. Theo Triết-học Khắc-kỉ, khi í-ngĩa và mục-đích trở thành một thì í-ngĩa và mục-đích đó cũng chính là í-ngĩ và mục-đích của thần-linh.

 

 

[Còn tiếp. Kì tới từ số 48 tới số 56]

 

_________________________

[1]Để làm sáng tỏ những đoạn từ 41 – 44, xin đọc Hoàng-hôn Thần-tượng, zưới tiêu-đề “Luân-lí là điều ngịch với lẽ tự-nhiên” và “Ba lỗi-lầm lớn”. Trong ba lỗi lầm này, lỗi thứ nhất là: “Lầm-lẫn vì không nhìn ra nhân-quả”. Ngoài ra cũng xin đọc những đoạn 334 và 380 trong tập 2 của Der Wille zur Macht.

[2]“Sodass sie mitklingt”. Xin xem bài ‘Liebes – Lieb’ nổi tiếng của Rilke zo Walter Kaufmann zịch trong tập Twenty German Poets. Đồng thời cũng xin xem Thus Spoke Zarathustra IV (Í-niệm về tình-thương là đam-mê thù-thắng của Zarathustra) trong tuyển-tập Portable Nietzsche của Walter Kaufmann.

[3]Xin xem Tristan und Isolde của Wagner và xem Hymnen an die Nacht của Novalis (cũng xin đọc thêm cuốn Twenty German Poets). Đây là gi-chú của Kaufmann.

[4]Xin đọc Ngày Tàn (Tuyển-tập viết về Nietzsche), “Luân-lí là fản Thiên-nhiên”. Fần 2, trang 487), “Điều mà người Đức không có.” Fần 6, trang 511), Cũng xin đọc bài “Đánh Tỉa”. Fần 10, trang 519.

[5]Chữ này cũng có ngĩa là ‘zửng zưng’ hay ‘an-nhiên tự-tại’.

[6]So sánh với fần 84.

 
------------
Đã đăng:
... Khi chủ-ngĩa Hư-vô chưa đi hết chu-kì của nó, thì chúng ta còn sống trong những cái vỏ bên ngoài của hư-vô. Muốn thoát khỏi chủ-ngĩa Hư-vô mà chúng ta lại không biết xét đến những já-trị của mình, thì mọi já-trị vượt-thoát của chúng ta sẽ quật ngược lại chúng ta và làm cho vấn-đề càng trở nên trầm trọng... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
Nếu sức-mạnh hay quyền-lực có thể đặt ra já-trị, thì sức-mạnh hay quyền-lực ấy cũng có thể đổi thay já-trị. Để biết có một sức-mạnh nào đang lên ta chỉ cần nhận ra cái jì không đáng tin và cái jì gọi là tự-zo tinh-thần... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
... Trong số những sức mạnh của luân-lí có một sức-mạnh gọi là chân-thật. Chân-tính này chống lại luân-lí, cốt để khám-fá ra í-ngĩa hiển-hiện tự-nhiên (teleology) và sự bất-công của luân-lí... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
... Chủ-ngĩa Hư-vô đang đứng ngoài cửa. Cái “quái-thai” này xảy ra bao jờ? Trước hết là điều sai lầm, nếu chúng ta coi những hiện-tượng như “cơn khủng-hoảng xã-hội”, “sự suy-thoái thể-chất” hoặc tệ nhất là “nạn tham-nhũng” là những nguyên-nhân của chủ-ngĩa Hư-vô. [Trái lại] Chủ-ngĩa Hư-vô của chúng ta ở vào thời-đại có tư-cách và có tình-thương nhất. Cơn khủng-hoảng, zù là hiện-tượng của tâm-hồn, của thể-xác hay của trí-tuệ, không thể tự nhiên sinh ra chủ-ngĩa Hư-vô; hay sự fá-sản khủng-khiếp của já-trị, của í-ngĩa, và của khát-vọng... [Bản Việt ngữ của Nguyễn Quỳnh] (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021