thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
THẾ-GIỚI QUAN CỤ-THỂ CỦA HUSSERL

 

“THẾ-GIỚI QUAN CỤ-THỂ CỦA HUSSERL” là chuyên-luận – liên-quan tới Quyền-lực và Tự-zo – được Hội-đồng của Đại-hội Triết-học Thế-jới kì thứ 22 (The XXII World Congress of Philosophy), nhóm tại Seoul National University, Seoul, Korea, chấp nhận cho tác-jả trình bày tại Đại-hội, họp từ July 30 tới August 5, 2008. Tháng 5, 2009, Hội-đồng gửi thư qua tôi cho biết bài “THẾ-GIỚI QUAN CỤ-THỂ CỦA HUSSERL” sẽ đăng trong Proceedings của đại-hội trên. Tác-jả xin chia sẻ với độc-jả Tiền-vệ bản zịch sang Việt-ngữ (khoảng 2175 chữ) từ nguyên tác Anh-ngữ (2000 chữ, ấn-định bởi Đại-hội) zưới tiêu-đề Husserlian Objective World and Problems of Globalization: The Question of Value, như sau:

 

Thế-jới quan, trong í-ngĩa sự-kiện khách-quan (objectivity), là một zanh-từ; và thế-jới quan là chất-tính của sự-kiện ở kia (objective) là tính-từ linh-động cho sự-kiện. Ngay cả đối với học-jả Tây-fương ban Triết, hai chữ “objectivity” và “objective” trong cuốn Suy-tư Trong Tinh-thần Descartes của Husserl, đặc biệt trong “Suy-niệm thứ Năm”, cho họ í-ngĩa rất lung-linh, và quá khó. Bởi thế, thế-jới quan cụ-thể và chất-tính của nó – theo từ zạng Anh, Fáp, Đức – có thể được zùng thay thế nhau, tuỳ vào nội-zung của vấn-đề khi bàn đến Bản-chất tương-jao của chủ thể (intersubjective Nature). Tôi sẽ khai-triển bản-chất này khi bàn đến khuynh-hướng chính-trị và kinh-tế Toàn-cầu (Globalization). Theo đà fát-triển luận-án này tôi sẽ fê-bình tư-tưởng của Husserl và khuynh-hướng Zân-chủ Mới (Liberal Democracy). Thuyết Zân-chủ Mới chỉ là một cách nói nhằm bảo vệ chủ-ngĩa Tư-bản và còn được gọi là trật-tự mới ở thế-jan (new world order). Ta cũng nên-hiểu chữ “order” ở đây là khuôn-mẫu hay mô-hình như thủa xưa người Hi-lạp có những khuôn mẫu (orders) trong kiến-trúc: Doric, Ionic, và Corinthian. Một mô-hình mới như thế fải được chủ-ngĩa Đế-quốc và các nước muốn tham-zự thị-trường quốc-tế điều-hành và bảo-vệ.

 

A. THẾ-JỚI QUAN CỤ-THỂ CỦA HUSSERL

Tôi đây” hay “cái tôi” là ngôi thứ nhất hay cái tôi độc-lập (monad) là đề tài tư-zuy quan-trọng của Socrates, St. Augustine, và Descartes. Theo ba triết-ja này, sự hiểu biết đích-thực về cái tôi hay cái ngã (self) fải là sự hiểu biết cùng kì lí, tức là fải vứt bỏ mọi hiện-tượng để đưa vấn đề về cỗi rễ (phenomenological reduction) có như thế cái tôi mới hiện nguyên-hình.

Cái bàn là một thế-jới Khách-quan (an Objective world). Sở zĩ đôi khi cái bàn có mặt và cho chúng ta một cái nhìn mới và sâu sắc (transcendental) về nó là nhờ í-thức uyên-áo của chúng ta. Í-thức uyên-áo (radical consciousness) là í-thức có tư-zuy và mục-đích rõ ràng (intentional) thể hiện qua hai zạng: tư-tưởng (cogitatum) và thực-hành tư-tưởng (cogito). Tư-tưởng và thực-hành tư-tưởng ví như một kĩ-thuật, một nỗ-lực, và cũng là một sách-lược (strategy) để đạt tới một sự hiểu biết mới về thế-jới quan cụ-thể qua fương-fáp co rút về iếu-tính (reduction/époché). Fương-fáp Fê-bình cấu-trúc (Deconstruction) của Derrida là một strategy zựa trên tư-tưởng “cùng kì lí” của Husserl.[1]

Khi chúng ta zùng fương-fáp quán-triệt chiều sâu của hiện-tượng (transcendental phenomenology), chúng ta cần một fương-fáp so sánh sự jống nhau của hai sự-kiện (appresentation/pairing) để tìm hiểu những kiến-thức đã biết hoặc í-thức tinh-ròng (apperception) về Tha-nhân. Để cho fương-fáp này hữu-hiệu chúng ta nên luôn luôn để í tới í-ngĩa của cơ-năng có đời sống linh-động rõ ràng (a sense of an animate organization). Fương-fáp so sánh sự jống nhau của hai sự-kiện júp cho tôi thấy tôi nơi người khác, tức là thấy được cái jống nhau. Để thành công, fương-fáp này đòi hỏi sự hiểu biết vượt xa mọi hiểu biết thông-thường (transcendental consciousness); tức là những kiến-thức đã trở thành công-ước rõ ràng (constituted). Tóm lại, ta cần một kiến-thức bao gồm nhiều kiến-thức (synthesis).

Sau một cố-gắng về í-niệm ban đầu nhằm thấy rõ hai sự-kiện jống nhau (appresentation) Husserl đề ngị rằng sự hiểu biết uyên-áo (transcendental) về tha-nhân cần tới những truy-tầm xa hơn nữa mới hiểu được “bản-thể tinh-ròng” (transcendental being). Bản-thể tinh-ròng này chính là sự hội-thông jữa con người nhưng vẫn có tinh-thần độc-lập (monadological intersubjectivity). Bởi vậy, kiến-thức thế-jan không thể zựa trên hiểu biết của cá-nhân. Kiến-thức thế-jan cần sự hiểu biết về tha-nhân mà Husserl gọi là thế-jới hội-thông của nhiều bản-ngã (intersubjectivity world). Trong thế-jan này kiến-thức là kết-quả của vô-vàn hiểu biết mà ai cũng có. Husserl gọi thứ kiến-thức này là kiến-thức zựa trên nhiều hiểu biết ở trình độ cao sâu (transcendental synthetic knowledge). Nó chính là “Bản-ngã Khách-quan” (Objective Nature) hay còn được gọi là “Những Jì mang tính-chất văn-hoá” (cultural Objects), như sách vở, zụng-cụ và mọi hoạt-động. Ở điểm này fương-fáp cùng kì lí (époché/reduction) của Husserl bỏ xa fương-fáp của Descartes và Socrates, đúng như ông đã nêu rõ trong fần mở đầu của Những Suy-tư trong Tinh-thần Descartes, là “loại bỏ hầu hết nội-zung chỉ-đạo của triết-học Descartes.”[2]

Đối-tượng hay quán-tính của văn-hoá (cultural Objects) ví zụ “Cướp-zật kiểu Tầu (Chinese Piracy) là một tính “cố thổ đổ hồ” trong văn-hoá Tầu. Quán-tính này zạy cho người Tầu chỉ ngĩ đến lợi cho cá-nhân và cứu-cánh của cộng-đồng Tầu (the pirate’s ultimatum), không đếm xỉa tới quyền-lợi và lí sinh-tồn của chủng-tộc khác. Thế thì mục-đích (Ojective) của trật-tự mới trong í-ngĩa kinh-tế toàn cầu là mục-đích jì? Ở đây chúng ta chỉ nêu lên có một ví-zụ về “cướp zật kiểu Tầu” mà thôi.

Sau đây là một hiện-tượng kì lạ mà chúng ta nên biết: Thế-jan trong định-ngĩa theo văn-hoá của một người thường thì không đếm xỉa jì tới những já-trị mới ngoại vi nhưng vô cùng gắn bó, chỉ vì thế-jan theo tiêu-chuẩn văn-hoá của người đó là lẽ sống và kinh ngiệm của người đó mà thôi. Thế-jan ấy chính là hiến-chương nguyên-thuỷ của người đó (primordial constitution). Nhưng thế-jan ấy và hiến-chương nguyên-thuỷ ấy chỉ là vấn-đề của tâm-lí. Trong thuật-ngữ của Husserl, hiến-chương mang nặng mầu sắc tâm-lí chính lại là thế-jan Cụ-thể - hiển-hiện ngay ở kia, là kinh-ngiệm của người kia, là cái Ngã của người kia, tức là con người đang hiện-hữu. Zo đó, đối với người ấy, tha-nhân là một cái jì không cụ-thể, và trong í-ngĩa của tâm-lí, tha-nhân mãi mãi ở tít tận mù khơi.

Theo Husserl, thế-jan của một người chính là thế-jan của bản-ngã người đó và thế-jan ấy chính là í-ngĩa về bản-sắc của “cái tôi” hay “cái ngã của tôi” để nhận ra bản-ngã tương-tự nơi tha-nhân theo lẽ tương-đồng (appresentation/pairing). Bởi vậy, tha-nhân hiện ra trước mắt tôi như là một nhận-thức, chứ không fải là một kinh-ngiệm sống. Trong jòng nhận-thức của tôi tha-nhân hiện-hữu trong cái tôi thủ-đắc (the sphere of my ownness). Cho nên, cái biết về thế-jan Ngoài ta (Objective world) chỉ có ngĩa nhận-thức về tha-nhân chứ không fải cái biết bằng kinh-ngiệm về tha-nhân. Cái gọi là “con người là một khách-thể” (Objective man) hay cái ngã khách-thể luôn luôn rõ rệt đối với chúng ta để chúng ta biết tha-nhân chính là hiện-tượng nguyên-thuỷ rất Cụ-thể ở ngay trước mặt chúng ta nhờ rất nhiều kinh-ngiệm kiến-thức kết-hợp lại (synthetic knowledge). Cũng vậy, người nào (tha-nhân) muốn biết về ta cũng fải kinh-qua những lẽ kể trên. Chúng ta gọi hoạt-động của hiểu biết là kinh-ngiệm. Hoạt-động này cứ tiếp ziễn và tạo ra những lối trình-bày rõ rệt của chúng ta và của tha-nhân. Những cách trình-bày này gồm hai fần: “nhận-thức/perceptions” và “kinh-ngiệm” trong cuộc sống. Vì “nhận-thức” và “kinh-ngiệm” cần được điều-chỉnh cho nên chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi đụng fải những vấn-đề khác nhau (variants) và bất thường. Jải-thích cho thoả đáng mỗi bước đi cụ-thể (concrete stratum) như thế là tiến-trình về hiểu biết, nó đưa chúng ta tới hiểu biết cao sâu và nhiên hậu mới bảo-đảm có hội-thông (intercommunication) jữa con người. Nếu không, tính đa-zạng của nhân-loại không còn.

Bàn về tính đa-zạng của nhân-loại là bàn về một cộng-đồng của những cá-nhân có sắc-tính riêng tư (community of monads). Đến đây Husserl chuyển cái-nhìn từ thế-jới Bên-ngoài (Objective) sang cái-nhìn vào thế-jới Bên-trong (Subjective) bởi vì nhân-loại luôn luôn có những khác lạ, ít hay nhiều hoàn-hảo, trong í-ngĩa một đời sống tinh-thần hay tâm-lí (intrapsychology/psychic life). Chính vì vậy kiến-thức của nhân-loại là hợp-thể của mọi thứ khác nhau và mập mờ (implicit). Như vậy, làm sao biết được já-trị trong Í-niệm Toàn-cầu? (Globalization)

 

B. NHỮNG VẤN-ĐỀ CỦA QUAN-NIỆM TOÀN-CẦU VÀ CÂU HỎI VỀ JÁ-TRỊ.

Không-jan và thời-jan là hai iếu-tố nằm trong quán-triệt hiện-tượng luận (transcendental phenomenology) của Husserl khi ông bàn đến một cộng-đồng bao gồm những cá-nhân có sắc-tính riêng tư. Không-jan và thời-jan là iếu-tố quyết-định cho cái gọi là Thế-jới Quan Cụ-thể của văn-hoá. Điều này có ngĩa là cá-nhân và văn-hoá của người đó được cấu-tạo có đường-hướng rõ ràng ở ngay thủa ban đầu – ở thời điểm và không-jan nhất định. Bởi vậy, tha-nhân (hay zân-tộc khác) và văn-hoá của tha-nhân luôn luôn là điều xa lạ (alien and on horizon). Để hiểu biết về tha-nhân và văn-hoá của tha-nhân chúng ta fải trở thành đơn-vị trong xã-hội tha-nhân. Chúng ta fải sống rất lâu trong xã-hội tha-nhân và fải tham-nhập vào rất nhiều hoạt-động văn-hoá tha-nhân. Điều này cũng đòi hỏi thời-jan và không-jan sống liên tục trong xã-hội tha-nhân. Câu nói “có nằm trong chăn mới biết chăn có rận” (empathy) là một việc làm đầy thử-thách vì việc làm này đòi hỏi kinh-ngiệm sống trong một thế-jan cụ-thể. Trong thế-jan này liên-hệ jữa con người với nhau không chỉ là những khát-khao có tính bản-năng (animate organic) mà còn là những khát-khao có tính văn-hoá và tâm-lí. Có thế con người mới thực sự hiểu nhau. Hiểu nhau là nền-tảng tối quan-trọng (significant predicates) của con người.

Theo Husserl, cá-nhân và văn-hoá của cá-nhân luôn luôn chỉ về nguồn-gốc có những đẳng-tính cực-kì quan-trọng. Nguồn-gốc của văn-hoá ấy thể-hiện rõ trong không-jan và thời-jan tất-định, đồng thời nó cũng cho biết có rất nhiều loại xã-hội khác nhau.

Khỏi cần zẫn-chứng, quan-niệm Toàn-cầu (Globalization) chẳng qua là quan-niệm của lãnh-vực kinh-tế và của những bản-ngã tức những người có trách-nhiệm trong lịch-sử khai-sinh ra í-niệm đó, khi có những thất-bại và khủng-hoảng trong đời sống con người. Thế thì, quan-niệm Toàn-cầu không chi bàn về những nhu-cầu căn-bản của con người, mà còn lưu-í tới những khát-vọng và lòng-tham không đáy của con người. Tự-zo là một nhiên-tính của con người vì con người ham muốn theo đuổi jấc-mộng của mình. Jấc-mộng ấy quan-trọng và ưu-việt theo cái nhìn trong thời-điểm của người đó. Thật vậy, tuy đứng jữa biết bao người cùng chung xã-hội, nhưng khát-vọng của cá-nhân luôn luôn có tính riêng và chung. Quan-niệm Zân-chủ khi chuyển sang quan-niệm Toàn-Cầu fải chịu trách-nhiệm trước hai vấn-đề: Í-thức và Đạo-đức. Khi lá bài Zân-chủ mang nhãn-hiệu Tân Jải-fóng hay Tân Zân-chủ (Neo-liberalism) thì thứ Zân-chủ mới ấy là những bước đi có sách-lược rõ ràng fản-ánh thành-công và thất-bại của đời sống kinh-tế. Lá bài ấy nhắm đến trật-tự mới ở thế-jan và thiết-lập một xã-ước mới để trở lại bình-thường sau khủng-hoảng, để tiến lên, và để bành-trướng cho tới bất kì nước nào có khả-năng tham-zự.

Chiều sâu thẳm của lịch-sử cho thấy mọi sự-kiện đều xảy ra trong không-jan và thời-jan, và đồng thời cũng cho thấy một lối sống (behavior) rõ ràng. Ví zụ, lịch-sử của mọi chủ-thuyết bá-quyền hay đế-quốc đều có những lối xuất-xử lạ lùng theo đó chúng ta thấy lối fân-quyền hay trung-ương tập-quyền trong lá bài kinh-tế và chính-trị đều chỉ là zụng ngữ vì kinh-tế và chính-trị fải nương tựa vào nhau khi có những vấn-đề thiếu-hụt (deficits) và bảo-vệ (defense) ảnh-hưởng tiến tới mục-tiêu bá-quyền trong nỗ-lực của bá-quyền nhằm thực-hiện cho kì được “í-niệm tập-trung những mạng-lưới có liên-hệ trong lịch-sử con người.” (Nairm và James. Global Matrix, 2005. T.1)

Căn-bản nòng cốt và mục-tiêu cụ-thể của í-niệm Toàn-cầu nhằm thách đố những định-ngĩa quốc-ja và tinh-thần quốc-ja cổ-điển. Í-niệm Toàn-cầu chứng minh trong kinh-tế mọi já-trị chẳng qua là những chứng-thư, hay Không-Có-jì-Cả (Null) nếu chúng ta đọc kĩ Thuyết Zuy-vật Sử-quan (Historical Materialism) của Hegel. Í-niệm Toàn-cầu cũng cho rằng biên-jới jữa các nước không chỉ chia rẽ những cộng-đồng nhân-loại mà còn không để í tới những lợi chung rất cụ-thể và quan-trọng chung cho thế-jới con người.

Theo James (Global Matrix, 2005. T.20), Toàn-cầu hoá thị-trường thế-jới mời gọi tất cả quốc-ja và xã-hội nên tham-zự vào đó một cách có í-thức, vì toàn-cầu hoá thị-trường “hứa hẹn” những lí-tưởng chung (universal ideals), ví-zụ liên-kết chung (interconnectivity), jao-thông, an-ninh, công-lí, zân-chủ, tự-zo, tự-trị, và vượt lên trên những điều vừa kể. Tuy nhiên, hội-viên của những nước trong khối WTO nên đọc kĩ câu này: “Các nhà lãnh-đạo của những nước hội-viên có trách-nhiệm bán tài-sản quốc-ja của họ sẽ được hưởng 10 fần-trăm hoa-hồng. Tiền này được trả thẳng vào trương-mục trong Ngân-hàng Thụy-sĩ.” (Choi, Murphy, và Caro, Globalizing with a Human Face, 2004. T. 88). Điều này cho thấy rõ bản chất ưu-việt của suy-tư trong lãnh-vực kinh-zoanh, nhưng nó cũng chính là một hình-thức hối-lộ, và có thể kích-thích tệ-đoan tham-nhũng, đặc biệt khi chính các nhà lãnh-đạo đứng ra kinh-zoanh. Họ chỉ ngĩ đến lợi của họ chứ không ngĩ tới lợi cho zân.

Người zân trong nước đi vay nợ đó cũng cần hiểu rằng chính mỗi người trong họ sẽ fải ít nhiều đóng góp vào vấn đề trả nợ – trả cho cả chính-quyền tham-nhũng của họ – trả bằng mọi cách cụ-thể, kể cả việc xa quê-hương làm guest-workers, một hình-thức nô-lệ mới.

Sau biến-cố 11 tháng 9, ai cũng biết thị-trường thế-jới theo í-niệm Toàn-cầu chỉ tạo vận-hội cho một số nước mà thôi (Choi, Globalizing with a Human Face, 2004. T. 3). Í-niệm về một quốc-ja không có biên jới là một ảo-tưởng, đặc biệt là trường-hợp Hoa-kì nơi người zân thường hãnh-ziện cho rằng: “Thượng-đế ban fước-lành cho Mĩ-quốc!”

Bây jờ chúng ta đặt câu hỏi về já-trị. Chúng ta thấy rằng tiến-bộ huy-hoàng về kĩ-thuật cũng như đức-tin vào truyền-thống xưa cũ đều không thể nào thoả-mãn hoài-vọng của con người. Trong một vài trường-hợp các zịch-vụ fụng-sự con người trong những xã-hội thiên về kĩ-thuật, cho ta thấy rõ ít ra người zân trong xã-hội này có đôi chút tự-zo. Trong khi ấy, ở những xã-hội truyền-thống, zịch-vụ là những jì huyễn-hoặc đối với zân. Thế thì cái gọi là já-trị không chỉ là không có (null), mà là hư-vô (nihilistic), xét theo ngĩa sự fá-sản của já-trị.

Xét theo quan-niệm biện-chứng, í-niệm Toàn-cầu là một Avatar, tức là một sự đổi mới của Tư-bản Luận, và cũng là hình-thức mới của Chủ-ngĩa Đế-quốc. Í-niệm Toàn-cầu không nhằm đả-fá já-trị luận theo Thuyết Zuy-vật hay Thuyết Zuy-tâm. Điều í-niệm Toàn-cầu ưu-tư là thành-công hay thua lỗ, quyền-lực hay sinh-tồn. Theo í-niệm này, já-trị thẩm-mĩ là já-trị của tư-zuy hợp với một xã-hội lâm-nguy, tức là một xã-hội không có tương-lai nên trở về với những suy-ngĩ siêu-hình. Khi ấy, suy-tư thẩm-mĩ trở thành một “lối thoát” để sống ở đời. Ngược lại nếu xã-hội không ở hoàn-cảnh bi-thương, thì suy-tư thẩm-mĩ jống như những nhu-cầu thiết-iếu (commodities).

Trong một thế-jan đi theo í-niệm Toàn-cầu như thế, các trật-tự mới có thể sinh ra thù-hận jữa các chủng-tộc, và hỗn-loạn ngay trong một xã-hội vì sự điều-hành sai lầm của người lãnh-đạo. Sai lầm này có thể fá tan tinh-thần đoàn-kết khi có những quyết-định cản trở hay fương-hại tới căn-bản sống còn của người khác, và khi trong một xứ-sở vấn-đề zanh-zự không còn chỉ vì í-ngĩa cộng-đồng đã mất. Đây chính là vấn-đề luân-lí mà Nietzsche đã nêu lên trong cuốn Der Wille zur Macht/ Chí Hùng-vĩ (Í-chí Vươn Tới Quyền-lực). 1968. Tt. 159-161.[3]

Liệu já-trị có mang nội-zung luân-lí trong cái gọi là trật-tự của thế-jan mới hay không? Những vấn-đề fi-luân sẽ đụng độ với nhau i như những lá bài zân-chủ mà ngày nay đang được í-niệm Toàn-cầu xưng tụng. Những lá bài zân-chủ sẽ trở thành vô-luân nếu chúng không đưa xã-hội con người tới cái-đẹp, cái cao-quí, cái hiểu-biết, và cái tiến-hoá của cuộc đời. Tóm lại, zân-chủ sẽ vô-luân nếu những lá bài của nó không bảo vệ được con người thoát khỏi những zị-chứng huỷ-hoại cuộc đời. Nietzsche đã hùng hồn nhận-thức trong Der Wille zur Macht (tt.152-153) rằng “Tinh-thần zân-chủ chỉ có nền-tảng luân-lí khi nó júp con người có can đảm đứng lên chống lại áp-chế bạo-tàn (oppressions).” Đây chính là điều mọi xã-hội fải lưu-tâm.

Ngày nay, sở zĩ í-niệm về Thế-jới Quan Cụ-thể của Husserl vẫn còn là một fương-fáp truy-tầm hiểu-biết vượt lên khỏi mọi hiểu-biết thông-thường, thì điều này cho chúng ta thấy rằng những vấn-đề chúng ta đặt ra chưa được jải-quyết, còn nhiều thiếu sót, và còn nhiều hiểu lầm jữa những xã-hội con người ở thế-jan này. Thế-jới Quan Cụ-thể (Objectivity) trình bày ở fần đầu của chuyên-luận này fải hiểu là ‘Hi-vọng’. Và tính-chất Sự-kiện của Thế-jới Quan đó (Objective) fải hiểu là ‘Mục-tiêu’ hay ‘Mục-đích’. Vì ‘Hi-vọng” và ‘Mục-tiêu’ là hoài-bão và nỗ-lực tìm-hiểu lẽ tương-đồng và zị-biệt của nhiều xã-hội. Có đạt được hai điểm này thì con người mới thực sự hiểu con người và mới hi-vọng tiến tới một cộng-đồng nhân-loại. Muốn thế chúng ta fải tôn-trọng những nền-tảng cộng-đồng có những já-trị văn-hoá ngay từ lúc khởi đầu của chúng. Chúng “lù lù” trước mặt chúng ta và có mặt ngay lúc này. Zo lẽ đó, fương-fáp “cùng kì lí” của Hiện-tượng Luận cần fải tiến sâu hơn và cao hơn. Đó là thử-thách chung của chúng ta.

 

_________________________

[1]Xin đọc The Origin of Geometry của Jacques Derrida khai triển từ một bài viết ngắn cùng một tên của Edmund Husserl.

[2]Nguyễn, Quỳnh, Suy-tư trong Tinh-thần Descartes (Husserl, Edmund, Cartesian Meditations), 2007, Quantic Universe, USA.

[3]Nguyễn, Quỳnh, Chí Hùng-vĩ (Í-chí Vươn Tới Quyền-lực /Nietzsche, F., Der Wille zur Macht), Tập Một, 2008, Quantic Universe, USA.

 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021