thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Người nghệ sĩ chữ
 

Xuyên qua lá chuối

 
hay hay
Sợ cảm giác
bò người mình
 
người trở nên kiểm toán bàn chân hơn
cứ định. Cứ định.
Cứ định đi.
 
Chuội mãi
trong tin hoa quả độc
 
Hàng ngày ông điều khiển
người lái tàu
gồng những con đường ray định sẵn
 
Một tốc độ
định sẵn
Dừng lại
sân
ga.
 
 

2. chim mới

 
bay cũng xong
chíp chíp
không phải con đâu
mà ra đường tàu.
 
sau đời đẹp hơn?
trước đời hay hơn?
Phải tìm.
 
mất trạng thái
cảm giác
cảm giác chợ
em đã trải qua một lần
đi thực tập
ở trong mộng mị suốt đêm, khát nước
 
nghèo đói, nhà cửa như chuồng heo
đĩ điếm
vắng ngắt,
ngủ dài xung quanh vẫn dài ngủ
 
 

3. Muốn như tảng đá đè

 
Ngáp ngáp từ đó ông không bao giờ tự dưng thấy cảm xúc
không hiểu sao chổi
 
người tìm lại thời bẻ tăm hay sao?
 
Chỉ có phá được những bê tông xây nên nhà mồ trăm gian
 
bà đông cứng theo thời giá?
 
quả lắm cây khôn khô thành dại
 
trong lúc cởi bỏ được những từ đó, bằng cách thóc
trong đó khác nữa không chừng vẫn ở chỗ cũ
 
bao cung cười
chúng ta đâu cần gì phải thứ ấy
 
***
 
 

kỹ nghệ thuật

 
thế nào làm câu hỏi
như thế sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được câu hỏi
 
nếu bà trả lời ngược lại
thế nào lời cũng hơn được lời
 
nghệ thuật là cái nách để lại
tự vì nghệ thuật nó là vốn
phải vay
đẻ được
đến nơi cũng đều như thế cả
 
có người chỉ phá bản thân đã chờ đợi
ngày ấy!
tìm kiếm
khi hóa, không có cầm theo dưa leo
như vậy, người ta đón nhận và hiểu,
buồn đến ngớ ngẩn.
 
 

2. nghệ thuật bởi cho hết rồi

 
những câu hỏi loại nhỏ
chưa trả lời làm con của nghệ thuật
thơ không cho có cá kho nồi đất
 
câu không chắc bằng trắc cách trả lời lời chị một Thị Nở
cách tình yêu chỉ có liên quan gì
 
tượng bản thứ mông không lông khác con chuột
thử vắc xin sẽ cho chuột ăn kem
 
 

3. khoa học cũng gây ra Nguyễn Trãi

 
từng đôi hiểu biết
khiến người ta sợ hãi chẳng hạn
sức nó chở lan tỏa
trong suốt chẳng hạn
 
không phải phiên bản động vật
rung động riêng của sản sinh trong quá trình lịch sử
có thể nói rất mắn
 
nó không có từ vựng miểng hay cú pháp động
bởi một âm thanh vui vẻ của chung quanh núi non
 
có biên giới, đôi khi nó như ánh sáng mèo
chiếu rọi trên bề sảng khoái
với một không khác gì một tác phẩm
nổi tiếng đừng thở
 
***
 
 

như tấm gương thân

 
dù ít dù nhiều
cũng có nghĩa đấy
 
không chỉ nghe bài hát
bỗng quên mất chính mình đang tồn tại
 
nhưng lại tìm một cao trào nào đó khi không tồn tại
khi ấy là nhất là
đã vậy tồn tại thì đã sao
 
 

2. viêm tai giữa

 
bởi đa dạng hơn thời gian,
không gian giúp bà tìm thấy mỡ màng bất ngờ
không mà lại đan xen sang trọng hoặc thô bỉ làm gì chứ
gần tới mức không phải xác vô tội ở điểm ấy đâu
 
không đẻ ra chữ, chỉ có vòi
anh đi tìm điều gì đó
nhưng anh có được cái voi bao giờ không
cuốn sách thì nó tự mở ra
như một cuộc đời không biên tập
 
 

3. làm sao để xoay

 
cùng vút lên mất biến trong trái tim vơi
có lẽ chừng nửa năm rồi
trong khoảng vài trống rỗng,
trong quãng ấy, không khi nào
nghĩ khôn.
 
mười buồn buồn bã vì nghèo không phải do thất bại hay tất cả
mười tháng năm do tích lũy tư bản
có cá. có canh.
 
ai gánh cười không?
biết cho lắm phải kinh tế chứ.
 
cứ chẳng lóe lên một tia hi vọng gì không chắc chắn
sức khỏe một, tiền bạc cả đời, bỏ, bỏ
nằm nói chưa được nếu chỉ có vào nhà xác hết cả nở khí hậu
 
ô, mọi thứ đều còn trơn chẳng không ra gì.
 
Nhưng buồn thì đóng mình
hư hết cả những
từng
 
***
 
 

biết vỡ tri

 
 
cứu người đời trước
mạng phân biệt toàn cầu lại đem cứu
không buông tay nên bận rộn nghĩ chuyện sai
làm tới đời xưa
 
bà thi thành con cá, cây cối, hoa màu, ông hóa chữ nghĩa
thay vì tức giận, hãy làm anh thời gian
thời gian sẽ lại nẩy niềm vui như không trở về
gặp bạn dưới bầu sữa biết chạy
 
 

2. nói chuyện với lãng quên

 
bão trống mưa mái thứ quả đi kẻ cày ải
chưa đủ tàng trữ vô tâm, ngờ nghệch
em vâng chịu đứng lãng quên
 
Vẫn nghe câu hò, người trồng vải, như tiếng con thưa rừng
Vẫn biết xa xôi mờ tết
thắp một hi vọng được nhóm đêm
nén thực tại
bồng thế hệ đi qua và cúng vái thế hệ đang qua
 
 

3. đã mọc lên một cái cầu

 
tới không ghi vuông cân
anh không tìm từ tối đến sáng dặm từ nói miệng chúm chúm
tưởng bị giam cầm tẩu thoát lĩnh lương ngày mười lạng gạo
 
mặt trời trừ nợ sự phẳng phiu đẻ ra em của mẹ
đặt vào sự sản xuất cái không biết
không thể chấm dứt nung chảy sự khởi thủy
 
nằm bên dòng sông dế
gọi tên người không ở gần cũng chẳng phải mới
không thuộc hữu hình và sự nhạo báng huyền bí
những món nợ được hoàn tất
đã nằm ở dạng khách thể
 
***
 
 

Người chuối

 
Thủa nhỏ nghe kể câu chuyện về giống người bé bằng trái chuối trên rừng. Tóc của họ mềm như tơ. Con mắt bé bằng hạt vừng. Nhưng tiếng nói của họ vang xa hơn tiếng hổ gầm.
 
Họ tốt, độc đáo, giữ những nét cổ xưa của loài người. Những nghiên cứu về giống người nguyên thủy ấy có thể sẽ làm thay đổi nhận định ấu trĩ về lịch sử, chẳng hạn thuyết tiến hóa. Sự thay đổi của thế giới mang tính đứt gãy chứ không theo trình tự nào. Cây lim cây tùng sẽ chứng minh điều đó. Họ là người Việt cổ chăng?
 
Ban đầu, những giống người này cưỡi trên lưng các loài muông thú và chim chóc, thường đến thăm làng của chúng tôi. Họ mang theo món quà là những bông hoa dẻ vừa nở trên đỉnh núi mờ sương và vài con bướm xinh đẹp nơi hang sâu thẳm. Để đổi lại, chúng tôi biếu họ dăm ba hạt nếp vài hạt đậu ngự làm quà.
 
Họ làm tổ trên ngọn cây cao, nơi núi đá vách thẳng đứng hơn thác nước, từ đó, nhìn thấy tất cả. Tuổi thọ theo cách tính thông thường, ước vào khoảng 500 năm, ngang với một cây cổ thụ trong ngôi đình cổ.
 
Theo các cụ kể lại, khác với chúng tôi những người đẻ được của họ gọi là “ông”, còn kẻ gieo giống gọi là “bà”.
 
Những thổ dân đặc biệt, thuộc bộ lạc cổ xưa hơn tất cả, chuyên sống trong hang sâu không ánh sáng, có thể tự phân mình thành đực cái và tự thụ tinh cho chính bản thân. Họ không có khái niệm giống mà chỉ có khái niệm loài. Những kẻ này sau chuyển hóa thành loài ăn thịt với hai hàm rất nhiều răng. Phần lớn giống người chuối vẫn đều ăn hoa quả.
 
Theo thời gian, người chuối cứ trốn mãi vào rừng sâu, để hi vọng sẽ còn sống sót sau vài ngàn năm nữa, tránh sự xoi mói và làm hại của chúng tôi sau khi liên hiệp lâm trường ra đời khai thác gỗ xuất đi Liên Xô.
 
Chỉ sau 17 năm, rừng núi chỉ còn lại trong một cuốn ca dao tục ngữ cũ nát. Nhiều cô gái lâm trường không chồng mà tự dưng có chửa, nhưng họ vẫn thuộc giống cái.
 
Người già nói rằng những kẻ mạnh, những nền văn minh vĩ đại thậm chí chuyên đi xâm lăng và dạy bảo kẻ khác sẽ vĩnh viễn biến mất. “Giống người không quần quần áo, cởi truồng, sẽ tồn tại đến khi vũ trụ tự hủy”.
 
Điều đó chẳng thể kiểm định. Từ lâu người ta coi ngôn ngữ có nghĩa là chữ viết. Mà khi ấy hẳn giống người cởi truồng không thể nào ghi chép hay nhận xét chính xác về những điều mà họ chưa bao giờ nếm trải. Trong vốn từ vựng nguyên sơ, từ “vĩ đại” không dành cho con người.
 
Tình yêu còn lại ư?
Sau những vụ thảm sát và diệt chủng?
 
Không còn gì hết. Ngôn ngữ, thơ ca, những điều tốt đẹp, thậm chí cả các lễ hội shaman của họ. Dầu sao một niềm tin thơ ngây vào cái đẹp và nhân cách còn phù phiếm hơn cả các nền chính trị hão huyền nhất. Người làng tôi đều tin tưởng vào các thần linh, nhưng cả ba ngôi đình đều bị hợp tác xã dỡ ra để làm chuồng lợn. Những khi ấy thần linh ở đâu? Đất nước tôi có hàng ngàn năm nô lệ, khi ấy thần linh chưa trưởng thành chăng?
 
Giống người chuối mà làng tôi gọi là bọn người nghệ sĩ không có những thứ vũ khí đơn giản như cung tên hay búa rìu. Họ chỉ biết hát giống hệt những con chim và bản thân thông thạo hàng chục ngoại ngữ của muông thú nơi rừng nguyên thủy. Họ có năm loại lưỡi và khi trò chuyện với loài bò sát họ chỉ cần dùng nửa số đó cũng đã đủ huyên thuyên suốt ngày.
 
Đôi khi tôi nghĩ rằng một vài cá nhân có thể thay đổi cộng đồng phù du của anh ta. Một cộng đồng văn chương sẽ thay đổi thế giới. Chính nhờ có tri thức mà con người dễ bị điều khiển hơn con vật. Văn chương sẽ chiếm lấy quyền điều khiển trí tuệ và tình cảm của con người!
 
Nhưng kẻ diệt chủng không bao giờ cần đến trí tuệ. Ngôn ngữ của chúng tàn bạo khủng khiếp và vô cùng tối nghĩa. Có những thứ ngôn ngữ đông cứng như mẻ sắt vừa ra lò. Cũng như ngôn ngữ của họ, tuổi thọ của các triều đại không thể so sánh được với những chiếc khố làm bằng vỏ hạt dẻ. Nai hoẵng vẫn sống vui vẻ mà không cần từ điển bách khoa. Thực sự loài nai có văn chương của chúng hay không?
 
Sự tuyệt giao với chúng tôi và cuộc di cư vào quá khứ đã đưa những thi sĩ nhỏ bé và thông thái vào quên lãng. Gần 100 năm nay làng chúng tôi hầu như không thấy bóng họ nữa.
 
Lần cuối cùng hội ngộ là ngày tàn của cuộc chiến giành độc lập. Mất vài ngàn năm, hoặc hơn thế nữa, để chúng tôi giành lấy những gì của chính mình, tức là một mảnh đất cho dân tộc cắm dùi, mà như một danh nhân văn hóa thì miếng đất ấy vốn đã được ông Trời chia cho chúng tôi từ lâu và có sổ đỏ hẳn hoi ở trên thiên đình.
 
Buổi chiều hôm nay, ngẩng lên nhìn một con đại bàng bay lạc từ nơi núi thẳm xanh ngắt xa vời đang lượn lờ trên đầu thành phố, lòng tôi không hề buồn bã về cái thế giới mà giờ đây chỉ còn lại vỏn vẹn giống người khổng lồ.
 
Tôi không dám chắc trên lưng con đại bàng ấy đang có một nhà thơ trẻ từ cả trăm năm trước đang đi tìm cái làng đã mất tích của chúng tôi. Tôi không biết bài thơ của anh ta có hay không và đặc biệt có cần thiết cho cuộc sống của chúng tôi hiện thời chút nào chăng.
 
Ông tôi nói rằng những kẻ làm thơ là người có khả năng phân thân, biến thành ma quỷ, thánh thần, hóa thành kẻ khác. Anh ta có nhiều cái mũi và nhiều lỗ tai. Thậm chí nhiều bộ phận sinh dục. Nhưng, đáng tiếc dân làng chúng tôi không có khả năng đó, các nhà thơ như những bức tượng được đúc đồng loạt giống nhau và giống với chính những gì tạo hóa và lịch sử đã tạo ra họ.
 
Tuy nhiên, ông tôi cũng nói rằng: “Sự lai giống giữa người làng với người chuối không bao giờ đem lại kết quả”.
 
Theo truyền thuyết, người chuối chỉ giao hợp trong giấc mơ. Tinh trùng của họ sẽ di chuyển theo các hạt ánh sáng vào lúc ban mai. Đôi khi chúng đi lạc đích. Đấy chính là lý do một vài vĩ nhân trong các câu chuyện cổ đã ra đời bằng những cách khác thường, chẳng hạn người phụ nữ dẫm phải dấu chân lạ. Năng lực thụ thai rất tự nhiên ấy ngày nay hầu như không còn nữa.
 
 

Đứa bé lạ

 
Sáng nay tôi gặp một đứa trẻ 14 tuổi đang cố gắng học đánh vần và viết những con chữ đầu tiên bên cái ao. Thông thường bọn trẻ 5-6 tuổi đã có thể viết những chữ cái đầu tiên rồi.
 
Tôi hỏi: “Sao không kiếm việc gì làm đi, rửa xe, bốc xếp chẳng hạn. Chữ nghĩa giúp được gì cho bạn”.
 
Cậu ta trả lời: “Tôi muốn tìm hiểu xem người lớn dùng chữ vào những việc gì”.
 
Cậu ngồi đánh vật với những con chữ trên cuốn vở cũ xin ai đó đã nhàu nhĩ trong cái lớp học tình thương đang thiếu giáo viên. Chiếc ba lô xin được của ai đó đã bạc thếch và chiếc bút cũng lấm lem mực từ hồi năm ngoái.
 
Bất giác, cơn gió lốc ào qua. Chiếc bàn cũ chỉ còn lại cuốn vở đầy bụi bặm với những ký tự tôi chưa từng thấy bao giờ. Bộ chữ cái của anh ta không phải 24 mà là khoảng 479 chữ, chưa kể một số ký tự chưa hoàn tất.
 
Tôi tin rằng trước mặt tôi là một bài thơ dù nó vẫn còn dở dang.
 
 

Vào thời điểm cái đẹp có râu

 
biến mất đi qua sự thách đố sống nhìn vỡ vụn
vàng thân thể
không thể lường trước tiếp nhận đón mặt trời
bằng sự sáng suốt
lời nói chữ viết cưu mang sự xuyên từng hạt
 
Khi vô tội anh sẽ đi qua được lửa và đất
Về trong quán nem hiu hắt chiều tàn
 
Như con chim ti vi đã tắt
Mặt vật hiện ra trong cánh gà
 
Nó đã luộc nó bằng trái bưởi
Thơ chảy mồ hôi nhẹ bẫng tiếng khép cửa
 
Nửa phía đuổi của tiếng hát là trái bóng
đội lên đầu pho tượng
Để lại sau lưng một cuộc đời hành khất chân sắt
mở két từ bi
 
31/7/2012
 
 
 
 
-------------
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021