thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quyền-lực và Tự-zo [§6]

 

Zựa trên nguyên-tác tiếng Anh Power and Freedom (2008-2009), Nguyễn Quỳnh.

 

 

§6.

Leibniz nhận thấy rằng khi tâm-trí của một người sáng-suốt, người ấy có thể tự mình đặt ra qui-ước cho chính mình để zùng trong tương-lai. Người ấy có thể thi-hành qui-ước của mình chặt-chẽ — tuần-tự mà đi, mạnh mẽ mà làm — tuỳ theo trường-hợp. Làm như thế, người ấy có thể tránh được ảnh-hưởng không tốt zo hoàn-cảnh và người khác gây ra cho người đó. Tóm lại, qui-ước hay kỉ-luật như thế júp chúng ta điều-ngự được những đam-mê và í-hướng thiếu khôn-ngoan. Đó là cách gây zựng những tập-quán tốt, júp cho zanh-đức của chúng ta không còn là bổn-fận mà là niềm vui. Đó chính là bản-ngã thứ hai của chúng ta (second nature).

Điều chúng ta cảm thấy canh cánh trong lòng cứ âm thầm ảnh-hưởng tới í-chí của chúng ta. Thế rồi, rất hiển-nhiên điều ấy cho ta thấy hạnh-fúc chính là mọi nỗ-lực chúng ta đi tìm. Cho nên, chỉ một nỗi đau hay một chút ưu-fiền cũng làm chúng ta mất vui. Zo lẽ ấy, cũng theo Leibniz, sự lựa-chọn hành-động cho tương lai của í-chí luôn luôn nhằm loại bỏ ưu-fiền để mưu-cầu hạnh-fúc. Cái ưu-tư của zân-tộc A đến từ những tập-quan thiếu thông-minh và khôn-ngoan của zân-tộc đó, trong lịch-sử cũng như trong thời hiện-đại, và đồng thởi một ưu-tư nữa của zân-tộc A là những vết hằn xâm lược của zân-tộc B, nó cứ lảng-vảng gần xa. Ta không chỉ nợ ta những jì ta muốn làm mà vẫn chưa quả quyết, ta còn nợ kẻ thù tính chất tinh-thần nó nhét vào trong trí-tuệ của ta cả ngàn năm. Đây chính là câu hỏi liên-quan tới sự có hay không của quyền-lực, tự-zo và í-chí.

Trong một chuyên-luận về ngôn-ngữ, Heidegger có viết: “Ngôn-ngữ là cái nhà của bản-thể.” Nếu chuyện “cái nhà” chỉ là chuyện thuộc fạm-vi kiến-trúc thì chúng ta rất có nhiều zịp để thiết-kế đổi thay — tuy rằng không fải zễ zàng. Nhưng chuyện cái nhà ở đây là chuyện “linh-hồn” zo công-ngiệp hay hành-động tạo-thành, xét theo quan-điểm biện-chứng của Hegel. Một zân-tộc í-thức rằng họ không fát-hiện ra chữ viết mà fải nhờ ngoại nhân chỉ bảo, tức là zân-tộc đó, theo câu nói của Heidegger, không có nhà hay thiếu linh-hồn. Họ “vô ja cư” ngay trên quê-hương của họ.

Khi con người bước ra khỏi hoang-vu hoặc rừng thẳm để tiến về một mảnh đất fì-nhiêu, có những điều-kiện tốt hơn cho những nhu-cầu fát-triển, con người bắt đầu ra khỏi loài-vật, mặc zù văn-minh vẫn còn xa lắc xa lơ. Khi con người í-thức nhiều hơn về tiếng nói của mình, chỉ vào sự-vật và đặt tên cho sự-vật, như Wittgenstein đã nói, í-thức của con người về mình và về ngoại-jới triển-nở theo sức-mạnh của trí-tuệ, thì cái mầm văn-minh đã bắt đầu nhen nhúm. Nhưng để gi lại hoạt-động của trí-tuệ và của sự-vật, con người cần đến hệ-thống kí-hiệu hay gi-âm. Hệ-thống này, để chuyên chở tư-tưởng và truyền-thông có hiệu-quả cao, nó fải được lập đi, lập lại, cố-định và liên-kết chặt chẽ với nhau để thành qui-ước cho xã-hội. Nó cũng còn fải được bồi-zưỡng bằng những kinh-ngiệm hằng ngày và những suy-tư sáng-tạo của trí-tuệ. Trong hai điều này, ngôn-ngữ fản ánh những hoạt-động của suy-tư trừu-tượng có chất sáng-tạo cao như khoa-học, kĩ-thuật, toán-hoc, nghệ-thuật, và triết-học mới quyết-định sự tiến-hoá và văn-minh của con người. Chỉ đến lúc này, con người mới hoàn toàn ra khỏi “văn-hoá bầy đàn” hay những bản-năng súc-vật. Thế thì, nói một cách ví-von, con người có tiếng nói, nhưng fải vay mượn cách viết chữ của người khác thì cũng jống như kẻ “ăn nhờ, ở đậu”, tuy không fải trả lãi cho chủ nhà, nhưng là nô-lệ của ja-chủ, từ kiếp này sang kiếp khác. Zân-tộc đó kém vế tiến-bộ, văn-minh, thiếu í-chí sáng-tạo, và zo đó không có tự-zo, ngay trong trí-tuệ của mình. Cái đau như thế coi ra có vẻ nhẹ nhàng, hầu như không đáng kể, vì nó đã trở thành bản-ngã, sau cả ngàn năm, sống trong u-tối mà không biết. Tuyệt vời thay và khủng-khiếp thay là sức-mạnh ban đầu. Nó là quyền-lực trói buộc tự-zo “rất vô-hình” và cũng rất vô-tình cho kẻ iếu.

Í-thức rằng mình iếu, tức là mình muốn mạnh. Ngay sau khi jành độc-lập, người Mĩ có ít nhất hai câu hỏi lớn. 1) Chúng ta theo thể chế nảo? Trả lời: Cộng-hoà. 2) Biểu-tượng cho kiến-trúc của Hoa-kì sẽ là kiểu-cách nào? Trả lời: Kiến-trúc La-mã. Và, Hoa-kì fải là một Đế-quốc, cho nên, hình-tượng con ó được in trên jấy bạc, và là biểu-tượng đặt trước án (lecturn) của Tổng-thống. Người Hoa-kì, và đặc biệt các đại-học zanh-tiếng, như Harvard, Princeton, và Columbia nói thẳng là họ không có cảm-tình với triết-học Âu-châu (Continental Philosophy). Đây chính là lí-zo khiến George Santayana, tác-jả những cuốn sách nổi tiếng như The Sense of Beauty, Reason in Art, và Dominations and Powers, đã rời bỏ Hoa-kì và Harvard, vì căn-bản Triết-học của ông, tuy hùng-vĩ, lại rất Âu-châu. Chúng ta ai cũng nge qua, để hiểu Triết-học Hoa-kì, chúng ta cần đọc tư-zuy Thực-tiễn (Pragmatism) của James William, Dewey, Peirce, và Whitehead. Những triết-ja này sẽ được bàn tới trong những chương sau của chuyên-luận này.

Riêng trong lãnh-vực ngôn-ngữ, người Hoa-kì rất có cảm-tình với người nào zùng chữ rất Mĩ, chẳng hạn zùng chữ drivel thay cho chữ stupidnonsense, chữ rabid thay cho chữ violent, Ngay cả những chữ như rut đọc và viết trẹo từ chữ route hay rot của tiếng Fáp cũng được hoan-ngênh. Đối với họ, càng ít zùng từ-ngữ gốc La-tỉnh càng tốt.

Trong thế-kỉ 19, trường-fái hội-hoạ đầu tiên của Hoa-kì, The Hudson River School, và nhóm Transcendentalism quan niệm rõ ràng là: “Một người Hoa-kì iêu nước là người biết iêu fong-cảnh Hoa-kì.” Tấm tranh Niagara Falls, 1857 của Chuch đoạt jải nhất ở Paris, không fải chỉ vì cái ziệu-tài khủng-khiếp của Church, mà vì người Âu-châu đã thấy cái đẹp và “tinh-thần” rất Mĩ trong bức tranh này. Kể từ đó Thác Niagara là biểu-tượng của Hoa-kì, mặc zù một fần của thác này, the Horseshoe nằm về fía Canada. Trong nỗ-lực vươn lên sáng-tạo, Hoa-kì không ngừng học hỏi từ ngoài. Họ đón nhận những í-hay (chứ không cóp chép) của Duchamp và Mondrian, để rồi sau Đại-chiến Thứ Hai, họ cho ra đời trường-fái Abstract Expressionism, còn gọi là New York School. Thủ-đô văn-hoá, ngệ-thuật và tài-chánh của thế-jới chuyển về New York. Từ New York những cuồng-lưu sáng-tạo tung ra. Thông thường fải mất hai năm cho một bút-fáp ngệ-thuật mới từ New York City tới Los Angeles, và fải mất từ năm hay sáu năm để tới Chicago. Những bút-fáp hiện nay zùng để jảng-zạy trong các trường Trung và Đại-học Hoa-kì đến từ New York từ mười tới mười lăm năm về trước. Trong khi ấy những jì trong ngệ-thuật ở các nước khác, đặc biệt ở vài nước Á-châu là những “zư-thừa” của ngệ-thuật Hoa-kì từ 1950 đến nay. Cuồng-lưu ấy là sừc-mạnh, í-chí và tự-zo. Nó đã làm cho thế-jới khát-khao. Nhưng khát-khao ấy quả có làm cho những zân-tộc có í-thức như Fáp không vui. Trong thập niên 90, chính-fủ Fáp nói rõ, tiền trợ cấp chỉ trao cho những ngệ-sĩ tạo-hình Fáp không chịu ảnh-hưởng của ngệ-thuật Hoa-kì.

Leibniz nói, cái làm cho chúng ta không vui — ở đây không fải là chuyện tình-cảm — mà là khi ta í-thức ra nỗi buồn đó, không fải ở những lúc lòng ta sôi-động, mà ngay cả những lúc lòng ta bình-thản. Một hữu-thể “đi ăn nhờ ở đậu” nhận ziện ra “ông chủ đứng kia” zù cho chủ-nhân có thể đã quên chuyện xưa rồi, hữu thể ấy, nếu có í-thức, sẽ tự hỏi, “Không biết ông ta có còn nhận ra cái nhà trong đầu mình là nhà của ông ta không?” Hai chuyện sau đây đáng cho ta lưu-í.

Khi Lê Quí-li (hay Hồ Quí-li) nhận thấy áp-lực của những người Việt trung-thành với Tầu và áp-lực nhà Minh đang đè nặng lên ông, ông fải xuống nước, và cũng là sự-thật khi ông nói: “Áo-mũ này cũng của Thiên-triều!” Năm 1972, một kĩ-sư Tầu còn trẻ từ Đài-loan đứng trước lăng-tẩm nhà Nguyễn ở Huế, đã mừng rỡ, nói rằng: “Rất Tầu (Very Chinese)!” Người nge iên-lặng vì đó là sự-thật.

Vài năm trước đây, trong vấn-đề tranh chấp biên-jới và mầy quần-đảo jữa Việt Nam và Tầu, tôi may mắn đọc được một đoạn trích từ một tờ báo Việt ở Fáp gi lời nói của một nhà lãnh-đạo Việt Nam, như thế này: “Người Trung-quốc là thầy ta. Cho nên người Trung-quốc jữ hộ cho ta. Bao jờ ta cần thi người Trung-quốc trả lại cho ta!” [*] Người Việt Nam đừng vội chê câu nói của người ấy, mà nên nhìn vào chính trí-tuệ của mình. Ẩn-zụ trong lời nói của người ấy cho thấy một thực-tại của kẻ iếu đứng trước kẻ mạnh. Đó là một câu nói rất mỉa-mai, và là một nỗi đau của kẻ iếu. Tầu rất hiểu câu nói xuống nước và ngụ-í xin xót thương của nhà lãnh-đạo Việt Nam ấy. Nhưng Tầu sẽ không bao jờ trả lại đất đai Tầu đã cưỡng chiếm của Việt Nam cho người Việt Nam, trừ fi có một cuộc chiến-tranh mà chỉ có những người như Lê Hoàn và Quang-Trung tái thế mới có khả-năng làm được. Hiệp-ước về biên-jới Việt-Hoa gần đây là một khẳng-định thế này: “Thôi nhớ, từ nay đừng bàn tới chuyện đất-đai này nữa!”

Nhưng, bản-văn của hiệp-ước đó lại cho ta thấy, có fải ngôn-ngữ là cái nhà của bản-thể? Nội-zung của bản văn ấy được trình-bày làm hai cột. Một bên là chữ Tầu cho Tầu đọc, mà rất ít người Việt đọc được — một điều zĩ-nhiên. Một bên là chữ Fáp cho Việt mà cũng rất ít người Việt còn đọc được. Thế thì tiếng Việt để làm jì? Ta có thể hiểu được vị-trí của tiếng Fáp ở đây, nếu tiếng đó được zùng như bản zịch đưa ra quốc-tế. Nếu thế thì bản-văn fải có ba cột: Việt — Tầu — (Tây), ngụ í rằng Việt và Tầu không hiểu ngôn-ngữ của nhau, nên thằng Tây nhảy vào “làm thông-ngôn”.

Chúng ta không biết sự-thực thế nào, nhưng zựa vào hiêp-ước biên-jới Việt-Hoa trong đầu thế-kỉ hai mươi mốt, thì người Việt Nam không có ngôn-ngữ, cho nên người Việt Nam chính là một kẻ ăn mày, một kẻ “vô-ja cư” trong trí-tuệ. Đọc bản hiệp-ước biên-jới Việt-Hoa người Fáp sẽ ngĩ jì?

Nếu tôi là người Fáp trẻ tuổi ngày hôm nay, tôi sẽ vui và hãnh-ziện khi thấy quyền-lực của nước tôi từ quá-khứ đã trở về. Ngôn-ngữ Fáp sáng trưng như trí-tuệ, và tôi muốn chia sẻ tự-zo và sức-mạnh của nước tôi cho một nước trước kia là thuộc-địa của nước tôi, như hồi trước tháng Tư, 1975, một số người Fáp vẫn còn mang jấc-mộng “Tiểu Bá-vương” cho hoà-bình ở Nam Việt. Và nếu tôi đi quá trớn, chỉ vì quá lãng-mạn nồng nàn, tôi có thể hôn zân-tộc Việt Nam và thì-thầm rằng zưới ánh sáng của Voltaire chúng ta sẽ thắng.

Trong lãnh-vực văn-học và ngệ-thuật, chúng ta đã thấy, và còn đang thấy, rất nhiều ngệ-sĩ không nhà. Nếu chúng ta chịu khó để cho í-thức nhận ra (cognizance) cái đau, từ nhẹ-nhàng (uneasiness) đến xót xa (genuine displeasure) như Leibniz đã tỏ bày, thì khi sáng-tạo — văn-chương hay âm-nhạc — chúng ta nge rất nhiều tiếng khác nhau thủ-thỉ trong đầu chúng ta, hoặc là í-thức hoặc là vô-thức. Thế có ngĩa là khi xưa Tầu zậy ta ê-a, nay Tây (Tây-fương) zậy ta “chấm fẩy”. Trong Hội-hoạ và Điêu-khắc, chuyện này còn rõ hơn, khi ta thấy trong bố-cục, ví-zụ, lẩn quất sau tường một chút Bacon, và trong í-niệm tạo-hình (imageries/constructs) có chút Siêu-thực kiểu Magritte, đó là chưa kể những bóng ma của Pop-Art và của những fong-trào “Graffiti” vốn ra đời trong cơn khủng-hoảng của văn-hoá và ngệ-thuật Tây-fương. Nói cho cùng nó là hiện-tượng xã-hội cần fải đổi-thay (social transformation) mà người ngoài cuộc chỉ đua đòi cóp chép chứ không biết được nguyên-nhân, ngoại trừ một cảm nhận với đòi hỏi “tự-zo”, quá tự-nhiên của con người ở khắp mọi nơi. Tự-zo là í-niệm trừu-tượng và cũng là mẫu số chung cho mọi ước-ao khác nhau. Nhưng chính hoàn-cảnh mới là iếu tố quyết-định í-ngĩa sống còn và ước-ao vượt thoát của cá-nhân và zân-tộc. Chiều zài của lịch-sử chẳng có ngĩa jì. Chiều sâu của lịch-sử, với công-ngiệp huy-hoàng, mới là điều đáng kể.

Cứ cho là “Graffiti” và những thề “ngệ-thuật” khác, như bầy-biện (installations) và “trình-ziễn” (Performing Art) là thời-trang (Post-modernism/Contemporary), ta vẫn không thể nào có sáng tạo nếu ta đi theo thời-trang đó. Ngệ-sĩ có tinh-thần sáng-tạo fải có sức-mạnh và í-chí vươn lên trên cả quá-khứ và hiện-tại. Trong tuổi trẻ ngệ-sĩ chấp nhận ảnh-hưởng. Nhưng khi đã ba mươi tuổi (tam-thập nhi-lập) ngệ-sĩ fải có í-thức sáng-tạo và tự-zo của mình. Đó chính là một da Vinci ra khỏi Phidias, một Michelangelo ra khỏi ngệ-thuật Hellenism, một Giotto ra khỏi ngệ-thuật Byzantine, và một Tanguy ra khỏi de Chirico. Đúng i như quan-niệm về bút-fáp mới (Jungstil) của Panofsky. Sáng-tạo fải là cái jì chưa từng có trong lịch-sử và cũng chưa từng có trong thời hiện-tại. Ở đây, chúng ta tự hỏi chúng ta có năng-lực và tự-zo để thực sự hiểu điều mình làm, và để tiến về những biên-cương tít tận mù khơi, hay chúng ta chỉ có năng-lực và tự-zo ngồi chờ người khác làm, rồi cóp chép và a-zua? Có người sẽ ngụy-biện, “Tôi có tự-zo cóp chép!” Đó là câu nói không có trí-tuệ. Khi cóp chép người khác ta là nô-lệ, nên ta không có tự-zo. Chả nhẽ có cái gọi là: “Tự-zo làm nô-lệ!”

Wittgenstein đã nhận-xét rằng sáng-tạo là một chuyện quá khó-khăn, thông-thường chúng ta chỉ làm chuyện chỉnh-đốn hay tân-trang (renovation) mà thôi. Tuy nhiên, ngay cả vấn-đề chỉnh-đốn và tân-trang cũng đòi hỏi nhiều tài-năng và í-thức, ví-zụ một người nhận được một cái nhà ọp-ẹp, người đó fải biết cách tu-sửa cái nhà ấy, sao cho vững-vàng về mặt kĩ-thuật (technology/engineering) và mặt ngệ-thuật (architecture). Nếu chúng ta không có sáng-tạo, tức là chúng ta không có lực, thì lẽ zĩ nhiên chúng ta thiếu í-chí. Thiếu í-chí là không có tự-zo. Khỉ đó chúng ta chỉ có tự-zo cóp chép mà thôi. Í-thức về chuyện cóp chép, hay góp nhặt là một í-thức của sự xót-xa (genuine displeasure). Nhưng, nếu một người ưu-tư cặn kẽ chuyện này, người đó sẽ tìm ra một fương-fáp, như Leibniz đã nêu lên ở trên, júp cho người ấy tìm ra fương-hướng. Tìm ra được fương-fướng để tiến-thủ là tìm ra sức-mạnh của trí-tuệ (mind/energy) để đưa mình tới (move), bằng í-chí (will) hướng về mục-tiêu theo khát-vọng của mình (volition). Người Nhật, trong lãnh-vực canh-tân, người Đức, trong lãnh-vực tư-tưởng , âm-nhạc và xã-hội, và người Fáp trong hội-hoạ thời David, là những ví-zụ rất khôn-ngoan và đáng fục.

Zùng cách nói của Leibniz làm ẩn-zụ, khi ta thấy những miếng ăn ngon (appetitions) ta thèm — một hiện-tượng theo lẽ tự-nhiên. Ta như chó đói, vồ-vập miếng nào cũng được. Nhưng ta không nên là chó, miếng jì của nước ngoài cũng ngon. Ta là người, với khả năng fán-đoán của lí-trí (reasons), ta biết lựa-chọn và tiết chế miếng ăn, để cho miếng ăn trở thành niềm vui và hạnh-fúc — ở đây có ngĩa là sáng-tạo, chứ không fải là những suy-tư mù-quáng (blind thoughts). Suy-tư mù-quáng, cũng theo Leibniz, như hòn đá bay điên-cuồng vào trung tâm trái đất, thành ra tan tành tro bụi. Í ông muốn nói, vì thèm thuồng của lạ, con người không biết rõ ngọn nguồn, nên đôi khi con người rơi vào hố thảm-sầu. Tóm lại, để zuy-trì bản-thể, mà thế-kỉ mười bảy thường gọi là “linh-hồn”, con người cần niềm-vui của trí-tuệ (rational joy) và cái thú tràn-trề minh-triết (enlightened pleasure).

Trở lại câu nói, “Ngôn-ngữ là cái nhà của bản-thề”, chúng ta thấy một nỗi niềm chua chát, chung cho những zân-tộc như Việt Nam, nhưng chúng ta cũng thấy có chút ánh-sáng ở tương-lai cho một zân-tộc MUỐN trở lại làm người, hiểu theo chính ngạn-ngữ của Tầu: “Sinh ra làm người thì zễ, thành nhân thì khó.”

Vậy thì, chúng ta hãy cố gắng thành người. Trong vấn-đề ngôn-ngữ, chúng ta có lí-zo tin như thế. Khi, zo ngẫu-nhiên của lịch-sử, chúng ta từ bỏ lối viết tượng hình (ideogram) của Tầu, để chấp nhận mẫu-tự La-tinh, chúng ta thấy biên-jới Hoa-Việt rất rõ ràng, như trắng với đen. Chúng ta vẫn còn zùng nhiều chữ Nho đến từ quá khứ, nhưng đa số những chữ này đã trở thành lai-căng, và chúng ta đã hiểu sai chúng rất nhiều. Nhưng chúng ta vẫn cứ thờ ơ và vui, vì ngôn-ngữ không chỉ đến từ tập-quán, mà zo hoạt động quanh ta mới trở nên có ngĩa. Mỗi chữ viết trong bài này, chẳng hạn, không cho ta í-niệm về ngữ-căn và hình-tượng của Tầu, nó chỉ cho ta âm-thanh. Xét về âm-thanh tiếng Việt, một sứ-thần và cũng là sử-ja nhà Tống, có mặt trong triều-đình Lê Hoàn, đã ghi là người Việt “nói líu lo như chim”, còn ngày nay, người Tây-fương nhận xét là “người Việt nói như hát (sing song). Thế là người Việt có bản-ngã. Người Việt chỉ cần làm cho ngôn-ngữ của mình có mặt thường-trực ở khắp mọi nơi, và đặc biệt ở những nơi có zấu chân lịch-sử, ví zụ trường-hợp hiệp-ước biên-jới Việt-Hoa gần đây. Được như thế, tiếng Việt đúng là cái nhà của người Việt. Cái nhà đó zo sức-mạnh (power), í-chí (will) ước-vọng vươn lên (volition) của người Việt. Câu hỏi: “Để tiến về đâu? Trả lời: “Tiến-về Tự-zo trong í-thức sâu xa nhất của trí-tuệ.” Và để trở thành người.

Trở về với tư-tưởng của Leibniz, ta thấy người có sức-mạnh, có í-chí, và có đường-hướng rõ-ràng, thì hiểu rõ tự-zo của mình. Để bảo vệ tự-zo đó người ấy fải biết đặt ra qui-luật tiến-thủ và qui-luật tiến-bộ. Người ấy fải luôn luôn zốc lòng khát-khao chân-thiện (true good). Một đôi khi hành-động tự-nhiên không có sở-cầu (voluntary action) nẩy nở trong lòng, cho ta biết rõ khát-khao và í-chí rất khác nhau. Chúng ta cũng đừng nên coi những chuyện làm khó-chịu lòng ta fần lớn đến từ những đam-mê khác. Những vấn-đề như hiềm-khích (aversion), sợ-hãi, jận-hờn, ganh-tị, và nhục-nhằn đều làm chúng ta suy-ngĩ mông lung và làm cho í-chí của chúng ta vùng zậy, i như khi chúng ta nhìn vào vấn-đề ngôn-ngữ và lịch-sử kề trên.

Leibniz tiếp tục luận rằng cái gọi là vĩnh-cửu (eternity) của chúng ta — hay của jang-sơn này — không [chỉ] nằm ở thời hiện-tại. Nó tuỳ thuộc vào cái nhìn sâu sắc và xa vòi vọi của chúng ta, như thông-thường chúng ta vẫn nói, nhất là ở những xã-hội tiến bộ, rằng chúng ta xây-zựng cho và có trách-nhiệm đối với những thế-hệ mai sau. Thế thì, cái vui của chúng ta ngày hôm nay fải chứa đựng cái nhìn có tính-cách tiên-tri đi cùng với í-chí vươn lên. Như vậy, chính khi vui, ta vẫn có hành-động, hay là vui vì hành-động, tiếp-tục hành-động và sợ mất hành-động. Bất cứ khi nào ta thấy canh-cánh trong lòng, thì trí-tuệ của ta tức thời quyết-định gạt bỏ thú-vui để đi tìm một hành-động mới. Kết-quả của hành-động bung ra ngời-sáng, thì cái ngời-sáng ấy chính là “linh-hồn”, theo zuy-vật biện chứng của Hegel, mà rất nhiều người không hiểu.

 

[Hết đoạn §6]

 

_________________________

[*]Tôi cho tài-liệu có gi câu nói trên và mọi hình-ảnh vào Zip drive. Chẳng may tài-liệu này bị hỏng. Nếu độc-jả nào còn nhớ, và còn jữ tài-liệu này xin liên-lạc với [email protected] hoặc [email protected] hoặc trực tiếp gửi về Tiền-vệ. Xin chân thành cảm tạ. NQ.

 

 

Đã đăng:

Quyền-lực và Tự-zo [§1]  (tiểu luận / nhận định) 
Quyền-lực và tự-zo là sức-mạnh và khát-vọng, quyết-định định-mệnh của vũ-trụ và con người. Chúng có mặt từ thủa khai-thiên lập-địa, và được í-thức (intellectus) bởi con người trước khi có sử... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§2]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một bản-thể có suy-tư là một con người biết rõ đường-hướng của mình, không chờ cho đến khi có ai bảo tốt hay xấu mới theo. Đây không fải chỉ là chuyện cá-nhân. Nhiều zân-tộc không có chí-hướng rõ rệt, fải ngồi chờ zân-tộc khác tiên-fong, rồi mới hiểu vấn-đề. Đó là những zân-tộc đê-hèn, mang máu nô-lệ từ nhiều thế-kỉ... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§3]  (tiểu luận / nhận định) 
... Napoléon, trong những ngày đi tù biệt xứ, chắc chắn hiểu rằng ông đã mất tự-zo, và câu “Tổ-quốc là Ta!” trở nên viển-vông vì quyền-lực của ông thiếu cái khôn ngoan của trí-tuệ (mind). Cũng vậy, câu nói, “Iêu nước là iêu Đảng” là một câu nói thiếu trí-tuệ, vì quyền-lực trong câu nói ấy nhắm đến í-thức hệ đấu tranh chính-trị để động-viên và hăm zoạ người iêu nước... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§4]  (tiểu luận / nhận định) 
... Một người có tự-zo là người có khả năng thấy rõ sự lựa chọn trí-tuệ của mình, biết rõ hành-động của mình có hay không, đúng hay sai. Người ấy thấy rõ có thứ tự-zo cao hơn cả í-chí vươn tới của mình, biết rõ tự-zo nào nằm trong khả-năng hay quyền-lực của mình. Tóm lại, con người tự-zo là con người hiểu thứ tự-zo nào có thể tiêu biểu cho, hoặc làm nên người đó... (...)
 
Quyền-lực và Tự-zo [§5]  (tiểu luận / nhận định) 
... Thường thì chúng ta chỉ thấy và fê-bình những người ngiện-ngập vì người ấy hiện ra zưới mắt chúng ta. Song le, chúng ta không có con mắt để nhìn ra những vấn-đề “ngiện” nằm trong trí-tuệ. Chúng ta, vì thiếu minh-triết, hành-động như con vẹt nói tiếng người (parrotting). Một con vật khôn ngoan biết nge lời chủ, bảo sao làm đó, và làm một cách ngoạn-mục, nhưng con vật ấy không có tự-zo... (...)
 
 
---------------
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021