thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Người đàn bà trong cồn cát
(Nguyễn Đăng Thường dịch)

 

Không có sự chuẩn bị nào trước để cho ta bước vào cái thế giới lạ lùng và chết chóc của cuốn phim do nhà đạo diễn Nhật Hiroshi Teshigahara dàn dựng trong năm 1964, đang được Viện Điện Ảnh Anh Quốc (British Film Institute) phát hành lại với một ấn bản mới. Ấy là một tấm bố kiểu như tranh Dalí hay một bài thơ bằng hình ảnh trên phim nhựa - nhưng mang ý nghĩa gì? - đầy những nhịp thoi thóp của sự tù túng, khiếp đảm, kinh dị, kích dâm và tuyệt vọng.

Một nhà côn trùng học lang thang trên những cồn cát để săn loài côn trùng hiếm có; y được dân làng thuyết phục ngủ qua đêm trong căn chòi xiêu vẹo của một góa phụ trẻ dưới một đáy vực. Sáng hôm sau y nhận thấy rằng chiếc thang dây đã biến mất, và, cũng như người đàn bà, y là một tù nhân đêm đêm phải xúc cát dưới chòi mang đi đổ, trong khi dòng cát thời gian thì cứ tiếp tục chảy không thôi vào căn chòi.

Tại sao họ bị giam cầm như vậy? Người đàn bà góa hình như đã nghĩ rằng nếu cát tràn ngập vào căn chòi thì nền móng của ngôi làng sẽ bị sụp đổ, nhưng dù sao đi nữa thì dân làng cũng đang bán "cát mặn" cho các công ty xây cất nhà vô liêm sỉ. Hay cũng có thể ấy chỉ là một cảnh tượng điên rồ, quái đản về sự độc ác chỉ vì độc ác. Điều đáng kể ở đây là sự thân mật rất hãi hùng và đầy nhục cảm của họ.

Phim đen trắng, nhưng tôi chưa thấy có cuốn phim nào sử dụng hai màu này trong những cấu trúc bạo dạn, bóc mắt đến thế. Ấy là một giấc mơ - một giấc chiêm bao khiến bạn choàng tỉnh ngồi nhổm dậy toát mồ hôi hột.

 

Nguyên tác: "Woman of the Dunes", The Guardian Review, 16.7.2004

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021