thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Vô cảm mênh mông [đít] sẽ dự báo điều gì?

 

            Lỗ đít tôi ở đỉnh đầu
            Hồn tôi ngày tháng bạn bầu với phân
            Não bộ tôi giữa đôi chân
            Con cu vì thế có phần đoan trang
            Lồn em, một cái lồn xinh
            Vậy mà nó vẫn làm thinh ngáp ruồi
            Dễ sợ hỉ …!
                        "Vô Cảm"
                        (Đỗ Trí Dũng - Triết sĩ phương Đông cổ đại - 1970 -2055)

 

 

Ở Việt Nam, một số nhà phê bình [chuyên nghiệp] có một phương pháp phê bình cực kì độc đáo. Lâu lâu, buồn tình họ quăng ra một bài viết, mà trong đó toàn những ý kiến hết sức chủ quan, áp đặt, đầy tính võ đoán. Nếu có ai “bắt bẻ, vặn vẹo”, họ vênh mặt mà rằng: đây là bài viết sơ kết, tổng kết giai đoạn, nên không cần … chứng minh

Bài viết “Về một sự thiếu nhạy cảm” của bà Xanh Melan tuy ngắn, nhưng từng dòng, từng dòng trong đó đậm đặc tính võ đoán. Nói bừa, nói lấy được. Hy vọng rằng, với tư cách người Tây, bà Lan không vênh mặt lên mà cho rằng bài của bà là “tổng kết giai đoạn” khi tôi tiến hành “bắt bẻ vặn vẹo”.

Bà Lan có thể đồng ý với người này, phản đối người khác, nhưng khi đồng ý hay bác bỏ, bà cần cụ thể (tức là dẫn chứng và chứng minh). Bởi vì đây là một diễn đàn, chúng ta trao đổi trên văn bản. Không phải quán bia hơi, để bà thi triển võ mồm vô căn cứ như thế này:

“Bài viết của Trần Nguyễn Khuyên, với tất cả sự “nghiêm trọng” của nó, dù sao, vẫn đáng đón nhận như một làn gió mới mẻ, và chỉ cần một chút tinh tế người ta có thể rút ra khối điều hay ho. Thay vào đó là hai bài viết “thanh minh thanh nga” với những ý tưởng cũ kĩ đến phát chán của Đỗ Kh và Nguyễn Quốc Chánh”

Chỉ thế thôi, trong toàn bài bà Lan không quay trở lại vấn đề này nữa. Bà ném ra một câu “thánh phán”, và chỉ thế mà thôi. Như thế này người ta gọi là “to mồm là thắng” đấy bà Lan ạ. Bà muốn nói rằng bài của Nguyễn Trần Khuyên như “một làn gió mới” thì ít nhất, bà cũng phải đưa ra một ví dụ, cái “làn gió mới” ấy nó thể hiện ở ý nào, câu văn nào. Hoặc “chỉ cần một chút tinh tế là rút ra khối điều hay ho” thì bà cũng phải chỉ rõ, xem cần mấy kí lô gam tinh tế để rút ra được “khối cái hay ho”? Bà không cụ thể làm tôi hoang mang quá. Tôi đang lo ngại rằng, mình chả có “gờ ram” tinh tế nào, bởi vậy nên chịu, tôi chả rút ra chút nào gọi là hay ho ở bài viết của bà Nguyễn Trần Khuyên. Tương tự, tôi chả thấy bài của Đỗ Kh và Nguyễn Quốc Chánh “cũ kĩ đến phát chán” tí nào. Tôi thấy hay ơi là hay! Mà suy cho cùng, thói đời xưa nay, những gì gần chân lí bao giờ chẳng “cũ kĩ đến phát chán”

Với tất cả lòng kính trọng, tôi đề nghị bà Lan nên cân nhắc khi dùng từ. Bà sử dụng từ “so găng” – dù là trong ngoặc kép - để diễn tả mối mâu thuẫn giữa Phan Nhiên Hạo và Tiền Vệ, tôi thấy rất không ổn (nếu không muốn nói là rất nhố nhăng. Qúa nhố nhăng so với qui định!). Nếu thật sự, đây là một cuộc “so găng”, tôi tin rằng, Phan Nhiên Hạo đã bị hất tung khỏi võ đài từ lâu rồi. Chỉ đơn giản bởi vì ông Hạo không nắm trong tay chân lí (“chân lí” ở đây cũng không phải là cái gì ghê gớm, chỉ là chuyện đối nhân xử thế mà thôi).

Bà Lan vẽ nên một “hành trình tâm lí” cho Phan Nhiên Hạo, từ nghiêm túc chăm chút kĩ lưỡng cho con cái tinh thần, rồi đứa con tinh thần ấy bị mẹ mìn bắt, rồi anh Hạo tức tối, nên anh Hạo có quyền nghi ngờ, từ nghi ngờ anh Hạo có quyền … chửi bố chúng nó lên (?) Tôi hoàn toàn có quyền suy diễn như vậy, thông qua cách viết của bà Lan: “ … anh ta chẳng cần một sự suy lí ráo riết mà vẫn có thể nói (bằng cảm giác) rằng Tiền Vệ qui chụp”. Không hiểu, nếu tôi cũng “chẳng cần suy lí riết ráo mà vẫn nói ngay (bằng cảm giác) rằng” eVăn là trang web đồi truỵ dâm dê khốn nạn, thì những người cầm trịch eVăn sẽ nghĩ sao? (Cũng xin bà Lan đọc lại cho đàng hoàng, Phan Nhiên Hạo chưa bao giờ gán chữ "qui chụp" cho Tiền Vệ. Bà Lan hậm hực gì mà tưởng tượng quá trớn thế?).

Tiền Vệ là một toà soạn, Tiền Vệ không phải một con người. Tôi hoàn toàn đồng ý với bà Lan, nhưng xin bà nhớ cho, bài viết “ Về bài thơ ‘Ờ, tại sao hỏi’ của Khuyến và phản ứng lạ lùng của Phan Nhiên Hạo” đứng tên tác giả rành rành là Hoàng Ngọc-Tuấn chứ đâu phải Tiền Vệ. Vậy Hoàng Ngọc-Tuấn cũng là một con người, ông ta có “quyền sai lầm” không? Đấy là tôi chưa nói, bỏ qua các tiểu tiết thì về mặt tổng thể, bài viết của Hoàng Ngọc Tuấn là hoàn toàn đúng đắn. Về sự đúng đắn, tôi xin chỉ ra hai điểm chính 1) Phan Nhiên Hạo có thể liên lạc với Tiền Vệ (vì anh ta là cộng tác viên mật thiết) trước khi tung ra một bài viết có tính chất “xì căng đan” như thế. 2) Về nhận định của ông Hạo trong bài “Ông Hà Minh nã đạn nhầm …”, Hoàng Ngọc Tuấn đã phân tích kĩ bằng cách đưa ra hai đoạn văn, và hai cách giải thích. Nhìn vào tổng thể mối bất hoà giữa Tiền Vệ và ông Hạo thì đây là hai điểm chính, và Hoàng Ngọc Tuấn viết, lập luận như vậy là hoàn toàn đúng đắn, chả có gì là “thiếu nhậy cảm”.

Nhưng thôi, việc giữa Tiền Vệ và ông Hạo, dù sao cũng là việc của họ, chẳng mắc mớ tới tôi hay bà Lan. Hãy để họ tự giải quyết. Còn sự mắc mớ giữa tôi và bà Lan, bây giờ mới bắt đầu.

 

*

 

Khổ viết mở bài của bà cho thấy, giọng điệu của một “thiên tài không gặp thời” (vốn rất sẵn), cám cảnh cho thời thế nhiễu nhương mà chép miệng chèm chẹp tiếc cho những “giá trị đích thực” bị coi rẻ. Kiểu cách này vốn là sở trường của rất nhiều kẻ sĩ xứ tôi, bà Lan ạ. Thực ra, chả ai coi những những giá trị như “tư tưởng”; “cái đẹp”; “sự tinh tế”; “sự sâu sắc” là rẻ rúng, và những ai “rón rén nhắc tới” những thứ đó cũng chưa bao giờ bị coi là “anh k[h] ùng”. Nếu có bị rẻ rúng, có bị coi là k[h] ùng là bởi vì, họ, những người làm thơ kiểu như: “Con ruồi đậu ở chuồng phân/Cái chân của nó rất vi trùng nhiều” nhưng luôn mồm “cái đẹp cứu thế giới” hay “sự mặc khải của thi ca”. Họ viết về lòng cao thượng nhưng chơi đĩ mặc cả từng xu. Họ viết lên án cái ác, nhưng họ quịt cả tiền nuôi con (vì đã li dị). Đại khái thế. Tôi không lên án họ, mà tôi chỉ nói lên một thực tế. “Thời thế thế thời phải thế”. Cái đẹp chết rồi. Và, những nhà văn có lương tâm, họ đang tìm một cái đẹp khác. Thậm chí, họ chẳng cần cái đẹp làm cứu cánh

Về những định nghĩa thế nào là văn, thế nào là thơ của các ông khổng lồ thì thôi, chẳng lôi ra đây làm gì, nhưng tôi rất tâm đắc một điều, dù thế nào, văn hay thơ, ngoài thể hiện được nghệ thuật của chính nó, thì một nhiệm vụ lớn của nó là phơi bầy, phơi bầy hết mọi mặt của xã hội, của loài người, từ tốt đẹp tới thối tha (thối tha là chính) … Đại khái thế. Vậy thì, trong xã hội hiện nay, những thứ mà bà có vẻ dè bỉu như: “vô cảm”; “bạo liệt”; “bấn loạn”; “phi lí và phi lí hơn nữa” … đó chính là các nhà văn, họ đang phơi bầy. Việc phơi bầy cái gì đôi khi không do họ lựa chọn. Họ phơi bầy đống cứt, họ phơi bầy con cặc …, đó là do xã hội, thời đại qui định. Chẳng phải theo phong trào, theo “mốt” gì đâu.

Mặc dù cách nhận xét một bài thơ của bà Lan là rất … cùn - ví dụ, bà viết: “Đối với tôi, bài “Ờ, tại sao hỏi” của Khuyến là đỉnh cao của nghệ thuật giễu nhại (xét về hiệu quả nghệ thuật)” - nhưng vì tinh thần tôn trọng “nữ quyền”, tôi sẵn sàng hầu chuyện bà về thơ thẩn.

Cắt dán, giễu nhại chỉ là những thủ pháp, mà ở Việt Nam hiện nay, nó mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, chưa định hình. Nói đúng hơn, nó không thể định hình như một “dòng nghệ thuật” nào đấy được. Nó là một thứ nghệ thuật ý niệm. Vậy thì bà Lan dựa vào đâu, vào tiêu chí nào để phán rằng bài này là “đỉnh cao”, bài kia là “đỉnh thấp”? Lại còn “thòng” vào ngoặc đơn câu “xét về hiệu quả nghệ thuật” nữa chứ (?) Ghê không! khi xét về các bài “thơ giễu nhại” của bà Khuyên, Bùi Chát hay ai cũng thế thôi, tôi chỉ có thể nói: Bài này vui, thú vị, giỏi. Bài kia vô nghĩa, xoàng. Thế thôi. Hay ho gì ở đây? Nghệ thuật gì ở đây? Một tác phẩm nghệ thuật ý niệm, chỉ được đánh giá là thành công hay không thành công (điều này phụ thuộc rất lớn vào mối tương tác với hoàn cảnh, độc giả, khán giả …), nó không thể có một “cái đỉnh” theo kiểu những “giá trị cổ điển”. Xem ra, bà Lan đang lừa người và lừa chính mình. Căn bệnh tự lừa dối chính mình ở xứ tôi cũng nhiều người mắc lắm bà Lan ạ. Tôi xin hầu bà câu chuyện thế này. Tôi có một anh bạn, tu nghiệp về ngôn ngữ tại Đức quốc, hiện anh đang làm biên tập viên chính một tờ báo điện tử chuyên về văn chương. Anh là người yêu thơ, ủng hộ cái mới. Đặc biệt, anh ủng hộ rất quyết liệt những cái anh … không hiểu. Tôi nhận xét như vậy là bởi, trong một lần trà dư tửu hậu, bàn về thơ, anh chắt lưỡi như thạch sùng: “Bài thơ X. của L. Đ hay thật”. Tôi hỏi anh: “Tại sao hay?”. Anh trợn mắt: “Hay chứ! Hay như thế! Bao nhiêu câu đắt”. Nhà thơ L. Đ là nhà thơ sáng tác theo khuynh hướng hậu hiện đại. Ở đây, tôi chưa cần xét tới thơ hậu hiện đại, tôi chỉ cần xét tới thơ hiện đại thôi, thì cái tiêu chí “bao nhiêu câu đắt” kia đã đủ nói lên, anh là người … nói theo. Thời kì nhà thơ “làm chữ” hoặc loay hoay tìm “câu đắt” đã kết thúc ít nhất là nửa thế kỉ rồi. Vậy mà bạn tôi vẫn vỗ đùi đen đét để khen thơ của một nhà thơ hậu hiện đại là “bao nhiêu câu đắt”. Nghĩ cũng buồn. Âu cũng là tình hình chung.

Việc bà Lan khoe cái thành tích “lừa” Tạp Chí ThơTuyển Tập Mùa Thu 2004 với vẻ thích chí khoái trá, mặc dù, bà cố làm ra vẻ bình thường, thì tôi xin thưa với bà, rằng làm những việc tương tự thế, tôi đây đã nghĩ ra trước bà nhiều (ít nhất là căn cứ vào ngày tháng bà gửi bài thơ đó đi), không chỉ với thơ tân hình thức, mà với nhiều thể loại văn thơ khác , nhưng tôi không dám [muốn] khoe ra mà thôi. Tôi không khoe ra không phải do chuyện đó là không thật, hay trả vờ khiêm tốn, mà đơn giản là, tôi đã nhận thức được điều mình làm. Nó sai ở đâu? Nó có ý nghĩa gì?

Việc nhặt một mẩu rao vặt, một mẩu quảng cáo, một bản tin giật gân nho nhỏ như hiếp dâm, giết người …v.v, rồi “chế tạo” thành một bài thơ thì Bùi Chát, Phan Bá Thọ vẫn đang làm hàng ngày (họ còn ghi rõ nguồn, không dấu diếm kiểu bà Lan), có gì “quái chiêu” lắm đâu, mà phải thích chí cười khùng khục như thế? Vậy cùng một hành vi, sao Bùi Chát làm với ý thức cao độ và rất nghiêm túc, còn bà Lan lại cười hềnh hệch? Ở đây có một sự khác nhau rất căn bản. Một bên là làm với một ý thức rõ ràng, họ làm một cách nghiêm túc và tuyệt đối tin vào việc mình làm. Một bên là đùa bỡn, chọc phá xỏ xiên, và như thế, công việc của họ là phản lao động. Hãy hình dung, một anh chàng Cổ Nhuế hàng ngày đi chở cứt, đây là một công việc nghiêm túc của anh, nó cho ra sản phẩm có ích, đó là phân bón ruộng. Một thằng điên cũng đi chở cứt để chơi, đây là hành vi xuất phát từ bệnh điên, đương nhiên là nó làm không nghiêm túc, nó đổ ra đường hay trét lên cửa nhà ai bất cứ lúc nào. Vì nó điên. Hành vi của nó không cho ra một sản phẩm có ích.

Bà Lan, trong một lần đùa bỡn vô tình đã cho ra một sản phẩm “dùng được” (cũng như thằng điên kia, có thể một hôm nó không đổ cứt ra đường, mà đem bón ruộng một cách ngẫu nhiên), nếu bà hả hê giễu cợt, bà sẽ không thể làm được lần thứ hai. Còn nếu như, bà thật sự tin rằng, bà có thể làm thơ theo một công thức nào đó (một cách nghiêm túc), biết đâu, bà thật sự là một thiên tài? Niềm tin quan trọng lắm, bà Lan ạ. Tất cả những sáng kiến, những phong cách, thủ pháp mới trong nghệ thuật hiện nay chỉ là ý niệm. Nghệ thuật hiện đại, giữa một kiệt tác và một trò nhố nhăng chỉ là khoảng cách rất mong manh.

Ở khổ cuối, phần 2, vẫn một giọng điệu mỉa mai rất rẻ tiền, bà Lan viết (đại ý), thơ kiểu các ông tôi sản xuất hàng loạt, bao nhiêu cũng có, giấy đâu in cho xuể. Viết tới đây, tôi chợt nhớ, hồi Vi Thuỳ Linh mới xuất hiện, rất nhiều các ông nhà thơ, có vai vế tên tuổi hẳn hoi, phát biểu: “đấy không phải là thơ, thơ như thế tôi ngồi mười lăm phút ra cả đống”. Vâng, thực tế các ông kia có thể “ra cả đống” gì, chắc không cần tôi nói rõ. Tôi đưa ra so sánh trên, cho bà Lan thấy, cái giọng điệu “như thế là thơ thì tao làm cả mớ” nó xưa như trái đất rồi. Và nếu như, sự thật là như vậy thì, xin mời, tất cả chúng ta đều là nhà thơ lớn. Càng vui chứ sao phải lo lắng?

 

*

 

Ở phần cuối, bà Lan dùng từ “nghệ sĩ” trong đoạn văn “ Nghệ sĩ, anh không thông minh hơn nhà toán học …”. Tôi đồ rằng, ý bà muốn nói tới nhà văn nhà thơ, chứ nghệ sĩ như mấy diễn viên tấu hài hay ca sĩ “vơ đét” họ có nhiều cái để tự hào lắm. Và, nếu đúng như vậy, thì nhà văn nhà thơ cũng không thể “có gì vênh vang ngoài sự nhậy cảm”, bởi có ông bà nhà văn nhà thơ nào “nhậy cảm” đâu, hay ít nhất là bà Lan - người nêu lên vấn đề này - bà hoàn toàn vô cảm với một bài viết rất hay như bài của Nguyễn Hưng Quốc. Vô cảm, mà họ vẫn viết văn, làm thơ … như điên. Vậy, nhà văn có gì? Theo tôi, nên viết thế này: Nhà văn nhà thơ [Việt] các anh có gì vênh vang ngoài sự thiểu năng một cái gì đó (trí tuệ, tuần hoàn, hô hấp, tình dục …v.v), bởi vì, một người Việt Nam hoàn thiện, họ không viết văn, làm thơ.

Câu hỏi mà bà Lan tô đậm, mặc dù là một câu hỏi khá ỡm ờ, và … hơi bị vô duyên. Nhưng một lần nữa, để thể hiện tinh thần tôn trọng phụ nữ, tôi xin trịnh trọng trả lời bà: sự vô cảm mênh mông hiện nay dự báo rằng, sắp tới đây, chúng ta sẽ cùng hoà mình trong “tinh thần thế giới”.

 

Sài Gòn 16/04/05

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021