thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Ngày xấu | Vinh danh Malevitch
 
Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
 
 
 
MICHEL BUTOR
(1926~)
 
 
 

Ngày xấu

 
Tôi trễ chuyến tàu tôi mất
cái va li và bóp ví của mình
tôi để người ta cướp mất thẻ
tín dụng và giấy tờ tuỳ thân
tôi sẩy chân vào một vũng nước
tôi làm vấy bẩn bộ đồ mới
tôi va vào một bức tường
tôi làm dập mấy ngón tay
 
Cái đồng hồ báo thức không chạy
chẳng có gì ăn trong mấy
ngăn tủ lạnh bị hỏng
tôi bị lỡ tất cả mọi cuộc hẹn
tôi để quên cái dù của mình
trong ngăn móc áo ở phòng nha sĩ
tôi đi nhầm cầu thang
tôi để bữa ăn tối cháy nám
 
Tôi không còn biết giờ giấc
không biết nhà ở đâu và tại sao
mình đến vùng ngoại ô này
nơi tôi không còn nhận ra bất cứ gì
tôi không còn biết cả tuổi mình
lẫn tên mình không biết đã có vợ
có cha mẹ có nghề nghiệp gì không
có lẽ tôi đã chết rồi
 
 
 

Vinh danh Malevitch[*]

 
Ấy là thời người ta có thể tin
buổi xế chiều đã đến
rằng chỉ cần chờ vài tiếng đồng hồ
thì bóng đêm lịch sử sẽ qua đi
và trong buổi bình minh những dấu hiệu xưa
đáng tôn sùng mà cũng đáng ghét hơn cả
sẽ tắm đẫm nguồn suối thanh xuân
và như thế hình chữ thập sẽ trở lại là ngã tư đường
sau suốt bao thế kỷ tôn xưng
là vùng cấm và cõi chết
 
 
----------------------
“Ngày xấu” và “Vinh danh Malevitch” dịch từ nguyên tác “Mauvaise journée” và “Hommage a Malevitch” trong Michel Butor, Octogénaire (Montreuil-sur-Brêche: Editions des Vanneaux, 2006).
 
 
Hai chân dung tự hoạ của Kasimir Malevitch, vẽ năm 1912 và 1933.
 

[*]Kazimir Severinovitch Malevitch [Kiev, 1879 - Leningrad, 1935] là một trong những hoạ sĩ trừu tượng đầu tiên của thế kỷ XX, cũng là một nhà điêu khắc và lý luận mỹ thuật nổi tiếng người Nga, đã sáng lập trào lưu nghệ thuật ông gọi tên là “suprématisme” [có thể tạm dịch là “tối ưu”] — cách gọi mang một hàm ý coi đây là khuôn mẫu cao cấp của cứu cánh nghệ thuật thuần tuý chi phối và tạo ra nghệ thuật ứng dụng. Khoảng 1913/1915 ông vẽ ba thành phần làm căn bản cho chủ thuyết của mình: hình Vuông đen, chữ Thập đen và vòng Tròn đỏ — sử dụng những hình thể đơn giản có tính kỷ hà và chỉ một màu, sắp xếp trên khung vải chẳng hạn, để thể hiện tính vô hạn của khoảng không cũng như tương quan hút [attraction] và đẩy [rejet] giữa những hình thức khác nhau. Theo Malevitch, hình chữ thập đen sinh ra từ hai hình chữ nhật, theo một hệ thống mở, do đó ông không sử dụng nó như một biểu tượng của sự Cứu chuộc trong Thiên chúa giáo, mà trước tiên coi như một phát minh về hình thể: hình vuông, hình tròn và hình chữ thập là những thành phần cơ bản, theo “lý thuyết hình thể số không” do chính ông đưa ra. Ông cho rằng nghệ thuật là một tiến trình cụ thể hoá cảm xúc thành tác phẩm — tức tương quan giữa người nghệ sĩ với thế giới — dựa vào một bộ phận tạo thành bên ngoài có thể gọi là “thành phần bổ sung” tạo cấu trúc cho khối hình thể hay những vật liệu sử dụng. “Hình vuông của trường phái tối ưu và những hình thể phát xuất từ đó là những hình hoạ nguyên thủy có thể đem so sánh với những hình hoạ của con người ban sơ: cách sắp đặt chúng chẳng có gì gọi là trang trí hoa mỹ, chúng biểu hiện cảm xúc của nhịp điệu. Trường phái tối ưu không phát minh ra một thế giới cảm xúc mới, nó chỉ là một cách thế bày tỏ mới, trực tiếp và tuyệt đối, về một thế giới cảm xúc mới.”

 
 
Vuông đen trên nền trắng, sơn dầu trên bố 79.5 x 79.5 (1914/15, Tretyakov, Moscou) Vuông đỏ, sơn dầu trên bố 53 x 53 (1915, Bảo tàng quốc gia Nga, Saint-Petersbourg) Vuông trắng trên nền trắng, sơn dầu trên bố 78.7 x 78.7 (1918, MOMA, New York) và Chữ thập đen, sơn dầu trên bố 80 x80 (1915, Bảo tàng quốc gia Nghệ thuật hiện đại / Trung tâm Pompidou, Paris)
 
 
Tác phẩm của Michel Butor qua những bản dịch đã đăng trên Tiền Vệ:
 
Ngày xưa tôi uống cà phê / đặc biệt là ở Ai Cập / nơi tôi rất thích nhai một chút / chỗ cà phê lắng dưới đáy tách // Ngày nay tôi phải kiêng cữ / nhưng tôi đi tìm mùi của nó / đưa trở về một con phố tuổi thơ / có tiếng lò rang hạt reo vui... | Đột nhiên những cánh hoa nở rộ / những tia loé trên nhị hoa / đánh thức một thế kỷ say ngủ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Mấy hạt mầm kia sẽ trở thành nội cỏ / mấy gọt nước sẽ trở thành thác lũ và sông / những cây con sẽ trở thành lùm cây và rừng / những căn lều nghèo sẽ trở thành khách sạn và cung điện... | Màn nhung buông xuống trên sân khấu bụi bặm / nơi các diễn viên đang chấm mồ hôi / Khán giả vừa vỗ tay vang như sấm dậy / vừa bắt đầu thu gom đồ đạc... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Cơn dông  (thơ) 
... Máu, / mưa máu, / mưa máu đen, / mưa máu đen cũ trong đêm, / máu của những kẻ bị tàn sát trở về gào thét trong đêm đen; / và qua các khung cửa sổ mở một luồng khí lọt vào... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
Đàm thoại  (truyện / tuỳ bút) 
... Và nhiều giọng khác lặp lại giữa lùm cây nhỏ dần nhỏ dần: “Và hải cảng và thành phố, và những bạn gái của em, và những cô tớ gái của em, và những tên mọi của em, và những con chim hạc, những con ong của em, những con ong của em, những con ong của em...” [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
... Chính sương mù tháng giêng trong đầu em cũng như trong đầu anh, sương mù vàng và thấm dần, sương mù có mùi hăng và lạnh buốt giờ đây vẫn còn toả rộng giữa chúng ta, nhưng chúng ta vẫn băng qua được cũng như chúng ta đã băng qua được dạo đó... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Hãy còn rất mệt mỏi vì cuộc hành trình, lại bị túi bụi với những ngày làm đầu tiên mà những công việc người ta giao cho tôi dù có đơn giản cũng vẫn là những ngày khó nhọc nhất trong năm, vì sự cố gắng phiên dịch vẫn còn đều đặn, và vì tôi còn phải làm quen với những chi tiết vụn vặt của một lề lối hành chánh mới, cho nên tối đến là tôi lại thấy cô đơn vô cùng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
... Chính lúc đó là lúc tôi đi vào thành phố, lúc khởi đầu những ngày tháng của tôi trong thành phố này, khởi đầu một năm mà hơn phân nửa đã trôi qua, lúc dần dần tôi tỉnh dậy trong cơn ngủ mơ màng, trong góc toa xe chỉ có mình tôi, ngồi đối diện với chỗ lên xuống, gần khung cửa kính đen bên ngoài phủ đầy những giọt mưa... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Trận cháy đã kéo dài trăm năm / trong dửng dưng của những ông chủ / và vẫn kéo dài tới ngày nay / trong những mùa gián đoạn / trong cơn ác mộng của Lịch Sử / mà giờ đây chúng ta ít biết hơn bao giờ / làm sao có thể thức dậy để thoát ra... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Một cậu đen. Một cô đen. / Những đàn ông đen. / Những phụ nữ đen. / Những người da đen. / Chàng đen / Rất đen. / Một màu đen tuyền. / Phải chăng? Một pho tượng gỗ đen... [Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường]
 
“Chansons de la rose des voix” [được coi là một phát triển trên bản tổng phổ “Madrigal de la Rose des Voix” (1984) của nhà soạn nhạc Henri Pousseur] là một trong những tác phẩm độc đáo của Michel Butor (1921~), một cây bút kỳ đặc của văn chương Pháp thế kỷ 20. Butor sử dụng những trích đoạn từ nhiều nguồn để làm chất liệu cho tác phẩm này... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Những dòng suối sẽ chảy dưới tuyết / các cánh cửa tầng hầm ở đây sẽ mở ra // Dưới những ngón tay của gió lan toả / hương thơm của những miền đất xa // Những tia nắng thanh xuân / sẽ long lanh trên những tảng băng ngũ sắc... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Istanbul  (truyện / tuỳ bút) 
Tôi thức dậy trên chiếc xe lửa bấy giờ vẫn đang chạy. Tôi vén màn để nhìn ra ngoài. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một cảnh tượng sầu hoang đến như thế. Mưa rơi trên cao nguyên Thrace không một bóng cây, vùng đất phủ đầy những bụi gai và lan nhật quang, chen giữa sỏi đá... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
Thay vì vàng ta sẽ đem lại cho em / những quả chanh và hoa mimosa / mật ngọt từ núi rừng phía Bắc / những bông lúa những chùm nho / nấm củ nấm tổ ong và nấm xép... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Những cánh đồng củ cải đường trải đến tận rào kẽm gai, bọc quanh là những lối mòn có những người đạp xe đuổi nhau; những bụi rậm đáng ngại, với những cụm lông bứt ra từ ngực những cánh bay nạn nhân của mấy con mèo đói... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Sơn ca  (thơ) 
... Lịch sử xưa lắm rồi / và chính vì thế mà / ta phải lắng nghe nó / trước khi nó đi vào quên lãng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Xám như tiếng lách tách trong tro than trong khi sương mù mở rộng đôi cánh chim mòng biển của mình giữa những mặt tiền trên bến cảng hoàng hôn. / Đỏ như than hồng sau mặt mica của lò sưởi hay miếng sắt nung người thợ rèn nện búa lên trong hang mình để bảo vệ cho những cánh cửa sổ của chúng ta... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Cái cày xoay hướng cuối cánh đồng / để gãi vào da của Trái đất / ngày xưa cày được kéo bởi ngựa hoặc bò / ngày nay bởi động cơ điezen... | Khi những đảo và lục địa / đã được để khô ít nhiều / và những màu của cá / đã đẫm màu cầu vồng... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Hai bài thơ "À la croisée des temps 1977-1987" và "Jour de cafard" của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — đến với bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Hai bài thơ "Zoo" và "Entre-temps" của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — đến với bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Hai bài thơ văn xuôi của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Một bài thơ văn xuôi hết sức thú vị của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
Bạn bè ở xa  (thơ) 
Giữa những người từng thư từ với tôi / có những kẻ / tôi không bao giờ được thấy mặt / những người khác tôi có gặp / nhưng đã quá lâu / khiến tôi không biết / nét mặt họ nay thay đổi ra sao... [Bản dịch của nhà thơ Diễm Châu]
 
Tiền Vệ trân trọng gửi đến độc giả một chùm thơ từ thi tập Zone franche của Michel Butor (1926~) — nhà văn trong nhóm Tiểu thuyết mới, và một trong những cây bút nổi tiếng nhất của thế hệ ông — qua bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên.
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021