thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 3.21 – 3.34

 

Bản dịch của Nguyễn Quỳnh

 

LUDWIG WITTGENSTEIN

(1889-1951)

 

___________

 

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC

[3.21 – 3.34]

 

 

3.21

Trong một hoàn-cảnh, hình của vật tương-ứng với hình của kí-hiệu đơn-giản trong kí-hiệu mệnh-đề.

 

3.22

Tên tiêu-biểu cho sự-vật trong mệnh-đề.

 

3.221

Tôi có thể gọi tên cho sự-vật. Kí-hiệu là biểu-thị của sự-vật. Tôi có thể nói về biểu-thị của sự-vật, chứ không thể diễn ra biểu-thị bằng lời. Mệnh-đề chỉ có thể trình-bày sự-kiện xảy ra như thế nào, chứ không thể bàn đến sự-kiện là gì.

 

3.23

Bảo rằng kí-hiệu đơn-giản có thể có nên rõ-ràng tức là bảo í-nghĩa nên rõ ràng.

 

3.24

Mệnh-đề, dù có liên-quan tới điều phức-tạp đến đâu cũng nằm trong liên-hệ với mệnh-đề, và lưu-í đến cơ-cấu của sự phức-tạp ấy.

Ta có thể diễn-tả sự phức-tạp. Diễn-tả ấy có thể đúng hoặc sai. Mệnh-đề trình-bày điều phức-tạp không vô-nghĩa nhưng sai, nếu điều phức-tạp ấy không có.

Khi yếu tố của mệnh-đề diễn-tả một điều phức-tạp thì ta có thể thấy sự diễn-tả này từ một điểm bất-định trong mệnh-đề hàm-chứa điểm đó. Trong trường-hợp này ta biết ngay mệnh-đề trưng ra cái gì bất-định. [Thực ra khái-niệm chung cho chữ gồm-có/bao gồm (enthalt) là một mô-hình lí-tưởng hay nguyên-thuỷ (Urbild).]

Ta có thể dùng định-nghĩa để diễn-tả cách liên-kết biểu-tượng (die Zusammenfassung des Symbols) để biến kí-hiệu phức-tạp thành kí-hiệu giản-dị.

 

3.25

Mỗi mệnh-đề chỉ có một phân-tích duy-nhất và toàn-hảo mà thôi.

 

3.251

Cái gì mệnh-đề muốn diễn-tả, nó diễn-tả một cách quyết-liệt và rõ-ràng: nghĩa là mệnh-đề làm cho tư-tưởng thông-suốt.

 

3.26

Vì cái tên là kí-hiệu uyên-nguyên nên cái tên không thể phân-thân bằng định-nghĩa.

 

3.261

Kí-hiệu nào có định-nghĩa đều biểu-thị qua kí-hiệu định-nghĩa ra nó. Định-nghĩa cho thấy cách biểu-thị của kí-hiệu.

Hai kí-hiệu không thể có chung một biểu-thị nếu kí-hiệu này là kí-hiệu uyên-nguyên còn kí-hiệu kia do kí-hiệu uyên-nguyên định-nghĩa. (Cũng vậy, kí-hiệu không thể mang í-nghĩa hoàn-toàn độc-lập.)

 

3.262

Khi một kí-hiệu không có khả-năng diễn-tả thì ta thấy rõ trong cách ứng-dụng của kí-hiệu. Khi kí-hiệu mập-mờ, ứng-dụng cho ta biết liền.

 

3.263

Í-nghĩa của kí-hiệu uyên-nguyên có thể được trình-bày bằng cách làm sáng tỏ. Cách làm sáng tỏ ấy là những mệnh-đề có kí-hiệu uyên-nguyên. Cho nên, ta hiểu cách làm sáng tõ ấy nếu ta đã biết rõ í-nghĩa của kí-hiệu.

 

3.3

Chỉ có mệnh-đề mới có í-nghĩa; chỉ trong liên-kết của mệnh-đề cái tên mới có í-nghĩa.

 

3.31

Tôi gọi bất kì thành-phần nào trong mệnh-đề miêu-tả sắc tính í-nghĩa của thành-phần ấy là một diễn-tả (hay một biểu-tượng).

(Mỗi mệnh-đề là một diễn-tả.)

Cái gì quan-trọng cho í-nghĩa mà mệnh-đề có thể có chung với mệnh-đề khác là một diễn-tả.

Diễn-tả bao gồm tính-thể (eine Form und einen Inhalt).

 

3.311

Diễn-tả đặt tiền giả-thiết cho các thể của mệnh-đề hàm chứa diễn-tả ấy. Diễn-tả ấy có chung sắc thái của một loại mệnh-đề.

 

3.312

Bởi thế diễn-tả được trình-bày theo thể tổng-quát của mệnh-đề mà diễn-tả ấy mô-tả.

Trên thực-tế, diễn-tả trong thể tổng-quát này không hề đổi thay, trong khi những cái khác lại đổi thay.

 

3.313

Thế thì, diễn tả được trình bày theo thể biến-thiên (đổi thay) có những giá trị là mệnh-đề chứa đựng điều diễn-tả.

(Trong trường-hợp giới-hạn thì thể biến-thiên trở thành thể bất-biến (Konstanten), và diễn-tả trở thành mệnh-đề.)

Tôi gọi thể biến-thiên ấy là sự hoán-đổi mệnh-đề (Satzevariable).

 

3.314

Diễn-tả chỉ có nghĩa trong mệnh-đề. Mọi thể biến-thiên có thể được coi như thể hoán-đổi mệnh-đề. (Ngay cả những cái tên có tính biến-thiên / Auch der variable Name.)

 

3.315

Nếu chúng ta chuyển một cơ-cấu (Bestandteil) của mệnh-đề sang cơ-cấu biến-thiên, thì có một loại mệnh-đề mà tất cả đều có giá-trị của mệnh-đề biến-thiên hợp lại. Nói chung, loại mệnh-đề này tuỳ thuộc vào í-nghĩa mà qui-ước tuỳ-tiện của chúng ta gán cho một số phần trong mệnh-đề nguyên-thuỷ. Ngay cả nếu những kí-hiệu trong mệnh-đề nguyên-thuỷ có những nghĩa được quyết-định tuỳ nghi nhưng đã chuyển sang những cơ-cấu biến-thiên, thì chúng ta vẫn có loại mệnh-đề này. Tuy nhiên, thứ mệnh-đề này không phụ-thuộc vào qui-ước, mà chỉ phụ-thuộc vào bản chất của mệnh-đề. Tức là nó liên-quan đến cái thể luận-lí mà ta gọi là một mô-hình lí-tưởng hay uyên-nguyên (Urbild) của luận-lí.

 

3.316

Ta có thể hình-dung ra (festgesetzt) bất cứ giá-trị (Werte) nào nằm trong một mệnh-đề có tính-biến-thiên (Satzvariable) hay có tính thay đổi (Variable).

Để hình-dung ra giá-trị (die Festsetzung der Werte) ta dùng mệnh-đề biến-thiên (Variable).

 

3.317

Trình bày rõ giá-trị của một mệnh-đề có dạng biến-thiên là nêu ra tính tương-đồng mà mọi mệnh-đề đều có.

Vậy thì phương-pháp hình dung chính là một cách diễn tả (Berschreibung) của mọi mệnh-đề.

Cho nên cách hình-dung ấy chỉ liên-quan tới kí-hiệu, chứ không liên-quan tới í-nghĩa trong một mệnh-đề. [ví-dụ: pq, pq, pq, hay pq]

Yếu-tính của phương-pháp hình-dung chẳng qua chỉ là cách diễn-tả của kí-hiệu chứ không dính-dáng gì tới í-nghĩa (Bedeutung).

Làm cách nào để miêu-tả mệnh-đề không phải là điều quan-trọng.

 

3.318

Tôi đồng-í với Frege và Russell là mệnh-đề chuyên chở tư-tưởng.

 

3.32

Một dấu-hiệu có thể là một biểu-tượng.

 

3.321

Vậy thì cùng một dấu-hiệu, trong cách viết cũng như trong cách nói, có thể cũng na-ná như hai biểu tượng khác nhau, ngoại trừ í-nghĩa riêng của chúng.

 

3.322

Dùng một dấu-hiệu để diễn-tả hai sự-vật khác nhau không có nghĩa nói rằng hai sự-vật ấy cùng có chung đặc-tính, khi ta cố í trình-bày í-nghĩa khác nhau của chúng. Dấu-hiệu có tính tuỳ-tiện để dễ thích-nghi. Cho nên, thay vì dùng một dấu-hiệu, chúng ta có thể dùng hai dấu-hiệu để xem có cái gì gọi là tương-đồng-tính nằm trong í-nghĩa không?

 

3.323

Trong ngôn-ngữ hàng ngày cũng thế, cùng một chữ có nhiều nghĩa khác nhau. Cũng vậy, ta dùng hai chữ có í-nghĩa khác nhau trong những mệnh-đề trông bên ngoài có vẻ như nhau.

Chữ “là” trong câu “Beethoven ‘là’ soạn nhạc gia” là dấu-hiệu chỉ “thuộc-tính”. Nhưng khi chữ “là” có nghĩa “hiện-hữu” thì chữ “là” trở thành động-từ intransitive. Trong trường-hợp này “thuộc-tính” không phải là danh-từ, mà là một tính-từ. Cho nên, ta nói về một vấn-đề, cũng có nghĩa là làm cho vấn-đề ấy hiện ra.

Trong câu: “Ông Xanh xanh”. Chữ “Xanh” là tên người, còn chữ “xanh” (xanh xao) là tính-từ. [Ông ấy là Xanh. “Xanh” này là danh-từ và là thuộc-tính. Ông Xanh “thì” xanh-xao. “Xanh-xao” là tính-từ. Trong văn-phạm, tính-từ không phải là “thuộc-tính”. Như thế, chữ “xanh” có hai biểu-tượng khác nhau.

 

3.324

Trường-hợp trên sinh ra lắm chuyện tối mù. Và đây cũng là trường hợp thường thấy trong triết-học.

 

3.325

Để tránh những lôi-thôi như thế, khi dùng kí-hiệu ta nên cố gắng dùng kí-hiệu miêu-tả rõ ràng, đừng để nó lẫn-lộn với các biểu-tượng khác nhau, hoặc đừng để lẫn lộn với các kí-hiệu có cách diễn-tả khác nhau. Ở đây tôi muốn nói tới kí-hiệu ngôn-ngữ được qui-định bởi lí-luận của văn-phạm và í-nghĩa của ngữ-học. Đây cũng là quan niệm của Frege và Russell, mặc dù quan-niệm của hai vị này không có khả năng giúp ta tránh được lỗi lầm.

 

3.326

Kí-hiệu (Zeichen) của biểu-tượng (Symbol) hiện ra trong cách dùng với í-nghĩa riêng của nó.

 

3.327

Muốn kí-hiệu mang hình-thái lí-luận thì kí-hiệu ấy phải nằm trong cấu trúc của lí-luận và có đầy đủ í-nghĩa (logische-syntaktischen Verwendung).

 

3.328

Thế thì, khi một kí-hiệu không còn đắc dụng, kí-hiệu ấy trở nên vô nghĩa. Đây chính là phương-châm của Occam. (Nếu một sự-kiện cho ta biết í-nghĩa của kí-hiệu, thì tất nhiên sự-kiện ấy có í-nghĩa).

 

3.33

Kí-hiệu không có vai-trò trong cấu-trúc của luận-lí, bởi vì cái thể của luận-lí phải là cái thể tinh-ròng, nếu không, nó là í-nghĩa của kí-hiệu. Họa chăng cái thể của luận-lí chỉ gợi ra lối miêu-tả của í-tưởng mà thôi (nur die Beschreibung der Ausdrücke voraussetzen)

 

3.331

Thế thì “thuyết về các loại” của Russell sai bởi vì ông đã nêu lên í-nghĩa của kí-hiệu khi ông thành-lập ra qui-luật cho các loại.

 

3.332

Không có mệnh-đề kí-hiệu nào tự nó biểu thị được bởi vì kí-hiệu tự nó vốn vô nghĩa (đây là tất cả vấn-đề của “thuyết về các loại”.)

 

3.333

Chức-năng của kí-hiệu (function) không thể tự nó có tính biện-luận vì tự nó chỉ là mẫu của biện-luận (das Urbild seines Arguments). Chúng ta hãy giả-thiết là đạo-hàm F(fx) có thể là cách biện-luận của chính nó. Theo đó ta cũng có ‘F(F(fx)). F ở ngoài dấu ngoặc [(] và F ở trong dấu ngoặc [(] có nghĩa khác nhau vì F ở trong dấu ngoặc có dạng (fx) còn F ở ngoài dấu ngoặc ‘(‘ có dạng ( fx)). Mặc dù chỉ có F xuất-hiện trong hai đạo-hàm mà thôi nhưng một chữ như thế có nghĩa gì? Thế thì thay vi viết là ‘F(Fu), ta nên viết ‘( ): F( u). u = Fu’. Như thế thì nghịch-lí của Russell không còn nữa.

 

3.334

Khi chúng ta biết rõ í của từng kí-hiệu thì luật của cấu-trúc luận-lí không phát-biểu gì cả [p (x . y) . q (x . y)]

 

3.34

Mệnh-đề nào cũng có những điểm then-chốt và những điểm uyển-chuyển bất ngờ. Điểm bất-ngờ xảy ra ở những trường-hợp đặc-biệt do kí-hiệu mệnh-đề gây ra. Điểm then-chốt là điểm thiếu nó mệnh-đề không diễn-tả được.

 

[còn tiếp nhiều kỳ]

 

 

-------------

Đã đăng:

... Bởi thế, luận-cương này phải đến tay các học-giả trẻ tuổi Việt-Nam, với một ghi-chú là, ‘khác với tôn-giáo, triết-học không có giáo-điều.’ Nếu quả thực có giáo-điều trong triết-học thì đã không còn triết-học, không còn trí-tuệ, không còn tiến-bộ và không còn văn-minh cho nhân-loại... (...)
 
1. Thế-gian chẳng qua là hoàn-cảnh (der Fall). / 1.1 Chẳng qua chỉ là dữ-kiện mà thôi (der Tatsachen). / 1.11 Dữ-kiện làm thành thế-gian. / 1.12 Qua dữ-kiện ta biết hoàn-cảnh nào có, hoàn-cảnh nào không. / 1.13 Dữ-kiện lù lù trong không-gian (Raum) và nó chính là thế-gian. / 1.2 Thế-gian có nhiều dữ-kiện... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
2.1 Chúng ta diễn-tả dữ-kiện cho chính chúng ta. / 2.11 Sự diễn-tả này trình bày cặn-kẽ một hoàn-cảnh trong không-gian hợp lẽ, bao gồm cả cái có lẫn cái không. / 2.12 Vậy thì cách miêu-tả (hay bức tranh) chính là cái hình của thực-tại. / 2.13 Vật miêu tả (Gegenstände) trong tranh có những nét tiêu-biểu cho vật đó... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021