thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Bảng tra cứu
Hoàng Ngọc-Tuấn dịch
 
     Paul Violi sinh tại New York City và lớn lên ở Long Island. Ông theo học văn chương Anh ngữ và lịch sử nghệ thuật tại Boston University. Năm 1966-1967 ông đi Nigeria để làm việc với Peace Corps, rồi trở về Mỹ và làm tổng biên tập tạp chí Architectural Forum và là phụ tá của Buckminster Fuller lúc Fuller đang thực hiện loạt tranh thạch bản Tetrascroll tại Universal Art Editions. Ông cũng đã từng là người tổ chức những buổi đọc thơ ở Museum of Modern Art.
     Những tập thơ chính của Violi gồm có Waterworks (1973), In Baltic Circles (1973), Harmatan (1977), Splurge (1981), Likewise (1988), và Curious Builder (1993). Thơ của ông đã được chọn vào nhiều tuyển tập, trong số đó có cuốn Postmodern American Poetry: A Norton Anthology (1994).
     Thơ của Violi cho thấy một óc thông minh đặc biệt trong việc khám phá những hình thức diễn đạt mới lạ. Bài "Bảng tra cứu" dưới đây trông hoàn toàn giống như một bảng tra cứu ở cuối những cuốn sách nghiên cứu. Kỳ thực, nó là câu chuyện về cuộc đời và nghệ thuật của một con người.
     Hiện nay, Violi sống tại Putnam Valley, New York, và giảng dạy tại New York University.
 
 
 
PAUL VIOLI
(1944~)
 
 

Bảng tra cứu

 
Hudney, Sutej IX, X, XI, 7, 9, 25, 58, 60, 61, 64
      Hình ảnh    5, 10, 15
      Thời thơ ấu   70, 71
      Học vấn    76, 79, 80
      Quan hệ với gia đình thời niên thiếu    84
      Vào học viện, những giải thưởng    84
      Bị bắt và tâm trạng sửng sốt    95
      Xây dựng những lý thuyết về không gian    90
      "Chuyện tình của Ardoy"    92
      Bị bắt lần thứ hai    93
      Những chuyến viễn du đầu tiên, cuộc sống trên cao nguyên Pyrenees    95
      Hôn nhân    95
      Từ bỏ vẽ tranh phong cảnh    96
      Bị bắt lần thứ ba    97
      Bản tính nhu nhược, bất nhất    101
      Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tật, ủng hộ lối sống độc thân    106, 107
      Ủng hộ sự bãi bỏ lối sống độc thân    110
      Bị trục xuất khỏi Mazar    110
      Cộng tác với Fernando Gee    111
      Viết những câu thơ bắt đầu bằng: "Sự chết ơi, giá như ta chết đi /
         Trong khi ngươi vẫn còn là điều bí mật."    117
      Những hệ quả của sự nổi tiếng, những trận xô xát, những cuộc
         tranh cãi trong lĩnh vực chuyên môn    118, 119
      Chối bỏ tất cả tác phẩm của mình    120
      Lấy hai vợ, những dư luận xấu, bệnh tật, thú nhận "dễ dàng bị rạn nứt,
         như tuyết vậy."    128
      Công bố những lý thuyết về phối cảnh    129
      Sinh con    129
      Phân tích những tác phẩm mới:
            Ly rượu vang với những dấu tay
            Khoả thân trên một ghế bành màu xanh
            Người đánh bẫy chồn say rượu
            Người đàn ông lau lưỡi bằng chiếc khăn tắm lớn
            Những đụn rơm xếp trên cánh đồng
            Chân dung tự hoạ
            Chân dung tự hoạ với con mèo
            Chân dung tự hoạ với cây lau nhà bị đóng băng
            Chân dung tự hoạ với con vịt đang ợ hơi
      Trao đổi thư từ với Cecco Angolieri    136
      Tranh luận về đặc tính của các đường: "Tôi có thể cung ứng những tính cách
            xấu xa từ một nguồn to lớn / cũng như tháng Giêng không có những mùa hoa."    137
      Xây nhà kính ươm cây đầu tiên    139
      Chấm dứt quan hệ với Angolieri    139
      Chạy trốn nạn đói    144
      Vẽ bức Con mèo đói ăn tuyết   145
      Bị bắt vì bán những bao đựng gió cho những
            nông dân ngờ nghệch dễ bị lừa đảo    146
      Bị cầm tù và tâm trạng kinh ngạc bàng hoàng    147
      Chối bỏ tất cả tác phẩm của mình    158
      Phát minh cái gọng lót cổ áo    159
      Điều dưỡng sức khoẻ cùng với người vợ thứ ba    162
      Phàn nàn răng "một cơn gió dữ dội và hung ác
            thổi bay những chữ tôi viết ra khỏi trang giấy"    165
      Gặp phu nhân T.    170
      Những cuộc ra đi, những cảm tưởng chết chóc, "Tôi nghĩ
            tôi sắp đổ xuống như tuyết."    176
      Chối bỏ tất cả tác phẩm của mình    181
      Bị bắt và được ân xá    182
      Những ngày cuối cùng    183
      Những lời cuối cùng    184, 185, 186, 187, 188, 189, 190.
 
1962
 
------------------------------------
Nguyên tác: "Index", trong Postmodern American Poetry: A Norton Anthology, ed. Paul Hoover (New York: W.W. Norton & Company, 1994), 435-437.
 
Những tác phẩm đã đăng trong loạt THƠ HẬU HIỆN ĐẠI:
da Thịt XƯƠNG (bài xướng tụng)   của  Wilding, Faith
"skin Meat BONES (chant)", bài thơ để xướng tụng bằng ba giọng ở ba âm vực khác nhau như một bài hát ba bè, của Anne Waldman (1945~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ, một tên tuổi hàng đầu của thơ trình diễn và thơ đọc — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Chờ   của  Wilding, Faith
"Waiting", một bài thơ nổi tiếng của Faith Wilding (1943~) — nghệ sĩ đa diện và nhà vận động nữ quyền Hoa Kỳ. Đây là một tác phẩm thuộc thể loại "thơ trình diễn" (performance poetry), một thể loại phát triển rất mạnh trong nghệ thuật hậu hiện đại. Bài thơ này gói trọn cuộc sống của người phụ nữ dưới ách phụ quyền vào một chữ "chờ". Thân phận của họ là "chờ", mãi mãi "chờ", từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt. (Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn)
"Rant", bài thơ như một tuyên ngôn, với câu thơ nổi tiếng: "Cuộc chiến hệ trọng duy nhất là cuộc chiến chống lại óc tưởng tượng / mọi cuộc chiến khác đều nằm trong đó". Diane di Prima (1934~) — nhà thơ hậu hiện đại và nhà tranh đấu nữ quyền Hoa Kỳ — đã diễn đọc bài thơ này rất nhiều lần, tại rất nhiều nơi, và luôn luôn chinh phục khán thính giả. Tiền Vệ xin gửi đến độc giả bản dịch Việt ngữ của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Bài thơ của Hiromi Ito (1955~) — một đại biểu của dòng thơ nữ quyền hậu hiện đại Nhật Bản. Bài thơ này đánh ngã quan niệm thẩm mỹ cũ kỹ vốn cho rằng thơ của nữ giới là phải đoan trang, kín đáo, mỹ miều. Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"The Practice of Magical Evocation", "Prophetissa", và "Studies in Light", ba bài thơ rất lạ, với những ẩn dụ và biểu tượng huyền bí xen lẫn vào ngôn ngữ thường nhật đương đại, của Diane di Prima (1934~) — nhà thơ hậu hiện đại và nhà tranh đấu nữ quyền Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Slow song for Mark Rothko", một bài thơ ứng dụng cấu trúc âm nhạc thiểu tố, của John Taggart (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Sói  của  Fujii Sadakazu
Một bài thơ sử dụng huyền thoại dân gian về người đàn bà sói "tuyệt chủng" như một ẩn dụ để diễn tả lối tiếp cận thi ca mới, của Fujii Sadakazu (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Nhật Bản — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"FIVE NOTEBOOKS FOR EXIT ART", một bài thơ có hình thức mới lạ, trông như một bài nghiên cứu từ nguyên, của Cecilia Vicuña (1948~) — nhà thơ hậu hiện đại Chile — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Lost and Found" và "Breasts", hai bài thơ với những liên tưởng rất lạ, của Maxine Chernoff (1952~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Cenotaph", một bài thơ ứng dụng kỹ thuật điện ảnh, qua đó, những đoạn thơ như những khúc phim ngắn xen vào nhau, nối tiếp nhau, của John Yau (1950~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Conjugal", "Ape", "A Performance at Hog Theater", "The Toy-Maker" và "The Optical Prodigal", năm bài thơ văn xuôi với những hình tượng và liên tưởng rất khác thương, của Russel Edson (1935~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Falling in Love in Spain or Mexico", "Wonderful Things", "Nothing in That Drawer" và "Who and Each", bốn bài thơ với bốn thi pháp hoàn toàn khác nhau, của Ron Padgett (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Rape", một bài thơ chua cay, quyết liệt, của Jayne Cortez (1939~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"A Bouquet of Objects", "In a Monotonous Dream" và "A Date with Robbe-Grillet", ba bài thơ ngắn, nhưng đầy những khám phá thú vị trong bút pháp, của Equi Elaine (1953~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021