thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC [TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS]: 4.1 – 4.1241

 

Bản dịch của Nguyễn Quỳnh

 

LUDWIG WITTGENSTEIN

(1889-1951)

 

___________

 

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC

[4.1 – 4.1241]

 

 

4.1

Mệnh-đề bàn đến cái có (Bestehen) cũng như cái không (Nichtbestehen) ở thế-gian này (Sachverhalte).

 

4.11

Toàn thể tư-tưởng (mệnh-đề) là tất cả cơ-cấu của khoa-học tự-nhiên.

 

4.111

Triết-học không phải là một phần của khoa-học tư-nhiên hay song song với khoa-học tự-nhiên. Triết-học có thể ở trên hoặc ở dưới khoa-học tự-nhiên. [Triết-học là một ngành riêng nêu lên những vấn-đề ít nhiều liên quan tới khoa-học tự-nhiên.]

 

4.112

Bởi thế triết-học nhắm làm sáng tỏ lí-luận của tư-duy.

Triết-học không phải là giáo-điều, nhưng phải là một hoạt-động.

Tác-phẩm triết-học chủ-yếu làm sáng tỏ vấn-đề.

Mục-đích của triết-học không phải là thiết-lập mệnh-đề, nhưng nhắm làm sáng tỏ mệnh-đề.

Nếu không có triết-học thì tư-tưởng mơ-hồ và mờ tối (trübe und verschwommen). Cho nên, mục-đích chính của triết-học là làm cho tư-tưởng rõ ràng và có giới-hạn hẳn-hoi.

 

4.1121

Tâm-lí học không còn gần gũi với triết-học như bất kì một ngành nào trong khoa-học tự-nhiên.

Nhận-thức học (Erkenntnistheories) là triết-học về tâm-lí học.

Liệu nghiên-cứu về ngôn-ngữ kí-hiệu của tôi có liên-quan gì đến nghiên-cứu về vận-hành tư-tưởng, mà các triết-gia coi như rất quan-trọng đối với khoa luận-lí không? Hầu hết các trường-hợp cho thấy những nghiên-cứu trên có dính dáng đến những chuyện tâm-lí không cần-thiết, kể cả trường-hợp của tôi.

 

4.1122

Lí-thuyết của Darwin không còn liên-quan đến triết-hoc nữa. Nó chỉ liên- quan đến khoa-học tự-nhiên mà thôi.

 

4.113

Triết-học đặt giới hạn cho vấn-đề tranh-cãi gay go nhất của khoa-học tự- nhiên

 

4.114

Giới-hạn ấy nhắm vào những điều có thể tư-duy, và những điều không thể tư-duy.

Triết-học đưa ra giới-hạn cho những gì bất khả tư-duy bằng cách chỉ ra những gì có thể tư-duy.

 

4.115

Triết-học trình bày rõ những gì không thể nói nên lời, bằng cách cho thấy những gì có thể nói nên lời một cách thật rõ ràng.

 

4.116

Cái gì có thể tư-duy, thì tư-duy ấy phải rõ ràng. Đã phát-biểu thì phải phát-biểu rõ ràng.

[Đã nghĩ thì phải nghĩ cho thật rõ ràng. Đã viết thì phải viết thật kĩ.]

 

4.12

Mệnh-đề có thể trình-bày toàn-thể thực-tại, nhưng không thể trình bày cái gì mệnh-đề đó phải giống như thực-tại – tức là cái-thể của luận-lí.

Để trình bày được cái thể của luận-lí thì ta và tư-duy [của ta] phải ra ngoài luận-lí, nghĩa là ra ngoài thế-gian (ausserhalb der Logik / aussehalb der Welt)

 

4.121

Mệnh-đề không thể trình bày (darstellen) được cái thể của luận-lí vì cái thể của luận-lí phản-ánh trong mệnh-đề (tư-tưởng).

Ngôn-ngữ không thể trình bày được nét phản-ánh của nó trong ngôn-ngữ.

Ta không thể nào dùng ngôn-ngữ để diễn-tả những gì tự chúng phản-ánh trong ngôn-ngữ.

Mệnh-đề cho thấy (zeigt) cái thể luận-lí của thực-tại.

Nó chỉ trưng ra (Er weist sie auf) mà thôi.

 

4.1211

Cho nên, mệnh-đề ‘fa’ cho thấy có ‘a’ trong í-nghĩa của mệnh-đề. Hai mệnh-đề ‘fa’‘ga’ cho thấy cùng một ‘a’ nằm trong hai mệnh-đề. Nếu hai mệnh-đề mâu-thuẫn nhau thì cấu-trúc của chúng cho thấy sự mâu-thuẫn ấy. Nếu hai mệnh-đề bổ-túc cho nhau thì cấu-trúc của chúng cho thấy sự bổ túc ấy.

 

4.1212

Khi sự-kiện đã rõ ràng ta không cần phải nói gì nữa.

 

4.1213

Ta biết rằng khi dùng ngôn-mgữ mang tính kí-hiệu [như ngôn-ngữ cho người câm điếc] mà trong ngôn ngữ đó cái gì cũng rõ ràng, thì ta có một quan-niệm đúng và hợp lí.

 

4.122

Đôi khi ta có thể bàn đến cái hình của sự-vật (Gegenstände) và cái hình của sự-kiện (Sachverhalte), nếu có chứng-cớ hiển-nhiên về cơ-cấu. Ta cũng có thể bàn đến liên-hệ ngoại-hình và liên-hệ về cấu-trúc.

Thay vì nói ‘chức-năng của cơ-cấu’ (Eigenschaften der Struktur) tôi gọi nó là ‘cơ-cấu nội-tại’ (interne Eigenschaft), và thay vì nói ‘liên-hệ cơ-cấu’, tôi nói ‘liên-hệ nội-tại’

Tôi sử-dụng những cách diễn-tả trên để nêu rõ cái lúng-túng (Verwechslung) về những liên-hệ bên trong và bên ngoài thường thấy ở một số triết-gia.

Tuy nhiên khó có thể khẳng định bằng mệnh-đề về cơ-cấu nội-tại và liên-hệ nội-tại. Tốt nhất là để vấn-đề này hiện ra trong những mệnh-đề có khả-năng trình bày sự-kiện khi những mệnh-đề đó bàn tới những sự-kiện hợp lí.

 

4.1221

Cơ-cấu nội-tại của một thực-tại (Eigenschaft einer Tatsache) cũng là phong-cách (Zug) của thực-tại, ví dụ khi ta nói về cái dạng bên ngoài (Gesichtzügen) của thực-tại.

 

4.123

Cơ-cấu nội-tại là cơ-cấu bất khả tư-duy, nên cái hình của cơ-cấu ấy không gói trọn được nó.

(Sắc-giai của mầu xanh nằm giữa giai tầng đậm nhạt của mầu xanh, cho nên ta không thể tưởng-tượng ra rằng hai giai-tầng này không có liên-hệ với nhau.)

[Wittgenstein dùng chữ ‘vật-thể’ (Eigenschaft) thay cho hai chữ ‘liên-hệ’ (relation) và ‘cơ-cấu’ (Gegenstand)]. Tôi trình bày lại í của Wittgenstein cho rõ nghĩa trong tiếng Việt, cho nên tôi dùng dấu móc vuông ‘[…]

 

4.124

Sự có mặt của một cơ-cấu nội-tại trong một trạng-huống khả-tri không thể diễn-tả bằng một mệnh-đề: Tốt hơn là cơ-cấu ấy tự phô bày trong tư-tưởng liên-quan tới trạng-huống bằng chính cơ-cấu nội-tại.

Xác-định hoặc phi-bác một mệnh-đề theo cơ-cấu ngoại vi là việc làm phi-lí.

 

4.1241

Không thể phân-biệt thể này với thể kia bằng cách nói rằng thể này có yếu-tính này, thể kia có yếu-tính kia. Phân-tích như thế có nghĩa như ta ngụ-í bảo cùng một yếu-tính dành cho thể nào cũng được.

 

[còn tiếp nhiều kỳ]

 

 

-------------

Đã đăng:

... Bởi thế, luận-cương này phải đến tay các học-giả trẻ tuổi Việt-Nam, với một ghi-chú là, ‘khác với tôn-giáo, triết-học không có giáo-điều.’ Nếu quả thực có giáo-điều trong triết-học thì đã không còn triết-học, không còn trí-tuệ, không còn tiến-bộ và không còn văn-minh cho nhân-loại... (...)
 
1. Thế-gian chẳng qua là hoàn-cảnh (der Fall). / 1.1 Chẳng qua chỉ là dữ-kiện mà thôi (der Tatsachen). / 1.11 Dữ-kiện làm thành thế-gian. / 1.12 Qua dữ-kiện ta biết hoàn-cảnh nào có, hoàn-cảnh nào không. / 1.13 Dữ-kiện lù lù trong không-gian (Raum) và nó chính là thế-gian. / 1.2 Thế-gian có nhiều dữ-kiện... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
2.1 Chúng ta diễn-tả dữ-kiện cho chính chúng ta. / 2.11 Sự diễn-tả này trình bày cặn-kẽ một hoàn-cảnh trong không-gian hợp lẽ, bao gồm cả cái có lẫn cái không. / 2.12 Vậy thì cách miêu-tả (hay bức tranh) chính là cái hình của thực-tại. / 2.13 Vật miêu tả (Gegenstände) trong tranh có những nét tiêu-biểu cho vật đó... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
3.21 Trong một hoàn-cảnh, hình của vật tương-ứng với hình của kí-hiệu đơn-giản trong kí-hiệu mệnh-đề. / 3.22 Tên tiêu-biểu cho sự-vật trong mệnh-đề. / 3.221 Tôi có thể gọi tên cho sự-vật. Kí-hiệu là biểu-thị của sự-vật. Tôi có thể nói về biểu-thị của sự-vật, chứ không thể diễn ra biểu-thị bằng lời. Mệnh-đề chỉ có thể trình-bày sự-kiện xảy ra như thế nào, chứ không thể bàn đến sự-kiện là gì... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
3.41 Như vậy, điểm quan-trọng trong một mệnh-đề là: tất cả mệnh-đề phụ-thuộc có khả-năng diễn tả cùng một í-nghĩa đều phải có cùng chung mục-đích. Cũng vậy, điểm quan-trọng trong một kí-hiệu là tất cả kí-hiệu phụ-thuộc phải có cùng chung mục-đích... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)
 
4.015 Tất cả mọi hình-ảnh (Gleichnisse), kể cả hình-tượng trong lối (Mode) diễn-tả, đều nằm trong lí diễn-tả. / 4.016 Để hiểu tinh-tuý của mệnh-đề, ta nên để í đến lối viết chữ tượng-hình biểu-trưng cho dữ-kiện, cũng như để-í đến cách viết theo mẫu-tự, luôn luôn bám sát vào nội-dung miêu-tả... [Bản dịch của Nguyễn Quỳnh] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021