thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Đi tới cuối đường, rồi... / To the End of the Road, then... [81-90]

 

Truyện này đã đăng lần đầu trên damau.org dưới hình thức song ngữ,
bản dịch Anh ngữ đăng lần này trên tienve.org đã được các dịch giả Lê Đình Nhất-Lang & Lưu Diệu Vân hiệu đính & bổ sung.

 

 

81.

Thế giới của ông làm tôi ngây ngất choáng ngợp bởi sự lãng mạn và xa hoa. Thay đổi rất nhanh, từ một con bé nhà quê, tôi trở nên hiện đại như thể tôi vốn được sinh ra trong một nền nếp văn minh. Thật ra, tôi cũng không hề có ý thức phải xoá bỏ gốc gác quê mùa của mình, mà tôi chỉ nghĩ đơn giản mình cần hoà nhập với cái đẹp của cuộc sống. Tôi không đòi hỏi hay đua đòi, mà chỉ thuận theo những gì ông muốn. Có ông, với tôi là tất cả. Tôi không cần điều gì khác. Nhưng mọi thứ, ông vẫn chọn lựa cho tôi. Những gì ông muốn đều đúng. Tôi mong ông hài lòng về tôi.

Tôi xin phép ông cho tôi thăm con Múp. Dẫu sao nó cũng tốt với tôi. Thấy tôi không có điện thoại di động và dây chuyền vàng lóng lánh trên cổ, nó nói sao không bảo chồng mày mua. Buồn cười, tôi nói: “Tao không thấy cần”. Nó đấm tôi: “À tao biết rồi, mày chỉ cần ông ấy đủ sức mỗi ngày chơi một quả thôi chớ gì”. Tôi lại cười: “Một quả thì hơi ít”. Nó bảo đừng có nói dóc, già như ông ấy thì... Nó không nói nữa. Tôi cũng không cần khoe. Và tôi vẫn rất vui vì nó không coi ông ấy là bồ tôi mà nói là chồng tôi. Sự xác định này làm tôi có ý nghĩ muốn về thăm ba tôi và dì Hai.

 

82.

Tôi cảm thấy thú vị với ý tưởng về quê ngoại của Phụng. Trên đường xuống Bắc Vàm Cống, tôi ghé mua thêm ít nem chua, ngoài những món quà tôi đã chuẩn bị sẵn trên thành phố. Tôi rất ghét cụm từ mang dấu vết của cách mạng xã hội chủ nghĩa “hồ hởi phấn khởi”, nhưng trong trường hợp biểu thị sự vui mừng của gia đình Phụng, có lẽ chỉ có những chữ “hồ hởi phấn khởi” mới diễn tả hết nỗi niềm của họ khi nhận những món quà của chúng tôi. Sự trở về của Phụng thật sự chỉ có giá trị bằng những hiện vật. Sự có mặt của tôi với tư cách ông con rể tuy không phải chính thức nhưng vẫn được nhìn nhận một cách thân thiện. Cả dì Hai và dì Ba đều gọi tôi bằng ông xưng tôi mà không cảm thấy lấn cấn giữa tuổi tác với vai trò của tôi trong gia đình. Tôi gọi họ bằng dì như Phụng vẫn gọi và gọi ba của Phụng là bác. Dì Ba thường tủm tỉm cười khi nhìn tôi. Tôi chọc dì: “Ngày xưa khi ba theo tán dì, dì có thấy ba nói tiếng Việt kỳ quá không?”. Dì chân chất bảo: “Chính vì cái tiếng Việt ú ớ của ổng mà tôi thấy ổng chân thành thương tôi thiệt”. Buổi tối sau khi ăn cơm xong, ba Phụng mời tôi uống trà nói chuyện. Ông kể:

“Tui là cháu đời thứ 13 của “Đại công thần bất tuyệt” - “Thượng đẳng thần” của nhà Nguyễn, tên Trần Thượng Xuyên. Ngài vốn là một tướng của nhà Minh, tổng đốc ba châu ở Quảng Đông. Sau cuộc phản Thanh phục Minh thất bại, ông cùng Dương Ngạn Địch và gia quyến cùng hơn ba ngàn bộ thuộc trên năm mươi chiến thuyền trốn sang Việt Nam năm 1679. Ban đầu họ vào cửa biển Tư Hiền và Đà Nẵng xin tá túc, nhưng chúa Nguyễn quan ngại họ là khách lạ, bèn cho vào khai khẩn ở vùng Đông Phố của Chân Lạp. Trần Thượng Xuyên qua cửa biển Cần Giờ đến Biên Hoà. Dương Ngạn Địch vào cửa biển Soi Rạp định cư ở Mỹ Tho. Cùng thời đó có Mạc Cửu vào Hà Tiên năm 1671 và những người Minh Hương khác vào Bắc bộ và Trung bộ. Có lẽ đây là thời kỳ di dân lớn nhất của người Hoa vào Việt Nam trong lịch sử đất nước này. Ông tổ tui là người có công khai phá vùng đất Phiên Trấn, dựng phố xá. Tuy nhiên, sau này một người Minh Hương khác là Nguyễn Hữu Cảnh lại được công nhận là ông tổ của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh do được vua chúa thời đó biệt phái đến lập trại thu thuế. Sách “Đại Nam liệt truyện” chép ông tổ Trần Thượng Xuyên chết vì bệnh. Nhưng thật ra ngài đã chết trong chiến trận với Chân Lạp như một anh hùng. Riêng Trần Đại Định, con trai của Trần Thượng Xuyên, được tập ấm làm quan đến thống binh, nhưng đã bị chết trong ngục của nhà Nguyễn, mặc dù ông là người trung nghĩa khí tiết. Ông tổ thứ mười một của tui là Trần Đại Lực tuy vẫn được làm đến cai đội, nhưng sau đó cáo quan lánh nạn vào Hà Tiên. Ngày nay, mả tổ của tui vẫn còn ở huyện Tân Uyên, Bình Dương nhưng hương khói đã lạnh. Có thể nói người Minh Hương có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi cũng như các mặt khác về kinh tế, văn hoá... của nước Nam, nhưng những đóng góp này không được nhìn nhận một cách tương xứng. Thật ra, chuyện đó không phải là vấn đề chính để tui nói với ông, mà quan trọng hơn, ông biết dòng dõi bọn tui, cũng là tí chút liên quan với con ông sau này”.

Nói xong, không để cho tôi bàn luận hay kịp ngậm ngùi, ông đứng lên chúc tôi ngủ ngon với một phong cách Tây phương bất ngờ.

 

83.

Ông ấy thích đi loanh quanh trong vùng, ông bảo là dã ngoại, đến bữa cơm mới về. Tôi ở nhà tâm sự với dì Ba. Dì hay hỏi thăm về ông ấy. Còn tôi hỏi dì về những kinh nghiệm sinh đẻ. Dì hứa khi nào tôi lâm bồn, dì sẽ lên giúp. Ở nhà ba tôi một tuần lễ, chúng tôi sang Hà Tiên thăm dì Hai. Tôi muốn dì thấy tôi không thù oán, chẳng những thế, tôi vẫn là người biết hàm ơn. Dì nói không có tôi, thu nhập kém hẳn. Tôi không dám chắc cuộc đời tôi đã suôn sẻ, nhưng nhìn dì, tôi nhớ đến những ngày tăm tối của mình. Thương dì, nhưng tôi cũng chỉ biết cầu mong cho dì may mắn. Mong chị Hai kiếm được chồng tử tế.

 

84.

Tôi vui vì thấy Phụng hài lòng với chuyến đi. Cô ấy đã ăn mặc thật đẹp và thậm chí muốn tôi mua cho một dây chuyền và đôi bông tai bằng bạch kim. Cô bảo về quê mà không thế người ta coi thường. Tôi không có ý kiến mặc dù vẫn chiều cô. Dường như mọi bất hạnh đã mờ dấu trong lòng Phụng. Cô vui tươi và yêu tôi hơn. Cô cũng đòi hỏi tôi nhiều hơn. Nhiều khi, cô cởi đồ đứng dạng chân giữa bức tranh khi tôi đang vẽ. Cô nói: “Anh phải bù cho Phụng những ngày xa anh”. Tôi bảo coi chừng anh chết sớm. Cô bảo: “Không, Phụng cho anh sức trẻ của em. Anh phải sống đến khi em chết. Hãy ôm Phụng để em truyền thanh xuân cho anh. Hãy bú Phụng để em bồi bổ cho anh”. Phụng bảo hãy tin điều cô ấy nói vì cha cô là thày thuốc. Cô còn nói có một thứ y học tâm linh cũng như có một thứ y học tình dục. Tôi bảo bé con đừng có xạo sự. Cô cười nói: “Phụng cũng từng là người bán thuốc đó nhe”. Tôi bảo tôi nhớ điều ấy, nhưng đừng nói như một con mẹ nạ dòng. Cô giận bỏ cơm. Càng ngày cô càng hay giận. Đôi khi tôi cảm thấy yêu trẻ con cũng mệt.

 

85.

Tôi muốn ông dành mọi tâm sức cho tôi. Nhưng với ông, một thế giới khác không có tôi vẫn như một bóng mờ vây phủ quanh đời sống chúng tôi. Ông yêu tôi, ông cũng yêu hội hoạ của ông. Tôi bảo: “Anh chỉ cần làm đủ sống là được rồi. Em không muốn anh vất vả, suy nghĩ nhiều quá”. Ông nói vấn đề của ông không phải là tiền. Tôi vẫn biết ông muốn nhìn thấy điều gì khác xa hơn con người tôi và tình yêu của tôi, ông muốn tìm thấy cái tôi không có. Tôi là một cô gái trong suốt. Yêu và muốn được yêu. Tôi nói ông đừng tìm kẻo thất vọng. Ông lại nói: “Thật ra vấn đề cũng không phải thế. Anh đã nhìn thấy không chỉ em, mà cả một lịch sử người Minh Hương và dân tộc Khmer trên vùng đất này. Anh cũng đã nhìn thấy cả bên ngoài cái lịch sử đã tạo ra em”. Tôi nói những chuyện như thế để làm gì, em không hiểu. Tôi giống tất cả những cô gái khác. Ông nói: “Nếu như thế thì anh đã không yêu em”. Tôi hỏi, tại sao lại phải rắc rối thế? Ông cứ yêu tôi như một con cái là tôi mãn nguyện rồi. Tôi thấy ông kỳ cục, nhưng sự khác lạ của ông làm cho tôi trở nên hèn mọn, dù ông rất thích tôi mở cửa mình trên đầu ông.

 

86.

Những phản ứng của Phụng dường như tuân thủ theo một cơ chế sinh học. Nó dẫn đến một lối ứng xử phi logic. Tuy nhiên, Phụng có cách cân bằng những trái ngược và thất thường của mình bằng một sự tận tuỵ không bờ bến. Cô chăm sóc tôi chu đáo vừa như một nô tì, vừa như một người mẹ. Cô cũng luôn tỏ ra kiêu hãnh khi được cặp tay tôi đi ngoài đường, mặc cho những con mắt soi mói thế gian. Nhưng sự từng trải của Phụng không bù đắp được cho những thiếu thốn về học vấn, dù với một phẩm chất tự nhiên, cô biết bày tỏ thái độ của mình một cách đầy biểu cảm và duyên dáng. Dường như một tình yêu lớn bao giờ cũng hàm chứa một lòng biết ơn sâu sắc. Bởi thế giữa tôi và Phụng luôn có một niềm trắc ẩn gìn giữ chúng tôi trong nhau. Nó đủ để tôi nứng cặc từ sâu thẳm và nhìn thấy sử mệnh ngậm ngùi. Tôi vẽ Phụng bao la như một lịch sử tăm tối.

 

87.

Bụng tôi đã to lắm rồi. Đi đứng nặng nề. Tôi không thấy ông vui. Tôi hỏi: “Phụng có làm điều gì khiến anh buồn không?”. Ông bảo không có chuyện gì đâu. Nhưng tôi vẫn thấy nỗi u ẩn trong lòng ông. Tôi nghĩ ông bận tâm về đứa bé. Chúng tôi đã chuẩn bị mọi thứ cho cuộc ra đời của nó. Ông không vuốt ve bụng tôi nữa, vả lại tôi cũng đến giai đoạn không nên giao hợp. Ông thường ôm hai bầu vú tôi lặng lẽ, từ phía sau.

 

88.

Càng gần đến ngày Phụng sinh nở, tôi càng cảm thấy sự vô luân của mình khó chấp nhận. Sự có mặt của đứa bé dù chưa thành nhân dáng, cũng làm cho mối quan hệ của tôi và Phụng trở nên chông chênh. Một mặc cảm quỉ quái giết con trai để cưỡng đoạt con dâu không biết từ bao giờ âm thầm lớn lên trong đáy sâu lòng tôi, đẩy tôi đến chỗ ngượng ngập và xa cách với cái bào thai của Phụng.

 

89.

Nhiều khi, tôi chỉ thấy ông cầm cọ mà không vẽ. Lặng lẽ trước tấm bố. Tôi nói với ông: “Nếu cần thiết, anh cứ đi chơi. Phụng ở nhà một mình cũng được”. Thật ra, tôi rất sợ. Nhưng tôi muốn ông được thanh thản. Ông hôn tôi: “Anh vẫn luôn có cảm giác một lúc nào đó em sẽ biến đi không để lại một dấu vết nào. Bởi thế, anh không muốn rời xa em”. Tôi bảo tôi cũng có cảm giác đó. Ông nói: “Bất an là một cảm giác không tốt. Lỗi tại anh”. Rồi ông quì xuống hôn lên bụng tôi. Tôi ôm đầu ông và chảy nước mắt. Tôi yêu ông xiết bao.

 

90.

Tôi biết rõ điều gì khiến cho Phụng bất an. Phụng nhạy cảm và độ lượng. Tôi thương Phụng, nhưng tôi cũng không tránh khỏi những giây phút muốn sống cô quạnh như tôi vẫn thường sống trước kia. Những đường cọ của tôi vu vơ trên tấm bố. Đôi khi trừu tượng cũng là một giải pháp cho tâm hồn tôi. Một tôi tan loãng.

 

[còn tiếp nhiều kỳ]

 

________________

ENGLISH VERSION:

 

To the End of the Road, then...

 

Nguyễn Viện

 

Translated by Lê Đình Nhất-Lang & Lưu Diệu Vân

 

81.

His world renders me ecstatic and dizzy with romance and luxury. Changing quite fast from a little country girl, I become modern as though I was originally born from a high-cultured family. In fact, I have not been conscious of having to erase my rustic background, but rather I have thought simply that I should blend into the beauty of life. I am not demanding nor following others, but simply complying with what he wants. To have him, to me, that is all. I don’t need anything else. But he still chooses everything for me. The things he wants ought to be right. I want him to be pleased about me.

I ask him to let me visit Mup. Nevertheless she has been good to me. Seeing that I do not have a mobile phone and a glittering gold chain on my neck, she asks, “Why not tell your husband to buy them?” Feeling like laughing, I say, “I don’t think I need them.” She punches me, “Ah I knew it: you only need him to be healthy enough to do you once per day, that’s all.” I laugh again, “Once is a little bit few.” She says don’t tell such a tall story, as old as he is... She stops. I need no boasting either. And I am still very happy because she does not regard him as my boyfriend but has called him my husband. This confirmation gives me some thoughts about visiting my father and Second Aunt.

 

82.

I feel delightful with the idea of visiting Phung’s maternal country. On the way to the Vam Cong ferry, I stop to buy some sour wrapped minced pork, in addition to the gifts I have prepared from the city. I hate so much the words “gaily upbeat” as in revolutionary speech, but in this case to describe the joy among Phung’s family, perhaps only the words “gaily upbeat” can express all their sentiments when they receive our gifts. The real value of Phung’s return is only equal to that of the gifts. My presence as a son-in-law, albeit unofficial, still is accepted in a friendly way. Both Second Aunt and Third Aunt address me “Sir” and use the “I” pronoun of equal rank without feeling any mismatch between my age and my role in the family. I call them “aunt” like Phung uses to and call Phung’s father “uncle.” Third Aunt often smiles when looking at me. I tease her, “Back then when Father went after you courting, did you find his Vietnamese too funny?” Aunty is straight-forward, “It was exactly because of his incoherent Vietnamese that I saw he truly and sincerely loved me.” In the evening, after dinner, Phung’s father invites me to tea and chatting. He recounts:

“I am a 13th generation descendant of the top-ranked ‘Great Unfailing Stateman’ of the Nguyen Dynasty, Tran Thuong Xuyen. He was originally a Ming general, governing three provinces in Guangdong. After the failed coup to overturn the Qing in an attempt to restore the Ming, he and Duong Ngan Dich brought their families and their troops of over three thousand on fifty-plus warships to escape to Viet Nam in 1679. At first they entered the ports of Tu Hien and Da Nang and asked for safe harbour. Lord Nguyen felt uneasy with them as strangers, so he let them in to break new grounds in the Dong Pho region of Chan Lap. Tran Thuong Xuyen went through the seaport of Can Gio to get to Bien Hoa. Duong Ngan Dich entered the seaport of Soi Rap to settle at My Tho. About that same period, there were Mac Cuu who entered Ha Tien in 1671 and other Ming expatriates who entered the North and the Central. This was probably the era of the greatest Chinese immigration into Viet Nam in this country’s history. My ancestor got the credit for breaking the Phien Tran land and building towns. However, afterwards another Ming-origined person, Nguyen Huu Canh, was recognized as the founder of Saigon—now Ho Chi Minh City—because he was dispatched by the king at the time to establish the tax collecting camp. The Majestic Book of the Great South (Dai Nam Liet Truyen) recorded that Founding Father Tran Thuong Xuyen died because of sickness. But in reality he died in the war with Chan Lap as a hero. His son Tran Dai Dinh, in particular, inherited the title of honors and became a general, but then died in the prison under the Nguyen, although he was a loyal and lofty man. Although my eleventh ancestor Tran Dai Luc could still be an officer at the corporal rank, he later had to resign and took refuge in Ha Tien. Nowadays, my ancestors’ graves are still in the district of Tan Uyen, Binh Duong, but the incense and smoke have gone cold. One can say that the Ming expatriates’ achievements were very great in territory development as well as in other areas such as economics, culture... of the Nam country, but these achievements were not recognized equitably. In fact, that is not the main issue for me to tell you, but more important, it's for you to know our lineage, which relates a little bit to your coming child.”

After finishing, not letting us discuss it or utter a mere bewailment, he stands up and wishes us a good night’s sleep with an unexpected Western demeanor.

 

83.

He likes to wander in the area, calling it the wilderness tour, and does not come back until meal times. I stay home and find Third Aunt to confide in. She asks about him often. And I ask Third Aunt about her birth-giving experiences. She promises that when I lie in, she will come over and help. After staying three weeks at my father’s home, we go to Ha Tien to visit Second Aunt. I want her to see that I have not hated her, and not only that, that I remain a grateful person. She says without me, her income have been reduced sharply. I dare not maintain that my life has become easy, but when I look at my aunt, I remember those dark days of mine. I pity her, but I can do no more than praying for her good luck. Praying that my big sister finds a decent husband.

 

84.

I am glad that Phung is pleased about the trip. She dresses up quite nicely and even asks me to buy her a necklace and a pair of earings made of white gold. She says people would regard her lowly without such outfit when she comes back to the country. I have no opinion although I still comply. It seems as though all traces of misfortune have faded inside her. She is radiant and loves me more. She also demands me more. Several times, she takes off her clothes and straddles a painting I am working on. She says, “You have to make up for those days you are away from me.” I warn her that I may die early. She says, “No, I will give you my youthful health. You have to live until I die. Hold me so I will transfer my youth to you. Suck me so I will nourish you.” Phung tells me I should believe her because her father is an oriental medicine man. She also says that there is a spiritual medicine as well as a sexual medicine. I tell her to just knock off. She laughs, “I have been an herb seller myself.” I say I remember that, but please do not talk to me like a nun. She gets upset and skips meals. She gets upset more and more often. Sometimes I feel tired of loving a child.

 

85.

I want him to reserve all his mind and strength for me. But with him, another world without me in it still looms like a dark cloud around our lives. He loves me, and he also loves his art. I say, “You just work only to subsist. I don’t want you to work and think too hard.” He says money is not an issue with him. I know, however, that he wants to see something else beyond my body and my love, and that he wants to find something that I don’t have. I am a transparent girl. I love and want to be loved. I tell him not to seek or he will be disappointed. But he says, “That is not really the issue. I have seen not only you, but a whole history of the Ming expatriates and the Khmer in this land. I have also seen even beyond the history that has created you.” I tell him I don’t understand what these stories are about. I am just like any other girl. He says, “If so I would have not loved you.” I ask why such complexities. “Just love me like a female, then I am happy.” I find him weird, but his strangeness humbles me, although he likes me to open my vagina on his head.

 

86.

Phung’s reactions seem to obey a physiological mechanism. This leads to illogical behaviors. Nevertheless, Phung has a way to balance out her contrary and erratic actions with a boundless dedication. She takes care of me well, both as a slave and as a mother. She always appears proud to walk with me arm-in-arm in the street, in spite of the inquiring eyes of the world. But Phung’s experience cannot make up for her lack of education, although by her nature, she knows how to express herself in a telling and charming way. It seems that great love always contains deep gratefulness. That’s why between me and Phung there is always a sympathy that keeps us within each other. It is enough for me to have a hard-on from my depth and to see a miserable historical destiny. I draw Phung so vast as a dark history.

 

87.

My belly is already so big. It’s hard walking or standing. I don’t see him happy. I ask, “Have I done something to make you sad?” He says there is nothing. But I still see the sorrow inside him. I think he is concerned about the child. We are fully prepared for his birth. He no longer caress my belly, and besides I have reached a stage that intercourse is not recommended. He often hold my breasts silently, from behind.

 

88.

The closer it gets to Phung’s due date, the harder I can accept my immorality. The child’s presence, although without a human form, makes the relation between me and Phung become unsteady. A devilish complex of having killed the son to seize the daughter-in-law is quietly growing since I-don’t-know-when deep inside me, pushing me to feel ill at ease and away from Phung’s fetus.

 

89.

A lot of times, I see him just holding the brush but not painting. Silent in front of the canvas. I tell him, “If necessary, just go out. I can stay home alone.” In fact, I am very scared. But I want him to feel calm. He kisses me, “I still always have the feeling that at some moment you will disappear without leaving a trace. So, I don’t want to be away from you.” I say that I also have that feeling. He says, “Insecutiry is an unhealthy feeling. My bad.” Then he kneels down and kisses my belly. I embrace his head and shed my tears. I love him so much.

 

90.

I know exactly what makes Phung insecure. Phung is sensitive and generous. I love Phung, but I can’t avoid the moments when I want to live in solitude like I have been living back then. My brush strokes go aimlessly on the canvas. Sometimes the abstract is also a solution for my soul. A dissolving self.

 

[to be continued]

 

 

Đã đăng:

[Bản song ngữ / Bilingual version] ... Tôi vẽ một cái lồn trừu tượng. Thật ra là một cái lồn hư vô. Những vòng tròn vô định loang trên mặt nước thẳm, run rẩy và nồng nàn. Từ không đến có là số phận. Có nghĩa và vô nghĩa... / ... I draw a symbolic cunt. An imaginary cunt, in fact. Vague circles dissolve on the surface of deep water, trembling, passionate. From nothingness to existence spans destiny. Meaningful and meaningless... [Translated Lê Đình Nhất-Lang & Lưu Diệu Vân] (...)
 
[Bản song ngữ / Bilingual version] ... Anh nói huyên thuyên đủ thứ chuyện, nhưng tôi không nhớ chuyện nào ra chuyện nào. Khi về, anh đòi hôn tôi dưới bóng tối gốc cây trước nhà, nhưng tôi không chịu. Tôi bảo đừng vội... / ... He talks nonstop about a lot of things, but I can’t remember which from which. On our way home, he wants to kiss me in the dark shade of the tree in front my house, but I don’t let him. I tell him not to rush it.... [Translated Lê Đình Nhất-Lang & Lưu Diệu Vân] (...)
 
[Bản song ngữ / Bilingual version] ... Nghệ thuật là một trò lừa đảo lớn. Ai ngu ráng chịu. Chẳng riêng gì hội hoạ, văn chương cũng đầy bọn ăn cắp và lừa đảo... / ... Art is a big deceitful game. Tough luck if you are clueless. Not only art, literature is also full of thieves and cheaters... [Translated Lê Đình Nhất-Lang & Lưu Diệu Vân] (...)
 
[Bản song ngữ / Bilingual version] ... Tôi không phải là một gã quân tử Tàu muốn làm chuyện anh hùng mã thượng. Chắc chắn thế. Lúc nào “bụp” được tôi vẫn “bụp”. Và thật sự có nhu cầu “bụp”... / I am not a gentleman trying to do something heroic. Really, I am not. Whenever I can, I still want to fuck. And I do have the need for sex... [Translated Lê Đình Nhất-Lang & Lưu Diệu Vân] (...)
 
[Bản song ngữ / Bilingual version] ... Chia tay cô, tôi bỗng nhận ra khoảng trống cô để lại trong lòng mình. Đồng thời, tôi nhận ra cái khoảng trống triết học chứa đựng mọi bôi xóa. Đi đến cuối đường, cuộc sống không bao giờ có ngõ cụt... / ... Parting with her, I suddenly realize the empty space she has left inside my heart. At the same time, I recognize the philosophical emptiness that contains all obliterations. Going to the end of the path, life never meets a dead-end... [Translated Lê Đình Nhất-Lang & Lưu Diệu Vân] (...)
 
[Bản song ngữ / Bilingual version] ... Những giấc mơ của tôi màu đỏ. Những chiếc lá chết cũng màu đỏ... / ... My dreams are red. The dead leaves are also red... [Translated Lê Đình Nhất-Lang & Lưu Diệu Vân] (...)
 
[Bản song ngữ / Bilingual version] ... Hình như đàn ông sinh ra để nhậu và chơi bời. Chiều nào quán cũng đông nghẹt, bia và đồ ăn thừa mứa. Họ ăn và nói, tôi nghe được đủ thứ chuyện trên đời... / ... Men seem to be born to feast and have fun. Every afternoon the restaurant is crowded, scattered with beer and food. They eat and talk, and I hear all sorts of things in the world... [Translated Lê Đình Nhất-Lang & Lưu Diệu Vân] (...)
 
[Bản song ngữ / Bilingual version] ... Thật quá muộn để hỏi: “Tôi là ai?” Nhưng đôi khi tôi hoang mang, cuộc sống này rốt cuộc là gì vẫn là một câu hỏi lấp lửng như một án treo của số phận... / ... It’s really too late to ask, “Who am I?” But sometimes I am befuddled, what this life is, after all, still remaining an evasive question, like a suspended sentence by destiny... [Translated Lê Đình Nhất-Lang & Lưu Diệu Vân] (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021