thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
 
danh mục tác phẩm
 
 

Hai anh em tôi -  Hoàng Ngọc Nguyên
Bài viết này dành cho anh tôi, Hoàng Ngọc Biên, để chủ yếu kể lể cho anh nghe những chuyện xưa tích cũ của một thời 60-70 năm trước, rất xa xưa khó nhớ khi người ta đã đi vào tuổi để quên và dễ quên hết, quên tên con đường, quên tên bạn bè, quên nhan đề cuốn sách, bài hát, hay cuốn phim, quên tên ca sĩ hay diễn viên được ưa thích một thời… Thế nhưng, quên hết như thế, thì còn nghĩa gì nữa trong cuộc sống, nếu chẳng có ai nhắc lại... (...)

Món quà tuyệt vời cho tôi -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Tôi không quên quê hương cũ của tôi, tôi không quên thân phận của những người ở lại, tôi không quên những hình ảnh đau buồn trong quá khứ, và tôi luôn luôn biết rằng Việt Nam vẫn đang là một thảm trạng, nhưng tôi luôn luôn sống và tranh đấu trong một tinh thần lạc quan to lớn, với một niềm hy vọng to lớn, rằng mọi sự sẽ thay đổi, và tương lai của quê hương tôi sẽ tốt đẹp. Không ai có thể sống với những nỗi buồn. Chúng ta chỉ có thể sống trong niềm vui và niềm hy vọng vào tương lai. Nỗi buồn vẫn còn đó, nhưng niềm vui và niềm hy vọng thì to lớn hơn. Nỗi buồn là bóng tối. Niềm vui và niềm hy vọng là ánh sáng. Ánh sáng mang đến sức sống cho muôn loài trên trái đất... (...)

Thành công vượt bậc của Giải Thưởng Văn Chương và Âm Nhạc Tự Do 2017 -  SBS Radio
Bản tin (ngày 11/12/2017) của SBS Radio (Đài phát thanh đa văn hoá của Australia) tường thuật về Lễ Trao Giải Thưởng Văn Chương & Âm Nhạc Tự Do 2017... (...)

Nhớ Bùi Bảo Trúc (1944-2016) -  Ngự Thuyết
... Tất cả đành bỏ lại sau lưng. Có lần anh nói khó có ngày để có thể tìm lại kỷ niệm cũ. Mình sẽ không còn ở cõi đời này mà đất nước vẫn cứ như thế chăng? Anh yêu cuộc sống vô cùng, tha thiết với cuộc sống vô cùng. Anh cám ơn tất cả những gì đã mang lại cho anh niềm vui, hạnh phúc, hay ngay cả những tiện nghi hàng ngày... (...)

Đêm bên hồ Irving, với Hoàng Ngọc-Tuấn, Hoàng Đình Bình  -  Nguyễn Xuân Thiệp
Đêm... Vẫn đêm trong ngôi nhà Nguyễn Xuân Phước ở Irving, Dallas hồi nào cùng với Hoàng Ngọc-Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc, Trương Vũ và bạn bè... có trăng trên hàng cây ven hồ nước, có màu rượu đỏ sóng sánh trong ly... Hoàng Đình Bình tay ôm đàn, bật lên vài âm hư, nhắc tới những ngày ở Sài Gòn sau năm 1975. Đó là những ngày đói rách, vô vọng. Những ngày của vỉa hè, đường phố, quán cà-phê và bạn bè trong cơn thất tán. Nơi anh em thường dừng chân là quán cà phê Huy Tưởng... (...)

Thuyền -  Võ Quốc Linh
... Tôi đã không còn ngồi đó nữa, hồi tưởng ném tôi lọt thỏm vào lòng chiếc thuyền của hơn 20 năm trước. Tôi đang ngồi bệt trần truồng, sống lưng tựa vào mạn thuyền, hai bàn tay bấu chặt vào ống chân trái nơi vừa bị bể toác vì nhát rìu; tên hải tặc Thái nhắm đầu tôi bửa xuống mà chính phản xạ sinh tồn đã khiến tôi cuộn mình, giơ ống chân lên che chắn. Qua kẽ tay, máu cứ lầy nhầy, lợn cợn ứa ra... (...)

Bài tiễn biệt Đinh Cường  -  Lữ Quỳnh
[TƯỞNG NIỆM ĐINH CƯỜNG (1939-2016)] ... Anh có câu thơ rất hay: Ra đi mới biết lòng vô hạn. Dù cho những chuyến đi ở trần gian có dài, cũng không dài và đẹp như chuyến đi lần này của anh. Anh đã sống những ngày cuối cùng êm đềm, rồi ra đi thật nhẹ nhàng, thanh thản... (...)

Giã biệt một bóng tài hoa  -  Nguyễn Trọng Khôi
[TƯỞNG NIỆM ĐINH CƯỜNG (1939-2016)] ... Anh Đinh Cường ơi! Anh ra đi nhưng thật ra anh sẽ còn để lại trong chúng tôi những ấn tượng đẹp không dễ phai nhoà, anh vẫn còn ở lại qua những tác phẩm tràn lan giữa cuộc đời, giữa chúng tôi. Anh không nói nhưng tiếng anh vang dội mãi mãi... (...)

Nhẹ nhàng Đinh Cường  -  Trần Doãn Nho
[TƯỞNG NIỆM ĐINH CƯỜNG (1939-2016)] ... Đinh Cường là hiện thân của một nhẹ nhàng rất hiếm. Vẽ, sống, chơi, cà phê, rượu, bạn, họp mặt, tiếp khách... tất cả đều nhẹ. Nhẹ nhàng như những đường nét thiếu nữ trong tranh anh: xanh, thơ, những sợi mơ bay, cánh tay, suối tóc, nụ cười... Bây giờ Đinh Cường đã ra đi, trút sạch! Nhẹ nhàng anh. Nhẹ như anh đã từng. Trong cuộc đời và với cuộc đời... (...)

Vòng hoa cho Đinh Cường  -  Ian Bùi
[TƯỞNG NIỆM ĐINH CƯỜNG (1939-2016)] ... Bẵng đi chừng năm sáu năm, một hôm tôi tình cờ ghé ngang toà soạn cũ của báo Trẻ, bất ngờ gặp lại Đinh Cường đang ở đó. Tay bắt mặt mừng, hỏi thăm sức khoẻ vài câu. Vậy mà đó lại là lần cuối cùng gặp hoạ sĩ. Hôm qua ngồi lục chồng thơ cũ tìm được bài “Phôi Pha” tiếng Anh năm nào. Bèn làm vội bài nhạc này để thay mặt mình gởi đến gia đình hoạ sĩ: Một vòng hoa nước mắt đầy / Cho người ở lại, tiễn người ra đi... (...)

Thương tiếc Phùng Nguyễn -  Nguyễn Hưng Quốc
[TƯỞNG NIỆM PHÙNG NGUYỄN (1950-2015)] ... Nghĩ đến Phùng Nguyễn, hình ảnh nổi bật nhất trong óc tôi là một người đầy sức sống và rất nhiệt tình. Do đó, tin anh mất khiến tôi bàng hoàng. Cả ngày cứ ngẩn ngơ... Thật ra, tôi gặp Phùng Nguyễn chỉ khoảng 4, 5 lần; và lần nào cũng có đông người khác. Dường như chưa có lần nào tôi có dịp ngồi riêng với anh để chuyện trò về văn chương nghệ thuật. Nhưng ấn tượng anh để lại trong tôi bao giờ cũng tốt đẹp... (...)

Chuyện không thể khác! -  Trịnh Thanh Thủy
[TƯỞNG NIỆM PHÙNG NGUYỄN (1950-2015)] ... Anh nằm đó bất động, thật yên lặng, nhưng thật bình yên. Giấc ngủ yên ấy thật an lành trên những cụm mây trắng xám mùa đông của mẹ đất. Tôi thấy được nụ cười trên bờ môi trễ muộn của anh trong câu nói “Chuyện không thể khác” ngày nào... (...)

Phùng  -  Trương Vũ
[TƯỞNG NIỆM PHÙNG NGUYỄN(1950-2015)] ... Sự ra đi của Phùng Nguyễn quá bất ngờ với mọi người. Tuy nhiên, trong con người lặng lẽ, tế nhị, sâu sắc đó dường như có một linh cảm nào. Như Nguyễn Minh Nữu đã khám phá từ một bài viết của Phùng Nguyễn, “Xuôi Dòng Ký Ức”, viết nhân ngày giỗ đầu của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng... (...)

Vĩnh biệt Dương Kiền  -  Nguyễn Đạt
[TƯỞNG NIỆM DƯƠNG KIỀN (1939-2015)] ... Đấy là gương mặt một thi sĩ mà tôi có thể tưởng tượng. Đấy là lần duy nhất tôi gặp ông ở quán cà-phê Hồng trên đường Pasteur, đối diện Viện Pasteur - Sài Gòn. Ông ngồi trầm lặng, bàn tay nắm chặt ly cà-phê đá; tôi nhớ hoạ phẩm Portrait de Poète Sabartés của Picasso, tôi gọi ông là thi sĩ từ lúc đó... (...)

Võ Phiến đã vĩnh viễn ra đi -  Ngự Thuyết
[TƯỞNG NIỆM VÕ PHIẾN (1925-2015)] ... Thế là Võ Phiến đã vĩnh viễn ra đi, nhưng sự nghiệp văn chương ông để lại sẽ sống lâu dài với hậu thế, thì cũng xem ông như đang còn sống với ta – tôi lặp đi lặp lại câu nói đó nhiều lần. Cũng thế, có người bảo nhà văn chỉ sống với tác phẩm. Bỗng nhiên tôi thấy hụt hẫng khi chiếc quan tài từ từ được đưa vào lò thiêu. Và bỗng dưng trời đổ cơn mưa thật nhẹ. Mấy hạt mưa chạm khẽ vào mặt, vào tóc của những người đưa tiễn... (...)

Võ Phiến, những lần gặp sau cùng  -  Nguyễn Hưng Quốc
[TƯỞNG NIỆM VÕ PHIẾN (1925-2015)] ... Chỉ thấy xa vắng và cùng với sự xa vắng, sự mênh mông, ở đó, tôi đoán, ông không thấy ai trước mặt, không thấy khung cửa kính trong suốt, không thấy hàng cây xanh lá đang lao xao với gió, không thấy bầu trời đầy nắng và thưa thớt mây; ông chỉ thấy khoảng trống thăm thẳm, vời vợi, không cùng... (...)

Võ Phiến đã về gặp Bùi Giáng -  Nguyễn Hoàng Văn
[TƯỞNG NIỆM VÕ PHIẾN (1925-2015)] ... Võ Phiến đã hết đời công chức từ lâu và nay thì từ giã, theo lời ông, “cái gọi là sống”. Chắc rằng khi từ giã chúng ta để về nơi ấy ông sẽ gặp lại những bạn cũ một thời với Bùi Giáng, trong tâm thế thảnh thơi, không bị bó buộc thời gian, không vướng víu nợ trần... (...)

30/4/1975  -  Ngự Thuyết
[1975-2015: BỐN MƯƠI NĂM, NHÌN LẠI] ... Bỗng mọi âm thanh, tiếng động, đều ngưng bặt. Cái im lặng đột ngột làm tôi tỉnh giấc trở mình mở mắt ngó dáo dác. Rồi tôi kín đáo nhìn. Hai chị em đang ngồi xệp trên sàn nhà đối diện nhau qua một chiếc va-ly, tần ngần. Bốn bàn tay đang cầm bốn góc lá cờ, nước mắt cả hai người ràn rụa. Tôi vờ ngủ tiếp nhưng cũng kịp nhìn thấy lá cờ sau đó được xếp làm hai, rồi làm bốn. Vợ tôi lấy ra hết các thứ trong chiếc va-li nằm trước mặt, rồi đặt lá cờ vào đáy va-li, xong cho các thứ vào lại... (...)

“Người Việt gốc me”  -  Hoàng Ngọc Trâm
[1975-2015: BỐN MƯƠI NĂM, NHÌN LẠI] ... Giờ đây, khắp nơi trên đất nước Việt Nam, rất nhiều hàng cây cao đã bị đốn sạch. Thỉnh thoảng tôi thầm nghĩ: “Có còn những hàng cây me bên những nhà ga để họ đến trải chiếu ngủ đỡ vào ban đêm như anh cả tôi và bạn của anh ấy ngày xưa không? Hay họ phải ngủ dưới gầm cầu, trong ống cống... trong những đêm lạnh lẽo?” ... (...)

Niềm vui nhỏ dưới gầm cầu Bà Lớn  -  Nam Đan
... Tấm ảnh đẹp nhất không phải là tấm ảnh trong ống kính mà tôi đã bấm máy, nhưng là hình ảnh sẽ giữ lại lâu dài trong trí nhớ và lòng trắc ẩn của con người. Nó đây, hình ảnh cuối cùng mà tôi thu vào ống kính là những đứa trẻ này... (...)

Con cá gỗ  -  Hoàng Ngọc Trâm
[1975-2015: BỐN MƯƠI NĂM, NHÌN LẠI] ... Trong một bữa ăn tối, anh lớn của nó lấy ra một con cá gỗ, đặt vào một cái đĩa rồi để giữa bàn. Anh nói: “Từ hôm nay nhà mình sẽ có món cá muối ăn với cháo. Mỗi lần múc một muỗng cháo đưa vào miệng thì nhìn vào con cá một lần. Những đứa nhỏ thì phải nhìn kỹ và nhìn cẩn thận để không bị hóc xương.” ... (...)

Ra mắt Sydney World Music Chamber Orchestra  -  Tú Trinh
Một sáng kiến độc đáo mang một nhóm nhạc sĩ có nguồn gốc dân tộc khác nhau đến với nhau trong Sydney Sacred Music Festival 2014 (Nhạc Hội Tâm Linh Sydney 2014). Họ trao đổi và chia sẻ những quan niệm về tín ngưỡng và những kinh nghiệm trong cuộc sống, rồi họ cùng tạo ra một bài giao hưởng tâm linh, một thứ văn hoá phi vật thể vượt qua mọi ranh giới bình thường trong văn hoá và đức tin... Tú Trinh (SBS Radio) tường thuật. (...)

Gabriel García Márquez – “Vĩ nhân không bao giờ chết cả” -  Trùng Dương
[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] Đại văn hào Gabriel García Márquez, gốc Colombia, tác giả cuốn tiểu thuyết danh tiếng One Hundred Years of Solitude và là người đã đoạt giải Văn Chương Nobel năm 1982, đã qua đời ngày 17 tháng 4 vừa qua tại nơi ông sinh sống bấy lâu ở Mexico City, hưởng thọ 87 tuổi... (...)

Mai Thảo, thơ và Bùi Giáng -  Lê An Thế
... Nhưng, những lúc ấy, nửa đêm đến về sáng, ngôn ngữ không quan trọng. Thế giới chung quanh ông im bặt. Chỉ là những âm vang. Ùn ùn. Dội lên. Từ tiếng chuông đã chôn sâu. Từ tiếng hú ngầm của nước mắt đã hoá đá. Tôi nhớ. Chung quanh là nến thắp. Là chai lọ ngổn ngang. Nhưng đó là những phút giây ông tỉnh, sống động bất ngờ. Một Mai Thảo thật. Một Mai Thảo thi sĩ. Làm tôi phải viết hoa... (...)

Đại-hội Triết-học Thế-jới kì 23 tại Đại-học Athens, Greece, từ 4 tới 10 tháng 8/2013 -  Nguyễn Quỳnh
... Kiến-trúc đền-đài trên Acropolis theo kiểu Doric và Ionic, với một đặc điểm là điện Erichtheion có sáu cột Caryatids, tức tượng fụ-nữ. Trên hai ngàn năm về trước điêu-khắc như thế quả là tuyệt vời. Tôi ngồi xuống fác-hoạ điện Erichtheion, chủ tâm ngồi rất lâu để vẽ cho được một chi tiết. Thế nhưng trời tháng 8 nóng quá và jó Mediterranean Sea thổi rất mạnh muốn tung cả jấy và cọ. Tôi đành bỏ cuộc... (...)

Tiền Vệ: 10 năm hoạt động văn nghệ tiền phong -  ABC Radio Australia
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Điểm chung lớn nhất của giới cầm bút khi đến với Tiền Vệ là sự đồng điệu, tâm đắc về quan điểm sáng tác và mỹ cảm mà trang mạng này khởi xướng. Chính điều này tạo nên cái mà nhóm chủ trương gọi là “cộng hòa văn chương” nơi tất cả mọi người đều được đón nhận một cách bình đẳng và dân chủ.... (...)

Sinh hoạt văn nghệ 10 NĂM TIỀN VỆ - bài tường thuật bằng hình ảnh -  Tiền Vệ
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Chiều thứ Bảy, ngày 01/12/2012, một buổi sinh hoạt văn nghệ kỷ niệm 10 NĂM TIỀN VỆ đã diễn ra tại Cabravale Leisure Centre, Cabramatta. Xin gửi đến các bạn văn nghệ sĩ và độc giả một số hình ảnh... [Photo: Lê Phong, Tú Trinh, Phan Quỳnh Trâm, Lê Trung Tự & Hoàng Ngọc Trâm] (...)

Lễ tạ / Đi cho mãi đến năm 2006 / Bút tích gửi tặng các bạn viết trẻ -  Lê Ngân Hằng
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Điều quan trọng là Tiền Vệ có cả một hệ thống như một guồng máy, và điều quan trọng là mỗi một vị trí hay đinh ốc của hệ thống và guồng máy ấy không phải là sắt thép vô cảm, lạnh lẽo, không có tiếng nói, không chỉ có ồn ào đinh tai nhức óc, mà mỗi một vị trí đinh ốc là một linh hồn con người và có đối thoại với nhau để tìm ra cái mới, nâng cấp các trình độ, hoà chung vào trào lưu văn học nghệ thuật đang diễn ra trên thế giới... (...)

Kỉ niệm gì với Tiền Vệ 10 năm -  Nguyễn Tấn Cứ
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Xuất hiện trên Tiền Vệ như là một cách xác tín tính cách văn chương của mỗi con người và tác phẩm của mình. Ở đây bạn sẽ biết sự lan toả của mình đi đến đâu. Với tôi, mỗi lần xuất hiện trên Tiền Vệ là một lần vui... (...)

Mười năm Tiền Vệ — một lời tâm sự -  Hoàng Ngọc Trâm
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tôi ước mong Tiền Vệ sẽ tồn tại mãi để mọi người có nơi mà trở về sau những giờ làm việc cực nhọc, sau những lần vật vã đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày... (...)

Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi -  Nguyễn Đạt
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Kỷ niệm đặc biệt với Hoàng Ngọc-Tuấn, tôi rất trân trọng, lưu giữ mãi ở bìa sau một quyển truyện của tôi: những dòng anh viết về 22 Truyện ngắn Nguyễn Đạt, hầu hết là những truyện ngắn đã đăng ở Tiền Vệ... (...)

Những điều có thật -  Lê Minh Phong
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tôi thường khoái hoạt rít thuốc và uống café rồi chậm rãi đọc lại những tác phẩm của mình trên Tiền Vệ giống như cái cách mà một đứa bé để chiếc banh quy sữa thấm dần rồi tan biến trên đầu lưỡi của mình. Đương nhiên, sau khi đã xuất hiện trên Tiền Vệ thì những truyện ngăn của tôi đã trở nên hoàn hảo hơn... (...)

Tiền Vệ: văn học xung phong -  Bùi Văn Phú
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Thủ môn, hậu vệ, trung vệ và tiền vệ là ngôn ngữ thể thao. Khi nghe tên Tiền Vệ tôi mường tượng đến những cặp giò dai sức, xung phong tấn công, ở đây là tính xung phong trong văn học... (...)

10 năm Tiền Vệ -  Lê Trung Tự
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Đến khi Tiền Vệ chính thức ra đời, tôi bỗng nhiên trở thành một độc giả hết sức trung thành. Sáng, tôi đến chỗ làm sớm hơn những người khác, việc đầu tiên là mở internet và bấm vào nút trang nhà tienve.org; giờ nghỉ buổi sáng, tienve.org; giờ ăn trưa, tienve.org; trước khi tắt máy ra về, tienve.org; buổi tối, trước khi đi ngủ, tienve.org... (...)

Những ý nghĩ trên ghế bố -  Thận Nhiên
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Bạn có tò mò, vậy chứ toà soạn của Tiền Vệ được đặt ở đâu? Tôi xin mời bạn đến thăm nhé. Nó ở đây. Trong căn phòng này. Ông chủ biên đã đọc những gì bạn viết ở đâu ư? Ở đây, trên mặt bàn bề bộn này. Văn chương của bạn viết được đọc với những thứ gia vị gì ư? Bạn thấy đó, cái gạt tàn đầy ắp chưa được đổ và hai chiếc ly chỉ còn cặn rượu... (...)

ÂM KHÍ [4] -  Khuất Đẩu
... Chuyện chết sống là tự trời. Đó là ngày xưa, chứ bây giờ, ta thấy được sống hay chết là tự người, những con người đang coi dân như cỏ rác đó, muốn lấy của ai thì cứ lấy, muốn nhốt ai thì cứ nhốt, muốn bắn ai thì cứ bắn, muốn chặt đầu ai thì cứ chặt, chẳng kỷ cương phép nước gì hết... (...)

Tiền Vệ & tôi -  Nguyễn Viện
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Với Tiền Vệ, gần như tôi được thỏa chí viết. Tôi có thể viết bất cứ thứ gì tôi nghĩ và tôi muốn. Viết không theo một khuôn khổ nào. Viết sao cũng được... (...)

ÂM KHÍ [3] -  Khuất Đẩu
... Đúng là lộn tùng phèo, cái vụ lập lại hòa bình này, cả nước có hòa bình, nhưng trong từng gia đình thì chẳng có hòa bình hòa biếc gì ráo, vẫn đang bắn giết nhau đó thôi... (...)

Duyên vui -  Hiệp Phong
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Luôn luôn đi trước, thay đổi, mới lạ không ngừng mới là Tiền Vệ. Nhân kỷ niệm 10 NĂM TIỀN VỆ, gọi là: lời quê chắp nhặt dông dài, tôi mạn phép góp đôi dòng “lưu bút” vào ngày này như một lời chúc mừng, như một bó hoa tươi thắm gửi tặng đến Ban Biên Tập Tiền Vệ. Một Tiền Vệ trí tuệ, phong phú, tinh tường — một Trái tim Nghệ sĩ... (...)

ÂM KHÍ [2] -  Khuất Đẩu
... Lặng im một chút để lấy hơi, giọng ông bỗng trở nên oang oang, như ễnh ương lên tiếng à uôm sau cơn mưa. Và cũng như mưa, ông tuôn ra không ngớt những lời nhục mạ. Nào “ôm chân đế quốc”, nào “liếm gót giày cho chúng”, nào “cởi truồng để mua vui cho giặc Mỹ” ... dù rằng những người đang ngồi chóc mỏ dưới kia, chỉ là những chủ hộ mỏi mệt, bơ phờ sau một ngày làm việc nặng nhọc... (...)

ÂM KHÍ [1] -  Khuất Đẩu
Tôi trở về làng cũ, một mình. Ở một nơi mà bom đạn thi nhau trút xuống ròng rã suốt hai mươi năm thì việc đem vợ con theo là cả một sự liều lĩnh. Có những người mẹ lần mò hái từng cọng rau ở bờ mương đã không thể quay về nhà để nấu cho các con một bát canh. Có những đứa trẻ chơi trò trốn tìm bên hàng dậu cũng không bao giờ tìm lại được. Ở những nơi như thế, thì dưới mỗi tấc đất đều ẩn giấu cái chết... (...)

Xem triển lãm dọc bờ biển Bondi, Úc -  Phan Quỳnh Trâm
Ở Úc thường có các cuộc triển lãm ngoài trời. Riêng tại Sydney, nổi tiếng và thu hút nhiều khách thưởng ngoạn nhất là cuộc triển lãm mang tên “Điêu khắc dọc theo biển” (Sculpture by the sea) tại Bondi, một trong vài bờ biển đẹp nhất của tiểu bang New South Wales... (...)

Buổi tưởng niệm nhân 10 năm ngày mất điêu khắc gia / hoạ sĩ Lê Thành Nhơn -  Tiền Vệ
[Giỗ 10 năm Lê Thành Nhơn (2002-2012)] Đêm Chủ Nhật, 4 tháng 11 năm 2012, tại tư gia của vợ chồng nhà thơ Võ Quốc Linh & Tường Vi, nhóm Tiền Vệ ở Sydney đã tổ chức một buổi tưởng niệm nhân 10 năm ngày mất điêu khắc gia / hoạ sĩ Lê Thành Nhơn. Chương trình đã bắt đầu vào lúc 7 giờ 30 tối, với sự tham dự của những người bạn thân thiết của nhà nghệ sĩ quá cố... (...)

Tiếng sóng -  Trương Vũ
... Trong một bài viết sau đó, anh cho biết, anh gặp một vũng nước mà anh có cảm giác như chính đó là vũng nước khi còn bé anh thường đến và đùa nghịch trên đó. Anh cũng cho biết, khi đi lại trên những con đường ở Huế mà anh từng đi lại vào những ngày thơ ấu, anh có những cảm giác rất mạnh, rất thật, như chính anh đã đụng vào những hồn ma đang đi, đang chạy xung quanh, hồn ma của những con người vô tội dìu dắt nhau chạy tán loạn vào những ngày kinh thành thất thủ gần một trăm năm trước... (...)

Đi để thương đất nước mình [2] -  Lữ Quỳnh
... Đêm cuối ở Tetbury, sau khi mọi người về phòng nghỉ để sáng mai trở về Luân Đôn sớm, tôi lặng lẽ mặc áo ấm, quàng khăn, đội mũ bước xuống đường. Trời lạnh, phố vắng, con đường khuya in bóng những ngọn đèn vàng hiu hắt. Tôi đi trong cái se lạnh của sương đêm Đà Lạt. Nhớ bạn bè đang tứ tán khắp phương, kẻ còn, người mất... (...)

Buổi ra mắt cuốn sách PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG VIỆT NHƯ MỘT NGÔN NGỮ THỨ HAI -  Người Đưa Tin
Buổi ra mắt cuốn sách Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai của Nguyễn Hưng Quốc (do Tiền Vệ xuất bản, 4/2012) tại đại giảng đường L114, trường Đại học Victoria, Melbourne vào chiều chủ nhật 6 tháng 5/2012 vừa qua được xem là rất thành công. Một số người thuộc giới truyền thông đánh giá đó là buổi ra mắt sách thành công nhất tại Melbourne từ trước đến nay... (...)

Đi để thương đất nước mình [1] -  Lữ Quỳnh
... Những khốn khổ, đọa đày, hận thù mà người miền Nam trải qua, chịu đựng sau ngày 30-4-1975, với biết bao gia đình tan nát, chia lìa bởi sự tàn độc, ngu dốt của bạo quyền, là vết thương quá lớn, tưởng không bao giờ cầm máu, chứ đừng mong sẽ sớm thành sẹo. Người Việt như một đàn gà con mất mẹ, sống rải rác khắp năm châu, làm sao quên được cái ngày đen tối đó của đất nước. Tháng tư là tháng có nhiều lễ giỗ đau thương nhất của người Việt Nam... (...)

“Amami, Amami!” -  Nguyễn Đình Đăng
... Tôi đặt tên bức tranh là Amami, Amami!, trong đó từ “Amami” đầu tiên trong tiếng Ý có nghĩa là “Hãy yêu tôi”, còn từ thứ hai “Amami” (奄美) là tên quần đảo quê hương những người bạn của tôi, nơi lần đầu tiên tôi đã được nghe shimauta qua giọng ca của một cô bé 15 tuổi... (...)

Hết rồi phấn trắng bảng đen! -  Bùi Văn Phú
... Công nghệ thông tin và kỹ thuật cao đã chuyển đổi lớp học từ phấn trắng bảng đen cùng nét chữ đơn sơ qua laptop chằng chịt thông tin. Với nhiều học cụ tân tiến để tiếp cận giáo dục, nhưng biết sử dụng cây bút như vũ khí và dùng phím gõ chỉ huy để chiến đấu với sự dốt không phải là điều dễ cho những tâm hồn học sinh... (...)

Tháng tư tàn độc -  Nguyễn Đạt
... Tôi chẳng màng giữ thơ Huy Cận như vậy. Chỉ là hồi ức tháng tư tàn độc, những gì muốn quên mà không quên được; kể cả mấy câu vần vè tuyên truyền phỉnh gạt của một nhà thơ lớn (và của hầu hết các nhà thơ ở Miền Bắc - Xã Hội Chủ Nghĩa) tay đã nhúng chàm... (...)

Nhà thơ Bùi Chát được trao tặng Giải thưởng Tự Do Xuất Bản của Hiệp Hội Nhà Xuất Bản Quốc Tế -  Tiền Vệ
Chiều ngày 25.04.2011, tại Buenos Aires, nhà thơ Bùi Chát — người sáng lập và điều hành nhà xuẩt bản Giấy Vụn — đã vinh dự nhận Giải thưởng Tự Do Xuất Bản do International Publishers Association (IPA) / Hiệp Hội Nhà Xuất Bản Quốc Tế trao tặng. Buổi lễ trao giải long trọng diễn ra tại sảnh đường Jorge Luis Borges trong bối cảnh của Hội Chợ Sách Quốc Tế lần thứ 37... (...)

Thăm Cần Giuộc -  Phanxipăng
Cần Giuộc là địa danh được bao thế hệ người Việt Nam hay, chủ yếu nhờ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Tiếc thay, dẫu chỉ cách quãng ngắn, song biết bao cư dân Sài Gòn còn chưa trực tiếp trông thấy quang cảnh Cần Giuộc. Đông đảo bạn đọc ở các tỉnh thành khác càng chẳng rõ Cần Giuộc thế nào, vì thông tin về vùng đất này lâu nay ít phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng... (...)

Sự thật về “Người trồng thông quái dị” -  Nguyễn Đạt
... Cuộc sống của Nguyễn Đức Sơn trên trái đồi nằm cuối dãy núi Đại Lào hẳn nhiên là cuộc sống của người làm rừng làm rẫy, bám vào cỏ cây nương rẫy mà sống. Chúng tôi từng chứng kiến, Nguyễn Đức Sơn đẩy chiếc xe đạp cọc cạch, thồ đống củi cao hơn thân mình, từ đồi rừng ra chợ cách xa gần mười cây số để bán... (...)

Ngày ấy bây giờ... thấm thoát mười năm -  Khánh An
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN ĐỨC QUANG (1944-2011)] ... Mười năm, từ ngày thực hiện Tình Ca Người Hát Rong lần đầu tại Úc châu, bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, bao nhiêu mây đã bay ngang trời xanh, riêng tấm lòng của khán giả, của bằng hữu ở Úc Châu dành cho Anh vẫn sắt son nguyên vẹn. (...)

Thế hệ 1970 và nhạc Nguyễn Đức Quang -  Bùi Văn Phú
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN ĐỨC QUANG (1944-2011)] ... Các bạn của thế hệ 1970 ơi. Tiễn Nguyễn Đức Quang chúng ta cùng nhau cất cao tiếng hát nhé: Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng / mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm... Sáng sớm 27.03.2011 trái tim trong người Nguyễn Đức Quang ngừng đập sau 68 năm sôi sục theo dòng đời. Nhưng những âm điệu của anh còn đập mãi trong tim con người và đất nước Việt Nam... (...)

Tuyết rơi và hồi tưởng -  Bùi Văn Phú
... Gần chiều tối chúng tôi đến biên giới hai tiểu bang là một vùng tuyết phủ trắng. Không như đồi núi Sierra có rừng thông chắn tầm nhìn xa, nơi đây thoai thoải những đồi bát ngát tuyết. Giữa mầu trắng, rải rác vài ngôi nhà toả ánh đèn từ khung cửa sổ. Đó là hình ảnh in trên những tấm thiệp Giáng Sinh tôi đã nhận được. Điều mà trong bao nhiêu năm tôi tưởng chỉ là những giấc mơ mà nay được nhìn thấy bằng đôi mắt của mình... (...)

Cuối năm nghĩ về đời sống và kĩ thuật -  Bùi Văn Phú
... Với đa số dân theo Thiên Chúa giáo nên Giáng sinh là lễ hội lớn nhất năm ở Hoa Kỳ. So sánh với văn hoá Việt thì Lễ Giáng sinh vào ngày 25.12 chính là ngày Tết của người Mỹ và người châu Âu, không phải ngày 1 tháng Giêng dương lịch mà người Việt gọi là “Tết Tây”. Theo tôi gọi thế là không đúng với tinh thần và văn hoá Mỹ. Trong nếp sống Mỹ, ngày đầu năm Tây không phải là tết vì người ta đã tặng quà, gửi thiệp chúc đến nhau quanh ngày Giáng sinh, một tuần trước ngày đầu năm... (...)

Tìm mộ Nhất Linh ở Hội An -  Phanxipăng
Nhà văn kiêm nhà báo tài năng Nhất Linh (1905-1963) hiện được an táng nơi đâu? Những tư liệu khả tín cho biết: năm 2001, di cốt Nhất Linh đã được chuyển từ Sài Gòn về chôn ở Hội An. Kỳ lạ thay, từ ấy tới nay, tôi bao phen ghé phố cổ bên bờ sông Hoài, hỏi thăm nhiều người địa phương, kể cả các cán bộ ngành văn hoá, thì họ đều trả lời: - Hội An không có mộ Nhất Linh!... (...)

Từ Vegas đến Zion -  Bùi Văn Phú
... Đêm trước khi rời Vegas, bà xã xuống kéo máy thử thời vận còn tôi thả bộ từ Luxor đến New York xem có gì lạ. Đứng trên cầu bắc ngang đại lộ Las Vegas từ Excalibur sang MGM, nhìn Nữ thần Tự do toả sáng tôi nhớ đến câu nói của bà: “Hãy trao cho tôi sự mệt mỏi, sự nghèo khó của bạn...” khi chào đón những người tị nạn, những di dân tứ xứ đến Hoa Kỳ lập nghiệp... (...)

THẠCH-TRUNG-Jà-  Nguyễn Quỳnh
... Ngay trong những fút đầu của niên-học, ông nói về chữ “jả” trong bút-hiệu của ông. Ông cho biết bút hiệu của ông là Thạch-Trung- chứ không fải Thạch-Trung-Jả như người ta thường quen gọi thế. Ông tiếp lời bảo rằng: “Thế rồi ai cũng quen với chữ ‘Jả’, kể cả tôi.” Ông cắt ngĩa “” là đồng-nội. Thạch-Trung- là Đá-Trong-Đồng... (...)

Một đống rác bên đời hiu quạnh -  Liêu Thái
... Anh cười chua chát: Ngồi đây mới thấy cái đống rác bên đời hiu quạnh, mới thấy cái đống rác đang ăn thịt lũ trẻ, thấy thiên hạ kéo nhau thay đổi chỗ nằm và thấy cái chính quyền này đang ăn nốt phần thịt còn lại trong cửa mình một con đàn bà, thấy luôn cả quân ác ôn đang vuốt ve như thế nào để nó phát rên, hay ra phết chú em ạ! Nói xong anh thở dài, tợp một ngụm rượu rồi chép miệng khà... Tôi im lặng... (...)

Tại Sơn Hà Nguy Biến -  Liêu Thái
... “Người ăn mày này là cháu nội của chí sĩ Trần Quí Cáp. Bây giờ như vậy đó, cuộc đời dâu bể, không biết đâu mà lần!” Anh Thảo lắc đầu nói khi người ăn mày đi khuất. Tôi ngạc nhiên nhìn anh Hưng. Anh Hưng gật đầu xác nhận: “Ông này học rất giỏi, trước đây hình như làm phi công cho nhà nước Cộng hoà, sau 1975 đến giờ là ra thân tàn vậy đó. Gặp ai cũng nói tiếng Anh và xin hai ngàn rồi chắp tay lạy tạ, thật là buồn!” Tôi nói chuyện thêm một chút rồi tạm biệt hai người ra về. Sau này tìm hiểu thêm, tôi được biết chính xác là người đàn ông ăn mày đó tên Trần Văn Hảo (dấu hỏi), hay còn gọi là phi công Trần Văn Hào (dấu huyền), là cháu nội chí sĩ Trần Quí Cáp... (...)

Berkeley ngày hội cánh diều -  Bùi Văn Phú
... Ngồi trên đồi cỏ, nhìn về hướng tây là vịnh, xa xa là San Francisco với toà nhà hình kim tự tháp, với cây cầu Golden Gate bắc ngang cửa vịnh, mờ mờ trong màn sương là nét chấm phá của tiết trời vùng Vịnh mùa hè. Ngó về hướng đông, tháp Campanelli của Đại học Berkeley cao vút in trên đồi cây xanh, giữa những cánh diều... (...)

Nhậu: 85% uống nỗi nhục và nước mắt — 15% uống máu dân -  Liêu Thái
“... Thôi, hy vọng vào lớp trẻ vậy. Thực ra, uống rượu, sẵn em nói là đang viết bài về nhậu và đại hội Đảng thì anh nói luôn, cũng có nhiều cách uống, kiểu uống lắm, 85% uống rượu bằng nước mắt và tủi nhục, 15% uống rượu bằng máu dân. Rồi em sẽ hiểu, anh sẽ dắt em đi nhậu vài lần để mà viết...” Câu nói của anh Hoán làm tôi có suy nghĩ rất lạ... (...)

“Hola, hola” thiên đường hạ giới -  Bùi Văn Phú
... Bao giờ tận thế thì có ai biết được. Còn thiên đường và địa ngục thì ở đâu đó bên kia cõi đời này và chưa có ai đã đến được đó rồi trở lại dương trần kể cho chúng ta nghe. Nhưng nếu có dịp, mời bạn ghé chơi Cancún vì ở đó tôi đã thấy được một góc của thiên đường... (...)

Chuyện kể của người tử tế ở Thăng Bình -  Liêu Thái
... Cách đây không lâu, trong một dịp chúng tôi đi viếng và thắp nhang nhà của Cụ Huỳnh Thúc Kháng, đường đi khá xa, băng qua một con đèo nhỏ, mấy đoạn đường cô thôn cổ lũy, khi về đến Tam Kì thì đã gần mười giờ tối, mệt. Máy điện thoại của Đợi rung báo tin nhắn. Đợi đọc tin và cho tôi biết là có một người bạn chưa từng gặp mặt muốn mời chúng tôi đến nhà chơi. Khuya rồi, chắc là phải về, tôi nói vậy. Đợi đồng ý. Nhưng đi được một đoạn, thì người bạn thân của Đợi lại nhắn tin bảo rằng người này (người lúc nãy) muốn mời chúng tôi đến nhà chơi... (...)

Vùng cát Thăng Bình -  Phan Thị Lan Phương
Tôi có thói quen không đi cùng một con đường trong một ngày, ngoại trừ con hẻm dẫn vào nhà mình. Vậy nên lần này, sau khi từ Đà Nẵng về Thăng Bình theo quốc lộ 1A, tôi quyết định tìm một con đường khác để ra lại Đà Nẵng... (...)

Chùm ảnh: 30 Tết ở San Jose -  Bùi Văn Phú
Năm nay Tết về trễ, rơi đúng vào một cuối tuần được nghỉ lễ kéo dài ba ngày ở Mỹ và với thời tiết nắng đẹp nên không khí vui xuân, đón Tết của người Việt ở San Jose rất náo nhiệt. Sinh hoạt đón Tết giờ chỉ còn lại Hội Tết trong County Fairgrounds, là khu để người Việt tụ về vui xuân, đón Tết từ một phần tư thế kỉ nay... (...)

Nào ai chín suối... -  Phanxipăng
Kìa ai chín suối xương không nát; / Có lẽ ngàn thu tiếng vẫn còn. Câu đối nổi tiếng ấy bấy nay được đông người thuộc và bảo rằng của Nguyễn Khuyến. Kỳ thực, tác giả là Đoàn Triển. Nguyên tác có khác mấy từ: Nào ai chín suối xương không nát, / Có nhẽ trăm năm miệng vẫn còn.... (...)

Chùm ảnh: Ghế đỏ -  Bùi Văn Phú
... Mầu đỏ của ghế nổi bật giữa gam mầu xám của những chiếc bàn nhôm và nền xi-măng. Thêm vào là nét lạ do ánh nắng chiếu qua những đường giây giăng mắc trên trần lộ thiên, tạo những bóng nắng đường nét và hình đốm vuông in xuống sàn và trên vật thể... (...)

Chớm đông trên đỉnh Yosemite -  Bùi Văn Phú
... Chúng tôi đã đi chơi Yosemite nhiều lần vào mùa hè, chỉ một lần vào mùa đông, nhưng năm đó không có tuyết rơi mà mưa nhiều. Tôi đã quen những con đường từ San Francisco đến công viên này như đường 132, đường 120. Nhất là đường 120 rất đẹp vào mùa xuân với đồng cỏ xanh lốm đốm hoa dại, đá nâu lúc chạy ngang vùng đồng bằng hay khi xe leo dốc qua nhiều đèo quanh co một bên là núi và một bên là vực thẳm. Lên đây chơi thường gợi nhớ cho tôi đường đi Vịnh Hạ Long cũng cong queo, cũng những mảng xanh nhưng là mầu luá và xa xa nhấp nhô những núi đá... (...)

Cô nhảy trên đường [1 & 2] -  Ðỗ Kh.
... Nhà hàng ở trên từng bốn và tận bên trong, ở một chỗ khuất. Thang máy lại ngưng ở từng ba hay từng năm và khách phải hoặc đi bộ cầu thang lên hoặc đi bộ cầu thang xuống để vào tiệm ăn bằng một hành lang phụ vì sự cố kỹ thuật nào đó. Đêm giao thừa ở một nước lạ, tìm ra thấy nơi này thì quả lắm gian nan... (...)

Cô nhảy trên giường [2 & 3] -  Ðỗ Kh.
Nadiya nói, phải có nhạc. Nadiya ngồi đó bất động. Tôi nhìn xuống đáy lưng cô thăm thẳm một hình xăm. Thăm thẳm chiều trôi, khuya anh đi rồi, sao trời đưa lối... Tôi hát. Vậy là gì, Nadiya hỏi. Thăm thẳm bờ mông, khuya em... ra đồng, trằng gầy soi bóng... Tôi hát tiếp. Nadiya không phải người Việt, và có là người Việt có lẽ cũng chẳng biết một bài hát đã có từ trước khi cô chào đời.. (...)

Ba đồng hương trên một chiếc xe khách & Cô nhảy trên giường [1] -  Ðỗ Kh.
... Mưa tạm tạnh, tôi và S. gầm đầu xuôi phố Hamra. Ở một ngã ba vơ vẩn, ngước mặt lên thì tôi thấy ba người trong một chiếc xe khách đang nhìn tôi chằm chằm. Áo gió Trung Quốc và túi đeo vai đặt trên lòng, con mắt họ ngỡ ngàng bán tín và cũng như tôi chút gì hy vọng, tôi nhận ra ngay đây là ba thanh niên người Việt! Ba thanh niên từ Việt Nam... (...)

Pen.orgy -  Federman, Raymond
[TƯỞNG NIỆM RAYMOND FEDERMAN (1928-2009)] ... tôi còn kể cho cô nghe cô con gái dễ thương của tôi một lần nọ đã nói gì với tôi khi tôi than phiền là sách của mình thường tuyệt bản ngay trước khi được xuất bản – cô con gái dễ thương của tôi nói – bố ơi con biết mộ chí của bố phải là gì rồi - phải viết chữ gì lên bia mộ của bố - OUT OF PRINT – tôi suy nghĩ về chuyện này và bảo con gái là chữ ấy phải được viết song ngữ bởi lẽ nó còn hay hơn khi viết tiếng Pháp – ÉPUISÉ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)

Viễn Phố: Người đàn bà đằng sau bộ ‘Văn Học Miền Nam 1954-75’ -  Trùng Dương
... Khi nghe tôi hỏi là nếu không có chị thì anh có thực hiện được bộ sách mà anh đã bỏ gần hết quãng đời trên 30 năm lưu xứ ra vừa sưu tầm vừa đọc vừa viết, trong khi vẫn đi làm công chức toàn thời, thì anh lắc đầu, song không nói gì. Tôi ao ước mình có sẵn máy quay phim để hướng nó sang chỗ chị lúc ấy đang ngồi giữa hai chúng tôi, đôi mắt rưng rưng... (...)

Lạc đường vào văn chương -  Trùng Dương
... Tôi đau khổ nhưng không muốn nôn mửa vào cuộc đời vì tôi yêu nó. Mặc dù đang rất khốn khổ song một cách vô ý thức tôi biết rồi tôi sẽ tìm ra ý nghĩa của cuộc sống, sẽ ra khỏi vùng sương mù đang vây phủ tuổi mới lớn. Tôi đọc và xem những phim dựa trên tiểu thuyết của Françoise Sagan để mơ mộng, ao ước một đời sống không phải bận tâm về chuyện vật chất mà chỉ có rong chơi và yêu đương hồn nhiên như cỏ cây. Nhưng tôi thích Albert Camus, nếu không nói là yêu ông ta, mê mẩn với và cả nương tựa vào những L’Étranger, La Peste để sống. Đâu đó trong cuốn tiểu thuyết La Peste của Camus, tôi nhặt được câu đã trở thành một trong hai phương châm sống của tôi từ thuở mới lớn: “Tout ce que l’homme pouvait gagner au jeu de la peste et de la vie, c’était la connaissance et la mémoire”... (...)

Ngưỡng cửa thiên đường “nóng” -  Thế Uyên
... Khi phi công trưởng loan báo vừa rời không phận Việt Nam, tôi thở ra đến ‘phào’ một cái, nghĩ: Thế là thoát! Kể từ nay tôi có thể bắt đầu sống lại, sống thực cuộc đời mình... (...)

Ra thăm quê hương của Tổng thống Obama -  Bùi Văn Phú
... Ở đây, thỉnh thoảng nghe có người nói tiếng Việt và còn ít nhiều thứ khác nữa phảng phất hương vị Việt Nam. Như khí hậu. Như ngày ở Maui chúng tôi leo núi vào rừng trúc đi tìm suối mát. Hay như cây trái và các loại hoa. Đi loanh quanh nơi nào cũng có sứ trắng, sứ đỏ toả hương, có hoa trang, vạn thọ toả sắc. Thấy phượng rực nở bên đường và trước khách sạn làm tôi mênh mang nhớ về quê nhà... (...)

Một nước Mỹ khác [VI] -  Ðinh Linh
Ký sự bằng hình ở Philadelphia và New York... (...)

Dây điện -  Vũ Nhật Tân
Ký sự Hà Nội qua 12 bức ảnh... (...)

Ở Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco -  Bùi Văn Phú
... Trình độ thưởng thức nghệ thuật, cảm nhận xấu đẹp tuỳ theo đôi mắt của người đứng đối diện với tác phẩm. Với tôi cũng thế, có những hoạ phẩm, tượng hình, vật thể được trình bày, sắp xếp đã tạo cho mình cảm giác thoải mái, vui, lạ hay thích thú và cũng có những tác phẩm mà nhìn qua, ngó lại cũng không có cảm giác để bắt được ý của nghệ sĩ sáng tác... (...)

Hà Nội: Khoan cắt bê-tông -  Vũ Nhật Tân
Ký sự Hà Nội qua 12 bức ảnh... (...)

Một nước Mỹ khác [V] -  Ðinh Linh
Ký sự bằng hình ở Philadelphia... (...)

Xoá bỏ Thái Độ -  Thế Uyên
... Sáng hôm sau tôi trở về Sài Gòn, và trong buổi họp vào thứ Sáu gần nhất, sau khi bá cáo những gì đã xẩy ra, tôi tuyên bố giải tán nhóm Thái Độ, và riêng tôi phải nghỉ viết ba năm. Khi mọi người gần như im lặng ra về, phụ tá chính của tôi là Nguyễn Tường Giang bắt tay tôi và nói: “Ông có lẽ là người lãng mạn sau cùng của Việt Nam!” ... (...)

Một nước Mỹ khác [IV] -  Ðinh Linh
Ký sự bằng hình ở Philadelphia... (...)

Đi xem phim tài liệu BOLINAO 52 — Hội thảo ‘Tưởng nhớ, Hoà giải và Chữa thương’ -  Trùng Dương
... Đoàn người đi tìm tự do này trải qua 37 ngày lênh đênh trên biến Đông. Thuyền bị hư máy, lương thực cạn kiệt, gặp nhiều tầu lớn, trong đó có cả một chiến hạm Hoa Kỳ — chiếc USS Dubuque dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Alexander G. Balian — nhưng không được cứu vớt. Năm mươi hai người sống sót đã, để có sức mà tát nước ra khỏi con thuyền, phải ăn thịt người chết. Cuối cùng, họ được các ngư phủ Phi cứu đem vào bờ, tại làng Bolinao, do đấy nhóm này có tên gọi là Bolinao 110/52... (...)

Nhóm Thái Độ: những người lãng mạn cuối cùng -  Thế Uyên
Vào những năm chót 60 và đầu 70, ở Sài Gòn xuất hiện một nhóm văn hoá lấy tên là THÁI ĐỘ, xuất bản một tập san in ronéo không xin phép chính quyền, phổ biến hạn chế, lấy tên là Thái Độ, một nhà xuất bản in typo cũng tên Thái Độ có xin phép Bộ Thông tin kiểm duyệt như mọi người, và tổ chức buổi những sinh hoạt khác có tính cách văn nghệ và không có tính cách văn nghệ. Mục đích là để tiến tới thực hiện một cuộc cách mạng không cộng sản, theo một khuôn mẫu tương tự các nước xã hội Bắc Âu như Na-uy, Thuỵ-điển... (...)

Một nước Mỹ khác [III] -  Ðinh Linh
Ký sự bằng hình ở Philadelphia... (...)

Một nước Mỹ khác [II] -  Ðinh Linh
Ký sự bằng hình ở Philadelphia... (...)

Một nước Mỹ khác [I] -  Ðinh Linh
Ký sự bằng hình ở Philadelphia... (...)

San Francisco nhìn từ North Beach và Phố Tầu -  Bùi Văn Phú
... Thành phố rộn ràng tiếng pháo từ lúc khai mạc cho đến khi kết thúc diễn hành. Con hoàng long dài hơn 80 mét toả sáng, theo tiếng pháo uốn lượn trên những con phố hai bên chật người. Rồng lượn đến đâu bên đường vỡ ra những tiếng “Wow!”, tiếng “It’s cool” xen trong tiếng pháo nổ đì đùng... (...)

Cali đón Tết Tầu, Tết ta... và Tổng Thống Obama -  Bùi Văn Phú
... Sáng Mồng Một Tết. Thứ Hai. Ngày Tết... Nghe lác đác pháo nổ dưới phố. Trời quang đãng. Từ đỉnh đồi ngó xuống thành phố Oakland và San Francisco hiện rõ dưới ánh nắng chan hoà... (...)

Thân hữu thăm viếng chúc Tết anh chị Võ Phiến, và vấn an anh Nguyễn Mộng Giác -  Trùng Dương
[Ký sự bằng hình] ... Buổi họp mặt diễn ra trong bầu không khí thân mật, đầm ấm. Đặc biệt, mỗi người tới chúc Tết đều nhận được bản in trên giấy hoa tiên — với lời đề tặng và chữ ký của tác giả cuốn tiểu thuyết Giã Từ (1962), nay đã 84 tuổi — bài thơ mới sáng tác mang nhan đề “Mộc mạc tình quê”, bên cạnh một bàn đầy những món ăn tiêu biểu của ngày Tết — bánh chưng, xôi gấc, xôi vò, giò chả, dưa giá, canh măng, v.v. — do chị Viễn Phố đãi và của khách mang tới góp... (...)

Cuối năm nhớ Tạ Ký, hay Chuyện kể về bài thơ “Ruồi Và Em” của Tạ Ký -  Trịnh Cung
... Rồi anh nói với tôi: “Cung đọc cái này đi, tôi mới viết...” Đó chính là bài thơ "Ruồi và Em" mà tôi còn nhớ rõ từng con chữ đau đớn, dù bao nhiêu năm tháng đã qua đi, nhất là mỗi độ xuân về... (...)

Vài ngày Nha Trang -  Nguyễn Đạt
... Rồi thầy nhớ lại tất cả, ở chùa Hải Đức, cũng gọi là Phật học viện Nha Trang: “Hồi đó ở đây vui lắm, nhiều buổi chuyện trò văn nghệ hào hứng lắm. Nhà thơ Quách Tấn, nhà văn Võ Hồng lui tới đây luôn. Phạm Công Thiện cũng từng ở đây một thời gian dài.” ... (...)

31.12.08 ở San Francisco -  Bùi Văn Phú
... “Do you want to buy firecrackers? Ten bucks.” — Anh muốn mua pháo không? Mười đô — Tôi khua tay, lắc đầu. Không biết anh ấy bán pháo để người mua đốt đón Tết Tây tối nay hay đón Tết Ta vào cuối tháng... (...)

Rosa, Rosa -  Ðỗ Kh.
... Tôi nói, “Việt Nam.” Và tôi viết đây trên trang này: Tôi nói, “Việt Nam.” Cô ta cúi ngang người sang nhìn (đây là trực tiếp tường trình, xin nhắc lại) nhưng tôi không chắc cô có đọc được mặt chữ la-tinh (quốc gia này dùng mẫu tự Amhara). Cô bảo, “China?” Ngực của cô phập (Chi) phồng (Na), tay cô đã đặt trên đùi tôi. Tôi nói to hơn, “Việt Nam.” Cô ta chớp chớp mắt, “Japan?” Tôi nói gần như hét, “Việt Nam!” ... (...)

Cô gái Cà Mau -  Nguyễn Đạt
... Cô gái ấy vận cái áo thun in hàng chữ PINK ISN’T JUST A COLOUR, IT’S THE ATTITUDE. Một cô gái xinh xắn và lạ lùng, vẻ không buồn không vui, hao hao giống cô ca sĩ Francoise Hardy tôi rất ưa cả sắc lẫn tài ca từ thuở tôi còn trẻ... (...)

Ở hộp đêm Mao -  Ðỗ Kh.
Lúc nhìn thấy chân dung ông ta trên quảng trường, R có hỏi, Cha này là cha nào? Thằng cha trên giấy một đồng, trên giấy 10 đồng, trên giấy 100 Nhân dân tệ. Tôi bảo, Là người thống nhất đất nước vào năm 1949... (...)

Những thoáng Diễm Châu -  Thế Uyên
... Anh đứng dậy băng qua lộ để trả tiền cà phê của mình, rồi đưa tay bắt tay tôi thật chặt, nồng ấm. Tôi hiểu là vợ chồng anh sắp rời quê hương, bằng cách nào chưa biết, nhưng không nói gì vì có một bàn có công an ngay gần. Tôi chỉ thì thầm với mình: “Thượng lộ bình an nghe, bạn hiền”... (...)

Nàng Tố của Vũ Hoàng Chương -  Thế Uyên
... Đoàn xe để lại trên vỉa hè đâu đó xác pháo tươi hồng và vài chàng thất tình vì người đẹp đã đi lấy chồng, trong đó có chàng Vũ. Nhưng khác với mọi chàng, chàng Vũ biết làm thơ từ nhỏ, bây giờ sự thất tình, như một chất xúc tác kỳ diệu, làm chàng trở thành một thi sĩ lớn của Việt Nam... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 19] -  Thế Uyên
... Tôi có được đọc ở đâu đó một tài liệu nói về cách đối phó với loài thú dữ, nhất là chó. Tài liệu cắt nghĩa rằng đối với loài chó, nhìn vào mắt chúng có nghĩa là khiêu khích: chó ta sẽ nhe răng xông tới ăn thua đủ. Tốt nhất là tránh mặt chúng, nhìn tai hay đuôi chẳng hạn, im lặng đi từ từ giật lui cho đến khi ra khỏi tầm hoạt động của chúng... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 18] -  Thế Uyên
... Tôi nhìn và nghe thấy như thế, mới chỉ trong dự tưởng thôi, đã muốn đi ra bờ sông, nhìn tràng giang đang ào ào ra đại hải, mang trả lại biển rộng một vài con tàu viễn duyên xuôi dòng từ Phnom Penh, mà hét lên vài tiếng thực to, không cần thiết phải hì hục leo núi cao, trước khi ném vào cõi sắc không của trời đất một vài tiếng hét, như thiền sư nào đó một buổi sáng lâu rồi... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 17] -  Thế Uyên
Tôi đã thuật ở đâu đó cái bản mặt của tôi không biết ra sao, mà đụng độ với ai trong đời sống, cũng hay bị khuyên “về đi học đi”. Vậy thì... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 16] -  Thế Uyên
Tàu đã cặp một bến khu Khánh Hội, cầu thang đã được hạ xuống và những người Công giáo di cư bắt đầu xuống thang, đặt những bước chân đầu tiên lên vùng đất mới. Họ, cũng như tôi, đều không thể nào biết được vùng đất này sẽ ưu đãi họ, hơn cả những gì các cha cố đã hứa hẹn... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 15] -  Thế Uyên
... Đầu năm 1955, rời Hà Nội xuống Hải Phòng để trở lại miền Nam, tôi không tuân theo đà phát triển nam tiến của dân tộc, mà là do chọn lựa của cá nhân. Có dịp để sống ở cả hai miền theo hai chế độ khác nhau, tôi cân nhắc so sánh, đối chiếu... Chọn lựa ở lại, là vô ở trong chum trong lọ, là gia nhập một tập thể đoàn ngũ hoá tới kẽ tóc chân lông... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 14] -  Thế Uyên
Nhiều năm về sau, chính xác ra là 40 năm sau, tôi mới có dịp trở lại thành phố Hà nội, lúc đó chưa “Đổi Mới” nhiều, còn đầy rêu và mốc meo... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 13] -  Thế Uyên
... Khi tôi trở lại, bốn mươi năm sau, không còn chi để thăm để viếng... Kể như xong đời một phụ nữ nghèo vùng châu thổ sông Hồng triền miên đói này. Sống âm thầm và chết cũng âm thầm, không có đến cả một nấm mồ cho cháu chắt tìm đến thắp một vài nén hương... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 12] -  Thế Uyên
... Tôi ngủ một giấc ngon lành không mộng mị, khi mở mắt ra, tôi phải định thần một chút mới nhớ ra mình đang ở đâu trên đất nước Việt Nam. Trời đã sáng từ lâu... (...)

Nhà xuất bản Từ Chương: Một giấc mơ mãi mãi dang dở... -  Tiền Vệ
[TƯỞNG NIỆM DIỄM CHÂU (1937-2006)] Có lẽ trong chúng ta không mấy ai biết đến hay nghe tên nhà xuất bản Từ Chương. Đó là một nhà xuất bản ra đời và biến mất chỉ trong vòng vài tháng. Đó là một giấc mơ mãi mãi dang dở của Diễm Châu... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 11] -  Thế Uyên
... Phương thuốc tôi cho là hiệu lực nhất là “dĩ độc trị độc”, lấy tình mới trị thất tình cũ: “Mi đau buồn vì một cô gái phải không? Hãy tìm một cô gái khác mà thay thế (hơn phân nửa thế giới là phụ nữ, lo gì?)...” (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 10] -  Thế Uyên
Tôi đã tưởng mối tình (tình một chiều và thất tình một phía) hồi mười chín tuổi đã bị xoá trong bộ nhớ não tôi; gần nửa thế kỷ, bao nhiêu là nước chảy qua chân các cầu rồi còn gì. Nhưng tôi lầm... (...)

Bài thơ "Cho một ngày mai" — một kỷ niệm với Diễm Châu -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[TƯỞNG NIỆM DIỄM CHÂU (1937-2006)] Ngày 2 tháng 2 năm 2004 là ngày đầu tiên Diễm Châu (1937-2006) đến với Tiền Vệ. Ngày hôm đó, anh gửi cho tôi bản dịch bài thơ "Cho một ngày mai" của Hans Andreus (1926-1977)... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 9] -  Thế Uyên
Năm 1954 tôi theo gia đình rời Hà Nội di cư vào Nam, định cư tại thành phố Sài Gòn. Năm đó tôi vừa 19 tuổi. Đủ lớn để có một, không phải một người yêu, mà là một người để yêu. Nàng đầu tiên là Mặt Trăng... (...)

RÁC: “riết gồi cũng woen!” -  Phạm Khiếm Danh
Rác... là một câu chuyện vô cùng phức tạp của lịch sử... (...)

Những bút tích của Diễm Châu -  Tiền Vệ
[TƯỞNG NIỆM DIỄM CHÂU (1937-2006)] Nét bút của Diễm Châu qua bản dịch nháp bài thơ "Đoản ca" của Joseph Brodsky, và hai bức tranh do Diễm Châu vẽ bằng bút màu tại tư gia của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên, người bạn thân thiết của cố thi sĩ / dịch giả... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 8] -  Thế Uyên
Yêu một cô bé xinh đẹp con nhà và được yêu lại, được lấy nhau làm vợ chồng, còn niềm vui nào lớn hơn. Ngồi ở công trường vắng lặng Ban Mê Thuột uống một ly đậu đỏ tồi ơi là tồi, bùn đỏ xứ này còn như muốn nở hoa, buồn làm sao được... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 7] -  Thế Uyên
Trong danh sách những nghề bố bảo nên gia nhập, tôi còn kể sót một trường là Quân Y ngay gần nhà. Bố tôi mặn mà với trường này lắm vì ra trường vừa là trung úy vừa là y sỹ, vừa có chữ thọ to tướng vừa có thể làm ngoài, thiếu gì tiền... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 6] -  Thế Uyên
... Bố tôi không khoẻ, và thuốc phiện còn làm ông suy yếu hơn. Tự ông cũng biết mình sẽ không thọ (và đúng vậy, ông chết khá sớm, năm 56 tuổi) và khả năng kiếm tiền đã thấp (sau thời kỳ làm quản lý cho Phong Hoá Ngày Nay), ông thường làm công chức cấp nhỏ, lương thấp, đông con... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 5] -  Thế Uyên
Trong khi theo học đại học ở Mỹ, tôi dần dà khám phá ra nền giáo dục xứ này không đề cao tinh thần thượng võ và ít chú trọng đến việc xiển dương, đề cao, khích động lòng yêu nước, nhiều như ở Việt Nam. Nếu lấy đơn vị là một cho dễ nói, nền giáo dục miền Nam Việt Nam đề cao tinh thần thượng võ và lòng yêu nước mười lần hơn Hoa Kỳ, và miền Bắc Việt Nam lại mười lần cao hơn miền Nam... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 4] -  Thế Uyên
Thời gian xẩy ra sự cố nói trên, tôi đang cộng tác với nhật báo Chính Luận của Từ Chung và Đặng Văn Sung. Mới đầu tôi viết mỗi tuần một đoản văn... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 3] -  Thế Uyên
Nguyễn Tường là họ ngoại của tôi. Còn họ nội của tôi ra sao? Bố tôi là đứa con cuối cùng của giòng họ Cát ở Vân Đình, Hà Đông, không có gì lẫy lừng từ nhiều đời, ông nội tôi (chết sớm) chỉ là ông đồ... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 2] -  Thế Uyên
Không phải tôi bắt chước họa sĩ Picasso mà đặt tên các thời kỳ văn học bằng mầu sắc xanh đỏ vàng, mà vì văn chương viết thời kỳ cộng tác với tạp chí Tân Phong, thuộc dòng lãng mạn cổ điển kiểu Pháp thế kỷ 19, kiểu tiền chiến Việt Nam. Đặt tên màu xanh êm đềm như thế để phân biệt với vàng, đỏ như máu, văn chương có lửa, văn nghệ xám của nhóm văn hóa Thái Độ sau này... (...)

TỰ THUẬT VĂN HỌC: Những khó khăn & tác phẩm [kỳ 1] -  Thế Uyên
... “Những hạt cát” là tên của truyện ngắn đầu tiên tôi viết trên đời. Động cơ thúc đẩy không có gì là oai hùng, siêu hình siêu linh, hay sứ mệnh văn học hiện đại chi hết...: tôi viết chỉ vì bắt chước mọi người chung quanh, nhất là anh tôi, nhà văn Duy Lam... (...)

Núi Lạnh — Hành trình tìm về những nấm mồ hoang [4: “Cầu nguyện giữa núi lạnh”] -  Trần Tiến Dũng
... Sẽ không bao giờ có sự bình an đúng nghĩa cho một cá nhân, một dân tộc nếu cho đến tận hôm nay đêm đêm vẫn còn những linh hồn khóc giữa núi lạnh... Một dân tộc cao thượng không có núi lạnh... [Bài viết có kèm danh sách những ngôi mộ còn nằm lại ở Yên Bái] (...)

Núi Lạnh — Hành trình tìm về những nấm mồ hoang [3. “Suối nước mắt”] -  Trần Tiến Dũng
... Trong suốt những năm dài đằng đẵng ấy người chồng vẫn cứ tìm vào giấc mơ người vợ chỉ để nói mỗi một câu. “Anh nằm cạnh con suối, lạnh lắm!”... (...)

Núi Lạnh — Hành trình tìm về những nấm mồ hoang [2. “Ba mươi mốt năm trên đồi sương giá”] -  Trần Tiến Dũng
... Chiến tranh tuy đã kết thúc nhưng sao cuối cùng chỉ mỗi nắm xương tàn và linh hồn không tan của những người này phải tiếp tục trả giá, phải tiếp tục chịu mọi hậu quả của cuộc chiến tàn khốc đó... (...)

Núi Lạnh — Hành trình tìm về những nấm mồ hoang [1. “Sinh Nam, Tử Bắc”] -  Trần Tiến Dũng
... Không hề có một ý thức hệ, một giá trị tư tưởng nào biết tổn thương, chỉ sự thật của số phận con người mới biết đau đớn. Từng số phận con người mới chính là lịch sử chân thật nhất, phần vô giá nhất của lương tri dân tộc... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021