thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Tiền Vệ, nơi tôi gởi trái tim

 

Nhà là nơi để về, là chốn khi đi xa lúc quay lại nó mở cửa cho bạn vào. Nhà là nơi bạn gởi thân xác, là chỗ bạn ký thác trái tim. Tiền Vệ đối với tôi thân quen như nhà. Mỗi khi tôi buồn, lẩn thẩn một bài thơ thất tình, tôi gởi trái tim tôi đến cho Tiền Vệ nhờ đăng. Xem một tin cháy rừng, động đất, sóng thần, cảm xúc tôi giật giật không biết chia sẻ cùng ai, trải lòng qua chữ, tôi email nỗi cảm hoài cho trang nhà xứ Úc nhờ bỏ lên mạng giùm. Ngày rảnh, tôi ghé nơi đó đọc dăm bài thơ những tên tuổi quen; tối thư thả, nhâm nhi vài ba trang truyện dịch của những nhà văn ngoại quốc danh tiếng được các dịch giả Tiền Vệ chuyển ngữ. Tiền Vệ như mái hiên quen cho tôi trú mưa khi cơn bão lòng tan hoang cần có người tâm sự. Bước vào, tôi được uống trà hương thơ, ăn bánh nghệ thuật. Bước ra, tôi được mượn chiếc dù kiến thức. Dĩ nhiên, cũng có lúc nhà khép cửa không đón tôi vào vì thơ tôi gởi vào Tiền Vệ như gió vào nhà trống. Lúc đó tôi tự nhủ, mình cần phải xét lại những gì mình viết và cố gắng sửa chữa sai lầm. Trong những ngày đông giá rét, nếu bạn muốn có một chỗ sưởi ấm gần lò sưởi, bạn phải tranh giành khó nhọc mới được một chỗ và đôi lúc phỏng lửa là thường. Tôi nghĩ rằng muốn có bài hay thơ đăng ở một trang nhà như Tiền Vệ, lúc nào tôi cũng cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Nhớ khi xưa, cái thuở ban đầu cầm bút te tái ấy à? Tôi viết cho Hợp Lưu, Văn, Văn Học, Tạp chí Thơ, Chủ Đề, rồi được làm quen và viết cho Việt, tờ tạp chí văn học do các anh Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn chủ trương. Dạo ấy tôi có chân trong Ban Biên Tập của Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng và biết hai anh qua bạn bè của Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng và nhóm Ô Thước do cố nữ sĩ Phạm Chi Lan chủ biên. Rồi tờ Việt đình bản, các anh rủ rê qua bên báo mạng, tôi đi theo. Talawas góp mặt với đời, tôi được nhà thơ Đỗ Quyên thay mặt Phạm Thị Hoài lôi kéo vào chốn diễn đàn trường văn trận bút đầy gió tanh mưa máu. Không biết sao thời ấy tính khí còn hung hãn, tôi đánh đá lung tung như con bọ ngựa cái khoe càng. Có lẽ do mục đích và chủ trương của từng trang mạng mà buổi đó, hễ có thơ, tôi gởi cho Tiền Vệ, có tiểu luận, tôi đưa qua bên Talawas. Bên ni, tôi gởi trái tim, bên nớ, tôi ký thác khối óc.

Phải nói là từ khi đọc những bài tiểu luận của Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn trên Hợp LưuViệt về lý thuyết văn chương Hậu Hiện Đại và các thao thức muốn đổi mới nền văn học của Việt Nam, tôi rất mê và có cùng ước muốn. Tôi cùng bạn bè trong nhóm Ô Thước lúc nào cũng mang một ý hướng sáng tác lấy mục đích đổi mới làm đầu. Chúng tôi chọn lối làm thơ mới, Khải Minh cày cục chế ra “Thơ Cấu”, Đức Thuần liên tục sáng tác “Thơ hypertext”. Chúng tôi bắt đầu những liên văn bản “hypertext” với Project “Chủ Nhật”. Những nỗ lực làm mới của chúng tôi tàn lụi khi sân chơi Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng của chúng tôi suy sụp và chấm dứt hoạt động.

Tôi có mặt với Tiền Vệ nhiều hơn. Khi ấy Tiền Vệ đã bắt đầu với những bước tiên phong ngoạn mục. Những bài thơ khác thường trong cung cách viết ra đời. Lối trình bày mới, cách viết mới, tư tưởng mới đã gây shock và tạo những xôn xao dư luận. Những bài tiểu luận và phê bình súc tích, uyên bác, lý luận vững chãi được đăng như những ngọn đuốc đánh thẳng vào chốn văn chương cổ xưa, ù lì, tăm tối. Theo tôi, Tiền Vệ đã đi đúng con đường và chủ trương của nó. Không biết tôi có chủ quan không, nhưng tôi cho rằng Tiền Vệ đã ảnh hưởng không nhỏ và làm thay đổi phần nào cách suy nghĩ cũng như lối viết của một số nhà văn và diện mạo của văn chương trong nước trong vòng mười năm kể từ ngày nó ra đời. Nó đã tự trui rèn để trở thành một trang mạng văn chương nghệ thuật có tầm vóc ở hải ngoại.

Từ đó, tiếng nói của Tiền Vệ và Talawas là những tiếng nói có echo (tức tiếng vang) rất xa. Không ai có thể chối bỏ hiệu quả của nó được. Khi Talawas đóng cửa, lồng ngực phải tôi đau, khối óc tôi thiếu một nơi gởi gắm. Tôi vẫn còn Tiền Vệ như một ngôi nhà để bước về, để ghé qua. Những lúc vào, bạn không cần giác quan thứ sáu mới cảm nhận được, bạn chỉ cần nhắm mắt lại và thở. Dù thở nhẹ, bạn cũng nghe được tiếng gào đòi tự do của gió. Đâu đây se sẽ thoang thoảng hương mới của những đoá thơ ca. Rải rác đâu đó, bạn tìm ra nét chấm phá của vài bức hoạ. Thắm thiết quấn quít chân bạn dùng dằng đôi chỗ dăm bài nhạc, mấy cung tơ. Ngôi nhà này, khu vườn đó, là tâm huyết của nhiều khối óc, nhiều trái tim gom lại mà qua 10 năm chỉ có người làm vườn Hoàng Ngọc Tuấn ngày nào cũng chăm chỉ tưới nước, bón phân đến 3, 4 giờ sáng mới đi ngủ. Ngày qua thăm Tiền Vệ ở Úc, thấy anh Tuấn cặm cụi đêm nào cũng thức để làm việc cho Tiền Vệ, tôi không khỏi cảm phục tinh thần yêu văn chương nghệ thuật cao độ của anh ấy.

Có đến mới biết, thăm mới hay, tình thân bạn bè Tiền Vệ của các anh chị em bên Úc thật thắm thiết. Thương là bao, quý dường nào, ngày ghé chơi Tiền Vệ và Sydney năm ấy. Những Nguyễn Hưng Quốc, Võ Quốc Linh, Tạ Duy Bình, Uyên Nguyên, Nguyễn Hoàng Tranh , Nguyễn Hoàng Văn , Tú Trinh, Phan Quỳnh Trâm, Lê Văn Tài, Phạm Quang Tuấn, Lệ Mai, Huỳnh Bội Trân, Chim Hải, Hoàng Ngọc Diêu, tôi đều hân hạnh được gặp mặt. Mỗi người, mỗi vẻ, là những tài hoa nổi bật lóng lánh sáng. Nỗi mến cảnh mến người thúc đẩy tôi viết bài “Xứ Úc thòi lòi đi dễ khó về”, khiến nhiều độc giả đọc xong bắt đầu có cái nhìn khác hơn về nước Úc.

Cho tới bây giờ tôi vẫn luôn nghĩ rằng khi cần một nơi để gởi gắm trái tim mình tôi sẽ tìm đến Tiền Vệ, nơi tôi có thể vào và bỏ lại những xao xác, áp lực của cuộc sống trong thơ, văn. Nó là bến cảng của các con tàu cảm xúc, chốn trú ẩn của những tâm hồn yêu văn chương, âm nhạc nghệ thuật. Tôi biết mình là phải khi chọn cho mình một chỗ thật đúng để đặt chân và khi đặt chân thì đặt chân thật vững.

 

Trịnh Thanh Thủy

 

----------------------------------

Các tác phẩm cùng đề tài:

Mười năm Tiền Vệ (2002-2012)  (tiểu luận / nhận định) - Nguyễn Hưng Quốc
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Trước, tôi đã biết, trên lý thuyết, tính tốc độ và tính toàn cầu của internet, nhưng chỉ với Tiền Vệ, tôi mới cảm nhận được, một cách trực tiếp, ý nghĩa thực sự của hai đặc điểm ấy... (...) (...)
 
Khi chúng đến  (truyện / tuỳ bút) - Lưu Diệu Vân
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tôi phát hiện mình đang lơ lửng trong một thòng lọng kết bằng những còng dấu hỏi. Tôi thấy chúng ập đến, chưa kịp hỏi câu cuối cùng. Tại sao phải luôn cần biết? ... (...) (...)
 
Bút nữ Tiền Vệ  (nhiếp ảnh) - Tú Trinh
[10 NĂM TIỀN VỆ] Tác phẩm nhiếp ảnh ghép (photo collage), thực hiện vào tháng 11.2012...
 
Những ý nghĩ trên ghế bố  (ký sự / tường thuật) - Thận Nhiên
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Bạn có tò mò, vậy chứ toà soạn của Tiền Vệ được đặt ở đâu? Tôi xin mời bạn đến thăm nhé. Nó ở đây. Trong căn phòng này. Ông chủ biên đã đọc những gì bạn viết ở đâu ư? Ở đây, trên mặt bàn bề bộn này. Văn chương của bạn viết được đọc với những thứ gia vị gì ư? Bạn thấy đó, cái gạt tàn đầy ắp chưa được đổ và hai chiếc ly chỉ còn cặn rượu... (...) (...)
 
Tiền Vệ & tôi  (ký sự / tường thuật) - Nguyễn Viện
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Với Tiền Vệ, gần như tôi được thỏa chí viết. Tôi có thể viết bất cứ thứ gì tôi nghĩ và tôi muốn. Viết không theo một khuôn khổ nào. Viết sao cũng được... (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... có thể nói suốt mười năm qua, trang mạng tienve.org đã làm được công việc đi tiên phong trong việc giới thiệu những cái mới của văn học và nghệ thuật thế giới, cả trong lĩnh vực hư cấu lẫn lĩnh vực phi hư cấu... (...) (...)
 
Duyên vui  (ký sự / tường thuật) - Hiệp Phong
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Luôn luôn đi trước, thay đổi, mới lạ không ngừng mới là Tiền Vệ. Nhân kỷ niệm 10 NĂM TIỀN VỆ, gọi là: lời quê chắp nhặt dông dài, tôi mạn phép góp đôi dòng “lưu bút” vào ngày này như một lời chúc mừng, như một bó hoa tươi thắm gửi tặng đến Ban Biên Tập Tiền Vệ. Một Tiền Vệ trí tuệ, phong phú, tinh tường — một Trái tim Nghệ sĩ... (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] Tác phẩm sơn dầu trên bố, thực hiện vào tháng 11/2012...
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... hằng ngày tôi đến thăm em / thỉnh thoảng bắn lên trời những nụ hôn / em ngồi lựa chọn / chỉ nhặt những cái lăn lộn / những cái điên tiết / chẳng giống ai... (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Nhân kỷ niệm 10 năm Tiền Vệ, xin cảm tạ quý bằng hữu đã cho tôi có cái đà bung tiếp trong cuộc chơi thơ ca văng mạng. Và xin tặng anh em chủ trương Tiền Vệ một lẵng hồng nhung thắm đượm tình quê, tình người.... (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... những chiến binh / làm lịch sử sống động / họ luôn đi về phía trước / với lòng vô uý / mặt trời rực rỡ trong tim / thời gian đối với họ là niềm xác tín... (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... bầu trời mãi bỏ đi, hướng gió giả vờ / con bồ nông trong mũ bơi huýt sáo / những chiếc lông chim chầm chậm xoay vòng / giấc mơ bị sờn của tôi mắc kẹt trong cát lún... (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] Khi bạn cứa vào cổ tay / Cắt đứt nỗi đau đang giày vò bạn / Máu chảy đến khi bạn cảm thấy cơ thể mình trống rỗng / Như hàng ngày bạn vẫn xả nước thải xuống cống / Máu chảy ra thì lạnh... (...)
 
Cơn mộng giữa rừng phong (truyện / tuỳ bút) - Hoàng Long
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Đã hết một mùa thu ư? Anh thấy mình ngồi đây đã ngàn năm, đã qua bao mùa trăng, bao nhiêu lần lá đổ. Nhưng đồng hồ mới chỉ hai giờ rưỡi chiều. Mới ba mươi phút trôi qua. Mặt ao vẫn lặng lẽ, đàn vịt nhỏ vẫn bơi bơi, gió nhẹ thổi những lá phong rơi rải rác, ngôi chùa vẫn yên tĩnh trầm tư. Tiếng chuông chùa đã thức tỉnh anh khỏi cơn đại mộng. Cuộc đời có khác gì một giấc chiêm bao giữa trưa thu?...
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] Như một tiền đạo / lao về phía trước / không lùi lại / cũng không đứng lại / đứng lại là lùi lại / hậu vệ // Thoát khỏi ngã ba / chữ nghĩa giương biểu ngữ / trên mặt sông đang chảy / ra biển lớn...
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Thúy đã nói: / Tiền Vệ là nơi chúng ta sẽ công bố lần đầu tiên những tác phẩm của mình. / Như Mẹ đã chọn nơi ấm áp để sinh chúng ta... (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tranh acrylic trên bố, sáng tác năm 2011. Hoạ sĩ gửi riêng cho Tiền Vệ như một lời chúc mừng sinh nhật 10 năm...
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Có gì / ngoài khung cửa ấy / bức tường chắn lối mòn như tất cả những bức tường / trên đời / chiếc cửa sổ kéo rèm vàng nhạt, khung cửa cao quá đầu người / mờ đục / có gì / ngoài khung cửa / cây con đã đâm lên từ sau ô kính... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021