thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Thích Ca Mâu Ni xuống núi
 
Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
 
 
 
ALLEN GINSBERG
(1926-1997)
 
 

Thích Ca Mâu Ni xuống núi[*]

 
từ bức tranh của Lương Khải,[**] triều Nam Tống
 
Người kéo lê chân trần
                      ra khỏi hang
                                 dưới bóng cây,
đôi chân mày
                      mọc dài rũ xuống
                                  và chiếc mũi khoằm nỗi đau,
khoác lên mình những chiếc áo bèo nhèo tả tơi
                      ủng lẳng một bộ râu bảnh bao,
                                 đôi bàn tay bất hạnh
siết chặt bộ ngực để trần –
                      khiêm nhường là tính cách beat
                                 khiêm nhường là tính cách beat –
bước loạng quạng
                      trong những bụi cây gần suối,
                                 mọi thứ vô tri
trừ mỗi trí tuệ của người –
                      đứng lên nơi ấy
                                 cho dù run rẩy:
A-la-hán[***]
                      đi tìm Trời
                                 dưới một ngọn núi đá,
ngồi trầm tư
                      cho đến khi người ngộ ra
                                 là trần gian cực lạc có thật
trong trí tưởng –
                      tia chớp vụt sáng:
                                 gương soi trống không –
đau đớn biết bao khi phải đầu thai
                      với một chòm râu gọn ghẽ,
                                 bước vào trần gian trở lại
một kẻ hiền nhân xơ xác đắng cay:
                      trái đất trước mặt là lối mòn duy nhất.
                                 Ta có thể nhìn ra tâm hồn người,
người chẳng biết gì
                      như một vị thần linh:
                                            kẻ bất hạnh
hiền khô đã bị đào thải –
                      khiêm nhường là tính cách beat
                                 trước cõi Thế gian tuyệt đối.
 
                                            NY Public Library 1953
 
 
_________________________

[*]Allen Ginsberg viết bài thơ “Sakyamuni Coming Out from the Mountain” (Thích Ca Mâu Ni xuống núi) lấy cảm hứng từ bức tranh “Hạ Sơn Thích Già Đồ” [出山釋迦圖] của Lương Khải [梁楷, 1140-1210], một hoạ sĩ nổi tiếng về những tác phẩm diễn tả tư tưởng Thiền tông.

 
Thích Ca Mâu Ni xuống núi [“Hạ Sơn Thích Già Đồ” 出山釋迦圖],
117.6 x 51.9 cm, tranh mực tàu và màu vẽ trên lụa, khoảng năm 1150,
hiện trưng bày ở Viện Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật –
là một trong những họa phẩm nổi tiếng nhất của Lương Khải.

[**]Lương Khải [梁楷, 1140-1210] sinh ở Sơn Đông, làm việc ở Lâm An (về sau gọi là Hàng Châu). Ông được phong làm Hoạ Viện Đãi Chiếu [畫院待詔] dưới triều đình Nam Tống. Vua ban Kim Đái [金帶 đai vàng] cho ông nhưng ông không mang đai khi đi ra ngoài, chỉ để treo trong hoạ viện. Vì ông có tính tình du phóng, hay say sưa, bất chấp lễ nghi hình thức, nên người thời ấy thường gọi ông là “Lương phong tử” [梁瘋子 - chàng điên họ Lương].

[***]Arhat: Tự điển của Đào Duy Anh dịch là A-la-hán, và chua thêm đó là tiếng Phạn [Sanskrit], chỉ Thánh nhân, dứt được hết các phiền não.

 
Nổi bật trong bài thơ trên là một danh họa. Thế nhưng chính bài thơ dịch sẽ không hoàn tất, nếu không có những góp ý quí báu của hai nhạc sĩ. Nhiều chi tiết về tiểu sử Lương Khải đã được nhà văn/nhạc sĩ guitare Hoàng Ngoc-Tuấn vui lòng bổ sung. Và khi chúng tôi mail cho nhạc sĩ cello Cao Thanh Tùng là bạn thân lâu năm để hỏi cách phiên âm từ Arhat, chúng tôi đã nhận được một câu trả lời khá đầy đủ. Sau khi viết: “Arhat (Sanskrit) – tự điển của Đào Duy Anh dịch là A-la-hán, và chua thêm đó là tiếng Phạn, chỉ Thánh nhân, dứt được hết các phiền não”, anh bạn cellist nổi tiếng là một người Việt Nam hiền lành viết thêm: “A la hán thường có... râu, đội bê rê, ngậm tẩu, oánh chết mẹ mấy thằng Trung Quốc cắt dây cáp.” “Có râu, đội bê rê, ngậm tẩu...” quả là quá đụng chạm cá nhân. Nhưng bù lại, “oánh chết mẹ...” thì quá đã đời.
 
 
--------------------
“Thích Ca Mâu Ni xuống núi” dịch từ nguyên tác “Sakyamuni Coming Out from the Mountain” trong Allen Ginsberg, Reality Sandwiches: 1953-1960 (San Francisco: City Lights Books, 1963).
 
 
Đã đăng:
 
Này cu cậu, anh sẽ trần trụồng sẽ lớn lên sẽ cầu nguyện sẽ hiểu / Khi anh nhìn thấy ánh sáng, khi anh nhìn thấy ánh sáng / Anh sẽ ca hát,& yêu thương sẽ ngợi ca bầu trời xanh trên kia / Khi anh nhìn thấy ánh sáng, cu cậu ạ, khi anh nhìn thấy ánh sáng / Anh sẽ rên rỉ & sẽ thổn thức sẽ nhuốm bệnh và thở dài... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Xin ban ân huệ lấy đường đi của hoa làm tín hiệu cho mắt. / Xin để cánh hoa mọc thẳng loan báo mục đích mọc thẳng của mình – là để tìm ánh sáng. / Xin để cánh hoa uốn gập loan báo mục đích uốn gập của mình – là để tìm ánh sáng. / Xin để lối mọc thẳng và uốn gập của hoa loan báo ánh sáng... | Lần đầu tiên tôi đi về miền quê ở New Hampshire / khi tôi khoảng tám tuổi có một cô gái / thời ấy tôi thường lội nước với một thanh gỗ dán. // Chúng tôi mê nhau... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Khi ta đỏ mặt ta khóc vì vui sướng, / Và tiếng cười từ ta bật ra như một tảng đá: / Cái cười già đi của cậu bé / Nhìn thấy cái xác bẽn lẽn trẻ mãi không già. / Cái bóng giờ biến thành xương... | ... đứng dậy từ chiếc ghế dài bằng gỗ / thấy dửng dưng khi nhìn ra cánh đồng và những hàng cọ / chẳng có tiền bạc trong ngân hàng bụi / chẳng có tổ quốc chỉ có những đám mây xám câm lặng / trước buổi bình minh... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Kral Majales  (thơ) 
Và mấy ông Cộng sản chẳng có gì đem cho ngoài những cái má phính và những / cặp kính và những tên công an dối trá / còn mấy ông Tư bản thì đem bom Napalm và tiền bạc trong những cái va li xanh / tặng đám dân Trần truồng, / và mấy ông Cộng sản tạo ra công nghiệp nặng nhưng trái tim cũng nặng / và những viên kỹ sư đẹp đẽ đã chết hết, các tay kỹ thuật thì âm mưu / tạo hào quang cho mình / trong Tương lai, trong Tương lai, nhưng giờ này đây thì họ uống Vodka / và than phiền Lực lượng An ninh... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Theo cách Lalon  (thơ) 
Quả thật là tôi bị kẹt trong thế giới này / Khi tôi còn trẻ Blake từng mách nước cho tôi / Nhiều bậc sư khác đã đi theo: / Tốt hơn nên chuẩn bị cái Chết / Hãy đừng vướng vào sở hữu vật chất / Đấy là khi tôi còn trẻ / Tôi được cảnh báo / Giờ tôi có thẻ chứng minh Dân Già / Và kẹt cứng với một triệu cuốn sách / một triệu ý nghĩ môt triệu / đô la một triệu / mối tình / Làm sao tôi có thể lìa khỏi thân xác mình? / Allen Ginsberg bảo, Ta quả là đang bơi trong vũng cứt... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Phố trên  (thơ) 
... “Nếu ta có cách ta sẽ cạo đầu mi và tống mi qua Việt Nam” — / “Vậy thì xin Chúa phù hộ mi” tôi trả lời cái thằng công dân tong teo đội nón vội vàng bước ra cửa tiệm rượu / trên Đại lộ Amsterdam tối tăm ướt át mấy thập niên sau đó — / “Và nếu ta không làm được vậy thì ta sẽ cắt cổ mi” hắn càu nhàu chia tay... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Trong một thành phố khác 27 năm trước / tôi nhìn thấy bóng anh in lên vách tường / anh mặc quần có dải đeo ngồi trên giường / bàn tay vô hình đưa lên tới đầu chai thuốc sát trùng / bóng anh đổ xuống trên nền nhà... | Ta hi vọng cái lỗ đít thân yêu của ta sẽ chịu đựng / từ 60 năm nay đại thể nó vẫn OK... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Thông điệp  (thơ) 
Từ khi chúng ta thay đổi / giao cấu lộn vòng lao động / khóc than và cùng vãi đái với nhau / ta thức dậy buổi sáng / mắt còn đọng một giấc mơ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Tôi cứ dông dài như thế nhưng đám người nhà bàn bạc với nhau, / đầu óc để tận đâu, chỉ có một thằng cháu trong nhà / mặt tròn như trăng rằm băm mấy tuổi ngồi banh chân / trên một cái cầu thang giả & vỗ tay tán thưởng lời khen / & sự thích thú của chúng tôi — & thế là chúng tôi ra đi, cả đám / lên đường hướng về Thủ đô hậu hiện đại... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Carmel Valley  (thơ) 
Không ai sẽ phải loan báo Thời Đại Mới / Không tên gọi đặc biệt, không cách thế Một Chiều, / không người rao tin Phương Pháp cũng chẳng / có Sứ Giả Rắn Độc Vô Danh, / Không vị Cứu Tinh cần thiết mà chỉ là Tổ Quốc chính chúng ta... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Cho một chút sữa keo vàng / ngọt vào miệng ta / Những chiếc quạt quay tít, đèn neon xanh, / Một ông quấn khăn và bộ râu kiểu người Pháp... | Đêm yên tĩnh. Chiếc đồng hồ xưa kêu tích tắc, / Hai giờ rưỡi. Tiếng dế nỉ non / còn thức giấc trên trần nhà... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Lần cuối cùng tôi đến thăm chú & và đọc chú nghe / những bài thơ về cái chết của Elanor — giống như / một con chim kên lông xù, trước cái bàn trong / phòng bếp, chúng tôi ngồi khóc... | Giờ đây tôi suy nghĩ vơ vẩn trên gối / tay gác lên đầu / hai mắt nhắm mở to nhìn những bờ vịnh đen của Thời Gian... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
... Mi hãy uống cái càphê bỏ hết caphêin của mi hỡi Ginsberg tên cựu cộng sản / tên ghiền báo New York Times, hãy vui vì mi không là Trotsky... | Từ khi chúng ta thay đổi / giao cấu lộn vòng lao động / khóc than và cùng vãi đái với nhau / ta thức dậy buổi sáng / mắt còn đọng một giấc mơ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Ta thật may mắn có năm ngón trên bàn tay phải / May mắn đi đái chỉ đau chút xíu / May mắn còn đi ỉa được / May mắn, ngủ đêm trên một chiếc giường cây, ngủ giữa trưa... | Đọc báo No Nature trong nhà vệ sinh / Ngồi xuống, mải mê / lật hết trang này qua trang khác, quên / thời gian, quên cái bàn toạ của ta... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Là về  (thơ) 
Dylan là về Cá nhân chống lại nguyên cả tạo hoá / Beethoven là về nắm đấm của một người trong đám mây nẹt chớp / Ðức Giáo hoàng là về phá thai & linh hồn của người chết... / Truyền hình là về người ta ngồi trong phòng khách nhìn ngó đồ đạc nhà người ta... [Bản dịch của Lê Đình Nhất-Lang]
 
Thần Chú  (truyện / tuỳ bút) 
Ngày xưa có một cậu bé sống trong một căn nhà gỗ trên con dốc đi xuống những nhà máy xay ngói đỏ chạy dọc Sông Passaic ở Paterson, New Jersey, gần Great Falls. Cậu bé sống một mình và lang thang mãi tận cây cầu đúc trên con kinh có dòng nước hồng tía đổ từ các xưởng nhuộm tơ lụa ra một cái ao nơi những buổi chiều nắng nóng mùa hè đám con trai bơi lội giữa những vách tường nhà máy... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...)
 
... Vàng, hoa vàng, và / hoa công nghiệp, / cánh hoa xấu xí cứng đầy gai, / thế nhưng vẫn là hoa... | ... Kế hoạch ngũ niên có xài được không? Stalin ác độc cỡ nào? / Ta có phải là một tên Stalin-nít? Một tên Tư bản? Một / tên Tư sản Khó ưa? Một tên Đỏ thối nát? / Không ta là một loài tiên có cánh tím hồng và vầng sáng trên đầu... | Tôi nói về tình yêu chợt đến trong đầu: / Trăng chung thủy, mù quáng mặc dầu; / Nó đi vào ý nghĩ, nó không nói được... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
ta nhìn thấy cỏ, ta nhìn thấy núi đồi, ta nhìn thấy những xa lộ, / ta nhìn thấy con đường đất, ta nhìn thấy những dãy xe trong bãi đậu / ta nhìn thấy những người lấy vé vào cổng, ta nhìn thấy tiền mặt và séc & thẻ tín dụng / ta nhìn thấy xe buýt, ta nhìn thấy những người đưa tang, ta nhìn thấy đám con cái họ mặc đồ màu đỏ... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Trong khi ta đi qua sàn nhà bếp ý nghĩ về cái Chết trở lại, / ngày này sang ngày khác, khi ta thức dậy & và uống nước chanh và nước nóng, / đánh răng & và hỉ mũi, đái vào bồn tiểu một dòng vàng khè... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Quả thật là ta viết về chính ta / Có ai khác ta biết rõ hơn? / Có chỗ nào khác gom hoa hồng đỏ máu & rác trong bếp... | Mặt trời lên chói mắt / Còi hụ dội xé trời / Còi taxi dội đường phố / Còi xe hỏng kêu be be be... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Ta sẽ lo ổn định với sự Bất tử - / Không phải qua thân xác / Chẳng phải qua đôi mắt / Những ngọn núi cao lấp lánh sao / trăng tàn trên những đỉnh Aspen / Mà là qua những chữ viết, qua hơi thở... | Vùng lên hỡi những kẻ bị giam cầm trong tâm thức / Vùng lên hỡi những kẻ loạn thần kinh trên Trái đất / Sự Tỉnh thức vang ầm Giải phóng / Một thế giới thiêng liêng ra đời... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên]
 
Ngày nay người ta ăn cắp mọi thứ / Người ta ăn cắp bóp ví của bạn, đồng hồ của bạn / Đập bể cửa xe bạn ăn cắp hộp đài radio xe... [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên]
 
Nanao | Ai xơi ai?  (thơ) 
Tẩy não bằng hằng hà những suối hồ trên núi / Đôi chân gột rửa khi đã đi qua bốn lục địa / Mắt không một vẩn mây như bầu trời Kagoshima... | Một con quạ ngồi trên bệ cầu nguyện cột cờ, / con bạn đực cánh đen bước trên bãi cỏ xanh ướt, tìm sâu? ... [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên]
 
Một chiếc piano màu hạt dẻ trong ánh đèn chiếu trắng kim cương / Phòng nghe nhạc thủy quái... // Đêm đen lạnh giữa những cây tùng bách / xe đậu trong bóng tối bên ngoài / sau cổng chính, những ngôi sao tối mù trên / khe núi, một ngọn lửa cháy cạnh / hàng hiên và dăm ba con người mệt mỏi... [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên]
 
“Hãy hiểu rằng đây là một giấc mơ” (“Understand That This is a Dream”), bài thơ Allen Ginsberg (1926-1997) viết trong lần duy nhất ông ghé đến Sài Gòn vào đầu tháng 6 năm 1963... [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên]
 
Hàng triệu người tung hô và vẫy cờ vui mừng ở Manhattan / Hôm qua họ đã trở về với công việc và với chứng thấp khớp / của họ bây giờ là thứ Ba — / Điều gì làm họ ham muốn đến thế đó rốt cuộc là đam mê... [Bản dịch của nhà thơ Hoàng Ngọc Biên]
 
Chùm thơ  (thơ) 
Chín bài thơ của Allen Ginsberg (1926-1997) — một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất nước Mỹ nửa sau thế kỷ 20. Nhà thơ Hoàng Ngọc Biên chọn lựa những bài này từ nhiều thi phẩm khác nhau của Allen Ginsberg và dịch sang Việt ngữ.
 
Vĩnh biệt  (thơ) 
Mẹ ơi / những gì con đã quên không nhắc tới / Mẹ ơi / những gì con đã quên không kể lại / Mẹ ơi / vĩnh biệt / với chiếc giày dài màu đen / vĩnh biệt / với Đảng Cộng Sản và chiếc vớ rách... [Bản dịch của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường]
 
Tôi sẽ lặng lẽ đi vào phòng ngủ nằm giữa chú rể và cô dâu / những thân người từ trời rơi xuống trần truồng duỗi ra chờ đợi... [Bản dịch của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường]
 
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021