thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Khúc tháng chạp
 
 
THANH TÂM TUYỀN
(1936-2006)
 
Lời toà soạn:
Thanh Tâm Tuyền là một trong vài nhà thơ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất không những ở miền Nam từ 1954 đến 1975 mà còn của cả nước thời kỳ hậu Geneva nói chung. Thơ của ông, cho đến nay, vẫn còn là một nguồn cảm hứng lớn đối với nhiều nhà thơ có khát vọng đổi mới. Nhân ông vừa mới qua đời (22.3.2006), chúng tôi xin đăng lại một số tác phẩm của ông để bạn đọc cùng thưởng thức.
 
Những lần trước, chúng tôi đã trích một số bài từ các tập Tôi không còn cô độc xuất bản vào năm 1956, Liên, đêm mặt trời tìm thấy xuất bản vào năm 1964, bài thơ dài “Ngôi nhà đỏ, trăng hồng”, và một số bài thơ đã được đăng tải rải rác trên tạp chí Văn (và sau đó là Giai phẩm Văn) tại Sài Gòn trước năm 1975.
 
Lần này, chúng tôi vừa tìm lại được bài thơ "Khúc tháng chạp" Thanh Tâm Tuyền viết vào cuối năm 1969 và đăng lần đầu tiên trên Giai phẩm Văn Xuân Canh Tuất 1970. Xin trân trọng gửi đến bạn đọc.
 
Tiền Vệ
 
______________
 
 
Khúc tháng chạp
 
Cớ sao chim tinh khôn, chim chẳng hay mùa đông chụp tới? Mùa đông, người thiếu phụ điêu ngoa vẻ u tình, người thiếu phụ hỗn hào nhẫn tâm quật thúc mê man. Người thiếu phụ không biết hổ ngươi. Mỗi ngày soi tấm gương hoen âm bầu trời đục dữ dằn, soi mắt mình trong mắt mình. Leo ngược dốc đứng, dốc trơn trùi nhọn hoắt. Rơi lăn lóc như bụi sạn.
 
Ôi — Chim hiếm hoi, chim lạ kỳ, chim bé bỏng. Vụt bay nỗi sầu bi, cánh hân hoan xơ xác. Hiểu không sự lênh đênh cùng thẳm? Hiểu không ngọn lao đao tuyệt tích? Hiểu không con bấc mù mất dấu trên đồng bưng mặt ngất? Hiểu không? ... Hiểu không. Những thoáng chốc vi vu nứt nẻ?
 
Mùa đông nham hiểm. Tiếng vang âm gian tà. Chuỗi đêm mòn trắng. Cành trụi lá gẫy khô. Trong bưng bít đắm đuối, thân vang rời mài miệt... Từ đỉnh thầm, đầu ngọn cỏ, thức mây đùn. Ôi mùa đông hố bẫy, ngời đen ngươi dẫn dụ. Chút bấp bênh đùa rỡn loã lồ xuyên luồn mũi kim rỉ sét. Ôi — tiếng vang lừng rơi ngã của ham mê, tiếng vang chết yểu giữa tường vách chật bóng điên loà.
 
Nội không quạnh quẽ như ngàn cõi chiêm bao vượt. Đập vỗ, đập vỗ hoài con mắt buốt, con mắt vi ty rụng trụi lớp mi che, không động thức. Con mắt khờ câm căng chống. Tưởng dáng mùa hè chín ối. Tưởng nét mùa thu lung linh. Đã bay qua, bay qua nghìn mệt mỏi. Như điệu ngân hụt hẫng. Mưa buông khít chân trời, mưa rũ liệt làm sao ngớt, mưa giả lả. Những huyệt trốt cuốn, vật nài chim ngây thơ khoá cánh, vùi dập chim mỏng mảnh trong khuất khúc giá băng. Đắp điếm những mai chiều như bao giờ xỉn cũ, những canh tàn giấu cất, những khuya lên rách rưới như bao giờ. Như bao giờ, hiểu không như bao giờ?
 
Ôi — Chim bé bỏng, chim bé bỏng hoài.
Và mùa đông thổi chuyến bay trong cõi rỗng.
 
(12-69)
 
 
Đã đăng trên Tiền Vệ:
Thanh Tâm Tuyền là một trong vài nhà thơ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất không những ở miền Nam từ 1954 đến 1975 mà còn của cả nước thời kỳ hậu Geneva nói chung. Thơ của ông, cho đến nay, vẫn còn là một nguồn cảm hứng lớn đối với nhiều nhà thơ có khát vọng đổi mới. Nhân ông vừa mới qua đời (22.3.2006), chúng tôi xin đăng lại một số tác phẩm của ông để bạn đọc cùng thưởng thức. Lần này, chúng tôi xin đăng lại một số bài thơ đã được đăng tải rải rác trên tạp chí Văn (và sau đó là Giai phẩm Văn) tại Sài Gòn trước năm 1975.
 
Thanh Tâm Tuyền là một trong vài nhà thơ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất không những ở miền Nam từ 1954 đến 1975 mà còn của cả nước thời kỳ hậu Geneva nói chung. Thơ của ông, cho đến nay, vẫn còn là một nguồn cảm hứng lớn đối với nhiều nhà thơ có khát vọng đổi mới. Nhân ông vừa mới qua đời (22.3.2006), chúng tôi xin đăng lại một số tác phẩm của ông để bạn đọc cùng thưởng thức. Lần này, chúng tôi xin đăng lại bài thơ “Ngôi nhà đỏ, trăng hồng” khá dài, gồm 6 đoạn. Bài thơ này vốn được đăng lần đầu trên giai phẩm Văn tại Sài Gòn số ra ngày 27 tháng 11 năm 1972.
 
Thanh Tâm Tuyền là một trong vài nhà thơ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất không những ở miền Nam từ 1954 đến 1975 mà còn của cả nước thời kỳ hậu Geneva nói chung. Thơ của ông, cho đến nay, vẫn còn là một nguồn cảm hứng lớn đối với nhiều nhà thơ có khát vọng đổi mới. Nhân ông vừa mới qua đời (22.3.2006), chúng tôi xin đăng lại một số tác phẩm của ông để bạn đọc cùng thưởng thức. Lần này, chúng tôi xin gửi tiếp đến bạn đọc một số bài thơ khác trích từ tập Liên, đêm mặt trời tìm thấy xuất bản vào năm 1964.
 
Thanh Tâm Tuyền là một trong vài nhà thơ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất không những ở miền Nam từ 1954 đến 1975 mà còn của cả nước thời kỳ hậu Geneva nói chung. Thơ của ông, cho đến nay, vẫn còn là một nguồn cảm hứng lớn đối với nhiều nhà thơ có khát vọng đổi mới. Nhân ông vừa mới qua đời (22.3.2006), chúng tôi xin đăng lại một số tác phẩm của ông để bạn đọc cùng thưởng thức. Lần này, chúng tôi xin trích một số bài từ tập Liên, đêm mặt trời tìm thấy xuất bản vào năm 1964.
 
Thanh Tâm Tuyền là một trong vài nhà thơ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất không những ở miền Nam từ 1954 đến 1975 mà còn của cả nước thời kỳ hậu Geneva nói chung. Thơ của ông, cho đến nay, vẫn còn là một nguồn cảm hứng lớn đối với nhiều nhà thơ có khát vọng đổi mới. Nhân ông vừa mới qua đời (22.3.2006), chúng tôi xin đăng lại một số tác phẩm của ông để bạn đọc cùng thưởng thức. Lần này, chúng tôi xin trích một số bài từ tập Tôi không còn cô độc xuất bản vào năm 1956.
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021