thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Luân vũ dưới ánh đèn màu và trong tâm tư

 

Từ cuối tháng 4/2013, nhà thơ Tú Trinh (Radio Producer của đài phát thanh quốc gia SBS, Úc) đã thực hiện những cuộc nói chuyện truyền thanh dài khoảng 15 phút vào mỗi đêm Chủ Nhật dưới hình thức phỏng vấn với nhà văn / nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn. Bắt đầu từ Chủ Nhật 21/10/2013, Tiền Vệ sẽ lần lượt đăng lại những cuộc nói chuyện ấy. Mời các bạn thưởng thức.
 
Tiền Vệ

 

LUÂN VŨ DƯỚI ÁNH ĐÈN MÀU VÀ TRONG TÂM TƯ

 

Từ ngàn xưa, những điệu múa đã được xem như là một hình thức thông tri vô ngôn giúp con người diễn tả và chia sẻ tâm tư với nhau, với vạn vật và với cõi siêu nhiên. Trong đời sống đô thị hiện đại, những điệu múa đôi (khiêu vũ) trở nên rất phổ thông như một cách giải trí và giao lưu xã hội. Những điệu khiêu vũ luôn luôn song hành với âm nhạc. Chúng đã là chủ đề của rất nhiều tác phẩm điện ảnh, và chúng cũng thường xuyên xuất hiện trong văn chương như một hình tương thú vị với nhiều ý nghĩa.

Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này.

 

Link Youtube:

 

Link Tiền Vệ:

“Luân vũ dưới ánh đèn màu và trong tâm tư”

 

 

------------

Đã đăng:

Người ta thường nói “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, và có lẽ vì thế nên các nghệ sĩ rất thích diễn tả những đôi mắt trong tác phẩm của mình. Từ ngàn xưa đến nay đã có vô số bài thơ và bản nhạc tuyệt vời về đôi mắt... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Từ xa xưa, con ve sầu đã xuất hiện trong thơ và nhạc như một hình tượng thú vị. Tiếng kêu của nó, kiếp sống của nó, và những cuộc thay hình đổi xác của nó mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và không ngừng gây cảm hứng cho các thi sĩ và nhạc sĩ. Nó đã trở thành nổi tiếng trong bài ngụ ngôn của thi sĩ Pháp thế kỷ 17 La Fontaine, rồi nó đi vào vô số tác phẩm thơ và nhạc trong suốt vài thế kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Tiếng gào (hay tiếng la, tiếng khóc, tiếng hét...) là phương tiện để diễn tả những cảm xúc tột độ, vượt qua giới hạn của ngôn từ bình thường. Trong văn chương và nghệ thuật, tiếng gào được sử dụng để diễn tả sự phản kháng, sự phẫn nộ, sự tuyệt vọng, sự kêu đòi cấp thiết, v.v... và đồng thời để mạnh mẽ khẳng định một giá trị, một sự hiện hữu. Trong hội hoạ có bức tranh “Tiếng Gào” lừng danh của Edvard Munch. Trong âm nhạc, tiếng gào càng ngày càng được sử dụng nhiều hơn kể từ hậu bán thế kỷ 20. Trong văn chương đương đại thì tiếng gào thường xuyên xuất hiện với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Chào đón Năm Mới, chúng ta đang ở cuối một năm sắp qua và đầu một năm sắp đến nghĩa là ở khoảng giữa của sự kết thúc và sự khởi nguyên, của quá khứ và tương lai và, như thế, chúng ta giã từ những gì đang trôi đi và đón nhận những gì đang dần đến... Biết bao nhiêu lời nhạc, ý thơ đã được viết về thời khắc đặc biệt này để nói lên những tâm trạng tiếc nuối hay hân hoan, lo lắng hay hy vọng... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về thời khắc đặc biệt này... (...)
 
Ngày Giáng Sinh là một trong những ngày đặc biệt nhất trong năm, cả về ý nghĩa tôn giáo lẫn văn hoá, và trong Mùa Giáng Sinh, có nơi trầm lặng yên bình, có nơi nhộn nhịp biết bao lễ hội, tiệc tùng, quà cáp... Trong thời điểm đặc biệt này, các văn nghệ sĩ có những cảm tưởng gì và họ diễn tả những cảm tưởng ấy như thế nào trong tác phẩm của họ? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Người ta thường nói “đi và viết”, nhưng thực sự có phải những cuộc du hành bao giờ cũng có ích cho việc sáng tác văn chương? Đối với nhà văn, những cuộc du hành bằng các phương tiện di chuyển trên những con đường cụ thể có cần thiết hơn những cuộc du hành bằng trí não trên những trang sách? Còn những cuộc du hành ẩn mật bên trong tâm hồn của mỗi người thì thế nào? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Lê Văn Tài nổi danh là một hoạ sĩ tài hoa, và đồng thời ông cũng là một nhà thơ tài hoa đã sáng tác hàng trăm bài thơ với bút pháp độc đáo và ý tưởng hết sức phong phú. Tập thơ mới nhất của ông, với nhan đề Thơ Lê Văn Tài, sẽ được ra mắt tại Fairfield City Museum & Gallery (cnr. Horsley Drive & Oxford St., Smithfield NSW) vào lúc 2 giờ đến 5 giờ chiều thứ Bảy 14/12/2013. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về nghệ thuật của Lê Văn Tài... (...)
 
Nhà văn Canada 82 tuổi Alice Munro (1931~), “bậc thầy của truyện ngắn đương đại”, vừa được trao tặng Giải Nobel Văn Chương 2013. Từ thập kỷ 1960 đến nay, Munro đã là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng, và bà cũng đã từng đoạt nhiều giải văn chương quan trọng, kể cả giải Man Booker International Prize 2009 cho toàn bộ sự nghiệp sáng tác. Thật thú vị vì đây là lần đầu tiên một nhà văn chuyên viết truyện ngắn được trao giải Nobel Văn Chương. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về bút pháp và thế giới quan của Munro, và về lý do vì sao bà đã chọn viết truyện ngắn thay vì viết tiểu thuyết... (...)
 
Mây là một nguồn cảm hứng vô hạn cho nghệ sĩ từ ngàn xưa đến nay. Vì mây không bao giờ ngừng thay hình đổi dạng, chúng luôn luôn gợi lên những ý tưởng, cảm xúc và tưởng tượng nơi người xem. Dù bạn là một họa sĩ như John Constable, một nhiếp ảnh gia như Berndnaut Smilde, một nhà thơ như William Wordsworth, một nhạc sĩ như Claude Debussy, hay chỉ đơn giản là một người yêu cái đẹp, mây sẽ luôn luôn làm rung động tâm hồn bạn. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Cà-phê và nghệ sĩ dường như có một mối quan hệ quá thân thiết. Cà-phê đã gây cảm hứng cho nghệ sĩ, và cà-phê đã đi vào biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Từ Đông sang Tây, từ ngàn xưa cho đến hôm nay, dường như rượu vẫn luôn luôn là một trong những nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ... Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Sống dưới những chế độ độc tài, các nhà văn đã phản kháng thế nào trong những trang viết của họ? Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này...
 
Những người cầm bút vẫn thường xuyên bị bắt bớ, giam cầm dưới những chế độ độc tài, chỉ vì họ dùng ngòi bút để thực hành vai trò trí thức trong việc phê phán những thực trạng xấu xa trong chính trị và xã hội. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)
 
Ánh trăng có lẽ là một trong những đề tài được yêu chuộng nhất trong văn chương và nghệ thuật. Từ ngàn xưa vẻ đẹp của những đêm trăng đã là nguồn cảm hứng của biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ... và đã trở hình ảnh chủ yếu trong nhiều tác phẩm tuyệt vời. Qua những góc nhìn và những lối diễn tả độc đáo của các nghệ sĩ sáng tạo, ánh trăng trở nên thiên hình vạn trạng và mang nhiều ý nghĩa vô cùng thú vị. Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021