thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Không cần biết em là ai | Một nhà thơ bị đánh chết
 

Không cần biết em là ai

                             Tặng thi sĩ Lê Vĩnh Tài & một vài văn-thi sĩ khác.
 
Trong một cuộc khảo sát cục bộ [nghĩa là có tra khảo cục trên & sát hạch bộ dưới]
Các cây bút trẻ [kiểu trẻ em là búp trên cành]
Cho một tờ báo chuyên về thể thao [thể lực sĩ & thao lược sừng]
Về cuộc đời của một nhà văn [thuộc diện ngũ đại gia của miền Nam Việt Nam]
Tên nhà văn này có nghĩa là Ngọn núi ở phương Nam
Ai viết đúng tên sẽ được thưởng một chai nước cam
Hai lưỡi dao lam và một lọ a-xít…
 
Kết quả là: Không cần biết em là ai
Với 3 lí do:
        1.     70%: Tôi là nhà văn-nhà thơ trẻ rồi, cần quấy gì phải đọc nữa, ngay cả đám già ấy.
        2.     20%: Tôi không quan tâm nên thấy không cần thiết phải trả lời.
        3.     10%: Phải nói về tôi chứ, sao lại nói về người khác.
 
Vậy là, chúng ta sắp có một thế hệ cầm bút vô tư
Mà vô tư thì vô trách nhiệm
Vô trách nhiệm thì chơi lút cán
Chơi lút cán thì ai chết nấy chịu
Ai chết nấy chịu… nên không cần biết em là ai
Không cần biết em nơi nao
Không cần biết em ra sao
Không cần biết em có dùng bao…
Ta đây vẫn dạt dào H.I.V.
 
Vậy là cũng dễ để trả lời:
                             Sao độc giả ngày nay thờ ơ?
                             Sao độc giả không cần biết em[*] là ai?
 
 
----------
[*] Em ở đây, có thể là nhà văn già-tội nghiệp ấy; cũng có thể là chính người tham gia, và trả lời phỏng vấn.
 
 
 

Một nhà thơ bị đánh chết

 
Nữ thi sĩ Nadia Anjuman, người Afghanistan bị chồng và mẹ chồng đánh cho đến chết. Hai kẻ phạm tội và gia trưởng kia đã bị bắt. Liên Hiệp Quốc khóc lóc trước hành vi bạo lực này.
 
Tại Việt Nam thì khác, có nhiều nhà thơ đã chết ngay trong lúc sống, nhưng không ai biết, ngay cả bản thân hắn. Đa phần các nhà thơ khác bị ngược đãi, nhưng không ai thèm nhìn. Liên Hiệp Quốc quá chán ngán nên không thèm lên tiếng.
 
Chân dung Nadia Anjuman
 
Anjuman qua đời hôm thứ sáu [ngày 4-11] tuần trước tại một bệnh viện ở phía tây thành phố Herat sau khi bị đánh đập tàn nhẫn [và mất cả nhẫn cưới]. Trong lời chỉ trích đưa ra vào hôm thứ ba, phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc cho rằng vụ việc này cho thấy nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn tiếp diễn ở Afghanistan sau khi chế độ Taliban đã sụp đổ cách đây 4 năm. Anjuman năm nay 25 tuổi, nổi tiếng với tập thơ đầu tay Gule Dudi [còn gọi là:Gul-e-dodi] (Bông hoa u huyền).
 
Các tác giả trong độ tuổi 25 đến 35 tại Sài Gòn thì đang sống trong sự phè phỡn, vị cá nhân, vì tuổi thơ có nhiều mặc cảm, thua thiệt... nên nay tìm cách lấy lại; và tất nhiên, do không được tu dưỡng đường hoàng, nên thích sống cuộc đời vô cảm và phi nhân tính.
 
Chồng Anjuman chỉ thú nhận là có tát vợ sau một cuộc tranh cãi giữa hai người. Mẹ chồng Anjuman cũng bị bắt nhưng người ta chưa có đủ chứng cớ để buộc tội.
 
Hàng nghìn người đã tham dự tang lễ Anjuman tổ chức hôm chủ nhật. Homayan Ludin, một sinh viên tại Đại học Kabul, cho biết: "Sinh viên trên khắp đất nước đều rất bức xúc trước sự kiện này. Anjuman là một nhà thơ có triển vọng của Afghanistan".
 
 
--------
Nguồn:
Và một vài địa chỉ khác.
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021