thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Những suy tưởng rối bù [kỳ XXV]
Bản dịch Diễm Châu

 

Y giương ngọn cờ thật cao: y không muốn

nhìn thấy nó.

 

*

 

Nắm tay muốn đập.

Một ngón tay thoái thác: "Tôi, tôi chỉ dùng để chỉ trỏ!",

ngón tay nói với một giọng than van, ai oán.

 

*

 

Không đáng một xu ten vật bịt mồm bịt miệng mà người

ta nuốt trôi được!

 

*

 

Kẻ nào khám phá ra dấu vết của tư tưởng, chớ để

lũ chó đánh hơi thấy.

 

*

 

Tôi tin ở tiến bộ, ở sự sáng chế ra "cái máy" đọc

những tư tưởng mà người ta chưa từng có.

 

*

 

Ấy chính người chết lại là những kẻ có đầu óc hài hước

lớn nhất: họ nhe răng trước mọi sự.

 

*

 

Đôi khi tôi ngừng tin ở màu thiên thanh,

tôi tưởng như chính đó là cái mặt ngoài được bao phủ

một cách thật lý tưởng bằng những màu xanh*.

-------------------------------

(* de bleus – còn có nghĩa: ‘những vết bầm tím’).

 

*

 

Những bông hoa trên mộ của một kẻ thù

có một mùi hương khiến ta ngây ngất.

 

*

 

Có lẽ giống phụng hoàng phải 'giải quyết nhu cầu bài tiết'

trong những áng mây!

 

*

 

Tôi không cho rằng kẻ ‘sở hữu’ một linh hồn

lại là một tiểu hữu chủ.

 

*

 

Ai biết được Kha-luân-bố đã khám phá ra cái gì

nếu như châu Mỹ lại không nằm

trên đường đi của ông.

 

*

 

A, giá như ta có thể chỉ sinh ra sau khi

những kẻ thù của ta đã chết!

 

*

 

Tôi chỉ viết những tác phẩm do hoàn cảnh xui nên:

về cuộc đời.

 

*

 

Đôi khi lũ chó cũng giẫy tê tê vì sợi xích.

 

*

 

Sự không quen biết pháp luật

không miễn cho ta khỏi phải báo cáo, phúc trình.

Nhưng sự quen biết thường miễn cho luôn.

 

*

 

Một vết thương gây ra một cách vụng về cho một tên bạo chúa

tạo nên một cuộc đổ máu, thứ máu không phải của y.

 

*

 

Những kẻ thù thật sự không bao giờ bỏ rơi các người.

 

*

 

Sa-tăng rất quỷ quyệt, nó có thể hiện ra một cách

thật giản dị dưới nét mặt Sa-tăng.

 

*

 

Thân giao với người lùn

làm méo mó cột xương sống.

 

*

 

Tôi ủng hộ việc hủy bỏ hình phạt tử hình,

nhưng cũng chống việc cấp phát cái chết

để tưởng thưởng.

 

[còn tiếp nhiều kỳ]

 

Đã đăng:

Những suy tưởng rối bù [kỳ I]

Những suy tưởng rối bù [kỳ II]

Những suy tưởng rối bù [kỳ III]

Những suy tưởng rối bù [kỳ IV]

Những suy tưởng rối bù [kỳ V]

Những suy tưởng rối bù [kỳ VI]

Những suy tưởng rối bù [kỳ VII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ VIII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ IX]

Những suy tưởng rối bù [kỳ X]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XI]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XIII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XIV]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XV]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XVI]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XVII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XVIII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XIX]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XX]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXI]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXIII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXIV]

 

----------------------------

Ghi chú của người dịch:

STANISŁAW JERZY LEC [đọc như Letz] là một nhà thơ Ba-lan, tác giả khoảng hai ngàn câu "cách ngôn". Ông sinh năm 1909 tại Lwów, ở Galicie, trong một gia đình Do-thái. Sau khi học luật và ngữ ngôn học Ba-lan, ông khởi nghiệp nhà báo và nhà thơ ở Vac-xa-va. Bị bắt nhốt trong trại tập trung của Đức quốc xã từ 1941 tới 1943, ông đã vượt thoát và gia nhập hàng ngũ quân kháng chiến.

Từ 1946 tới 1950, ông làm tùy viên báo chí cho Phái bộ chính trị Ba-lan ở Vienne. Và bắt đầu viết những câu “cách ngôn”.

Những câu “cách ngôn” này xuất hiện từ 1954 trên các tạp chí văn nghệ Ba-lan và, vào năm 1957, dưới hình thức ‘xã luận’, hết sức thành công cả ở trong lẫn ngoài nước, đặc biệt là ở Đức. Trong bản Pháp văn, người ta đã có nhận xét về những câu ấy như ".. sự cô đọng có tính cách xói mòn cao độ, chống lại sự man dã đen và đỏ của thời đại, chống lại sự tầm thường quá ồn ào của những kẻ tiếm đoạt quyền bính và ngôn ngữ, chống lại sự hèn nhát và ích kỷ chung của con người..."

Stanisław Jerzy Lec mất năm 1966.

 

Bản dịch dựa theo bản Pháp văn của André và Zofia Kozimor, do nhà xuất bản NOIR SUR BLANC in tại Lausanne vào tháng 10-1991, với nhiều minh họa của Roland Topor và lời đề tựa của Claude Roy.


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021