thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Những suy tưởng rối bù [kỳ XXVIII]
Bản dịch Diễm Châu

 

Chính là ở chỗ cặn mà người ta nhận biết

mình làm bằng thứ nước nào.

 

*

 

Những định suất hạnh phúc đã có đó,

chỉ còn thiếu có những tập in sẵn (để điền vô).

 

*

 

Người ta đã xây dưng bao nhiêu là kẻ bất tử

với sự sống của những người khác!

 

*

 

Mi hãy lầm lẫn một cách tập thể!

 

*

 

Bóng những kẻ quyền thế không động chạm tới họ.

 

*

 

Y có một con ngựa bay "bàn cân".*

(* à bascule: lên xuống bên này bên kia ).

 

*

 

Ở xứ chúng tôi, người ta lo lắng nhiều về nỗi âu lo

sáng tạo của các nghệ sĩ.

 

*

 

Người ta thử chiều sâu bằng cách ném vào y một tảng đá.

 

*

 

Phải khích động trí năng, chứ không phải các nhà trí thức

 

*

 

Sự hoàn hảo không thể nào đạt tới ư?

Vậy mà có những kẻ hủy hoại nó đấy.

 

*

 

Cái mới mẻ tân kỳ : rọ bịt miệng vô hình.

 

*

 

Ấy đó các nhà đổi mới đích thực!

Tiếng líu lo khó hiểu của họ không nhắc nhớ gì hết

đến tiếng líu lo khó hiểu đã có một năm trước.

 

*

 

Người ta nhận ra những kẻ bài-Do thái, cả họ nữa, ở cái mũi

của họ. Nó đánh hơi cùng khắp các nơi.

 

*

 

Chủ nghĩa Sô-vanh quá trơn lì khiến nó trườn vào khắp nơi.

 

*

 

Đừng tôn vinh những kẻ

đã lấy mất vinh dự của các người.

 

*

 

Việc truyền bá sự không hiểu biết về thế giới,

cả nó nữa, cũng cần phải được soạn thảo một cách khoa học.

 

*

 

Khi những kẻ ăn thịt người muốn nếm thử

sự hiểu biết, họ cắt lưỡi các nhà bác học.

 

*

 

Chủ nghĩa nhân bản sẽ còn tồn tại sau giống người!

 

*

 

Ấy là một tên chống đối. Hắn nâng ly rượu mừng

trong lúc siết chặt chiếc ly trong nắm đấm.

 

*

 

Tôi tin rằng kẻ sinh ra dưới một vì sao xấu,

một ngày kia, - cùng với sự tiến bộ - sẽ có thể

được gửi tới đó.

 

[còn tiếp nhiều kỳ]

 

Đã đăng:

Những suy tưởng rối bù [kỳ I]

Những suy tưởng rối bù [kỳ II]

Những suy tưởng rối bù [kỳ III]

Những suy tưởng rối bù [kỳ IV]

Những suy tưởng rối bù [kỳ V]

Những suy tưởng rối bù [kỳ VI]

Những suy tưởng rối bù [kỳ VII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ VIII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ IX]

Những suy tưởng rối bù [kỳ X]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XI]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XIII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XIV]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XV]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XVI]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XVII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XVIII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XIX]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XX]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXI]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXIII]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXIV]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXV]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXVI]

Những suy tưởng rối bù [kỳ XXVII]

 

----------------------------

Ghi chú của người dịch:

STANISŁAW JERZY LEC [đọc như Letz] là một nhà thơ Ba-lan, tác giả khoảng hai ngàn câu "cách ngôn". Ông sinh năm 1909 tại Lwów, ở Galicie, trong một gia đình Do-thái. Sau khi học luật và ngữ ngôn học Ba-lan, ông khởi nghiệp nhà báo và nhà thơ ở Vac-xa-va. Bị bắt nhốt trong trại tập trung của Đức quốc xã từ 1941 tới 1943, ông đã vượt thoát và gia nhập hàng ngũ quân kháng chiến.

Từ 1946 tới 1950, ông làm tùy viên báo chí cho Phái bộ chính trị Ba-lan ở Vienne. Và bắt đầu viết những câu “cách ngôn”.

Những câu “cách ngôn” này xuất hiện từ 1954 trên các tạp chí văn nghệ Ba-lan và, vào năm 1957, dưới hình thức ‘xã luận’, hết sức thành công cả ở trong lẫn ngoài nước, đặc biệt là ở Đức. Trong bản Pháp văn, người ta đã có nhận xét về những câu ấy như ".. sự cô đọng có tính cách xói mòn cao độ, chống lại sự man dã đen và đỏ của thời đại, chống lại sự tầm thường quá ồn ào của những kẻ tiếm đoạt quyền bính và ngôn ngữ, chống lại sự hèn nhát và ích kỷ chung của con người..."

Stanisław Jerzy Lec mất năm 1966.

 

Bản dịch dựa theo bản Pháp văn của André và Zofia Kozimor, do nhà xuất bản NOIR SUR BLANC in tại Lausanne vào tháng 10-1991, với nhiều minh họa của Roland Topor và lời đề tựa của Claude Roy.


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021