thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
TỪ ĐIỂN THI X/X LOẠI [chúng sinh] - Vần L (1)
 
 

LỒN & HUÝ

 
“Lồn” là một thực tại khách quan và đã được nhắc đến trong văn hoá dân gian từ xưa, thế mà nay thấy vắng bóng trên văn đàn làm nó buồn thiu là cớ vì sao?
 
Các cụ ta đã để lại nhiều cái “lồn” trong ca dao như một di sản tầm cỡ UNESCO.
 
Các cụ trong Nam rủa bọn dựa dẫm từ trên xuống dưới (đến giờ vẫn nguyên tính thời sự nóng hổi):
Còn Tàu còn nhiễu Tam Giang;
Tàu về bắc quốc mo nang che lồn.[*]
 
Các cụ Tầy nhắc nhở các chàng trai hãy nhớ đến “trách nhiệm của người cầm súng”:
Mạ bấu khuýu pền bẻ;
Hi nắm ẻ pền non.[*]
(Có nghĩa là: Con ngựa mà không cưỡi thì nó thành con dê; Lồn mà không biết địt thì nó sẽ thành con sâu)
 
Các cụ Mường cảnh báo trong chuyện trai gái các chàng đừng có “ăn dưa bở”:
Nhá heng kha
Va heng hi.[*]
(Nghĩa là: Đừng tưởng cứ trông thấy đùi là thấy được lồn)
 
Các cụ ta đã bàn về “dinh dưỡng tình dục”:
Thương chồng nấu cháo ba ba,
Chồng ăn chồng đụ chết cha cái lồn.
 
Các cụ dặn dò con cháu hãy biết lo xa, đừng gặp chăng hay chớ theo kiểu:
Nước đến trôn thì lồn mới nhảy.
 
Sau này có lẽ các nhà hàn lâm lịch lãm đã đổi thành “Nước đến chân mới nhảy” chăng? Nghe vừa nhạt vừa hèn.
 
Các cụ đã bàn về cái “chi phí cơ hội” (opportunity cost) của cả quốc gia lẫn từng cá nhân từ trước khi phương Tây nghĩ ra cái thuật ngữ ấy:
Giữ được đằng trôn, đằng lồn quạ mổ.
 
Các cụ khinh mạt bọn sẵn sàng hạ mình liếm gót kẻ khác vì lợi trong câu:
Nịnh lồn ôm váy.
Hay là:
Trăm khéo nghìn khôn đến cửa nhà lồn quỳ gối chống tay.
 
Các cụ ta đã nghĩ ra phương pháp đàm phán “win-win” trước cả người Mỹ hàng thế kỷ:
O tê tát nước bên cồn,
Tui cho o lon gạo, o béc lồn tui coi.
 
Các cụ đã giảng rất kỹ về “giải phẫu sinh lý” và “sức khoẻ sinh sản vị thành niên” trước cả phương Tây:
Em ơi chớ có bồn chồn
Đến năm 14 thì lồn có lông;
15 chỗ có chỗ không,
Đến năm 16 thì lông ra đều,
17 lông ngả một chiều,
Đến năm 18 có nhiều sợi quăn.
 
Nhất là đối với giới kẻ sỹ nói chung và văn/thi x nói riêng thì các cụ dạy rất đâu ra đấy:
Văn chương chữ nghĩa bề bề,
Thần lồn nó ám cũng mê mẩn đời.
 
Trong ca dao của các cụ nếu mà thống kê ra hết thì số lượng “lồn” lên đến “3 vạn chín nghìn”, thật là muôn hình vạn trạng đa vận mạng.
 
Nói chung, những bài học nào của các cụ mà cứ gắn với “lồn” thì đều đắt giá, súc tích, dễ nhớ và nhớ lâu (hàng ngàn năm) mà tại sao con cháu hiện nay không có ý định phát huy lại còn tìm cách “đào tận gốc, trốc tận rễ” cả nền văn hiến đặc sắc ấy? Đó là một câu hỏi nhức nhối gây sưng tấy.
 
Hiện nay (may thay nhờ văn học internet) trong văn chương Việt cũng đã có sự trở lại của cái “lồn” và một số cái khác tuy vẫn còn khá lộn xộn lồn xồn. Đã có nghệ sỹ nổi tiếng nhờ “chim”, có văn nhân khét tiếng nhờ “cứt”. Có người “đứng đắn” đặt câu hỏi rằng chẳng nhẽ ở xứ sở này muốn oanh liệt là cứ phải dùng tới “cặc” với “cứt” không? Một chuyên gia nước ngoài trả lời: “Tôi nghĩ nền văn hoá ở đây không đơn giản như vậy. Hình như nó đã trì trệ ghê gớm lắm cho nên các nghệ sỹ tiên phong mới nổi đoá lên như vậy. Sự văng tục của họ là những tiếng nói phản kháng mãnh liệt với nghèo nàn, lạc hậu, trì độn và ác độc trong văn hoá. Những tiếng nói như từ vô thức bật ra để thúc giục con người trở về với bản thể gốc kỳ diệu của mình, một bản thể thẫm đẫm văn-hoá-người...” Nói đến văn hoá có kẻ giẫy nẩy lên rằng văn hoá là thứ bùn ở đáy ao, để yên thì không sao chứ bới lên là không ngửi được đâu!
 
Tôi không nghĩ đơn giản như thế. Bùn ở đáy ao tuy bản thân nó là không ngửi được; nhưng, công dụng của nó rất là to lớn nếu ta biết dùng, như để bón ruộng hoặc cải tạo đất vườn, hứa hẹn những mùa lúa mùa rau xanh tươi đem lại hạnh phúc ấm no cho đời. Sự hủ bại trong văn học cũng vậy. Nếu hủ bại chỉ là hủ bại thì tất yếu nó là... hủ bại. Nếu hủ bại được “hoá” nó sẽ thăng hoa và làm nhân loại thăng hoa nhân tính của mình. Bản chất của loài người hình như cũng chính là hủ bại. Những con người thăng hoa là đã được “giáo hoá” vượt lên sự hủ bại của mình. Phật, Lão, Trang hay đấng Christ cũng là những chân/thánh nhân đã “hoá” được hủ bại mà thôi.
 
Vậy thì hãy văng “cặc” nữa đi nhưng phải là những con cặc thấm đẫm tư tưởng triết học và đức tin. Hãy văng “cứt” nữa vào nhưng phải là những cục cứt đầy bản sắc văn hoá đông tây kim cổ. Và, có một từ có tính bản thể và nguồn cội nhất của loài người chính là từ “lồn”. Xót xa thay, đây lại là một từ bị kiêng kỵ nhất trong văn học Việt Nam hiện nay.
 
Sâu xa mà nói thì ở vài nước phương Đông trong đó có Việt Nam người ta hay có vấn đề về “huý”. Nhiều sỹ tử xuất chúng xưa kia đi thi toàn bị đánh trượt chỉ vì phạm huý do vô tình động đến tên vua chúa đương thời. Vì thế, có bậc cư sỹ đã bảo chắc hẳn trước kia nước ta đã từng có vị vua nào đó tên là Lồn. Mong các nhà sử học nước nhà hãy minh định điều này cho.
 
_________________________

[*]Đỗ Đức, “Tản mạn về cái tục”.

 
 
 

LÝ THƯỜNG KIỆT & BÀI THƠ THẦN

 
Mới đây tôi được nghe lời giảng độc đáo về Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt.
 
Lý Thường Kiệt (chữ Hán: 李常傑), tên thật là Ngô Tuấn (1019–1105), là danh tướng nhà Lý có công đánh bại quân Tống vào năm 1075-1077. Bài thơ thần có tên “Nam quốc sơn hà” là một bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Từ trước, bài thơ được cho là sáng tác của Lý Thường Kiệt trong lần chống quân Tống xâm lược tại sông Cầu năm 1077. Tuy nhiên mới đây, trong cuốn sách Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn nhiều nhà nghiên cứu khẳng định bài thơ này ra đời từ thời Tiền Lê. Các tác giả cho rằng: sử sách (Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt điện u linh...) đều chép Lý Thường Kiệt sai người vào đền thờ anh em Trương Hống, Trương Hát (tướng của Triệu Việt Vương) ngâm bài thơ này nhưng không nói rõ ông là tác giả. Các tác giả kết luận: Lý Thường Kiệt chỉ là người vận dụng bài thơ này để đuổi quân Tống. Bằng nhiều dẫn chứng họ khẳng định bài thơ được sáng tác thời Tiền Lê và cũng đã được Lê Hoàn vận dụng.
 
Câu chuyện tôi vừa nhắc đến xảy ra giữa một chàng trai Việt với một gã lái buôn người Tầu. Hình như gã Tầu đã chim bạn gái của chàng Việt. Vì thế chàng Việt lại phải mượn đến “lời thần” của Lý Thường Kiệt để giảng giải cho gã Tầu về “vấn đề biên giới, biển và hải đảo”. Nay tôi xin ghi lại đây:
 
Tỉu nà ma thằng chó chết kia. Ai cho phép mày tẩn con bé của tao? Tao không cho phép hiểu chưa. Trước khi động vào nó mày phải biết bài này
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
chứ. Mày chưa biết thì để tao giảng cho mà nghe:
 
Sông núi nước Nam là của vua nước Nam, gái nước Nam cũng là của vua nước Nam, bướm nước Nam là của chim nước Nam, không liên quan gì đến mày. Hiểu chưa? Việc này đã định rõ trong sách trời rồi hiểu không?
 
Còn nếu như mày ngu quá không biết mà vẫn còn lăng xăng đòi vượt sông Như Nguyệt (‘Như hà’) sang đây ‘nghịch lỗ’, sang đây ‘xâm phạm’ phụ nữ, thì mày quả thật ngông cuồng như thể dái để đầu đẳng (‘nhữ đẳng’) lại còn xóc lọ khan (‘hành khan’); sự ngông cuồng ấy quả thật không khác gì đặt dái trên đe, là sự ngông cuồng ngu xuẩn như thể đút buồi vào tổ kiến lửa. Tất yếu mày sẽ ‘thủ bại’, mày sẽ ‘hư’.
 
Thôi cút mẹ mày đi, ra chỗ khác mà làm ăn.”
 
26.8.08
 
 
 
---------
Đã đăng:
 
Thi x này quả cũng thật phóng dật, và “phạm cái tội vừa mới tiến đã dật [đùng đùng/lùi]”, vì thời thế nhập nhoạng thế nào mà khi lên đường vào miền Nam ra trận ông lại bị nhét vào một “tiểu đội xe không kính”...
 
ăn gì mà lắm thế?... ngủ đéo gì mà ngủ nhiều?...
 
... HH: Cái thằng cỏ giả kia, ngươi thật là quá lắm, đồ vô liêm sỉ. // GG: Dạ vâng, phận tôi cỏ giả, đâu được thơm tho như bà. Nhưng nếu không có những thằng cỏ giả như tôi thì ai biết được hương nhụy của mùa xuân. Vậy mà Tây phương chúng nó lại cứ thích thú với đám cỏ giả cơ bà ạ. Bà gặp có việc gì không?...
 
Đời “bỉ vỏ” ta lại về với cỏ / Nhe hàm răng mong vồ vập gì đời / Da xanh xao thiếu máu người, thổi “linh hồn” lên Tiểu thuyết thứ 7, vượt qua “thời thơ ấu” mong 1 ngày về “cửa biển” tìm chi... | Ối giời ơi, nhớ anh y tá ngày nào đầu Kháng chiến. Sau này nhờ thạo chuyên môn anh tự thiến. Từ đó chim anh hoạt động theo nghị quyết. Nghị quyết hừng hực thì anh hừng hực. Nghị quyết lạnh lùng anh lạnh lùng. Nghị quyết lùng bùng anh lùng bùng... | ... Hãy lộn ngược da anh [làm giầy da lộn] / Và ghi lên đó mật khẩu [khí xằng]: / - Không lùi bước! (Cho dù đã hết nước!)...
 
Bố già Colombia sinh năm Mậu Thìn này có cái đầu của 1 con rồng [tồng ngồng]. Nghĩa là nó [cái đầu] cũng đầy chất hoang dã... | Họ Cao (Gao) sinh năm 1940 (Canh Thìn), người Trung Nguyên, được Nobel Văn chương năm 2000 [đúng năm hạn Canh Thìn, thế mới thấy ông giời rất mẹ mìn], vì...
 
Đời ba xạo sá chi không kiêu / ngạo. Vốn sinh ta bố láo thành / thần. Dăm ba câu gẫm gạ phỉ / nhân. Đưa tình lang dỡn mặt người / đát cũ... | Một nhân vật không dễ có hai trên đời / Người của nhân dân / Mấy chục năm sống chiến đấu lao động quên mình bên những người anh em cà răng căng tai một đời không nói dối...
 
Gadji... khi nhuwngx gias trij vawn hoas khoong theer cos ddur suwcs manhj ddeer dduwngs vuwngx trong khi nhuwngx khaaur ddaij phaos laij cos ddur suwcs manhj ddeer lamf chur soos phaanj con nguwowif...
 
Tuy là một nhóm nhưng họ đông như quân Nguyên Mông. Họ luôn ở trung tâm điểm của sự chú ý nên đã có nhiều bài viết về họ. Ví dụ như Nguyễn Huy Thiệp danh tiếng mà họ cũng coi không đáng mặt Tử Kỳ, cho nên ông đã phải lầm lì ngồi lẩm bẩm "nói chuyện với hoa thủy tiên"... về họ...
 
Xin các bạn đừng vội nghĩ thi x này tên là Sex. Không đâu, đây là một tác gia cụ văn thể có hình hài hẳn hoi. Y thường đội một cái nón rách te tua vì mưa bão với cái mặt nghênh nghêng, thân hình dặt dẹo co quắp...
 
Thi x [nhân] này còn được gọi là "bìu", "ngọc hành"... (các từ điển Anh - Mỹ - úc hay Niu Zí-lần gọi là "scrotum", "penis", "testicles"...); nhưng, một khi đã là Jái thì dù có gọi bằng bất cứ cái tên gì, vẫn tỏa... mùi ["A rose is a rose... would smell as sweet" (Shakespeare). Oh no! It would stink like hell]...
 
Thi x [nhân] tên thật là "Prostitute the First", lấy initial là P.F cho sành điệu trào lưu thời đại @ và các GSTS [dân gian gọi "gia súc thiến sót", tiếng Anh gọi là Prof. PhD (Professionally Physiological Deficiency)]...
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021