thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Thơ phụ âm (alliteration) [& tôi]

 

I

 

Từ nhỏ tôi thường thắc mắc là sao xung quanh mình cứ hễ nghe đến thơ là bài nào cũng vang lên những vần vè của nguyên âm. Câu/bài thơ nào cũng như thể được sự biên tập của một bậc thầy duy nhất nào đấy trong một khuôn phép “độc nhất vô nhị” nào đấy.

Những vần vè tràn khắp như một thể chế “độc quyền”, phản ánh một nền thơ “độc tài”. Những vần vè tràn lấp đến mang tai. Dường như không có nó thì thơ không còn là thơ nữa.

Nghe bài nào cũng thấy quen quen... như thể của một tập thể học sinh đang làm bài theo “bài mẫu” của Bộ Giáo dục. Ta thấy những bài thơ vần vè ấy ở khắp nơi từ cổ chí kim, bài hay đã đành, bài dở thì ê hề.

 

1. Xin mời quý vị xem qua những lời thơ đã được khắc ghi vào năm tháng của Văn học sử nước nhà.

Từ Nguyễn Du (1766–1820) đại thi hào với “lục bát”:

Trăm năm trong cõi người ta, (a)
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. (a – b)
Trải qua một cuộc bể dâu, (b)
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. (b – c)
Lạ gì bỉ sắc tư phong (c)
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. (c – d)

Đặng Trần Côn (kh. 1710-20 – kh. 1745) với “song thất lục bát”:

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, (a)
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. (a – b)
Giã nhà đeo bức chiến bào, (b)
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu. (b – c)

Loại thơ này chặt chẽ về niêm luật. Phần “lục bát” thì như ví dụ trên trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhưng phần “song thất” thì có cấu trúc thứ tự các từ ở câu “thất” thứ nhất ứng với các vần là:

Thứ tự các từ:             3             5          7
                           trắc/bằng      bằng    trắc

Còn thứ tự các từ ứng với các vần ở câu “thất” thứ hai là:

Thứ tự các từ:                 3            5            7
                                    bằng      trắc        bằng

Rồi là Nguyễn Công Trứ (1778–1858):

Nào nào! Thằng nào sợ thằng nào (a)
Đã sa xuống thấp lại lên cao. (a)

Hồ Xuân Hương (sống vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX):

Mới đầu vào chàng liền nhảy ngựa, (a)
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên... (a)

Hay phóng túng như Á Nam Trần Tuấn Khải (1895–1983) thì cũng:

Anh khóa ơi ! Còi tu tu tàu sắp kéo cầu (a)
Đường trần em sắp sửa gánh sầu từ đâỵ (a)
Trông anh, em chẳng nỡ rời tay, (b)
Nói riêng em dặn câu này anh chớ có quên (b)

Cho đến Xuân Diệu (1916–1985):

Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên (a)
Cây me ríu rít cặp chim chuyền... (a)

Chế Lan Viên (1920–1989):

Cuối năm bay đi đâu (a)
Mòng két ơi mòng két (b)
Tiếng kêu lừng gió rét (b)
Đổi hình ngang sông sâu (a)

Thanh Tâm Tuyền (1926–2006):

Thiếu nữ cười tinh nghịch như hòn sỏi (a)
Ném lăn theo triền mái ngói (a)

Và đến Xuân Quỳnh (1942–1988) thì nữ thi sỹ có vẻ thích thú với kiểu gieo vần “a – b – b – c”:

Khu vườn im nghe tiếng lá bay
Cây sấu trẻ lần đầu hăm hở gió
Phượng kiên nhẫn bao mùa hoa đ
Liễu nghiêng buồn như quá khứ từ lâu
...
Phương trời lạ cát vàng gió biển
Con tàu đi quyết liệt giữa mùa đông
Trang sách nói về chuyện thay đổi dòng sông
Đắp bên lở, phá bên bồi. Mùa lũ.
...
Yên tĩnh quá - tất cả đều yên tĩnh
Em cùng anh ngồi dưới vườn trưa
Ta lắng nghe chuyện những ngày xưa
Chuyện ngày sau và bây giờ - Tất c
...
Ánh lửa rừng thức suốt đêm khuya
Quây quần lại tiếng hát người du kích
Bài hát nói về đêm diệt địch
Phút vui mừng khi gặp lại quê hương...

 

2. Xin hãy đến với các vần vè đầy rẫy trong dân gian.

Từ “đồng dao”:

Chi chi chành chành (a)
Cái đanh thổi lửa (a – b)
Con ngựa đứt cương (b – c)
Ba vương ngũ đế (c)

“Ca dao” (gieo vần như thể thơ “lục bát” trong Truyện Kiều):

Trời mưa sấm chớp đùng đùng
Bố con ông Tùng đi gánh cứt trâu
Đem về trồng bí trồng bầu
Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.

Thơ dán trên phố nhắc nhở an ninh trật tự:

Ở đây tai vách mạch rừng
Những điều bí mật xin đừng ba hoa.

Thơ tuyên truyền cổ động:

Trai khôn lấy gái đặt vòng
Gái ngoan tìm chồng thắt ống dẫn tinh.

“Ca dao chế”:

“Ta về ta tắm ao ta
Kẻo không vướng phải SIDA lại phiền!
 
Đời là cái đinh
Tình là cái que;
Em là con ngan què
Loe ngoe anh đập chết.

Đến thơ phong cách “Bút Tre”:

Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về.

Và “Bút Tre nhái”:

Anh đi công tác Pờ-lây-
Cu dài dằng dằng biết ngày nào ra?

Mặc dù tôi đã cố tìm trong kho sách của một dân tộc “làm thơ và đánh giặc” nhưng cứ thấy những vần vè, âm điệu na ná như nhau. Tại sao tất cả các thi nhân quanh tôi, từ đại thi hào tới các thi sỹ báo tường/câu lạc bộ hưu trí, đều chỉ làm thơ với kiểu gieo vần như nhà thơ Lê Đạt nói là “ú ớ một nguyên âm”?

Chẳng nhẽ con người không còn cách nào khác để làm thơ sao?

Những câu hỏi ấy cứ day dứt trong lòng một đứa bé có vẻ yêu thích văn chương là tôi khi đó.

 

II

 

Tôi cứ lớn lên với cái ý nghĩ (có vẻ không được thỏa mãn với thơ ca) ấy cho đến khi học cấp II hay III tôi không nhớ rõ nữa, khi mà tôi được học kỹ về Truyện Kiều (được viết vào khoảng 1804–1809) của Nguyễn Du.

Tôi như bị cú tình yêu sét đánh đầu đời vì thích thú khi đọc những dòng thơ mà đại thi hào đã viết để tả anh hùng Từ Hải:

Đội trời đạp đất ở đời
Hay là
Đại quân đồn đóng cõi đông

Những phụ âm “đ” lặp đi lặp lại vang lên tả người anh hùng thật là mạnh mẽ, hùng tráng bậc nhất!

Cái hào khí làm tôi nhớ tới “Tiếng địch sông Ô” của Phạm Huy Thông hay những hình ảnh bi hùng trong các tiểu thuyết vĩ đại về chiến tranh trên thế giới. Những câu thơ trên thể hiện sức sáng tạo vĩ đại và độc đáo của đại thi hào, góp phần đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá thế giới.

Hóa ra Nguyễn Du đã sử dụng lối lặp phụ âm đầu trong một vài câu từ cách đây đúng hai trăm năm rồi.

Từ đó tôi luôn chú ý tìm hiểu về thi pháp này. Nhưng chỉ thấy có thế mà thôi.

Than ôi, tiếng sét mối tình đầu mà chỉ có mỗi thế thôi sao?

 

III

 

1. Lên học đại học thì tôi được biết người Anh đã sử dụng thi pháp lặp lại phụ âm đầu từ cách đây hơn một ngàn hai trăm năm trong tác phẩm sử thi nổi tiếng của họ (vừa được Hollywood dựng thành phim do Angelina Jolie đóng vai nữ chính): Beowulf. Trong tiếng Anh thi pháp này có tên alliteration/aliteration.

Đây là một câu (đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh hiện đại) chuyển tải thi pháp alliteration điển hình trong Beowulf:

Now Beowulf bode in the burg of the Scyldings, Leader beloved, and long he ruled In fame with all folk since his father had gone . . .

Một câu văn tự gốc trong Beowulf thì như thế này:

Hwæt. We Gardena    in gear-dagum,
þeodcyninga,     þrym gefrunon,
hu ða æþelingas     ellen fremedon.

Chuyển sang tiếng Anh hiện đại thành:

What. We of the Spear-Danes  in old days
of the people-kings,    power heard,
how the princes    brave deeds did.

Từ điển bách khoa Farlex định nghĩa về loại thơ này như sau:

Alliteration
In poetry and prose, the use, within a line or phrase, of words beginning with the same sound, as in T wo t ired t oads t ro tt ing t o T ewkesbury. It was a common device in Old English literature, and its use survives in many traditional phrases, such as d ead as a d oornail and p retty as a p icture. Alliteration is used in modern poetry more sparingly than in Old English, as an emphasis for certain imagery or words.
 
Alliteration was a basic principle of early Germanic poetry, and provides the structure of verse in Old English, Old Saxon, Old High and Low German, and Old Norse, being used without rhyme. The scheme was to divide each line into two, with a caesura between. Each line would have three or four stressed syllables beginning with the same consonant; two of these would be in the first half of the line; and one or two in the second. In Icelandic poetry, however, alliteration remains a basic poetic principle.[1]

Tạm dịch:

Thi pháp lặp lại phụ âm đầu
Trong thi ca và văn xuôi, trong một dòng/cụm từ, việc sử dụng các từ bắt đầu bằng một âm giống nhau như trong câu T wo t ired t oads t ro tti ng t o T ewkesbury được gọi là thi pháp lặp lại phụ âm đầu. Đây là phương cách làm thơ phổ biến trong văn học Anh thời cổ, và vẫn tồn tại đến nay những thành ngữ như d ead as a d oornail hay là p retty as a p icture. Trong thơ ca hiện đại người ta ít dùng thi pháp này, thường chỉ là để nhấn mạnh những hình tượng hay ngôn từ nào đó.
Thi pháp lặp lại phụ âm đầu là nguyên tắc cơ bản của thi ca Đức thời kỳ đầu và tạo ra những cấu trúc không vần cho thơ trong tiếng Anh cổ, tiếng Saxon cổ, tiếng Đức cổ và tiếng Na Uy cổ. Cách làm thơ này chia mỗi dòng thành hai, ngắt giọng ở giữa. Mỗi dòng có thể có 3 hoặc 4 âm tiết được nhấn mạnh bắt đầu với cùng một phụ âm; 2 âm tiết sẽ nằm trong nửa đầu của dòng thơ, 1 hoặc 2 âm tiết nằm ở nửa sau. Ở Iceland, thi pháp này vẫn là một nguyên tắc thơ ca chủ đạo.

Tìm hiểu thêm, tôi được biết dấu vết cổ nhất về alliteration được tìm thấy trên một chiếc sừng trong cặp sừng bằng vàng (có từ thế kỷ IV, được gọi là “cặp sừng vàng Gallehus”) mà người ta tìm thấy ở Gallehus, Đan Mạch. Trên chiếc sừng ngắn hơn có chạm khắc hàng chữ thuộc ngôn ngữ Proto-Norse (một thứ ngôn ngữ Ấn-Âu sinh ra từ tiếng Đức cổ được sử dụng ở khu vực Scandinavia trong những thế kỷ đầu tiên của Công nguyên):

x      / x / x   /  x x       /  x        / x x
ek hlewagastir holtijar || horna tawidô
(Tôi, Hlewagastir con trai của Holti, đã làm chiếc sừng này)

Ta có thể thấy cấu trúc alliteration xuất hiện 3 lần khá phức tạp: <h>/x/.

Vào khoảng thế kỷ VIII-XIII trong thơ ca Na Uy cổ có thể thấy alliteration trong “Hávamál” (“Những lời dạy cao cả”, một bài thơ trong thi tập Edda):

Deyr fé || deyja frændr
(Súc vật chết; bạn chết...)

Trong văn bản tiếng Đức cổ có thể gặp alliteration trong các tác phẩm Hildebrandslied, Muspilli, die Merseburger Zaubersprüche và Wessobrunner Gebet. Đây là một đoạn trong Hildebrandslied:

Garutun se iro guðhamun, gurtun sih iro suert ana,
helidos, ubar hringa, do sie to dero hiltiu ritun.
(Họ chuẩn bị chiến bào, và mang kiếm,
những anh hùng, khoác áo giáp phi thẳng ra chiến trận)

Trong tiếng Saxon cổ còn có bản anh hùng ca Heliand có từ thế kỷ IX (kh. 825):

Sâlig bist thu Sîmon, quað he, sunu Ionases; ni mahtes thu that selbo gehuggean
(Ông nói, Chúa phù hộ cho anh, Simon, con của Jonah; vì anh không tự nhìn thấy được)

Một nghìn năm sau câu alliteration xuất hiện trên “cặp sừng vàng Gallehus” thi sỹ William Langland (kh.1332–kh.1386) vẫn giữ nguyễn phong cách ấy trong bài “Piers Plowman”:

A feir feld full of folk || fond I þer bitwene,
Of alle maner of men, || þe mene and þe riche,
Worchinge and wandringe || as þe world askeþ.

Chuyển ngữ sang tiếng Anh hiện đại là:

Among them I found a fair field full of people
All manner of men, the poor and the rich
Working and wandering as the world requires.

William Shakespeare (1564–1616) vĩ đại từng viết:

With a hey and a ho and a hey nonino

Vào thế kỷ XVII John Milton (1608–1674) viết:

Behemoth, biggest born of earth, upheaved His vastness.

Vào thế kỷ XIX, Alfred Tennyson (1809–1892) viết:

The moan of doves in immemorial elms,
And murmuring of innumerable bees.

Đến thời hiện đại chúng ta có thể nghe đại văn/thi hào người Anh Rudyard Kipling (1865–1936), người mà mỗi từ viết ra được trả nhuận bút một bảng Anh (thời cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX), ngâm nga các bài “Tommy” “Danny Deever”, trong đó có câu:

For it's Tommy this, an' Tommy that, an' “ Chuck him out, the brute!
But it's “Savior of 'is country” when the guns begin to shoot.

Và nhất là nhà thơ Anh Alfred Noyes (1880–1958) với bài “The Barrel-Organ” trong những dòng này:

Come down to Kew in lilac-time, in lilac-time, in lilac-time;
Come down to Kew in lilac-time (it isn't far from London!)
And you shall wander hand in hand with love in summer's wonderland;
Come down to Kew in lilac-time (it isn't far from London!)

Trong thế kỷ XX chúng ta vẫn thấy alliteration ở các nhà thơ Mỹ như Edwin Markham (1852–1940) trong bài “Lincoln, the Man of the People”:

She left the Heaven of Heroes and came down To make a man to meet the mortal need A man to match the mountains and the sea The friendly welcome of the wayside well

và Robert Frost (1874–1963) với bài “The Death of the Hired Man”:

Mary sat musing on the lamp-flame at the table
Waiting for Warren. When she heard his step. . . .

Rồi ta vẫn gặp alliteration trong những bài thơ của W. H. Auden (1907-1973), ví dụ:

Now the news. Night raids on
Five cities. Fires started.
Pressure applied by pincer movement
In threatening thrust. Third Division
Enlarges beachhead. Lucky charm
Saves sniper. Sabotage hinted
In steel-mill stoppage. . . .

Bậc đại cao nhân như Ezra Pound (1885–1972) của chủ nghĩa hiện đại cũng thử nghiệm alliteration trong bài The Seafarer. Rồi Richard Wilbur (1921~) hai lần giành Pulitzer bắt đầu bài thơ Junk như thế này:

An axe angles
             from my neighbor's ashcan;
It is hell's handiwork,
             the wood not hickory.
The flow of the grain
             not faithfully followed.
The shivered shaft
             rises from a shellheap
Of plastic playthings,
             paper plates.

 

2. Càng đọc họ tôi thấy càng thích thú. Và tôi cũng cố đi tìm xem trong thơ ca Việt Nam hiện đại có dấu vết nào của alliteration không. Tìm mãi tôi cũng chỉ tìm thấy một câu khá đắt của “nhà thơ lớn” Tố Hữu (1920–2002) mà thôi:

Mưa rơi xối xtrắng trời Trị Thiên

Thế nhưng, trong các hoạt động tiếng Anh thì alliteration vẫn tiếp tục phát triển khá phong phú.

Ví dụ như trai gái bên Tây vẫn tán tỉnh nhau bằng alliteration:

I GIVE YOU ALLITERATION POEM!
Sexy, Stupid, Sensative
Immature, Interesting
Messy, Mother Fucker
OutGoing
Nice, Neat

Họ có cả diễn đàn làm câu đố với alliteration:

Could you describe the animals below with good aliteration?
lion, fish, rat, shark, falcon, mouse, fox
Thanks
 
Answer 1:
The lazy, laconic lion lay in the long lantana and licked his lips.
The fish followed fashion in a feeding frenzy.
The rapacious rat routed through the reeds in the river.
The sharp shark's teeth sent shocking shivers... (you think of something)
There you go, that's a start.
 
Answers 2:
Lions Lick Lepords' Lapels.
Fish **** Falcon's Feet.
Rat's Race 'Round.
Silly Shark, See!
******' Falcon Feels Funny!
Mighty Mouse Might Meet Mighty Melons!
Frisky Fox Fingered Fay.
Yer welcome hahaha.

Họ có những trò chơi chữ theo alliteration gọi là twister, kiểu như những câu sau (từ A đến Z):[2]

Angela Abigail Applewhite ate anchovies and artichokes.
Bertha Bartholomew blew big, blue bubbles.
Clever Clifford Cutter clumisily closed the closet clasps.
Dwayne Dwiddle drew a drawing of dreaded Dracula.
Elmer Elwood eluded elven elderly elephants.
Floyd Flingle flipped flat flapjacks.
Greta Gruber grabbed a group of green grapes.
Hattie Henderson hated happy healthy hippos.
Ida Ivy identified the ivory iris.
Julie Jackson juggled the juicy, jiggly jello.
Karl Kessler kept the ketchup in the kitchen.
Lila Ledbetter lugged a lot of little lemons.
Milton Mallard mailed a mangled mango.
Norris Newton never needed new noodles.
Patsy planter plucked plump, purple, plastic plums.
Quinella Quist quite quickly quelled the quarreling quartet.
Randy Rathbone wrapped a rather rare red rabbit.
Shelly Sherman shivered in a sheer, short, shirt.
Trina Tweety tripped two twittering twins under a twiggy tree.
Uri Udall usually used his unique, unusual unicycle.
Vicky Vinc viewd a very valuable vase.
Walter Whipple warily warned the weary warrior.
Xerxes Xenon expected to xerox extra x-rays.
Yolana Yvonne Yarger yodeled up yonder yesterday.
Zigmund Zane zig-zagged through the zany zoo zone.

Từ Nguyễn Du tới Tố Hữu với hai câu alliteration bất hủ kể trên cho đến nay thì phương Tây đã có một tài sản khá đồ sộ về “thơ phụ âm” vậy.

 

IV

 

1. Với những nghĩ suy ám ảnh tâm khảm ấy tôi đã làm bài “thơ phụ âm” (alliteration) đầu tiên[3] lẩy từ hai chữ “phụ âm”:

Phụ âm [ân đạo hệ
Khoa lão mẫu thân từ]
 
Đại đồn đứng lái đâu đâu
Đêm đen đem đến lầu lan dạ đề
Đê mê xưa xây xẩm chưa xót xa đưa
Đú đởn đau đời lòng lăn lộn xộn xí xa xí xới
Lan man lãng đãng lời le lói
Lề lối lau nhau qua hàng xi lau
Dương mộc diễu dài ngao ngán dai
Chút chít chuột chong màn chường chán
Quấn quít cuống cuồng loanh quanh quàng xiên lại qua
Mậu Tí chuột chui chùi chân em trắng ngần tần ngần
Nhớ Giáp Tí đời đầy hạt bí dí tốt
Hai mươi giấc tốt
Hai mốt nửa đêm gà gáy gái gú lên gân
Hai hai hổn hển hiến thân bi hài
Hai ba uẩn ức thài lài vãng lai đi lại
Hai tư ậm ừ ấm ớ bơ vơ cha vêu chú váo láo nháo vênh vao
Khào khào năm hạn
Khệnh khạng bước chân miền định mạng khùng
Tại vua Hùng
Hổ chí mung lung tung lùng tùng mánh mung
Cung kính cõi cơi cời quạt
Để thân em sột soạt yếm đào sao nhãng vết chân chim sáo
Sỗ sàng chi con tạo xoay xở
Bởi tưởng bở bơ vơ bờ bụi bấm chân hai bàn
Em xinh
Xoắn xít tà vê xốn xang
Ngực minh toả sáng sẵn sàng
Nông nổi nõn nà tương lai phì nộn
Thị giác thắm tươi thì thầm than thở
Khứu giác lộ khổng không khốc vuốt dài nấc khan
Thính giác thẫn thờ thong dong lắng tiếng hò khoan thảnh thơi thực
Vị giác vô thanh vờn quanh ve vẩy sắc mầu vội vã vồ vập
Xúc giác xanh xao xung động xối xả nét thịt làn xôi
Ngồi yên như núi đá vôi ngưỡng ngầm ngúng nguẩy
Động ngọc ngà
Ngân nga ngang ngửa
Bừa phứa yêu lửa thiêu thảng thốt
Nóng nực nồng nàn
Núi lửa lan lồng lên
Tro than trằn trọc trắng
Tạt trí nhớ qua miền tuyết tràn
Cành cây nào cồng cộc nỗi đơn côi
Cùi nào cun cút chim cánh cụt
Mắt ai mang
Màng tang mong mỏi mỗi xuân mào
Mộng em hào mang tai môi thắm mầm
Chớ để hển tình thâm
Hụt
Hun hút hờ hơ hẫng
Lâng lãng làn lông hồng lan
Chờ chơ
Mờ mai

Sau khi tôi gửi đăng trên Tiền Vệ lập tức nhiều người đã sốt sắng bầy tỏ cảm tưởng. Trong những ý kiến đó có e-mail của nhà thơ Lý Đợi: “Bài thơ mới của anh trên TV quách đấy! Gây ra cho người đọc sự thắc mắc cao độ.” Sau đó nhà thơ Nhã Thuyên thì đã “đặt cục gạch” những bài thơ phụ âm của tôi trên blog của mình với những câu hỏi để ngỏ.

Từ Cam Ranh nhà thơ/nhạc sỹ Vĩnh Phúc nhắn tin:

Hì! Thích mấy câu :
Cung kính cõi cơi cời quạt
Để thân em sột soạt yếm đào sao nhãng vết chân chim sáo
Sỗ sàng chi con tạo xoay xở
Bởi tưởng bở bơ vơ bờ bụi bấm chân hai bàn
Và chia vui với “Phụ ân âm đạo hệ” bằng mấy câu lục bát nhé!
Đường qua âm đạo trơn lùi / Đi hoài lại thấy nhiều người... cùng đi
Đi /nhưng bạn đã thấy gì /con đường thơ mộng có khi... lắm thằng (Âm đạo)
Chúc anh cười to lên và buổi sáng thật ngon!

Xin cảm ơn anh và các bạn!

Trong số các câu hỏi gửi về nhiều người hỏi về cái tên bài thơ. Tôi xin trả lời thế này:

Cái đầu đề của bài thơ ra đời rất ngẫu nhiên xuất phát từ từ “phụ âm”. Sau khi lấy từ này làm ý tưởng chủ đạo tôi nghĩ tới các từ khác: phụ ân, phụ đạo, âm đạo, ân đạo, phụ giảng, phụ hệ, phụ khoa, phụ lão, phụ mẫu, phụ ơn, phụ thân, phụ từ, phụ tử... Thế rồi tôi ghép lại được một câu đối có nghĩa và rất chỉnh về bằng/trắc:

Phụ âm [ân đạo hệ
Khoa lão mẫu thân từ]
(Phụ âm là một hệ thống mà ta phải hàm ơn / Phụ bạc cái ân của người âm là cái đạo hệ lụy //
Đến già mới học hành thi cử thì bị mẹ từ bỏ / Đến già mới đi thi thì mẹ đã bỏ ta mà đi rồi)

Đọc theo cột dọc thì ta có câu:

Phụ khoa âm lão ân mẫu đạo thân hệ từ
(Phụ khoa của các lão bà là lời dậy về cái đạo lục thân tri ân người mẹ)

 

2. Phấn khởi trước thử nghiệm đầu tiên, sau đó tôi đã làm bài “thơ phụ âm” thứ hai:[4]

Xao xuyến & Sung sướng
 
Xốn xang chuột rúc xục xùng xung
Náo nức nôn nao thị não nùng
Sinh kí tử quy sao sồn sột
Mõ mòng mồng mộng giấc mung mung
 
*
 
Bôi bác chi bớ những bà bác ba bốn bự
Cự nự gì các chàng hang cau có cay cú du côn
Dáo dác mặt dơ dung dăng dãi dầm dâm dật lù dù
Đụ má mày đu đơ đù đờ đảo điên đần độn đứng đắn
Xao xuyến xôn xao
 
Gầm gừ gạ gẫm kiếp người nơi gừ gào thét gắt gao
Hung hăng bọ xít hôn hít hụt hịt
Dằng dặc gót giầy dẫm giẫy
Kêu như cha chết kền kệt kèn kẹt
Sung sướng sồn sồn
 
Lồng lộn lật lao luễnh loãng lí luận nước lòng lao lực
Mong mỏi mòn mỡ mãng mong manh mạnh mồm yếu hậu môn
Nỗi éo le nanh nọc nào đưa vào nơi nền nã
Ngúng nguẩy ngông nghênh lộn xộn ngôn ngồn ngộn
Xao xuyến xông xênh
 
Nhanh nhẩu chi cẩu thâu nhi thử thiết nhũng nhẵng nhênh nhang
Pa nô pa ra bôn pa tê pa ra phin pa tanh pa pa ra zi pa pa
Phờ phạc chu cha toàn cầu phung phí hiện thực thậm phồn
Quờ quạng loăng quăng đâm quàng lục giác người quê
Sung sướng sơ sơ
 
Run rẩy cành mai lìa rừng mừng xuân rậm rịt
Sin sít sụt sịt mỡ thịt sục sôi trào dâng sốc sa sầm sa sẩy sàm sỡ sành sỏi sát sinh sặc sụa sờ soạng
Tếu táo tanh tao tan tành pháo đốt đít táo tập tành báo cáo tung tin
Thều thào tha thiết cầu xin thênh thang bên đời thỗn thệ
Xao xuyến xa xăm
 
Trộn trạo lao xao tráo trở trụt trịt mờ trông tròng trành đất trời trệu trạo
Vênh vang vớ vẩn vồn vã cả vú lú mề vội vàng vơ
Xào xáo xà bông xà beng xà xẻo xài xể xàm xàm xỡ xàng xê xành xạch xao xác xào xáo xăm xỉa xầm xì xây xẩm xấc xược xề xệ xoắn xuýt xắc xô
Zero
Sung sướng làm sao...
 
Xao xuyến xốn xang xâm xấp xuống
Sung sướng sục sôi sụt sỗ sàng

Đọc xong bài này nhà phê bình/nhà thơ Nguyễn Chí Hoan bình: “Bài thơ độc đáo, rất thú vị.”

Để trả lời một số bạn tôi đã viết đôi ý sau đây (đã đưa vào tiểu thuyết Những mảnh hồn trần):

Bài thơ này “hàng độc” ở chỗ nó được “gieo vần” theo phụ âm, không theo vần nguyên âm tẻ nhạt. Ngoài hai phụ âm chủ đạo là “x” và “s” thì bài thơ này còn đi một loạt tất cả các phụ âm từ “b” tới “z”.
 
Náo nức nôn nao thị não nùng... Ôi cái cuộc đời phồn tạp, náo động này ơi, ham hố cho lắm rồi cũng đến cảnh não nùng mà thôi. Đằng nào cũng “sinh ký tử quy” chứ có việc gì mà phải “sồn sột” lên.
 
Mõ mòng mồng mộng giấc mung mung thì thật đắt, cái “mộng mõ mòng” trong “giấc mung mung” của kiếp người “mộng trung hữu mộng” sao mà vô thường đến vậy. Những ngôn từ còn hiển lên những u mê trong những u mê.
 
Trong mê lộ khôn lường ấy mà còn huếnh hoáng thì thật là đáng phỉ nhổ tất cả: Đụ má mày đu đơ đù đờ đảo điên đần độn đứng đắn. “Đu đơ”, “đần độn” đều đáng trách, đáng thương; “đảo điên” thì đáng ghét, đáng giận; nhưng “đứng đắn” quá thì cũng dễ trở nên lố bịch và “khí” tởm trong cõi Ta Bà này.
 
Một câu thơ nói khá rõ về kiếp người: Gầm gừ gạ gẫm kiếp người nơi gừ gào thét gắt gao.
 
Câu này tả giới trí thức (hay không?): Lồng lộn lật lao luễnh loãng lí luận nước lòng lao lực.
 
Đây là vũ trụ: Trộn trạo lao xao tráo trở trụt trịt mờ trông tròng trành đất trời trệu trạo.
 
Đây là bộ mặt của quá nhiều những quan lớn: Vênh vang vớ vẩn vồn vã cả vú lú mề vội vàng vơ.
 
Đây là đời: Xào xáo xà bông xà beng xà xẻo xài xể xàm xỡ xàng xê xành xạch xao xác xăm xỉa xầm xì xây xẩm xấc xược xề xệ xoắn xuýt xắc xô.
 
Có thế mới thấy khi buông câu “Zê rô” người ta mới “sung sướng làm sao”.[5]

Ý kiến của nhà thơ/nhạc sỹ Vĩnh Phúc:

Mấy bài thơ của anh minh họa đúng là MỚI và ẤN TƯỢNG. Tuy nhiên, theo chổ tôi biết, đã có nhiều nhà thơ sử dụng phụ âm đầu trong nhiều câu thơ, khổ thơ. Ở đây, anh có công thiết lập ra một thi pháp HOÀN TOÀN SỬ DỤNG PHỤ ÂM ĐẦU. Đó chính là cái mới.
 
– Sự vận dụng các loại từ láy, từ tượng thanh, bẻ âm:
Sinh kí tử quy sao sồn sột
Mõ mòng mồng mộng giấc mung mung
“Sao sồn sột/ mõ mòng mồng mộng/ mung mung”: rất đắc vì gợi hình, gợi thanh, gợi cả sắc (mòng).
 
– Tác dụng đóng-mở/ kín-hở/ hẹp-rộng/ ngân-vang... của phụ âm:
Sin sít sụt sịt mỡ thịt sục sôi trào dâng sốc sa sầm sa sẩy sàm sỡ sành sỏi sát sinh sặc sụa sờ soạng
Tếu táo tanh tao tan tành pháo đốt đít táo tập tành báo cáo tung tin.
Phụ âm “s” kín mà hở (khẩu âm ngậm lại mở ra, có gió) hoàn toàn khác phụ âm “t” mở ra không đóng lại (cũng khác với phụ âm “l” ngân vang).
 
– Các nguyên âm giống nhau có tác dụng góp phần trực tiếp trong việc khêu gợi hình tượng (cùng với phụ âm đầu):
Khứu giác l kh ng kh ô ng kh c vuốt dài nấc khan
 
– Những phụ âm đầu là từ mang ý nghĩa trọng tâm (ý chủ đề) đồng thời tạo nên tiết tấu rõ rệt cho câu thơ:
Bởi tưởng bở/ bơ vơ bờ bụi/ bấm chân hai bàn
Em xinh
Xoắn xít tà/ vê xốn xang
Ngực minh toả /sáng sẵn sàng
Nông nổi nõn nà /tương lai phì nộn
 
– [Nên] phá bỏ những nhịp cơ bản (2/2/3 của thơ Đường hoặc 2/2/2, 4/4 của lục bát), đan xen chồng chéo câu ngắn dài, nhịp hỗn độn trong cảm xúc nội tại:
Trộn trạo lao xao/ tráo trở trụt trịt/ mờ trông tròng trành đất/ trời trệu trạo (4/4/5/3)
Vênh vang vớ vẩn/ vồn vã cả vú lú mề/ vội vàng vơ (4/6/3)
 
Tiết tấu hoàn toàn mới lạ, chảy theo dòng cảm xúc và ý nghĩa biểu đạt của hình tượng. Phụ âm “t” đầy trúc trắc trục trặc diễn được cái nông nên mưa nắng bất thường của đất trời đầy nghi hoặc (chuyện trời đất) trong khi phụ âm “v” – âm mở lại bật ra thói huênh hoang hoác mở của bọn ngồi trên với đủ thứ tục lụy. Cả hai loại nhịp trong hai câu đều bất định – không thể dự báo vì trời thì phập phổng hiểm nguy chực chờ còn người thì vô bờ dung tục .

Sau đó Vĩnh Phúc đã thử nghiệm “thơ phụ âm” (mà anh muốn gọi là “thơ điệp phụ âm”) với bài “măm mắm môi mụ mị” (đã đăng trên Văn chương Việt, [6] xem Phụ lục).

 

3. Từ những sáng tác đầu tiên, sau đó có ý tưởng là tôi viết tiếp “thơ phụ âm”, như một số bài sau:

- “6i +Hi i”[7] (“6i +Hi”: đọc là “bi thi”/”sexy thi”). Bài này làm sau ngày Hội thơ Việt Nam tại Văn Miếu, Rằm tháng Giêng năm Mậu Tí. Sau khi Tiền Vệ đăng lên, nhà thơ Nhã Thuyên phát biểu cảm tưởng: “Bài thơ mới của anh trên tienve đọc khoái mà giàu tính xã hội ghê. Mỗi tội em chịu không hiểu cái đầu đề Thi sĩ ạ.”

- “6i +Hi ii”.[8]

Sau khi đọc sự trình bầy về thi pháp cùng các bài thơ thử nghiệm của tôi, các nhà thơ đều hào hứng phản hồi (say sưa đi vào chi tiết nhất phải nói đến nhà thơ/nhạc sỹ Vĩnh Phúc với các ý kiến trên).

Nữ thi sỹ Nhã Thuyên ở Hà Nội nhỏ nhẻ:

Về thi pháp này, em rất khoái. Hồi đọc Nguyễn Tuân, sướng v c gieo âm cho văn xuôi (Kiểu “thuyền tôi trôi trên sông Đà”).

Từ Hải Phòng, nhà thơ Mai Văn Phấn phơi phới lòng phấn khởi:

Đọc thấy khoái, thấy được thư giãn giải trí. Làm kiểu này phải có tâm trạng tuyệt đối tự do, cái bông đùa rất thi sỹ.

Từ trong Sài Gòn, thi sỹ Trúc-Ty trao đổi:

Thi pháp “bác học” quá, đọc thì khoái, nhưng chưa lần ra đầu mối để nhận xét được chi cả.

và gửi kèm một bài thơ (xem Phụ lục) có tên “Liệu pháp thơ” mà anh “tạm gọi là phụ đề cho thơ phụ âm, nhưng không biết có đúng với tinh thần phụ âm không”.

Nhà thơ/họa sỹ trẻ Hà Nội Nguyễn Anh Vũ thì cho biết “đã sử dụng thủ pháp phụ âm nhưng chưa nâng lên thành thi pháp”, và gửi một chùm thơ (xem Phụ lục).

Nhà thơ Lê Đình Nhất-Lang bên Mỹ cho ý kiến chắc nịch:

Cảm ơn anh đã chia sẻ bài viết lý thú này.
Các nhà thơ tiếng Anh quả là dùng alliteration rất nhiều. Và có ai đó từng nhận định đây là đặc tính tự nhiên của “thơ hay” (thuộc loại “thơ để đọc thành tiếng”) – nghĩa là bài thơ nào đọc lên nghe “hay” thì khi phân tích ra cũng đều thấy tác giả có công phu trong việc chọn lựa âm điệu theo một số quy luật nào đó, mà alliteration là một.
 

LỜI CUỐI BÀI: Tôi hi vọng sẽ có nhiều người cùng chung nguồn cảm hứng với tôi. Nếu quý vị và các bạn quan tâm, có ý kiến hay câu hỏi gì, và nhất là có sáng tác nào theo dòng “thơ phụ âm” xin đừng ngần ngại gửi cho tôi theo địa chỉ e-mail: [email protected]. Tôi rất mong những hồi âm.

Dù đã thử nghiệm bản thân mình với các thi pháp đã được gọi là “lục bát”, “tự do”, “dòng ý thức”, “tân hình thức vắt dòng”, “thơ văn xuôi”, “thơ siêu thực”, “thơ vô thức”, “thơ âm thanh”, “thơ phá chữ”... nhưng tôi vẫn thấy “thơ phụ âm” có một sức quyến rũ mãnh liệt.

Tôi viết bài này hình như là để kỷ niệm 200 năm Nguyễn Du “ziết” Kiều, mong rằng

Mua vui cũng được một phần trống canh.
 
27.8 – 6.9.08
 
 

PHỤ LỤC

 
1. Bài “măm mắm môi mụ mị” của Vĩnh Phúc
 
dích dắc đồng hồ qủa lắc lẩm bẩm hẹn
chiều lu lú ngực
cụng cựa con gió trố mắt to hó ngắm
váy ngắn tò ho
lời ỏn ẻn hẹn thề lời ong
óng giả mê
chiều lê thê thu lòe
xòe hát ông ống ủn ỉn
gã Hàn hít hốp kim chi hay
háy mắt hí hi
gã Đài trùng trục tròn quền quệt
quét mấy ngón bậm bịu bôi
bẩn làn da em
 
nhem nhép mưa chú bé đánh giày nhoen
nhoét bùn chân phố nhỏ
choe choe mắm tôm mắm cá chát chua lầy
góc chợ
mèo mẻo mèo meo mèo vẫn còn nghèo
mười bốn năm bốn chín bốn mua
vẫn còn thua
 
hiện đại hỏi hong hòng hóc trong vòm họng
hóa thân hóa kiếp mấy vận luân hồi hóa
xin làm cơn gió đại đóa vu vơ về măm mắm
môi em mụ mị
 
 
2. Bài “Liệu pháp thơ” của Trúc-Ty
                 đáp ứng lời kêu gọi nóng bỏng của...Đặng Thân
                 và cũng để nhớ một thời thơ thiếu nhỏ:
                 phụ âm Lờ, con chữ Lờ
                 Trúc-Ty
 
Nhớ em
Anh viết lên giấy 3 âm tiết
LỜ
NỜ
dồi đem đốt thành gio
hoà với một cốc lước lọc
rồi lốc một hơi, cạn
xuống
tận đáy
của tâm
H
N
 
 
3. Chùm thơ của Nguyễn Anh Vũ
 
Không đề
 
                 cho MĐ
Mắt nào
trầm
thẫm bóng đêm
mượn màu đen đặc u miên mộng tình
là dằng dặc
kiếp mong manh
từ tim
máu ngược lên thinh không
buồn
gửi trong giọt ngọt chưa tuôn
dòng chân trắng
chảy
một nguồn
...
êm
...
tan
.
 
Ngủ đi kìa
đôi mắt ngoan
mượn đôi mi
khép
mộng tàn chưa mơ.
.
 
Chiều
Cánh cò
căng chỉ ngang sông
giữa hai bờ
mắt
mênh mông mưa
chiều
                  (10.07)
 
 
Ngợp
 
Bãi bồi ven sông
run run khẽ
mở
khuy áo nắng
ngợp
trong mầu ngực
hồng ngọt
phù sa.
                  (10.07)
 
 
Huệ
 
Con điếm
quỳ bên mộ mẹ
nước mắt rơi
trĩu
trắng
nhành hoa huệ.
 

_________________________

[1]Nguồn: http://encyclopedia.farlex.com/Aliteration

[2]Trong dân gian Việt Nam cũng có trò chơi chữ tương tự. Chẳng hạn: “Bà Ba bán bún bò bãi biển bị bò báng bể bụng...”; “Đêm đông đốt đèn đi đâu đó? Đêm đông đốt đèn đi đãi đỗ đen...”; “Lão llính lên lầu lấy lưỡi lê, lấy lộn lưỡi liềm, leo lên lấy lại...”; “Rầu rĩ râu ria ra rậm rạp. Rời râu, râu rụng, rờ rún, rún rung rinh...”; vân vân... [Phụ chú của Tiền Vệ].

[3]Xem bài “Phụ âm ân đạo hệ / Khoa lão mẫu thân từ” của Đặng Thân (đã đăng trên Tiền Vệ).

[4]Xem bài “Xao xuyến & Sung sướng” của Đặng Thân (đã đăng trên Tiền Vệ).

[5]Trích tiểu thuyết Những mảnh hồn trần của Đặng Thân.

[6]Xem chùm thơ của Vĩnh Phúc trên Văn Nghệ Sông Cửu Long.

[7]Xem bài “!H+ !9” của Đặng Thân (đã đăng trên Tiền Vệ).

[8]Xem bài “!! !H+ !9” của Đặng Thân (đã đăng trên Tiền Vệ).

-------------

Mời độc giả xem bài thơ phụ âm “!!! !H+ !9 / 6i +Hi iii” của Đặng Thân, đăng song song với bài viết này.

 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021